Thứ bảy 10/05/2025 11:22

Người tu tập Thích Minh Tuệ nên tạm ẩn tu để an toàn cho người khác

Đó là chia sẻ của nhà báo Nguyễn Đức Hiển, Phó Tổng Biên tập Báo Pháp Luật TP.HCM về câu chuyện Thích Minh Tuệ, nhất là sau khi đã có người chết vì theo ông này

"Hiện tượng" ông Minh Tuệ - một người tập học theo Đức Thế Tôn - đi bộ xuyên Việt, thực hành 13 hạnh đầu đà đang khiến dư luận dậy sóng.

Trước đó, Thích Minh Tuệ đã thực hành hạnh đầu đà được 6 năm và 4 lần đi bộ từ Nam ra Bắc rồi quay lại. Thiếu vắng các Youtuber, TikToker, Facebooker nên các chuyến "chân trần xuyên Việt" của ông trước đây không gây ra sự ồn ào nào.

Lần này, chính ông cũng nói rằng bản thân không chủ động lôi kéo sự chú ý của dân chúng. Khi có người xin đi theo về Hà Giang, ông đáp: "Nếu thấy an lạc, hạnh phúc thì cứ đi, con không mời cũng không xua đuổi ai cả".

Trong diễn biến mới nhất, ông Minh Tuệ đã khuyên người dân vây quanh mình về nhà, tạo không gian cho ông tu tập.

Thích Minh Tuệ trở thành "hiện tượng mạng" những ngày gần đây

Đưa ra quan điểm xung quanh "hiện tượng" Thích Minh Tuệ, nhà báo Nguyễn Đức Hiển cho rằng: "Tôi nghĩ sư Minh Tuệ nói đúng, mọi người nên ai về nhà nấy. Sư không cần và không muốn đám đông gây phiền hà cho tình hình an ninh trật tự. Dẫu rằng đa phần mọi người tụ tập vì yêu mến ông".

Theo ông Hiển, một đoàn người đông khủng khiếp đi dọc quốc lộ sẽ thành một cuộc "biểu dương lực lượng" và ít hay nhiều cũng cản trở giao thông. Về đời, như thế là không tốt. Bản thân ông Minh Tuệ cũng đã thấy, đã nói.

"Giác ngộ là một quá trình. Tôi nghĩ trong đoàn này khó có ai đồng hành đúng nghĩa được cùng "sư" Tuệ đến cuối đoạn đường, thậm chí khó có ai đồng hành được quá 3 tháng", ông Hiển bày tỏ.

Sự việc một người đàn ông 47 tuổi qua đời vì sốc nhiệt, tai biến mạch máu não sau 3 ngày đi bộ dưới nắng nóng cùng ông Thích Minh Tuệ càng dấy lên nhiều lo ngại về việc mất an ninh trật tự, kéo theo nhiều tranh luận. Không ít ý kiến cho rằng, sự tung hô quá đà của nhiều YouTuber, TikToker đã tạo nên trường hợp đáng tiếc nói trên.

Bên cạnh sự hỗn loạn trên đường là sự hỗn loạn trên không gian mạng với những mâu thuẫn, xung đột không đáng có bị đẩy lên cao trào. Cơn say của đám đông khiến các vấn đề bị đẩy lên ngày càng nóng và có thể trở nên mất kiểm soát.

Đoàn người đi theo ông Thích Minh Tuệ khi vào địa phận Thừa Thiên Huế. Ảnh: Minh Quân

Nhận định về sự ảnh hưởng của "hiệu ứng" Thích Minh Tuệ, nhà báo Nguyễn Đức Hiển cho rằng, nếu không thể ngăn được đám đông theo mình, ông Tuệ nên ẩn tu một thời gian.

"Xưa nay chưa thấy chuyện ai đó, dù vô tình hay cố ý, tạo ra một đám đông quanh mình mà tránh được chuyện phiền phức, nhẹ thì những điều bất như ý. Chẳng hạn một người tử vong vừa rồi. Ông ấy đã không tử vong nếu không đi theo sư Tuệ mà không lượng trước sức mình", ông Hiển phân tích.

Những ngày qua chính quyền đã rất tôn trọng sư và tôn trọng công chúng. Trong phạm vi khả năng và trách nhiệm của mình, chính quyền, đặc biệt là lực lượng công an đã bảo đảm an ninh, ngăn ngừa sự phức tạp do tập trung đông người, điều tiết giao thông. Nhưng một điều cần ghi nhận hơn là sự có mặt của các lực lượng này góp phần ngăn ngừa tình huống phức tạp nảy sinh và kịp thời can thiệp nếu xảy ra.

"Vậy thì dù sư không muốn, nhưng sự phức tạp xã hội vẫn có thể dẫn đến những điều ngoài ý muốn, ngoài dự đoán. Sư không mong cầu gì, nhưng chữ Tuệ trong hành trình Giác Ngộ đòi hỏi người tu phải thấy và phải hành", nhà báo Nguyễn Đức Hiển nói và nhấn mạnh: "Ông Tuệ nên tạm ẩn tu!"

Và thời gian đó, giáo hội cũng nên chấn chỉnh những điều chưa hay như vừa qua. Như thế, sẽ bớt đi so sánh và tranh cãi, chia rẽ!

Ông Thích Minh Tuệ tên thật là Lê Anh Tú, 43 tuổi, quê gốc ở tỉnh Hà Tĩnh, đăng ký thường trú tại huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai và từng là nhân viên đo đạc địa chính.

Bản thân ông Tú không tự nhận mình là một vị sư, không phải là "thầy" và cũng không có "đệ tử", ông chỉ bộ hành để "tập học" theo lời dạy của Đức Phật, vừa là để "rèn luyện sức khỏe".

Chí Tâm
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Hà Tĩnh

Tin cùng chuyên mục

Học 2 buổi, ăn miễn phí: Chủ trương chạm đến triệu trái tim

Thức tỉnh ‘giấc mơ’ thương hiệu: Câu chuyện đặc biệt từ một gói cà phê

Nghị quyết 68: Cú huých thể chế cho kinh tế tư nhân

Tập đoàn toàn cầu đưa Việt Nam vào kế hoạch kinh doanh

Sau vụ nam sinh vô lễ với cựu chiến binh: Đại học Văn Lang lan tỏa hình ảnh đẹp

Xây thương hiệu phải bắt đầu từ bảo hộ trí tuệ

Nam sinh Văn Lang vô lễ: Nữ sinh Nhân Văn bật khóc nhường chỗ hai cựu chiến binh

Kinh tế tư nhân Việt Nam có giá trị nhân văn cao cả

Bỏ qua vài kẻ vô ơn, đại lễ thổi bùng lẽ sống đẹp ‘tuyệt đối không điện ảnh’ của giới trẻ

Những khu đô thị bỏ hoang và câu hỏi về thuế bất động sản

Từ ánh mắt học trò đến nhịp bước công nhân: Tự hào hai tiếng Việt Nam!

Hãy yêu nước bằng những việc làm nhỏ nhất như đừng xả rác khi dự đại lễ

Ý nghĩa chính trị to lớn của các cuộc duyệt binh, diễu binh lịch sử

Từ tầm nhìn của Tổng Bí thư: Việt Nam - một dân tộc, một tương lai

Người dùng gặp hoạ vì hàng giả 'núp bóng' thương hiệu ngoại

Trục lợi trên sức khỏe cộng đồng: Xử lý nghiêm, không khoan nhượng!

Cần hiểu đúng về 'chứng nhận FDA', tránh lợi dụng quảng cáo sai

Hai câu chuyện về thuế và góc nhìn đa chiều

Thanh Hoá: Lắng nghe lòng dân từ việc 'số hóa' tên phường, xã sau sáp nhập

Thấy gì khi giới trẻ háo hức trước giờ hợp luyện diễu binh lần 2?