Người lao động được lợi gì khi giảm năm đóng bảo hiểm xã hội?

Tại Dự thảo Luật Bảo hiểm Xã hội (sửa đổi), cơ quan soạn thảo đề xuất giảm điều kiện số năm đóng bảo hiểm xã hội từ 20 năm xuống 15 năm.
Đề xuất đóng bảo hiểm xã hội 15 năm để hưởng lương hưu: Còn nhiều băn khoăn Đang đề xuất quy định mới về mức điều chỉnh tiền lương, thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội Mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập đã đóng bảo hiểm xã hội thay đổi ra sao từ 20/2?

Theo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, quy định này nhằm tạo cơ hội cho những người tham gia muộn (trên 40 tuổi) hoặc những người tham gia không liên tục dẫn đến khi đến tuổi nghỉ hưu vẫn không tích lũy đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội cũng được hưởng lương hưu hằng tháng.

Như vậy, những trường hợp này trước đây không được hưởng lương hưu, nay sẽ được hưởng lương hưu hàng tháng, định kỳ mức lương hưu sẽ được Nhà nước điều chỉnh và đồng thời trong thời gian hưởng lương hưu sẽ được Quỹ Bảo hiểm xã hội mua bảo hiểm y tế.

Lao động được lợi gì khi giảm năm đóng bảo hiểm xã hội?

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội nêu rõ, việc sửa góp phần hướng tới mục tiêu mở rộng diện bao phủ đối tượng thụ hưởng bảo hiểm xã hội để ngày càng có thêm nhiều người hơn được hưởng lương hưu; đồng thời cũng khuyến khích người lao động bảo lưu, tiếp tục tham gia đóng góp bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu hằng tháng thay vì nhận bảo hiểm xã hội một lần.

Quy định này cũng phù hợp với kinh nghiệm quốc tế, xu hướng nhiều quốc gia trước đây cũng quy định thời gian đóng tối thiểu 20 năm để được hưởng lương hưu thì hiện nay các quốc gia này đều đã có điều chỉnh giảm.

Về tác động của việc giảm số năm đóng bảo hiểm xã hội, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cho rằng, không có tác động về kinh tế do ngân sách nhà nước không phát sinh thêm chi phí trong việc thực hiện chính sách này. Tuy nhiên, việc giảm điều kiện về số năm đóng để hưởng lương hưu có thể giúp gia tăng số người được hưởng lương hưu khi hết tuổi lao động, giảm gánh nặng cho Nhà nước trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho người cao tuổi.

Đối với Quỹ Bảo hiểm xã hội, việc giảm điều kiện về số năm đóng bảo hiểm xã hội cần thiết để người lao động có thể hưởng lương hưu khi đủ tuổi, bởi so với quy định hiện hành thì người lao động có thể được hưởng lương hưu sớm hơn, trong trường hợp đã đủ tuổi và có thời gian đóng từ đủ 15 năm trở lên. Do đó, việc này về cơ bản là có tác động tiêu cực đến Quỹ Bảo hiểm xã hội, mặc dù những người này sẽ hưởng với mức hưởng thấp hơn, nhưng thời gian chi trả sẽ được thực hiện sớm hơn và kéo dài hơn.

Còn đối với người lao động, việc sửa đổi chính sách sẽ giúp họ dễ dàng đạt đủ điều kiện cần thiết để được hưởng lương hưu. Song, do cách tính mức lương hưu của người nghỉ hưu dựa trên thời gian đóng góp và mức tiền lương, thu nhập làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội nên việc giảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội sẽ làm xuất hiện thêm nhiều trường hợp người nghỉ hưu ở mức lương hưu thấp, đặc biệt đối với những người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện ở mức thu nhập làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện (1.500.000 đồng/tháng). Với nhóm này, thời gian tham gia vừa đủ 15 năm thì mức hưởng khi nghỉ hưu khá thấp, chỉ nhỉnh hơn một chút so với trợ cấp hưu trí xã hội.

Giảm năm đóng bảo hiểm xã hội là hướng đến lợi ích xã hội nhưng không ít ý kiến cho rằng nếu chờ tuổi hưởng lương hưu lại là một quá trình quá dài đối với người lao động, nhất là lao động trực tiếp tại nhà máy. Do vậy, trước đề xuất giảm năm đóng bảo hiểm xã hội nhiều người lao động đặc biệt quan tâm.

Nhiều ý kiến cho rằng, giảm năm đóng bảo hiểm xã hội là cần thiết song cần tính đến giảm cả tuổi nghỉ hưu bởi với đặc thù công việc, người lao động sẽ không đủ sức khỏe để làm việc khi ngoài độ tuổi 50. Mặt khác, hiện nhu cầu đổi mới, đòi hỏi có nguồn nhân lực, lao động có năng lực, tiếp nhận công việc nhanh khiến nhiều lao động rơi vào tình thế khó khăn nếu không đáp ứng công việc.

Ông Lê Đình Quảng, Phó trưởng ban Chính sách - pháp luật, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam cũng cho rằng, việc giảm thời gian đóng bảo hiểm xã hội xuống còn 15 năm tạo thuận lợi cho người lao động, giúp mở rộng đối tượng hưởng lương hưu cũng như giảm thiểu tình trạng rút bảo hiểm xã hội một lần.

Tuy vậy, theo ông Quảng điều quan trọng nhất vẫn cần phải cân đối lại tỷ lệ hưởng lương hưu tương ứng 15 năm đóng, làm sao để có mức sàn nhất định đảm bảo cuộc sống tối thiểu cho những người về hưu. Bên cạnh đó, ngoài việc giảm năm đóng bảo hiểm xã hội sẽ cần nhiều chính sách khác đi kèm, hướng tới một hệ thống bảo hiểm xã hội đa tầng, linh hoạt.

Về ý kiến này, ông Nguyễn Duy Cường - Phó Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm Xã hội, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã nói rõ, muốn có lương hưu cao thì tỷ lệ đóng phải cao, số năm đóng dài, song hiện ưu tiên lựa chọn từ chỗ “chưa có lương hưu đến có lương hưu trước đã”, dần dần mới tính đến câu chuyện cải thiện mức hưởng.

Ông Nguyễn Duy Cường phân tích thêm, bản chất của bảo hiểm xã hội nói chung và chính sách hưu trí nói riêng đều hướng đến tích lũy thời gian đóng trong thời gian còn trẻ để về già được hưởng lương hưu. “Khi đặt vấn đề này trong xây dựng dự thảo Luật Bảo hiểm Xã hội, chúng tôi cũng rất trăn trở, sau này cần thông tin đầy đủ cho người lao động. Nhà nước luôn khuyến khích người lao động tích lũy quá trình đóng càng nhiều năm để sau này có mức lương hưu cao”- ông Cường cho biết.

Bảo Thoa
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bảo hiểm xã hội

Tin cùng chuyên mục

Số người rút bảo hiểm xã hội một lần giảm sâu

Số người rút bảo hiểm xã hội một lần giảm sâu

23 tác phẩm đoạt Giải Báo chí về bảo hiểm năm 2024

23 tác phẩm đoạt Giải Báo chí về bảo hiểm năm 2024

Trục lợi bảo hiểm: Đừng để “con sâu làm rầu nồi canh”

Trục lợi bảo hiểm: Đừng để “con sâu làm rầu nồi canh”

Từ ngày 1/7/2025, nhóm đối tượng nào được tăng lương hưu?

Từ ngày 1/7/2025, nhóm đối tượng nào được tăng lương hưu?

Người không có lương hưu nhận trợ cấp hàng tháng từ 1/7

Người không có lương hưu nhận trợ cấp hàng tháng từ 1/7

Prudential duy trì biên thanh khoản cao 193%

Prudential duy trì biên thanh khoản cao 193%

Manulife Việt Nam công bố báo cáo tài chính năm 2024

Manulife Việt Nam công bố báo cáo tài chính năm 2024

3 trường hợp được hoàn trả tiền đóng bảo hiểm y tế

3 trường hợp được hoàn trả tiền đóng bảo hiểm y tế

Điều kiện đóng bảo hiểm xã hội của lao động nước ngoài

Điều kiện đóng bảo hiểm xã hội của lao động nước ngoài

Prudential tổng kết 5 năm triển khai dự án “Đến trường an toàn” với Ngày hội An toàn giao thông cấp liên tỉnh

Prudential tổng kết 5 năm triển khai dự án “Đến trường an toàn” với Ngày hội An toàn giao thông cấp liên tỉnh

Manulife phát động cuộc thi “Đổi mới vì tương lai dân số Châu Á"

Manulife phát động cuộc thi “Đổi mới vì tương lai dân số Châu Á"

Các quỹ mở của Manulife IM Việt Nam đồng loạt báo lãi

Các quỹ mở của Manulife IM Việt Nam đồng loạt báo lãi

Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Lợi nhuận sau thuế hợp nhất năm 2024 vượt mốc 2.000 tỷ đồng

Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Lợi nhuận sau thuế hợp nhất năm 2024 vượt mốc 2.000 tỷ đồng

10 bảo hiểm xã hội khu vực hoạt động từ 1/4

10 bảo hiểm xã hội khu vực hoạt động từ 1/4

Tập đoàn Prudential công bố báo cáo tài chính thường niên năm 2024: Từng bước hiện thực hóa mục tiêu chiến lược 2027

Tập đoàn Prudential công bố báo cáo tài chính thường niên năm 2024: Từng bước hiện thực hóa mục tiêu chiến lược 2027

Bảo hiểm nhân thọ như nắng sau mưa

Bảo hiểm nhân thọ như nắng sau mưa

Từ 1/7/2025: Giảm năm đóng, mức lương hưu thay đổi ra sao?

Từ 1/7/2025: Giảm năm đóng, mức lương hưu thay đổi ra sao?

Manulife khai trương văn phòng mới tại “phố” tài chính Quận 1, TP. HCM

Manulife khai trương văn phòng mới tại “phố” tài chính Quận 1, TP. HCM

AM Best xác nhận tái xếp hạng tín nhiệm A cho Tổng Công ty Bảo hiểm PVI

AM Best xác nhận tái xếp hạng tín nhiệm A cho Tổng Công ty Bảo hiểm PVI

Từ 1/7/2025: Nghỉ ốm nửa ngày được hưởng chế độ ốm đau

Từ 1/7/2025: Nghỉ ốm nửa ngày được hưởng chế độ ốm đau