Người lao động phập phồng trước giờ tăng lương

Chỉ 1 tuần nữa lương tối thiểu được điều chỉnh tăng, nhưng cả người lao động và doanh nghiệp đều lo lắng vì giá xăng dầu cùng hàng loạt chi phí đầu vào nhảy vọt
Tăng lương tối thiểu vùng cho người lao động từ 1/7/2022

Lương tăng nhưng thu nhập không tăng

Theo Nghị định 38 của Chính phủ, từ ngày 1.7, mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động sẽ tăng thêm 6%, tương ứng tăng từ 180.000 - 260.000 đồng so với mức lương tối thiểu hiện hành.

Nghị định cũng quy định các mức lương tối thiểu giờ theo 4 vùng từ 15.600 đồng - 22.500 đồng/giờ. Thông thường, khi lương tối thiểu vùng mới được chính thức áp dụng, người lao động sẽ đón nhận rất nhiều lợi ích đi kèm như: tăng lương tháng với người đang nhận lương tối thiểu, tăng tiền lương ngừng việc, tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa…

Nhưng theo ông Trần Thế Linh, Giám đốc Công ty giày Viễn Thịnh, doanh nghiệp (DN) này đã áp dụng lương tối thiểu cao hơn quy định rất nhiều, khoảng 28.000 đồng/giờ và từ đầu năm đã điều chỉnh lên 29.000 đồng/giờ. Vì vậy, đợt điều chỉnh tăng lương tối thiểu sắp tới thì công ty sẽ không bắt buộc phải tăng lương cho người lao động. Quan trọng hơn, do đơn hàng xuất khẩu sụt giảm nên thu nhập của công nhân cũng giảm so với trước. Cụ thể, đơn hàng từ cuối quý 2 đã sụt giảm mạnh và lượng đơn hàng cho quý 3/2022 giảm 60 - 70% do thị trường tiêu thụ tại châu Âu, Mỹ đều đi xuống. Vì vậy, từ số lượng gần 2.000 công nhân, nay công ty chỉ còn khoảng 1.700 người. Song song đó, công nhân không tăng ca, không làm chủ nhật… nên thu nhập cũng giảm mạnh xuống còn khoảng 7 triệu đồng/người/tháng so với mức trung bình 10 triệu đồng/người/tháng vào đầu năm nay. Vì vậy, việc tăng lương tối thiểu không có ý nghĩa với công nhân, mà chỉ làm tăng chi phí cho DN khi phải tăng thêm gần 100 triệu đồng/tháng để đóng các loại phí bảo hiểm theo quy định.

Trong thư gửi Thủ tướng, ông Lưu Kim Hồng, Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Nidec Việt Nam, cho rằng khi áp dụng vào thực tế quy định về lương tối thiểu thì đại đa số chủ DN có quyền không tăng lương cho người lao động. Giải thích rõ hơn, ông Hồng cho biết theo khoản 1b, điều 5, Nghị định 90/2019 quy định mức lương tối thiểu vùng đã cho phép áp dụng mức lương tối thiểu vùng cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc đòi hỏi họ đã qua học nghề, đào tạo nghề. Mà tất cả lao động đều phải qua đào tạo mới có thể làm việc được, nên lâu nay DN đều áp dụng mục và lương tối thiểu vùng 1, không thấp hơn mức trên 4,7 triệu đồng/tháng. Nhưng nay Nghị định 38 đã bỏ phần quy định đã nêu trên, nên chủ DN có quyền không tăng lương tối thiểu cho nhân viên do mức đang áp dụng đã cao hơn.

Theo ông Hồng, vừa qua, khi Thủ tướng đối thoại với công nhân, mang đến cho mọi người niềm vui cực lớn khi thông báo Chính phủ đã đồng ý tăng lương tối thiểu. Tuy nhiên, niềm vui không thật sự trọn vẹn vì mức tăng sẽ áp dụng đến hết năm 2023 và người lao động chưa kịp hưởng vì mức mới thấp hơn mức các DN đang áp dụng. Tâm thư nhấn mạnh: Hiện tại, do ảnh hưởng nhiều vấn đề nên cả hai đều gặp khó: Chủ DN chịu áp lực lớn về chi phí khi vật giá leo thang theo giá xăng dầu, còn người lao động gặp khó khi giá cả sinh hoạt tăng cao mà lương không tăng.

Phập phồng trước giờ tăng lương - ảnh 1
Tăng lương nhưng vật giá tăng nhanh khiến người lao động gặp nhiều khó khăn ngọc dương

Gánh nặng chi phí

Ông Lê Nhật Trường, Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Pousung Việt Nam (Đồng Nai), cho biết công ty đang có hơn 23.000 công nhân nên việc tăng lương tối thiểu từ ngày 1.7 sẽ khiến chi phí gia tăng. Thu nhập bình quân của công nhân đã cao hơn gấp đôi lương tối thiểu quy định, lên gần 10 triệu đồng/người/tháng từ đầu năm nay để đảm bảo đời sống nên sắp tới cũng sẽ không thay đổi nhiều. Nhưng các chính sách khen thưởng, tăng ca, các loại bảo hiểm phải đóng như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế… đều tính theo lương tối thiểu nên sẽ đồng loạt tăng. Do vậy, tổng quỹ lương và chi trả cho người lao động sẽ thêm vài tỉ đồng mỗi tháng. Đó là chưa kể chi phí đầu vào như xe đưa đón công nhân, phụ cấp ăn trưa… cũng đồng loạt lên cao.

Bà Nhan Húc Quân, Tổng giám đốc Công ty TNHH bao bì giấy nhôm New Toyo, cho biết không chờ đến tháng 7 mới tăng lương cho người lao động, công ty bắt đầu có chính sách tăng lương từ tháng 5 vừa qua. Lý do, vật giá trên thị trường tăng nhanh quá, muốn giữ chân nhân viên, muốn chia sẻ và đồng hành với họ trong khó khăn, phải bảo đảm họ có thu nhập ổn định, yên tâm làm việc. Và như vậy, từ tháng 5.2022, quỹ lương của công ty đã tăng hơn 10% so với trước. Bà kiến nghị Chính phủ giảm các loại thuế đang đánh vào xăng dầu để hạ nhiệt giá sản phẩm này, hỗ trợ cho DN lẫn người tiêu dùng bớt khó khăn.

Tương tự, bà Trần Thị Kiều Oanh, Giám đốc nhân sự Công ty CP Sài Gòn Food (Sài Gòn Food), cho biết từ đầu năm đến nay, do tác động từ chiến sự Ukraine, ảnh hưởng đại dịch… đẩy chi phí đầu vào của DN tăng mạnh, đặc biệt là chi phí về xăng dầu. Ước tính trong nửa đầu năm nay, chi phí của công ty đã tăng thêm đến 20%. Từ ngày 1.7 khi điều chỉnh lương tối thiểu, ước tính chi phí của công ty tăng thêm 2 - 3% nữa. Đặc biệt, khó khăn lớn nhất của DN hiện nay là thiếu nguồn lao động có tay nghề. Do chi phí xăng xe đi lại tăng, sinh hoạt phí tăng…, nhiều người không mặn mà làm việc xa nhà nên việc tuyển dụng gặp không ít khó khăn. Đồng thời sức mua của người dân giảm thấy rõ khi người tiêu dùng có tâm lý cân nhắc chi tiêu nhiều hơn. Từ những khó khăn trên, đại diện Sài Gòn Food kiến nghị nhà nước cần tiếp tục có chính sách hỗ trợ về thuế, đầu tư, đẩy mạnh chính sách bình ổn giá thị trường và ưu đãi lãi vay.

Phập phồng trước giờ tăng lương - ảnh 2
Tăng lương tối thiếu nhưng công nhân vẫn gặp khó Đ.N.Thạch

Nên giảm giá xăng nhanh nhất có thể

Chuyên gia kinh tế Bùi Trinh phân tích sau 2 năm vật lộn với dịch bệnh, các DN đang tiếp tục quay cuồng với giá xăng dầu tăng phi mã. Trong bối cảnh đó, việc tăng lương tối thiểu có thể dẫn đến lương cơ bản tăng, nhưng tổng thu nhập của người lao động lại không tăng do DN không thể chịu đựng được việc tăng chi phí thêm nữa. Thậm chí, thu nhập của người lao động ở các DN còn bị giảm đi do người lao động phải đóng phần bảo hiểm xã hội nhiều hơn và DN cũng chịu thiệt do phải đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động dựa trên mức lương cơ bản. Chỉ người lao động làm việc ở khu vực ăn lương ngân sách là được lợi.

Phập phồng trước giờ tăng lương - ảnh 3

Song song đó, lương tối thiểu tăng kéo theo tổng quỹ lương phải trả cho người lao động tăng lên. Điều này dẫn đến hai tình huống: hoặc giá sản xuất (giá thành) tăng lên hoặc lợi nhuận của DN giảm đi. Theo tính toán từ hệ số của bảng cân đối liên ngành, ở tình huống DN đưa chi phí do tăng tiền lương vào giá sản xuất có thể khiến chỉ số giá sản xuất (PPI) tăng gần 1%. Còn trong tình huống không thể đẩy vào giá thành, các DN phải chịu giảm lợi nhuận từ 3 - 4%.

Chuyên gia kinh tế Bùi Trinh nhấn mạnh: Nếu tăng lương tối thiểu lên 6%, tính toán cho thấy hệ số co giãn về lao động sẽ tăng lên trên 80% và nền kinh tế cần nhiều vốn hơn nữa cho tăng trưởng. Nếu thực sự quan tâm đến người lao động, nên giảm giá xăng dầu nhanh nhất có thể bằng cách bỏ thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng dầu; giảm thuế nhập khẩu và đưa thuế giá trị gia tăng (GTGT) của mặt hàng này xuống còn 8% như các loại hàng hóa khác.

Muốn kiềm lạm phát, phải ổn định giá cả. Mà muốn ổn định giá cả thì phải hạ giá xăng càng sớm càng tốt. Giá xăng dầu như nguồn máu nuôi rất nhiều ngành kinh tế khác nhau, hạ giá xăng nên coi là việc làm cấp bách và cần thiết hiện nay.

TS Phạm Thế Anh

Vị chuyên gia này cũng chỉ ra chính sách thuế đối với phân bón cũng đang quá vô lý. Theo quy định hiện tại, phân bón không chịu thuế GTGT nên các DN sản xuất phân bón không được kê khai, khấu trừ và hoàn thuế GTGT đầu vào. Từ đó, DN phải tính vào chi phí, khiến giá thành tăng. Mới đây, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đề nghị Bộ Tài chính kiến nghị Chính phủ báo cáo Quốc hội sửa đổi Luật số 71/2014/QH13 theo hướng chuyển phân bón từ đối tượng không chịu thuế sang đối tượng chịu thuế GTGT với mức thuế suất hợp lý để tạo điều kiện hỗ trợ ngành sản xuất phân bón trong nước và giảm bớt khó khăn cho nông dân.

Còn TS Phạm Thế Anh (Trường đại học Kinh tế Quốc dân) nhận định tác động giá xăng dầu tăng bắt đầu ngấm và tác động mạnh đến nền kinh tế. Dự báo từ giữa đến cuối năm, giá cả hàng hóa sẽ tiếp tục tăng nhanh như lương thực thực phẩm, phân bón, vật tư nông nghiệp... Theo đó, nguy cơ lạm phát cao là khó tránh khỏi. Nhà nước có thể đẩy nhanh việc hỗ trợ người dân và DN trong giai đoạn tới bằng các chính sách cụ thể. Đó là giảm ngay thuế phí đánh vào mặt hàng xăng dầu. Riêng thuế tiêu thụ đặc biệt 10% “gõ” vào xăng phải bỏ đi sẽ giúp giảm 2.500 đồng/lít xăng. Bên cạnh đó, hỗ trợ giảm chi phí công đoàn, giảm tiền thuê đất, giảm lãi suất ngân hàng…

thanhnien.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Người lao động

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Đại hội cổ đông bất thường, LPBank chốt 3 nội dung quan trọng

Đại hội cổ đông bất thường, LPBank chốt 3 nội dung quan trọng

Tại Đại hội cổ đông bất thường, LPBank chốt 3 nội dung quan trọng: Thay đổi trụ sở chính, góp vốn, mua cổ phần, bổ sung thành viên Hội đồng quản trị,…
Nhà băng

Nhà băng 'tung' ưu đãi, ‘trợ lực’ cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu dịp cuối năm

Những giải pháp tài chính phù hợp từ ngân hàng đang trở thành công cụ đắc lực giúp các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tăng tốc trong gian đoạn cuối năm.
Manulife được vinh danh vì những đóng góp tiêu biểu cho cộng đồng năm 2024

Manulife được vinh danh vì những đóng góp tiêu biểu cho cộng đồng năm 2024

Manulife Việt Nam được vinh danh trong “Top 40 Doanh nghiệp xuất sắc trong gắn kết mục tiêu kinh doanh và trách nhiệm xã hội" tại lễ tôn vinh Saigon Times CSR
Cơ hội vàng cho doanh nghiệp SME: Mở tài khoản BIZ MBBank, rinh xe hơi Vinfast VF3 và iPhone 15 Pro Max

Cơ hội vàng cho doanh nghiệp SME: Mở tài khoản BIZ MBBank, rinh xe hơi Vinfast VF3 và iPhone 15 Pro Max

Thông qua chương trình “Mở BIZ MBBank ngay - Quay trúng lớn”, MB mang đến hàng loạt phần thưởng hấp dẫn, tiếp thêm động lực cho các doanh nghiệp SME.
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam: 25 năm hành trình vun đắp niềm tin

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam: 25 năm hành trình vun đắp niềm tin

25 năm qua, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam không ngừng hoàn thiện nhằm phát huy hơn nữa hiệu quả chính sách bảo hiểm tiền gửi nhằm bảo vệ quyền lợi người gửi tiền.

Tin cùng chuyên mục

VietinBank có thu nhập hoạt động (TOI) cao nhất ngành Ngân hàng

VietinBank có thu nhập hoạt động (TOI) cao nhất ngành Ngân hàng

VietinBank là ngân hàng có thu nhập hoạt động và lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phòng rủi ro tín dụng cao nhất ngành ngành Ngân hàng.
BIDV và KIOTVIET hợp tác triển khai dịch vụ ngân hàng tích hợp

BIDV và KIOTVIET hợp tác triển khai dịch vụ ngân hàng tích hợp

Ngày 12/11/2024, tại Hà Nội BIDV và KiotViet đã ký kết Thỏa thuận hợp tác cung cấp dịch vụ ngân hàng tích hợp trên phần mềm KiotViet.
Quý 3/2024, tập đoàn Manulife toàn cầu tiếp tục tăng trưởng ấn tượng

Quý 3/2024, tập đoàn Manulife toàn cầu tiếp tục tăng trưởng ấn tượng

Tập đoàn Manulife vừa công bố kết quả kinh doanh quý 3 năm 2024 với sự tăng trưởng nổi bật ở nhiều chỉ số kinh doanh, nối tiếp đà tăng của quý 2 trước đó
Tập đoàn FPT bắt tay Sun Life Việt Nam hợp tác chuyển đổi số nhằm nâng tầm trải nghiệm Khách hàng

Tập đoàn FPT bắt tay Sun Life Việt Nam hợp tác chuyển đổi số nhằm nâng tầm trải nghiệm Khách hàng

Tập đoàn FPT và Sun Life Việt Nam ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai bên nhằm phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ
Hội thảo góp ý dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) đối với đồ uống có cồn

Hội thảo góp ý dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) đối với đồ uống có cồn

Sáng 14/11, Tạp chí Kinh tế Việt Nam đã tổ chức Hội thảo góp ý dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) đối với đồ uống có cồn.
Khác biệt làm nên sức hút của các dịch vụ ngân hàng số TPBank

Khác biệt làm nên sức hút của các dịch vụ ngân hàng số TPBank

Giữa rừng tiện ích ngày càng nở rộ, những sản phẩm, dịch vụ đi từ sự thấu hiểu nhu cầu được xây dựng trên nền tảng ngân hàng số hiện đại của TPBank vẫn độc đáo.
Lãi suất tiền gửi dưới 6 tháng tối đa chỉ 5,25%/năm

Lãi suất tiền gửi dưới 6 tháng tối đa chỉ 5,25%/năm

Ngân hàng Nhà nước quy định, lãi tiền gửi kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng tại Quỹ tín dụng nhân dân, Tổ chức tài chính vi mô tối đa ở mức 5,25%/năm.
Trung bình mỗi ngày người dân mang 2.882 tỷ đồng gửi tiết kiệm ngân hàng

Trung bình mỗi ngày người dân mang 2.882 tỷ đồng gửi tiết kiệm ngân hàng

Trong tháng 8/2024, lượng tiền gửi tiết kiệm của người dân tăng thêm 86.475 tỷ đồng, tương đương mỗi ngày có khoảng 2.882 tỷ đồng được gửi vào ngân hàng.
Tín dụng tiêu dùng kỳ vọng tăng tốc dịp cuối năm

Tín dụng tiêu dùng kỳ vọng tăng tốc dịp cuối năm

Nhu cầu mua sắm sản phẩm hàng hóa, dịch vụ cuối năm được kỳ vọng sẽ phục hồi và tăng trưởng trở lại, trong đó có mảng vay tiêu dùng của các công ty tài chính.
Cổ phiếu MZG của Công ty Cổ phần Miza chính thức lên sàn UPCoM HNX

Cổ phiếu MZG của Công ty Cổ phần Miza chính thức lên sàn UPCoM HNX

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) ngày 12/11 đã khai trương phiên giao dịch đầu tiên của cổ phiếu Công ty Cổ phần Miza trên sàn UPCoM HNX với mã MZG.
Thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam triển vọng tích cực giai đoạn cuối năm 2024

Thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam triển vọng tích cực giai đoạn cuối năm 2024

Theo Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam (IAV), trong quý 3/2024, doanh thu khai thác mới khối bảo hiểm nhân thọ (BHNT) đạt hơn 5.934 tỷ đồng, tăng nhẹ so với cùng kỳ.
Manulife nâng cấp sản phẩm Sống Khỏe Mỗi Ngày, đáp ứng nhu cầu của khách hàng về bảo hiểm sức khỏe

Manulife nâng cấp sản phẩm Sống Khỏe Mỗi Ngày, đáp ứng nhu cầu của khách hàng về bảo hiểm sức khỏe

Manulife Việt Nam nâng cấp sản phẩm "Sống khỏe mỗi ngày" lên phiên bản năm 2024 với tính linh hoạt tối đa, chi phí hợp lý và thời hạn bảo vệ lên tới 75 tuổi
Tín dụng chính sách: Yếu tố giúp Việt Nam thành hình mẫu của thế giới về giảm nghèo

Tín dụng chính sách: Yếu tố giúp Việt Nam thành hình mẫu của thế giới về giảm nghèo

Nguồn vốn tín dụng chính sách đã góp phần quan trọng, đưa Việt Nam trở thành hình mẫu của thế giới về giảm nghèo và tăng trưởng kinh tế.
Doanh nghiệp châu Âu lạc quan về triển vọng đầu tư dài hạn tại Việt Nam

Doanh nghiệp châu Âu lạc quan về triển vọng đầu tư dài hạn tại Việt Nam

Theo thông tin từ EuroCham, hơn 69% doanh nghiệp châu Âu nhận định lạc quan về triển vọng đầu tư dài hạn tại Việt Nam.
Techcombank tiên phong triển khai dịch vụ xác thực điện tử qua VNeID

Techcombank tiên phong triển khai dịch vụ xác thực điện tử qua VNeID

Từ tháng 11, khách hàng có thể mở tài khoản và cập nhật sinh trắc học trên Techcombank Mobile bằng hình thức xác thực điện tử thông qua kết nối ứng dụng VNeID.
Thị trường chứng khoán tuần tới: Nhà đầu tư đang chờ đợi tín hiệu hạ nhiệt của tỷ giá

Thị trường chứng khoán tuần tới: Nhà đầu tư đang chờ đợi tín hiệu hạ nhiệt của tỷ giá

Tuần qua, thị trường chứng khoán tiếp tục diễn biến giằng co khi tâm lý nhà đầu tư tiếp tục thận trọng. Kết tuần, chỉ số VN-Index giảm 2,33 điểm so tuần trước.
Trái phiếu doanh nghiệp chậm trả giảm mạnh trong 10 tháng

Trái phiếu doanh nghiệp chậm trả giảm mạnh trong 10 tháng

Theo VIS Rating, trong 10 tháng qua, tổng giá trị trái phiếu chậm trả mới chỉ đạt 16.600 tỷ đồng, giảm mạnh so với 137.600 tỷ đồng của cùng kỳ năm trước.
Nguồn vốn tín dụng chính sách mở rộng cơ hội việc làm cho người dân

Nguồn vốn tín dụng chính sách mở rộng cơ hội việc làm cho người dân

Theo Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh TP. Hồ Chí Minh, Chương trình cho vay giải quyết việc làm đã có 12.665 lượt khách hàng vay vốn với số tiền 936 tỷ đồn
Tín dụng tăng 10% song sức hấp thụ vốn vẫn còn yếu

Tín dụng tăng 10% song sức hấp thụ vốn vẫn còn yếu

Ngân hàng Nhà nước cho biết, đến hết tháng 10, tín dụng đã tăng trên 10%, tuy nhiên sức hấp thụ vốn tín dụng của doanh nghiệp và người dân còn thấp.
Techcom Capital đóng hơn 114 tỷ đồng thuế năm 2022 – 2023, hoàn tất nộp bổ sung 94,8 triệu đồng

Techcom Capital đóng hơn 114 tỷ đồng thuế năm 2022 – 2023, hoàn tất nộp bổ sung 94,8 triệu đồng

Techcom Capital đã hoàn tất nộp bổ sung 94,8 triệu đồng tiền thuế vào ngân sách nhà nước nâng tổng tiền thuế đã đóng kỳ 2022 - 2023 lên 114,3 tỷ đồng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động