Nguy cơ bị điều tra phòng vệ thương mại ngày một lớn: Doanh nghiệp cần chuẩn bị nguồn lực ứng phó

Khả năng các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam trở thành đối tượng bị điều tra phòng vệ thương mại ngày một lớn hơn, do vậy cần chuẩn bị nguồn lực ứng phó.
Chủ động thích ứng với phòng vệ thương mại, tăng xuất khẩu hàng hóa sang Hoa Kỳ Phòng vệ thương mại: Ngăn chặn tác động tiêu cực của hàng nhập khẩu

Tăng nhanh về số lượng điều tra phòng vệ thương mại

Theo Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương, các vụ điều tra phòng vệ thương mại đối với hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam đang tăng nhanh về số lượng. Nếu như giai đoạn 2001 - 2011 chỉ có 50 vụ, thì giai đoạn 2012 đến tháng 8/2024 có tới 205 vụ (tăng hơn 4 lần).

Trong các biện pháp mà các thị trường phòng vệ thương mại nhắm tới hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam nhiều nhất là chống bán phá giá, tính đến tháng 8/2024 có 140 vụ việc. Ngoài ra, điều tra lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại đối với Việt Nam có xu hướng gia tăng, đặc biệt là Hoa Kỳ. Tính đến nay, Hoa Kỳ đã điều tra 25 vụ việc chống lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại đối với hàng hoá xuất khẩu Việt Nam.

Nguy cơ bị điều tra phòng vệ thương mại ngày một lớn: Doanh nghiệp cần chuẩn bị nguồn lực ứng phó
Khả năng các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam trở thành đối tượng bị điều tra phòng vệ thương mại ngày một lớn hơn. Ảnh: TTXVN

Bên cạnh đó, thị trường điều tra ngày càng mở rộng. Hiện, hầu hết các thị trường xuất khẩu truyền thống lớn đều đã khởi xướng điều tra phòng vệ thương mại đối với Việt Nam, ngoài ra số vụ việc do các nước ASEAN tiến hành cũng tăng nhanh hay Mexico cũng bắt đầu điều tra do việc thực thi các Hiệp định thương mại tự do (FTA) dẫn đến xuất khẩu của ta tăng mạnh, cạnh tranh với ngành sản xuất nội địa của nước nhập khẩu.

Phạm vi sản phẩm bị điều tra ngày càng đa dạng, theo đó, các vụ điều tra không giới hạn ở các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn như: Tôm, cá tra, thép, gỗ, pin mặt trời,… mà mở rộng với những sản phẩm có giá trị và lượng xuất khẩu trung bình và nhỏ như: Máy cắt cỏ, mật ong, đĩa giấy, ghim dập. Phạm vi điều tra cũng ngày càng mở rộng, bao gồm cả các nội dung mới như: Điều tra xem xét phạm vi sản phẩm, điều tra chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại. Cùng với đó, xu hướng điều tra khắt khe hơn, với yêu cầu cao hơn đối với chính phủ, doanh nghiệp bị điều tra (thời hạn trả lời, yêu cầu bổ sung nhiều thông tin, khó xin gia hạn...).

Đặc biệt, mức thuế phòng vệ thương mại có thể bị đẩy lên do vấn đề kinh tế thị trường. Hiện, do một số nước như Hoa Kỳ chưa công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường nên sử dụng chi phí của một nước thứ ba để tính giá trị thông thường trong các vụ việc chống bán phá giá. Như, vụ việc Hoa Kỳ điều tra chống bán phá giá mật ong Việt Nam.

Nguyên nhân của số vụ việc điều tra phòng vệ thương mại đối với hàng hoá xuất khẩu Việt Nam tăng nhanh, bà Trương Thuỳ Linh - Phó Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương - cho biết, là do Việt Nam đã tham gia kí kết nhiều FTA song phương, đa phương, các FTA hế hệ mới. Đến nay, Việt Nam đã ký kết và đang đàm phán 19 FTA.

Cùng với quá trình mở rộng hợp tác quốc tế đã mang lại nhiều cơ hội cho hàng hóa, doanh nghiệp trong nước cũng xuất hiện những rào cản mới. Xuất khẩu hàng hoá tăng nhanh, giá xuất khẩu cạnh tranh, các biện pháp phòng vệ thương mại cũ làm nảy sinh các vụ việc phòng vệ thương mại mới; mặt khác do hạn chế về khả năng dự đoán, nắm bắt thông tin sớm để ngăn chặn sớm các vụ điều tra phòng vệ thương mại.

Nhằm bảo vệ lợi ích cho hàng hoá, doanh nghiệp Việt Nam, thời gian qua Bộ Công Thương (Cục Phòng vệ thương mại) đã chủ động, tích cực triển khai các hoạt động hỗ trợ, như: Cảnh báo sớm nguy cơ bị điều tra phòng vệ thương để doanh nghiệp chủ động xây dựng kế hoạch xử lý. Hiện, Cục Phòng vệ thương mại đã và đang theo dõi biến động xuất khẩu của gần 40 mặt hàng và định kỳ đưa ra danh sách cảnh báo khoảng 10 mặt hàng (đã có các sản phẩm bị điều tra như gỗ dán, đệm mút, lốp xe ô tô, ống đồng, mật ong, thép chống ăn mòn, gạch men, tủ gỗ, pin mặt trời, ghim dập…).

Bên cạnh đó, thường xuyên trao đổi với hiệp hội, doanh nghiệp để cung cấp thông tin, cập nhật diễn biến vụ việc và thống nhất phương án ứng phó. Nhờ vậy, doanh nghiệp và hiệp hội nắm bắt được kịp thời diễn biến vụ việc, chia sẻ thông tin và cùng phối hợp lên phương án ứng phó. “Cục Phòng vệ thương mại đã cung cấp thông tin sớm giúp các doanh nghiệp hiểu được nguyên tắc, quy trình điều tra, các công việc cần thực hiện và các kịch bản có thể xảy ra để doanh nghiệp xây dựng chiến lược ứng phó” - bà Linh cho biết.

Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng tích cực trao đổi, tham vấn đưa ra quan điểm về các khía cạnh pháp lý và thực tiễn với Cơ quan điều tra nước ngoài, đề nghị tuân thủ các quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Bộ Công Thương nhiều lần có thư/bản đệ trình/bài tham luận nêu quan điểm và lập luận đối với vụ việc điều tra. Đồng thời, xem xét khởi kiện các biện pháp phòng vệ thương mại của cơ quan điều tra nước ngoài nếu có dấu hiệu vi phạm các quy định của WTO.

Kết quả giúp doanh nghiệp Việt Nam không bị áp thuế phòng vệ thương mại hoặc được hưởng mức thuế thấp, góp phần duy trì tăng trưởng xuất khẩu. Ví dụ: Úc đã chấm dứt lệnh áp thuế đối với nhiều vụ việc điều tra chống bán phá giá/chống trợ cấp (ống thép chính xác, dây đai thép phủ màu, ống đồng, nhôm ép, amoni nitrat...); Ấn Độ, Malaysia, Indonesia… cũng lần lượt chấm dứt các vụ việc điều tra chống bán phá giá đối với ván gỗ MDF, nhựa PET, tôn lạnh…

Chủ động ứng phó với các nguy cơ

Nhờ thuận lợi từ các FTA, hiện dư địa mở rộng thị trường đối với hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam còn rất lớn, song cũng tồn tại những khó khăn, hạn chế không nhỏ chờ đón doanh nghiệp. Một trong những thách thức lớn nhất là quan điểm bảo hộ, tạo ra các rào cản của các nước, vùng lãnh thổ nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam. Theo đó, Cục Phòng vệ thương mại nhận định khả năng các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam trở thành đối tượng bị điều tra ngày một lớn hơn.

Mặc dù kinh nghiệm ứng phó của doanh nghiệp đã có sự cải thiện, tuy nhiên theo Luật sư Nguyễn Thanh Hà - Chủ tịch Công ty Luật SB Law, hầu hết doanh nghiệp Việt Nam đều gặp khó khăn về ứng phó các biện pháp phòng vệ thương mại, đáng kể như sự hiểu biết về các quy định pháp luật phòng vệ thương mại là chưa nhiều. Trong khi đó, quy trình, thủ tục điều tra của các quốc gia là tương đối phức tạp, kéo dài, để theo đổi một vụ việc doanh nghiệp phải có đủ nguồn lực.

Vì vậy, bà Trương Thuỳ Linh nhấn mạnh, ngoài cơ quan chức năng, Chính phủ, cơ quan quản lý địa phương cần quản lý và giám sát hoạt động của doanh nghiệp trên địa bàn để phát hiện và ngăn chặn các hành vi lẩn tránh; cân nhắc khi ban hành các chính sách có thể bị cáo buộc là trợ cấp; cung cấp thông tin đúng thời hạn trong trường hợp xử lý vụ việc điều tra phòng vệ thương mại của nước ngoài; phối hợp trong các hoạt động thẩm tra theo yêu cầu của cơ quan điều tra nước ngoài.

Đối với doanh nghiệp, theo lãnh đạo Cục Phòng vệ thương mại, cần nắm bắt thông tin kịp thời, tích cực, chủ động tham gia, tham gia toàn bộ quá trình; xây dựng chiến lược xuất khẩu đa dạng thị trường và tránh phát triển quá nóng vào một thị trường; trang bị kiến thức về pháp luật phòng vệ thương mại, cũng như chuẩn bị nguồn lực để đối phó với các nguy cơ kiện phòng vệ thương mại. Đặc biệt, cần tuân thủ chặt chẽ các quy định về chứng nhận xuất xứ, không tiếp tay cho các hành vi gian lận xuất xứ, lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại.

Đặc biệt, việc chủ động ứng phó từ sớm, từ xa hết sức quan trọng. Lãnh đạo Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị, các doanh nghiệp phải có các biện pháp ứng phó với điều tra trước khi xảy ra vụ việc. Như, tập trung cạnh tranh bằng chất lượng hơn là cạnh tranh bằng giá; trang bị những kiến thức cơ bản về phòng vệ thương mại, xây dựng và duy trì hệ thống truy nguồn gốc xuất xứ của nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu; dự trù kinh phí thuê luật sư; thường xuyên cập nhật thông tin với Hiệp hội và cơ quan Chính phủ (Cục Phòng vệ thương mại), với nhà nhập khẩu về khả năng một vụ việc có thể xảy ra; tham khảo danh sách các mặt hàng cảnh báo nguy cơ bị điều tra lẩn tránh thuế của Cục Phòng vệ thương mại.

Bảo Thoa
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Phòng vệ thương mại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tiêu chuẩn xanh của thị trường EU: Động lực hay áp lực với hàng Việt?

Tiêu chuẩn xanh của thị trường EU: Động lực hay áp lực với hàng Việt?

Thị trường EU ngày càng đặt ra những tiêu chuẩn xanh mạnh mẽ hơn cho hàng hoá xuất khẩu, sẽ tác động lớn đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam.
Hàng trăm doanh nghiệp tìm cơ hội phát triển tại chuỗi triển lãm IGHE và IBTE 2024

Hàng trăm doanh nghiệp tìm cơ hội phát triển tại chuỗi triển lãm IGHE và IBTE 2024

Hơn 350 doanh nghiệp tìm cơ hội phát triển tại chuỗi Triển lãm quốc tế sản phẩm và đồ chơi trẻ em (IBTE 2024) và Triển lãm quà tặng & đồ gia dụng (IGHE 2024).
TP. Hồ Chí Minh: Hơn 900 gian hàng tham dự Triển lãm quốc tế Vietbuild Home

TP. Hồ Chí Minh: Hơn 900 gian hàng tham dự Triển lãm quốc tế Vietbuild Home

Doanh nghiệp tham gia Triển lãm quốc tế Vietbuild Home 2024 đều tổ chức khuyến mãi, giảm giá từ 10 - 50% tất cả dòng sản phẩm để kích cầu tiêu dùng cuối năm.
Hoa Kỳ gia hạn xử lý hành chính điều tra áp thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp

Hoa Kỳ gia hạn xử lý hành chính điều tra áp thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp

Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) thông báo quyết định gia hạn thời hạn xử lý hành chính trong thủ tục điều tra áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp.
Điểm danh những nhóm sản phẩm xuất khẩu chịu tác động của Thoả thuận Xanh châu Âu

Điểm danh những nhóm sản phẩm xuất khẩu chịu tác động của Thoả thuận Xanh châu Âu

Sản phẩm điện, điện tử, công nghệ thông tin, là một trong 7 nhóm sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam chịu tác động bởi Thỏa thuận Xanh châu Âu.

Tin cùng chuyên mục

Bức tranh sáng cho hoạt động xuất nhập khẩu năm 2025

Bức tranh sáng cho hoạt động xuất nhập khẩu năm 2025

Xuất nhập khẩu năm 2025 được dự báo sẽ tiếp tục đạt được những thành tích nổi bật khi nhu cầu thị trường tiếp tục gia tăng, lạm phát ở nhiều thị trường giảm...
Mekong Connect 2024: Hướng đến phát triển bền vững trong bối cảnh cạnh tranh mới

Mekong Connect 2024: Hướng đến phát triển bền vững trong bối cảnh cạnh tranh mới

Diễn đàn Mekong Connect 2024 với mục tiêu đẩy mạnh hợp tác kinh tế, thương mại và công nghệ vùng Đồng bằng sông Cửu Long - TP. Hồ Chí Minh với cả nước.
Đà Nẵng: Hỗ trợ doanh nghiệp kỹ năng xúc tiến thương mại sang thị trường RCEP

Đà Nẵng: Hỗ trợ doanh nghiệp kỹ năng xúc tiến thương mại sang thị trường RCEP

Sáng 17/12, tại TP. Đà Nẵng, Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương tổ chức chương trình tập huấn kỹ năng xúc tiến thương mại với các thị trường RCEP.
2024: Năm thành công rực rỡ của hợp tác kinh tế Việt Nam - Trung Quốc

2024: Năm thành công rực rỡ của hợp tác kinh tế Việt Nam - Trung Quốc

Tờ South China Morning Post nhận định, năm 2024 là một năm thành công rực rỡ trong hợp tác kinh tế Việt Nam - Trung Quốc, do các hoạt động thương mại và đầu tư.
Tổng cục Hải quan tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Tổng cục Hải quan tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Chiều 16/12, Tổng cục Hải quan tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024, triển khai phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2025.
Xuất khẩu cà phê chế biến sâu: ‘Chìa khoá’ xây dựng bền vững thương hiệu

Xuất khẩu cà phê chế biến sâu: ‘Chìa khoá’ xây dựng bền vững thương hiệu

Kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm cà phê chế biến sâu đang tăng trưởng mạnh và đây được đánh giá là xu hướng không thể đổi khác trong hoạt động xuất khẩu cà phê.
Năm 2024, xuất khẩu nông - lâm - thủy sản bứt phá ngoạn mục

Năm 2024, xuất khẩu nông - lâm - thủy sản bứt phá ngoạn mục

Năm 2024 là năm bứt phá của nông nghiệp Việt Nam khi giá trị sản xuất tăng trưởng trên 3,2%, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản ước đạt trên 62 tỷ USD.
Việt Nam nhập khẩu gần 1,98 triệu tấn đậu tương trong 11 tháng năm 2024

Việt Nam nhập khẩu gần 1,98 triệu tấn đậu tương trong 11 tháng năm 2024

Nhập khẩu đậu tương của Việt Nam trong 11 tháng đạt gần 1,98 triệu tấn, trị giá 1,02 tỷ USD, tăng 19,6% về lượng, nhưng giảm 3% kim ngạch so với cùng kỳ.
Gia Lai: Tăng cơ hội tiếp cận thương mại điện tử cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Gia Lai: Tăng cơ hội tiếp cận thương mại điện tử cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Việc đào tạo kỹ năng và kiến thức kinh doanh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Gia Lai được kỳ vọng sẽ thúc đẩy ngành thương mại điện tử phát triển.
Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Nhờ đổi mới nội dung, phương thức xúc tiến đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, trong năm 2024, lĩnh vực xúc tiến đầu tư của Ninh Thuận đã thu được nhiều kết quả.
‘Kéo’ nhà mua hàng quốc tế đến Việt Nam để quảng bá rau, quả

‘Kéo’ nhà mua hàng quốc tế đến Việt Nam để quảng bá rau, quả

Việt Nam có thể trở thành một trong những quốc gia dẫn đầu rau quả nhiệt đới. ‘Kéo’ nhà mua hàng quốc tế đến Việt Nam để quảng bá là cách để rau quả Việt đi xa
Thương mại điện tử:

Thương mại điện tử: 'Cuộc đua' tiếp tục sôi động

Ngay khi Temu vừa tạm dừng hoạt động để hoàn tất thủ tục đăng ký với Bộ Công Thương thì sàn thương mại điện tử nongsan.buudien.vn cũng đã chính thức ra mắt.
Dự báo nào cho xuất khẩu rau, quả năm 2025?

Dự báo nào cho xuất khẩu rau, quả năm 2025?

Kim ngạch xuất khẩu rau quả tăng từ 3,3 tỷ USD năm 2022 lên 5,6 tỷ USD năm 2023 và sẽ đạt 7,2 tỷ USD năm nay. Con số 8 tỷ USD dự báo sẽ đạt được trong năm 2025.
Khai mạc Tuần hàng nông sản, đầu tư kết nối tiêu thụ sản phẩm của tỉnh Tuyên Quang tại Hải Phòng

Khai mạc Tuần hàng nông sản, đầu tư kết nối tiêu thụ sản phẩm của tỉnh Tuyên Quang tại Hải Phòng

Tối 13/12, Tuần hàng nông sản, đầu tư kết nối tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Tuyên Quang chính thức khai mạc tại Hải Phòng.
Xuất khẩu bền vững sang EU: Nâng cao giá trị sản phẩm để

Xuất khẩu bền vững sang EU: Nâng cao giá trị sản phẩm để 'thoát kiếp' gia công

Để tận dụng tốt hơn EVFTA và đáp ứng các quy định xanh hóa của EU, không còn cách nào khác ngoài việc nâng cao giá trị sản phẩm xuất khẩu thay vì làm gia công.
Rau quả tươi Việt Nam: Nhiều cơ hội xuất khẩu vào thị trường Thụy Điển

Rau quả tươi Việt Nam: Nhiều cơ hội xuất khẩu vào thị trường Thụy Điển

Thuỵ Điển được đánh giá là thị trường tiềm năng của trái cây tươi Việt Nam khi nhu cầu nhập khẩu sản phẩm này ngày càng tăng cao thời gian gần đây.
Việt Nam xuất khẩu hơn 1,57 triệu tấn phân bón các loại trong 11 tháng năm 2024

Việt Nam xuất khẩu hơn 1,57 triệu tấn phân bón các loại trong 11 tháng năm 2024

11 tháng, Việt Nam xuất khẩu trên 1,57 triệu tấn phân bón, tương đương gần 644,46 triệu USD, tăng 13,7% về khối lượng, tăng 11,6% về kim ngạch so với cùng kỳ.
Hàng nghìn người

Hàng nghìn người 'săn' hàng hiệu giá rẻ ở thành phố Vũng Tàu

Sự kiện 'Khuyến mại hàng hiệu - Flash Sale Holiday Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2024' đã thu hút hàng nghìn người dân, du khách tham quan, mua sắm.
Xuất khẩu dừa kỳ vọng vượt mốc 1 tỷ USD trong năm 2024

Xuất khẩu dừa kỳ vọng vượt mốc 1 tỷ USD trong năm 2024

Từ con số chỉ 180 triệu USD kim ngạch xuất khẩu vào năm 2010, xuất khẩu dừa đạt hơn 900 triệu USD vào năm 2023 và kỳ vọng vượt mốc 1 tỷ USD trong năm 2024.
Xuất khẩu hàng hóa: Cần nâng cao sức mạnh nội lực

Xuất khẩu hàng hóa: Cần nâng cao sức mạnh nội lực

11 tháng 2024, xuất khẩu hàng hóa tăng trưởng 2 con số. Các FTA hỗ trợ tích cực cho doanh nghiệp. Tăng sức mạnh nội lực, doanh nghiệp sẽ nâng được kim ngạch.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động