Nguyên nhân bạo lực học đường: Phải chăng do "lỗi hệ thống"?

Cần có nhiều giải pháp đồng bộ, sự chung tay của nhà trường, gia đình, xã hội, để ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường tái diễn.
Bạo lực học đường hệ lụy khôn lường Xử lý nghiêm vụ học sinh lớp 7 bị nhóm bạn đánh nhập viện Bạo lực học đường - Nỗi đau cần xóa bỏ Hà Nội: Xây dựng chuẩn mực trong môi trường giáo dục, "dẹp" nạn bạo lực học đường

Mới đây, trên mạng xã hội lan truyền clip một nữ sinh bị đánh đập dã man, lột áo. Thời điểm nữ sinh bị đánh, khá đông học sinh đứng xem nhưng không can ngăn mà còn dùng điện thoại quay, sau đó tung lên mạng xã hội. Xác minh của cơ quan chức năng cho thấy, vụ việc xảy ra tại Trường THCS Khánh Sơn 2 (xã Khánh Sơn, huyện Nam Đàn, Nghệ An). Nguyên nhân dẫn đến sự việc đơn giản chỉ là cho rằng bạn "nhìn đểu", nên hẹn nhau “thách đấu”!?

Trước đó ít ngày, một vụ việc xảy ra tại Trường THCS Tân Minh, huyện Thường Tín (Hà Nội) cũng khiến dư luận phẫn nộ. Một em nữ sinh lớp 6 có thân hình còi cọc, bị một nhóm 4 học sinh khác dồn vào hành lang đánh đập. Nữ sinh bị đánh gào khóc gọi mẹ, nhóm học sinh đứng ngoài thay vì can ngăn còn vô cảm cười nhại tiếng kêu cứu của nữ sinh.

Nguyên nhân bạo lực học đường: Phải chăng do
Bạo lực học đường là một vấn nạn không chỉ ảnh hưởng đến nền giáo dục mà còn tác động tiêu cực đến tâm lý và sự phát triển lành mạnh của học sinh. Ảnh minh họa

Thực tế cho thấy, bạo lực học đường là một vấn nạn không chỉ ảnh hưởng đến nền giáo dục mà còn tác động tiêu cực đến tâm lý và sự phát triển lành mạnh của học sinh. Thời gian qua, vấn nạn này vẫn luôn là vấn đề nóng gây bức xúc xã hội, làm các bậc cha mẹ lo lắng, bất an. Nhiều vụ việc hết sức nghiêm trọng, khiến dư luận bàng hoàng, phẫn nộ khi nhiều em bị hành hạ, đánh đập, lăng mạ, hạ nhục đến mức phải nhập viện cấp cứu, bị trầm cảm, bị tâm thần thậm chí chán nản tìm đến cái chết.

Mới đây, trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, từ năm 2021 đến nay, cả nước xảy ra gần 700 vụ bạo lực học đường, liên quan đến hơn 2.000 học sinh, trong đó 800 học sinh nữ. Tư lệnh ngành Giáo dục và Đào tạo cũng lo ngại bạo lực học đường đang diễn biến phức tạp. Bình quân cứ 50 trường, thì có một vụ bạo lực học đường. Trong đó, học sinh nữ tham gia các vụ ẩu đả ngày càng nhiều hơn.

Nguyên nhân khiến bạo lực học đường gia tăng là do “lỗi hệ thống” trong công tác quản lý và giáo dục của nhà trường và gia đình. Nhiều trường học không làm tốt công tác phòng ngừa và xử lý bạo lực học đường. Trẻ em hiện nay đang sống trong một môi trường ảo nhiều hơn môi trường thật, với vô vàn ô nhiễm. Cùng với đó là sự nở rộ của các trò chơi game online bạo lực, các thông tin lệch chuẩn, kích động lan truyền, nhưng chưa có giải pháp ngăn chặn hiệu quả.

Thêm vào đó, nhiều gia đình không quan tâm đến hoạt động học tập và sinh hoạt của con em mình, không giáo dục cho con em những giá trị đạo đức và kỹ năng sống cần thiết để ứng xử trong xã hội. Nhiều học sinh nhiễm thói hư tật xấu ngoài xã hội, trên mạng internet và từ chính bố mẹ. Các em thiếu kỹ năng sống, hành xử bạo lực với bạn bè, thần tượng lệch chuẩn cả những kẻ “giang hồ” mạng. Đây thực sự là vấn đề đáng báo động!

Cùng với đó, căn bệnh thành tích khiến nhà trường và các bậc cha mẹ đã chạy theo “bảng vàng”. Các em học sinh bị nhồi nhét rất nhiều kiến thức cao siêu, nhưng lại chưa hoặc ít được trang bị thấu đáo kỹ năng làm người, giáo dục đạo đức, nhân cách, kỹ năng sống dường như bị xem nhẹ, chỉ là các môn phụ. Những vụ việc đánh nhau, hạ nhục giữa các học sinh với nhau cho thấy các em chưa được học làm người tử tế, chưa học được sự quan tâm, sẻ chia và nhân ái. Nhiều vụ việc dù đã râm ran xuất hiện nhưng chính các thầy cô, nhà trường tìm cách che giấu cho đến khi vỡ lở thì hậu quả đã đi quá xa.

Để ngăn chặn bạo lực học đường cần có nhiều giải pháp đồng bộ, cần sự chung tay của nhà trường, gia đình, xã hội. Vấn nạn bạo lực học đường gia tăng, phức tạp không phải lỗi của ngành Giáo dục nhưng cùng với gia đình, thầy cô phải là người chịu trách nhiệm trực tiếp và đầu tiên. Chính vì vậy, giải pháp quan trọng vẫn là việc giáo dục đạo đức phải được chú trọng.

Chương trình giảng dạy thay vì chỉ tập trung vào kiến thức thì chú ý nhiều vào giáo dục kĩ năng, tri thức cuộc sống, giáo dục nhân sinh, giáo dục đạo đức, ứng xử giữa người với người. Nhà trường cần tăng cường công tác quản lý, giáo dục, phát huy vai trò của tổ chức Đoàn, Đội trong nhà trường. Để tổ chức Đoàn, Đội không chỉ là nơi hô hào, phát động mà là nơi sẻ chia, thấu hiểu, để các em tin cậy tìm đến mỗi khi gặp chuyện khúc mắc hay vấn đề bạo lực học đường.

Các gia đình phải quan tâm, chăm lo cho con em mình nhiều hơn, chứ không phó mặc tất cả cho nhà trường và xã hội. Phải triệt để ngăn chặn được căn bệnh thành tích trong giáo dục. Bởi thầy cô chính là những tấm gương nhưng khi giáo dục còn có sự không trung thực, thì sẽ khiến các em học sinh cũng có suy nghĩ và hành vi lệch chuẩn về nhân cách khi bước vào đời. Chỉ khi nào các bậc cha mẹ là những người tử tế, giáo dục (trường học) lành mạnh, nhân văn, trường học thân thiện, an toàn thì mới tạo ra những người con ngoan, trò giỏi và không có bạo lực. Một đứa trẻ ngay từ nhỏ đã thích bạo lực thì lớn lên gia đình, xã hội sẽ phải gánh chịu nhiều hậu quả chính vì vậy cần những giải pháp mạnh mẽ hơn.

Hoàng Hòa
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Điểm tin kinh tế - thị trường ngày 30/11/2023: Giá vàng vẫn tăng mạnh ở chiều bán

Điểm tin kinh tế - thị trường ngày 30/11/2023: Giá vàng vẫn tăng mạnh ở chiều bán

Điểm tin kinh tế - thị trường ngày 30/11: Giá vàng tăng ở chiều bán; hơn 449 tỷ đồng tặng quà Tết cho người có công; nới điều kiện nhà ở xã hội…
Phạt và truy thu thuế doanh nghiệp; Công ty phát triển giống bò không thực hiện đúng  chủ trương đầu tư

Phạt và truy thu thuế doanh nghiệp; Công ty phát triển giống bò không thực hiện đúng chủ trương đầu tư

Điểm tin Công Thương – Pháp luật 30/11: Công ty Dương Hiếu bị phạt và truy thu thuế; Tự ý chuyển dự án chăn nuôi bò sang sản xuất nến và một số nội dung khác...
Ngày này năm xưa 30/11: Quy định về quản lý và sử dụng cơ sở dữ liệu môi trường ngành Công Thương

Ngày này năm xưa 30/11: Quy định về quản lý và sử dụng cơ sở dữ liệu môi trường ngành Công Thương

Ngày này năm xưa 30/11: Quy định về quản lý và sử dụng cơ sở dữ liệu môi trường ngành Công Thương; đẩy mạnh thực hiện pháp lệnh chống lãng phí...
Quy hoạch vùng trồng: Cần lấy “cầu” làm gốc

Quy hoạch vùng trồng: Cần lấy “cầu” làm gốc

Việc quy hoạch vùng trồng sẽ chỉ chính xác nếu cơ quan chức năng, người làm quy hoạch phải có cái nhìn dài hạn và tập trung vào khâu tiêu thụ.
Điểm tin kinh tế - thị trường ngày 29/11/2023: Giá vàng tăng sốc

Điểm tin kinh tế - thị trường ngày 29/11/2023: Giá vàng tăng sốc

Điểm tin kinh tế - thị trường ngày 29/11: Giá vàng tăng sốc; doanh nghiệp ồ ạt mua trái phiếu trước hạn; xuất khẩu rau quả tăng 70%...

Tin cùng chuyên mục

Ngày này năm xưa 29/11: Ban hành quy định về phòng vệ thương mại

Ngày này năm xưa 29/11: Ban hành quy định về phòng vệ thương mại

Ngày này năm xưa 29/11, ban hành quy định về phòng vệ thương mại; ngày thành lập Thư viện Quốc gia Việt Nam.
Để không có “Vạn Thịnh Phát” thứ hai

Để không có “Vạn Thịnh Phát” thứ hai

Để không có "Vạn Thịnh Phát" thứ hai, hơn bao giờ hết, các cơ quan chức năng cần khẩn trương sửa đổi, bổ sung các Luật để bịt kín kẽ hở, ngăn chặn các vi phạm.
Ngày này năm xưa 28/11: Thành lập Cục Điều tiết điện lực

Ngày này năm xưa 28/11: Thành lập Cục Điều tiết điện lực

Ngày này năm xưa 28/11 là ngày Chính phủ ra quyết định về chức năng, nhiệm vụ Cục Điều tiết điện lực thuộc Bộ Công Thương; ngày Lâm nghiệp Việt Nam.
Điểm tin kinh tế - thị trường ngày 28/11/2023: Giá vàng tiếp tục tăng cao; đồng USD giảm giá trên diện rộng

Điểm tin kinh tế - thị trường ngày 28/11/2023: Giá vàng tiếp tục tăng cao; đồng USD giảm giá trên diện rộng

Điểm tin kinh tế - thị trường ngày 28/11: Giá vàng tiếp tục tăng cao; đồng USD giảm giá trên diện rộng; thu phí tự động 5 cảng hàng không...
Từ việc kiểm soát nồng độ cồn đã hình thành thói quen "uống rượu bia thì không lái xe"

Từ việc kiểm soát nồng độ cồn đã hình thành thói quen "uống rượu bia thì không lái xe"

Kể từ khi công tác kiểm tra nồng độ cồn triển khai, ý thức của người tham gia giao thông đã từng bước thay đổi, nhiều địa phương có chuyển biến “đột phá".
Cấm tuyệt đối nồng độ cồn khi lái xe, tại sao không?

Cấm tuyệt đối nồng độ cồn khi lái xe, tại sao không?

Trong khi văn hóa rượu bia của Việt Nam có phần còn mang tính hủ tục thì việc thực hiện nghiêm quy định của pháp luật sẽ giúp thói quen này thay đổi tích cực.
Quy định nồng độ cồn tuyệt đối là cần thiết

Quy định nồng độ cồn tuyệt đối là cần thiết

Với việc gia tăng số người chết do rượu bia hàng năm, việc quy định cấm tuyệt đối người có nồng độ cồn lái xe là cần thiết.
Điểm tin kinh tế - thị trường ngày 27/11/2023: Giá vàng có khả năng chuẩn bị cho đợt tăng mới

Điểm tin kinh tế - thị trường ngày 27/11/2023: Giá vàng có khả năng chuẩn bị cho đợt tăng mới

Điểm tin kinh tế - thị trường ngày 27/11: Giá vàng có khả năng chuẩn bị cho đợt tăng mới; mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2024 đạt 6 - 6,5%; giá xăng đi xuống…
Ngày này năm xưa 27/11: Ngày truyền thống ngành Dầu khí Việt Nam; Nghị quyết về Hội nhập kinh tế quốc tế

Ngày này năm xưa 27/11: Ngày truyền thống ngành Dầu khí Việt Nam; Nghị quyết về Hội nhập kinh tế quốc tế

Ngày này năm xưa 27/11 là Ngày truyền thống ngành Dầu khí Việt Nam; Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 07-NQ/TW về Hội nhập kinh tế quốc tế.
Nhiều dư địa cho cà phê xuất khẩu của Việt Nam tại thị trường Algeria

Nhiều dư địa cho cà phê xuất khẩu của Việt Nam tại thị trường Algeria

Algeria hiện nằm trong danh sách 10 thị trường xuất khẩu càphê thô lớn nhất của Việt Nam, càphê của Việt Nam chiếm từ 30-50% thị phần càphê nhập khẩu của Algeria.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên giao 5 nhiệm vụ trọng tâm cho các Viện nghiên cứu ngành Công Thương

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên giao 5 nhiệm vụ trọng tâm cho các Viện nghiên cứu ngành Công Thương

Ngày 26/11 tại trụ sở Bộ Công Thương, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì buổi làm việc với các Viện Nghiên cứu ngành Công Thương.
Điểm tin kinh tế - thị trường ngày 26/11/2023: Giá vàng tiếp tục tăng mạnh; đồng USD đi xuống

Điểm tin kinh tế - thị trường ngày 26/11/2023: Giá vàng tiếp tục tăng mạnh; đồng USD đi xuống

Điểm tin kinh tế - thị trường ngày 26/11/2023: Giá vàng tiếp tục tăng mạnh; đồng USD đi xuống; xuất khẩu cà phê ước đạt 3,5 tỷ USD…
Điểm tin Công Thương –Pháp luật 26/11: Phạt vi phạm lĩnh vực khoáng sản; Công khai 28 đơn vị nợ tiền thuế

Điểm tin Công Thương –Pháp luật 26/11: Phạt vi phạm lĩnh vực khoáng sản; Công khai 28 đơn vị nợ tiền thuế

Điểm tin Công Thương – Pháp luật 26/11: Phạt vi phạm lĩnh vực khoáng sản; Công khai 28 đơn vị nợ tiền thuế; Chậm đóng bảo hiểm, doanh nghiệp bị xử phạt...
Xuất khẩu nông sản: Cần xóa bỏ tư tưởng chấp nhận rủi ro

Xuất khẩu nông sản: Cần xóa bỏ tư tưởng chấp nhận rủi ro

Quy định SPS là quy định bắt buộc áp dụng, nếu vi phạm, sẽ gây thiệt hại cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến cả ngành hàng và thương hiệu nông sản của Việt.
Ngày này năm xưa 26/11: Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh quy định tổ chức ngành Thương mại

Ngày này năm xưa 26/11: Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh quy định tổ chức ngành Thương mại

Ngày này năm xưa 26/11/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh quy định tổ chức ngành Thương mại; ngày khởi công xây dựng cầu Thăng Long (Hà Nội).
Loạt đại gia bị bắt vì lừa đảo, ngẫm lại câu

Loạt đại gia bị bắt vì lừa đảo, ngẫm lại câu 'tiền nhiều để làm gì'?

Trong ngục tối chỉ có 4 bức tường, quyền công dân bị hạn chế, có tiền cũng không thể tiêu. Vậy tiền nhiều để làm gì mà các đại gia phải bất chấp tất cả như vậy?
Điểm tin kinh tế - thị trường ngày 25/11/2023: Giá vàng hôm nay tăng trở lại, vượt 2.000 USD/ounce

Điểm tin kinh tế - thị trường ngày 25/11/2023: Giá vàng hôm nay tăng trở lại, vượt 2.000 USD/ounce

Điểm tin kinh tế - thị trường ngày 25/11: Giá vàng hôm nay tăng trở lại, vượt 2.000 USD/ounce; đã bán hơn 81.000 vé tàu Tết Giáp Thìn 2024…
Ngày này năm xưa 25/11: Quy hoạch phát triển tổng thể ngành da giày Việt Nam

Ngày này năm xưa 25/11: Quy hoạch phát triển tổng thể ngành da giày Việt Nam

Ngày này năm xưa 25/11/2010: Bộ Công Thương phê duyệt Quy hoạch phát triển tổng thể ngành da giày Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025.
Điểm tin kinh tế - thị trường ngày 24/11/2023: Thị trường ô tô dự báo khởi sắc; giá vàng đồng loạt giảm

Điểm tin kinh tế - thị trường ngày 24/11/2023: Thị trường ô tô dự báo khởi sắc; giá vàng đồng loạt giảm

Điểm tin kinh tế - thị trường ngày 24/11: Thị trường ô tô dự báo khởi sắc ở tháng cuối năm; doanh nghiệp công bố thưởng Tết bằng 150% mức lương cơ bản…
Ngày này năm xưa 24/11: Ban hành quy chế hoạt động và tổ chức của Cục Công nghiệp địa phương

Ngày này năm xưa 24/11: Ban hành quy chế hoạt động và tổ chức của Cục Công nghiệp địa phương

Ngày này năm xưa 24/11, ban hành quy chế hoạt động và tổ chức Cục Công nghiệp địa phương nay là Cục Công Thương địa phương.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động