Thứ hai 21/04/2025 04:21

Người quay lén Châu Bùi đối diện với hình phạt nào?

Người quay lén Châu Bùi có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự; mức phạt cao nhất 15 năm tù về “tội truyền bá văn hóa phẩm đổi trụy”.

Theo thông tin mới nhất, Công an phường Võ Thị Sáu (quận 3, TP. HCM) đã xác định được người đặt máy quay lén người mẫu Châu Bùi trong nhà vệ sinh gây phẫn nộ của dư luận, đặc biệt là giới nghệ sỹ Việt.

Trước đó, rạng sáng 25/6, trên trang cá nhân người mẫu Châu Bùi đã đăng tải chia sẻ gây “sốc” khi cô phát hiện mình bị quay lén trong nhà vệ sinh tại một studio có tiếng của TP. Hồ Chí Minh.

Châu Bùi cho biết, cô cùng ekip có một buổi thử đồ cho nhãn hàng tại một studio quen thuộc. Trước khi đến, phía đội sản xuất đã kiểm tra các phòng có thể dùng để thay đồ, vì studio có rất nhiều camera, nên phòng WC được chọn là nơi kín đáo và an toàn nhất.

Tuy nhiên sau khoảng 30 phút thay đồ, Châu Bùi vô tình nhìn về phía cây sắt trong góc toilet, thấy có vật thể hình tròn màu đen lấp ló dưới một chiếc khăn trắng. Đến gần, cô phát hiện vật thể nhìn giống mặt đồng hồ đo nước. Rút khăn ra, cô mới thấy rõ đó là một chiếc đồng hồ cơ.

Ban đầu, cô và thành viên ekip đoán khách trước đó để quên. Nhưng đồng hồ rất nóng ở mặt sau và liên tục nhấp nháy đèn khi bấm nút làm cô bất an. Tìm kiếm nội dung "đồng hồ camera quay lén" trên Google, ekip bắt gặp chiếc đồng hồ họ tìm thấy trong danh mục sản phẩm hiện ra trên màn hình.

Sau khi trích xuất hình ảnh từ thiết bị này, Châu Bùi phát hiện nhiều hình ảnh của mình đã bị ghi hình, khiến người mẫu vô cùng choáng váng.

Người mẫu Châu Bùi bàng hoàng khi biết mình bị quay lén trong khi thay đồ (Ảnh: Nhân vật cung cấp ).

Người mẫuChâu Bùi sau đó đã trình báo vụ việc đến Công an phường Võ Thị Sáu, đồng thời đăng tải vụ việc lên mạng xã hội để cảnh báo.

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, Luật sư Võ Đình Đức, PGĐ Công ty Luật Hợp danh Đông Nam Á - SEALAW cho biết, theo Điều 32 Bộ luật Dân sự 2015, việc một cá nhân hay tổ chức bất kỳ sử dụng hình ảnh của người khác đăng lên mạng xã hội hoặc cho bất kỳ mục đích nào đó mà chưa được phép của người có hình ảnh đó thì được xem là hành vi vi phạm pháp luật.

Khoản 1, khoản 2 Điều 38 Bộ luật Dân sự năm 2015 cũng quy định về “Quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình”. Theo đó, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ. Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý.

Vì vậy, trong mọi trường hợp hành vi quay lén người khác có thể khẳng định là hành vi vi phạm pháp luật và vi phạm đạo đức xã hội, nếu phát tán những hình ảnh này gây hậu quả nghiêm trọng thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Về xử lý hành chính, theo quy định tại điểm e, khoản 3, Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP, người có hành vi thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích theo quy định của pháp luật sẽ bị phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng.

Về hình sự, theo Luật sư Võ Đình Đức, trường hợp quay lén hình ảnh, video đời tư cá nhân và phát tán với mục đích làm nhục người khác, xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự, làm giảm uy tín của cá nhân thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “tội làm nhục người khác” theo quy định tại Điều 155 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

Theo khoản 1, Điều 155 có thể bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10 đến 30 triệu đồng; hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm. Nếu gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45% bị áp dụng khoản 2 với khung hình phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Trường hợp gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên thì sẽ áp dụng khoản 3 với mức phạt từ 02 năm tù đến 05 năm tù.

Đặc biệt, người có hành vi quay lén người khác, sau đó tàng trữ, lưu hành, trao đổi, mua bán nhằm phổ biến hình ảnh, video quay lén với nội dung nhạy cảm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “tội truyền bá văn hóa phẩm đổi trụy” theo Điều 326 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, với khung hình phạt cao nhất lên đến 15 năm.

Vũ Hạ
Bài viết cùng chủ đề: mạng xã hội

Tin cùng chuyên mục

Đấu thầu chính thống - sao vẫn lọt sữa giả vào bệnh viện?

Mạng xã hội 'lột mặt nạ' hàng giả như thế nào?

Chủ tịch Hội Nhà báo: Nhà báo là 'chiến sĩ biên phòng' trên không gian mạng

Chung kết Business Challenges Season 7: Bùng nổ ý tưởng khởi nghiệp

Hà Nội sắp xếp phường, xã: Gọn bộ máy, lợi người dân

Chiến trường miền Đông và bản hùng ca mùa Xuân 1975

Võ Hà Linh và câu hỏi liên quan Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

MC Bích Hồng - vết trượt danh dự giữa ngày thống nhất

Bắc Giang lấy ý kiến cử tri sáp nhập tỉnh, sáp nhập xã

MC Bích Hồng xin lỗi sau phát ngôn gây sốc về hợp luyện diễu binh

Thời tiết hôm nay 20/4: Bắc Bộ tăng cấp độ nắng nóng

Thời tiết biển hôm nay 20/4/2025: Mưa rào và dông vài nơi

SCTV4 "cắt sóng" toàn bộ chương trình có MC Bích Hồng

'Lỗ hổng' quản lý thực phẩm sữa - Bài 4: Việt Nam cần sớm học hỏi kinh nghiệm quốc tế

Nhật ký một thời lửa đạn của cựu chiến binh Quảng Ngãi

Vụ lừa đảo Mr.Pips: ‘Báo động đỏ’ giới học sinh, sinh viên

Cà Mau tích cực hưởng ứng cuộc thi tiết kiệm điện 2025

Lữ đoàn 316 ôn lại ký ức cầu Rạch Chiếc sau 50 năm giải phóng

Lào Cai khuyến khích người dân, doanh nghiệp tham gia cuộc thi tiết kiệm điện

Cán bộ trẻ vượt qua thử thách, tiên phong đổi mới nông thôn