Thứ sáu 09/05/2025 17:12

Nhà máy bia Hà Nội - Hoàng Hoa Thám: Hiệu quả hơn nhờ tiết kiệm năng lượng

Việc cải thiện sản xuất theo hướng tăng hiệu quả sử dụng năng lượng, đã mang lại lợi ích về kinh tế - môi trường cho Nhà máy Bia Hà Nội - Hoàng Hoa Thám.

Nhà máy Bia Hà Nội - Hoàng Hoa Thám là chi nhánh trực thuộc Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội (Habeco). Trong những năm qua, nhà máy liên tục cải tiến các quy trình nhằm đẩy mạnh sản xuất bền vững, tăng hiệu quả sử dụng năng lượng, giảm phát thải.

Hệ thống lò hơi sử dụng nguyên liệu sinh khối của nhà máy

Ông Võ Long Bình - Giám đốc Nhà máy Bia Hà Nội - Hoàng Hoa Thám - cho biết: Trong chính sách xử lý môi trường, quản lý năng lượng của nhà máy, đã đề ra các mục tiêu sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào hoạt động sản xuất, kinh doanh; xây dựng quy định cho tập thể và cá nhân về sử dụng năng lượng tiết kiệm… Nhờ những chính sách thúc đẩy tích cực này, nhiều giải pháp đã được nghiên cứu và áp dụng tạo hiệu quả tiết kiệm năng lượng và tài nguyên đáng kể.

Cụ thể, về hiệu quả tiết kiệm năng lượng tổng thể, từ năm 2017 đến nay, chỉ số suất tiêu hao năng lượng/đơn vị sản phẩm (SEC) trung bình năm sau giảm so với năm trước, tỷ lệ tiêu hao năng lượng đã giảm từ 1 - 2,5% năm. Tỷ lệ tiết kiệm năng lượng các năm 2018 - 2020 lần lượt là 2,5%, 2% và 5%.

Một trong số những giải pháp điển hình giúp tiết kiệm năng lượng là lắp đặt hệ thống màng lọc MBR mới cho xử lý nước thải. Giám đốc nhà máy cho biết, trước đây, cơ sở sử dụng hệ thống lọc màng MBR cũ, động cơ 30kW chạy trực tiếp, thiếu khí, tiếng ồn >85dB. Từ khi thay đổi công nghệ, chỉ cần chạy với công suất 10-17kW đủ khí, tiết kiệm điện, giảm tiếng ồn xuống còn < 65dB. Hiệu quả tiết kiệm năng lượng vượt trội, đạt 15% so với trước.

Một giải pháp tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải CO2 khác mà nhà máy áp dụng là sử dụng nhiên liệu thay thế dầu FO. Từ năm 2014, nhà máy đã dừng sử dụng lò dầu FO mà thay thế bằng lò hơi sử dụng nguyên liệu sinh khối. Hệ thống lò hơi Biomass Burner tiết kiệm được khoảng 35% chi phí nhiên liệu so với chạy lò dầu; giúp bảo vệ môi trường tốt hơn khi không sử dụng nhiên liệu hóa thạch và hầu như không tạo thêm phát thải ra môi trường.

Ngoài một số giải pháp tiêu biểu trên, nhà máy cũng áp dụng các giải pháp tiết kiệm tài nguyên khác, giảm hóa chất sử dụng. Trong đó, bao gồm lắp đặt hệ thống phun rửa khu vực sân bãi giao nhận keg bia từ nguồn nước thu hồi từ quá trình lọc rửa thô, nước thải loại khác; thu hồi xút, hóa chất thải giúp tiết kiệm 30% lượng hóa chất mới mỗi tháng; tận dụng hệ thống CIP chung cho nhiều khu vực giúp tiết kiệm 5 - 10% điện và nước; lắp đặt hệ thống LED cho toàn bộ nhà máy, tiết kiệm 15% điện chiếu sáng…

Nhà máy duy trì thường xuyên các giải pháp kỹ thuật gồm bảo trì, bảo dưỡng các hệ thống nấu, lên men, lọc, chiết; điều tiết các quá trình sản xuất phù hợp nhằm giảm áp lực phụ tải hệ thống trong giờ cao điểm; thực hiện kiểm toán năng lượng định kỳ và báo cáo lên tổng công ty nhằm lập kế hoạch sử dụng năng lượng hiệu quả. Bên cạnh đó, áp dụng các giải pháp khác nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất sạch gồm: Thu hồi sau sử dụng và tái sử dụng các hóa chất vệ sinh như NaOH, HNO3, P3; thu hồi và tái sử dụng vỏ chai nếu đạt yêu cầu...

Trong thời gian tới, nhà máy tiếp tục cải tiến, ứng dụng giải pháp tăng cường hiệu quả sử dụng năng lượng, giảm phát thải. Đồng thời, tăng cường truyền thông cho đội ngũ cán bộ, nhân viên để chủ động sử dụng năng lượng tiết kiệm trong mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh; đảm bảo trách nhiệm của nhà sản xuất.

Nhờ thực hiện đồng bộ các giải pháp tiết kiệm nhiên liệu, Nhà máy Bia Hà Nội - Hoàng Hoa Thám đã giảm sử dụng năng lượng từ 9,5 triệu kWh năm 2017 xuống còn 7 triệu kWh năm 2020.
Thu Hường
Bài viết cùng chủ đề: Năng lượng

Tin cùng chuyên mục

Tiềm năng điện gió ngoài khơi Việt Nam: Đến lúc bứt phá

Đầu tư năng lượng sạch tại Anh tăng tốc nhờ cải cách lưới điện

Đức hướng tới kỷ lục mới về điện gió trong năm 2025

Bộ Công Thương phê duyệt khung giá phát điện sinh khối năm 2025

Tập trung gỡ vướng các dự án điện năng lượng tái tạo

Bộ Công Thương phê duyệt khung giá phát điện cho nhà máy điện mặt trời

Chuyên gia chia sẻ giải pháp thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch

Diễn đàn năng lượng 2025: Tìm lời giải cho bài toán năng lượng xanh

Rạng Đông và VinFast Energy hợp tác phát triển giải pháp năng lượng tái tạo, lưu trữ toàn diện

Ninh Thuận quyết tâm đẩy nhanh tiến độ dự án điện hạt nhân

Lý do nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đến điện gió ngoài khơi Việt Nam?

Châu Á hướng đến xuất khẩu nhiên liệu hàng không bền vững

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với Tập đoàn Pacifico Energy

Năng lượng tái tạo sẽ thay thế điện than vào năm 2027?

Điện mặt trời mái nhà được bán điện dư như thế nào từ tháng 3/2025?

Danh sách 142 dự án điện mặt trời đã vận hành thương mại đến 13/1/2025

Bộ Công Thương phê duyệt cập nhật Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII

Chính sách phát triển hydro xanh cần điều gì để thành công?

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với Đại sứ Đức về phát triển điện gió

Nghị định 58 phát triển điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới