Nguy hại từ trào lưu dùng kẹo giảm cân 'thần tốc'

Việc sử dụng các loại kẹo giảm cân 'thần tốc' được quảng cáo tràn lan trên mạng xã hội có thể khiến người tiêu dùng gặp phải các rủi ro về sức khỏe.
Cục An toàn thực phẩm cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa sibutramin Uống cà phê giảm cân làm sao cho hiệu quả? Bộ Y tế cảnh báo sản phẩm giảm cân TIGI MAX PLUS chứa chất cấm

Tràn lan quảng cáo kẹo giảm cân “siêu tốc”

Không chỉ làm thay đổi ngoại hình, việc tăng cân quá mức còn kéo theo nhiều vấn đề sức khỏe như tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường và rối loạn chuyển hóa. Do đó, đối với nhiều người, việc giảm cân luôn là ưu tiên hàng đầu.

Lợi dụng tâm lý này, hàng loạt sản phẩm giảm cân được quảng cáo rầm rộ trên mạng xã hội với những lời mời gọi hấp dẫn. Trong đó, kẹo giảm cân là sản phẩm được ưa chuộng nhất vì tính tiện lợi, dễ sử dụng và khả năng quảng cáo mạnh mẽ trên các trang mạng như: Facebook, Instagram, Zalo…

Mỗi ngày, có hàng trăm, thậm chí hàng nghìn bài đăng về những loại kẹo giảm cân "thần tốc" xuất hiện trên các nền tảng mạng xã hội với những lời hứa hẹn như "giảm cân nhanh chóng chỉ sau một tuần” hay “đảm bảo không cần tập thể dục, ăn uống vẫn giảm béo”.

Nguy hại từ trào lưu dùng kẹo giảm cân 'thần tốc'
Trên mạng xã hội, nhiều sản phẩm kẹo giảm cân được quảng cáo có thể giúp người dùng giảm cân mà không cần tập luyện hoặc ăn kiêng. Ảnh minh họa

Tuy nhiên, trên thực tế đã có không ít người sử dụng kẹo giảm cân bán trôi nổi trên mạng xã hội thấy không hiệu quả, thậm chí còn gặp phải những biến chứng như chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi.

Theo thông tin từ Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, bệnh viện đã tiếp nhận tư vấn cho chị Thúy Hà (35 tuổi, Đồng Nai). Với mong muốn giảm được 7-8 kg trong 1 tháng, chị đã lên mạng tìm mua sản phẩm giảm cân. Lướt trên mạng, chị thấy hàng loạt sản phẩm quảng cáo giảm cân, trong đó có loại socola được giới thiệu với thông tin: “Béo, mỡ bay màu dễ như ăn kẹo chỉ với vài viên socola mỗi ngày, không cần ăn kiêng hay tập thể dục”.

Các công dụng của loại kẹo này được liệt kê rất nhiều, như ngăn ngừa quá trình hình thành mỡ thừa; giảm cảm giác thèm ăn; thúc đẩy quá trình đốt cháy mỡ; giảm căng thẳng, stress; hỗ trợ làm trắng da, cho da mịn màng…

Theo lời chị Hà, loại socola này có xuất xứ từ nước ngoài, được quảng cáo giảm đến 7 kg sau 2-3 tuần sử dụng nên chị đã mua 2 hộp, mỗi hộp gần 600.000 đồng. Đây là loại socola được đóng gói 1 túi 40 viên, có mùi thơm của cacao.

Chị được hướng dẫn 10 ngày đầu tiên mỗi ngày dùng 2 viên để “tấn công” mỡ, sau đó giảm xuống mỗi ngày 1 viên, dùng vào buổi sáng để thay bữa ăn thông thường. Tuy nhiên, chỉ sau khoảng 1 tuần dùng loại giảm cân này, chị mất cảm giác đói nhưng luôn cảm thấy mệt mỏi, nhiều lúc khó thở, tim đập nhanh.

Cũng giống chị Hà, chị Lê Ngọc tham gia hội nhóm giảm cân trên mạng, thấy nhiều người ca ngợi kẹo dứa giảm cân cấp tốc với cam kết giảm 2-3 kg trong 7 ngày không gây mệt mỏi, mất nước, chị đã quyết định mua một gói về dùng thử với giá hơn 200.000 đồng.

“Người bán nói với tôi cứ ăn uống bình thường, loại kẹo này sẽ giúp mình giảm cảm giác thèm ăn, giảm cân từ từ và không gây mệt. Tôi ăn hết một gói nhưng kết quả cân nặng không giảm, còn tăng lên 3 kg. Không những thế, tôi còn bị mất ngủ”, chị Ngọc nói.

Cảnh báo từ chuyên gia

Nói về những sản phẩm kẹo giảm cân bán tràn lan trên mạng xã hội, Tiến sĩ, bác sĩ Lâm Văn Hoàng (Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh) cho biết, có rất nhiều người uống các sản phẩm giảm cân “thần tốc”, không rõ nguồn gốc được quảng cáo và bày bán tràn lan trên mạng xã hội, đặc biệt mỗi dịp trước và sau Tết Nguyên đán.

Đáng chú ý, việc sử dụng này lại không có sự tư vấn từ các chuyên gia, bác sĩ nên gây ra không ít những hệ lụy khó lường. Bởi các sản phẩm giảm cân này có nguy cơ hủy hoại sức khỏe, gây mất nước, suy dinh dưỡng và ảnh hưởng đến tính mạng.

Ngoài ra, các chất độc hại như sibutramine và phenolphthalein ức chế khả năng hấp thụ dinh dưỡng và kích thích quá trình tiêu hóa, nhưng lại không cho phép cơ thể hấp thụ đủ dinh dưỡng cần thiết.

Sử dụng các chất này liên tục và kéo dài sẽ khiến cơ thể bị suy nhược, thiếu nguyên tố vi lượng và năng lượng cần thiết, đồng thời gây mất nước nghiêm trọng, gây rối loạn quá trình chuyển hóa. Hơn nữa, đây là hai chất cấm, sibutramine có thể gây rối loạn tim mạch và phenolphthalein có thể gây ung thư.

Nguy hại từ trào lưu dùng kẹo giảm cân 'thần tốc'
Năm 2024, Cục An toàn thực phẩm cảnh báo sản phẩm kẹo Hamer Candies chứa các chất cấm như N-desmethyl tadalafil, sibutramine và sennoside có thể gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe người sử dụng. Ảnh: Cục An toàn thực phẩm

Bác sĩ Chuyên khoa I Võ Trần Nguyên Duy cho biết thêm, hiện Bộ Y tế chỉ công nhận hai loại thuốc giảm cân (thuốc uống và thuốc tiêm) đã được chứng minh là an toàn và hiệu quả. Các sản phẩm giảm cân khác chưa được cấp phép và thậm chí một số còn chứa các chất cấm.

Bằng chứng là việc Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) ra cảnh báo về việc phát hiện các sản phẩm như kẹo Hamer Candies, Coco Curv, Choco Fit và nhiều loại bột giảm cân chứa các chất cấm như N-desmethyl tadalafil, sibutramine và sennoside có thể gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe người sử dụng.

Năm 2024, Viện Pasteur Nha Trang cũng có báo cáo về việc đơn vị này qua kiểm nghiệm đã phát hiện sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Tigi Max Plus (được quảng cáo là viên uống giảm cân nhanh, giúp đào thải mỡ thừa cấp tốc) có chứa các chất cấm sibutramine và phenolphthalein.

Để đảm bảo an toàn cho người sử dụng, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) khuyến cáo người tiêu dùng không mua, không sử dụng các sản phẩm này. Đồng thời, nếu phát hiện các sản phẩm trên vẫn lưu hành trên thị trường, người dân cần thông báo ngay cho cơ quan chức năng để xử lý theo quy định của pháp luật.

Có thể thấy, việc mua và sử dụng các sản phẩm giảm cân trên mạng xã hội có thể đem lại nhiều rủi ro về sức khỏe cho người tiêu dùng. Do đó, người dùng cần cân nhắc trước khi bỏ tiền mua và sử dụng các sản phẩm này.

Việc giảm cân cần có thời gian và phương pháp phù hợp, không nên vì mong muốn nhanh chóng mà đánh đổi sức khỏe của bản thân. Hãy là người tiêu dùng thông minh, tránh xa các sản phẩm giảm cân thần tốc trôi nổi, không đảm bảo chất lượng trên thị trường.

TS. BS Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai khuyến cáo, người dùng không nên tin vào những lời quảng cáo có tác dụng giảm cân như “thần dược” mà tìm đến các sản phẩm trôi nổi để nhận hậu quả đối với sức khoẻ. Các thực phẩm chức năng, đồ uống quảng cáo hỗ trợ giảm cân hiện nay hiệu quả thường không rõ ràng nhưng lại được quảng cáo, đồn thổi và bán với giá rất cao.

Biện pháp giảm cân an toàn và hiệu quả là phải được khám, đánh giá, tư vấn của chuyên môn y tế, điều chỉnh chế độ ăn, tập luyện phù hợp. Khi cần dùng thuốc giảm cân phải có bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng, bác sĩ nội khoa khám và kê đơn chính thức, theo dõi sử dụng an toàn.

Phong Lâm
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thuốc giảm cân

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Infographic | Kết quả triển khai tiêm chủng vaccine sởi

Infographic | Kết quả triển khai tiêm chủng vaccine sởi

Hiện các tỉnh, thành phố đã ban hành kế hoạch và triển khai tiêm chủng vaccine phòng, chống dịch sởi cho 2 nhóm trẻ: Từ 0-9 tháng tuổi, trẻ từ 1-10 tuổi.
Bùng phát bệnh sởi ở Hà Nội: Đã có ca tử vong, nhiều trẻ chưa tiêm vaccine

Bùng phát bệnh sởi ở Hà Nội: Đã có ca tử vong, nhiều trẻ chưa tiêm vaccine

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội thông tin đã ghi nhận một trường hợp tử vong do mắc sởi là trẻ 4 tuổi, ở quận Nam Từ Liêm.
Infographic | 10 thông điệp phòng, chống bệnh sởi

Infographic | 10 thông điệp phòng, chống bệnh sởi

Bệnh sởi là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em. Bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tiêm vắc xin là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh.
Thời tiết chuyển mùa, lưu ý gì để bảo vệ sức khỏe?

Thời tiết chuyển mùa, lưu ý gì để bảo vệ sức khỏe?

Thời tiết chuyển mùa dễ gây bệnh, cần giữ ấm, ăn uống đủ chất, tiêm phòng, vệ sinh cá nhân, tập thể dục và theo dõi dự báo thời tiết để bảo vệ sức khỏe.
Bộ Y tế nhận 500.000 liều vaccine phòng sởi để khống chế dịch

Bộ Y tế nhận 500.000 liều vaccine phòng sởi để khống chế dịch

Ngày 17/3, tại Bộ Y tế đã diễn ra Lễ trao tặng 500.000 liều vaccine phòng bệnh sởi từ Công ty Cổ phần vaccine Việt Nam (VNVC).

Tin cùng chuyên mục

Bộ Y tế: 14 đơn vị thay tên, cơ cấu tổ chức

Bộ Y tế: 14 đơn vị thay tên, cơ cấu tổ chức

Bộ Y tế thông báo danh sách 14 đơn vị đã thay đổi tên và cơ cấu tổ chức, bao gồm 10 đơn vị chuyển từ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về Bộ Y tế.
Linh Dược Ngự Y Việt và chiến lược đưa đông dược vươn tầm quốc tế

Linh Dược Ngự Y Việt và chiến lược đưa đông dược vươn tầm quốc tế

'Linh Dược Ngự Y Việt' đã lưu giữ và lan tỏa những bài thuốc quý từ cung đình ra đời sống hiện đại, đồng thời kỳ vọng đưa đông dược vươn tầm quốc tế.
Cục Quản lý Dược vào cuộc sau khi La Roche-Posay thu hồi ở Mỹ

Cục Quản lý Dược vào cuộc sau khi La Roche-Posay thu hồi ở Mỹ

Cục Quản lý Dược đã cấp 4 số tiếp nhận Phiếu công bố cho 4 sản phẩm thuộc dòng La Roche-Posay Effaclar Duo do L'Oreal Việt Nam đứng tên.
Thủ tướng chỉ đạo hoàn thành tiêm phòng vaccine sởi trong tháng 3/2025

Thủ tướng chỉ đạo hoàn thành tiêm phòng vaccine sởi trong tháng 3/2025

Dứt khoát đảm bảo đủ nhân lực, kinh phí, vật tư, thiết bị, vaccine để đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng phòng, chống bệnh sởi, hoàn thành trong tháng 3/2025.

'Anti vaccine' - trào lưu nguy hiểm khiến bệnh sởi bùng phát

Đây là thông tin được TS.BS Hoàng Minh Đức - Cục Phòng bệnh (Bộ Y tế) nhấn mạnh tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác phòng, chống bệnh sởi.
Khi KOLs hóa

Khi KOLs hóa 'lang băm': Ảnh hưởng sức khỏe từ quảng cáo sai sự thật

Nhiều KOLs quảng cáo sai sự thật, thổi phồng công dụng sản phẩm trên livestream khiến người tiêu dùng bị lừa dối và có nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe.
Cập nhật tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị ung thư

Cập nhật tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị ung thư

Ung thư hiện là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn cầu, đặt ra nhiều thách thức cho y học hiện đại.
Bị cá biển đâm, một ngư dân phải vào đảo Trường Sa cấp cứu

Bị cá biển đâm, một ngư dân phải vào đảo Trường Sa cấp cứu

Trưa ngày 10/3, bệnh xá đảo Trường Sa đã tiếp nhận, cấp cứu ngư dân bị thương trong quá trình khai thác hải sản trên vùng biển Trường Sa.
Linh Dược Ngự Y Việt: Đột phá trong công nghệ sản xuất đông dược

Linh Dược Ngự Y Việt: Đột phá trong công nghệ sản xuất đông dược

Các bài thuốc linh dược đã được Công ty Linh Dược Ngự Y Việt sản xuất theo công nghệ hiện đại và ngày càng phổ biến trên thị trường.
Sử dụng máy hút ẩm như nào cho đúng cách?

Sử dụng máy hút ẩm như nào cho đúng cách?

Máy hút ẩm là công cụ không thể thiếu để cân bằng độ ẩm, tuy nhiên, nếu sử dụng sai cách, hóa đơn tiền điện có thể tăng mà hiệu quả không như mong muốn.
Những loại rau quả nhiều vitamin C hỗ trợ giảm nguy cơ ung thư

Những loại rau quả nhiều vitamin C hỗ trợ giảm nguy cơ ung thư

Vitamin C là một chất dinh dưỡng thiết yếu với nhiều lợi ích cho sức khỏe con người, tăng cường hệ miễn dịch, chống oxy hóa, đặc biệt là với bệnh nhân ung thư.
Những chất dinh dưỡng nào giúp phòng ngừa bệnh cúm hiệu quả?

Những chất dinh dưỡng nào giúp phòng ngừa bệnh cúm hiệu quả?

Để phòng ngừa bệnh cúm, ngoài việc rửa tay thường xuyên và tiêm vaccine phòng cúm, chúng ta cũng nên bổ sung chất dinh dưỡng tăng cường khả năng miễn dịch.
Điều gì xảy ra nếu bạn ăn khoai lang mỗi ngày?

Điều gì xảy ra nếu bạn ăn khoai lang mỗi ngày?

Khoai lang là món ăn dân dã được nhiều người yêu thích. Khoai lang rất đa dạng về chất dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe.
Ăn chuối có lợi gì cho sức khỏe?

Ăn chuối có lợi gì cho sức khỏe?

Chuối loại trái cây phổ biến, là thực phẩm không thể thiếu trên thực đơn hằng ngày của mỗi gia đình. Chuối rất giàu thành phần dinh dưỡng, có lợi cho sức khỏe.
Thời điểm nào ăn bưởi tốt nhất cho sức khỏe?

Thời điểm nào ăn bưởi tốt nhất cho sức khỏe?

Bưởi có nhiều công dụng cực tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, bưởi cần ăn và sử dụng đúng cách, nếu lạm dụng sẽ gây hại cho sức khỏe.
Những người lính quân y: Tạo lòng tin từ cái tâm của người thầy thuốc

Những người lính quân y: Tạo lòng tin từ cái tâm của người thầy thuốc

Bệnh viện Quân y 175 với những người thầy thuốc khám bệnh vì cái tâm đã tạo được nhiều thành tựu trong suốt chặng đường lịch sử hình thành của mình.
Hành trình xây dựng và phát triển Linh Dược Ngự Y Việt

Hành trình xây dựng và phát triển Linh Dược Ngự Y Việt

Linh Dược Ngự Y Việt đã góp phần vào việc bảo tồn và phát triển y dược cung đình, nhằm giữ gìn di sản văn hóa, đồng thời khẳng định bản sắc dân tộc.
Bệnh viện Than - Khoáng sản có thêm khoa tim mạch

Bệnh viện Than - Khoáng sản có thêm khoa tim mạch

Bệnh viện Than - Khoáng sản đã hợp tác cùng Bệnh viện Đại học Y Hà Nội để nâng tầm chất lượng khám chữa bệnh tim mạch.
Quang Linh Vlogs liệu có bị xử phạt vì quảng cáo lố?

Quang Linh Vlogs liệu có bị xử phạt vì quảng cáo lố?

Quang Linh Vlogs lên tiếng xin lỗi sau quảng cáo sai sự thật về sản phẩm kẹo rau củ. Liệu Youtuber này có bị xử phạt?
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tránh lãng phí khi sử dụng 2 công trình A4,A11 (Bệnh viện 108)

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tránh lãng phí khi sử dụng 2 công trình A4,A11 (Bệnh viện 108)

Tổng Bí thư Tô Lâm dự, phát biểu tại Lễ khánh thành Viện Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương và Viện Lâm sàng các bệnh truyền nhiễm (Bệnh viện 108).
Mobile VerionPhiên bản di động