Bản sắc Văn hóa Petrovietnam: Nhân lên sức mạnh nội tại cho doanh nghiệp Văn hóa Petrovietnam: Nền tảng phục hồi, phát triển bền vững |
Sau 5 năm triển khai Đề án Tái tạo Văn hóa Petrovietnam tại Cơ quan Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có thể thấy rõ những kết quả do chính các đoàn viên công đoàn tại cơ quan bộ máy điều hành là người kiến tạo, bồi đắp và đang dần thụ hưởng những giá trị tốt đẹp từ văn hóa Petrovietnam mang lại.
Trải qua hơn 6 thập kỷ hình thành và phát triển, chính trong quá trình xây dựng và trưởng thành, cốt cách và bản sắc riêng biệt của người lao động Dầu khí được kết tinh cùng năm tháng đã tạo nên truyền thống văn hóa và hình thành nên bản sắc của văn hoá Dầu khí; được các thế hệ người dầu khí luôn trân trọng, gìn giữ và phát triển. Tuy nhiên, việc định hình giá trị cốt lõi của văn hoá dầu khí chưa bài bản, chưa xác lập triển khai có tính hệ thống.
Đồng chí Đào Mạnh Chung, Tổ trưởng Tổ Công đoàn Ban Truyền thông và Văn hóa doanh nghiệp trình bày tham luận tại Đại hội |
Kể từ tháng 10/2018, khi Ban Truyền thông và Văn hóa doanh nghiệp (TT&VHDN) được thành lập, Tổ công đoàn Ban TT&VHDN được hình thành, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Chi bộ, các cán bộ, đoàn viên trong Tổ công đoàn đã nghiên cứu tham mưu BCH Đảng bộ ban hành Nghị quyết số 281-NQ/ĐU về “công tác truyền thông và văn hóa doanh nghiệp” (Nghị quyết 281). Đây là nghị quyết chuyên đề của Ban Chấp hành Đảng bộ Tập đoàn được xây dựng công phu, chi tiết, chặt chẽ, có tính thực tiễn cao. Sau khi Nghị quyết được ban hành, công tác triển khai, quán triệt thực hiện hết sức nghiêm túc, những giải pháp mà Nghị quyết 281 chỉ ra đã khắc phục được hầu hết những tồn tại, hạn chế trong triển khai xây dựng VHDN thời gian trước đây.
Trên cơ sở Nghị quyết 281, Ban TT&VHDN tham mưu và được Hội đồng thành viên Tập đoàn phê duyệt ban hành “Đề án tái tạo Văn hóa Petrovietnam” (đề án) tại Công ty Mẹ - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và thành lập Ban chỉ đạo triển khai đề án, Trưởng ban chỉ đạo là Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV, Phó Trưởng ban thường trực là Tổng giám đốc Tập đoàn vào đúng ngày truyền thống ngành Dầu khí Việt Nam Ngày 27/11/2019.
Từ đó đến nay, Ban TT&VHDN phối hợp với Tổ triển khai tái tạo văn hóa Petrovietnam (Tổ triển khai) đã tham mưu Ban chỉ đạo/Tổng giám đốc Tập đoàn đánh giá và đưa ra các giải pháp để triển khai các nội dung của Đề án ngày một hiệu quả; đồng chí Chủ tịch HĐTV Tập đoàn, Trưởng ban chỉ đạo đã chủ trì 11 cuộc họp Ban Chỉ đạo; Tổ triển khai đã tổ chức 18 cuộc họp; ban hành 03 Quyết định, 01 Quy chế, 10 thông báo, 15 báo cáo tại Cơ quan; đã tiến hành 05 cuộc khảo sát, 06 cuộc đánh giá tình hình triển khai thực hiện 5S tại các Ban/Văn phòng.
Điều này thể hiện tinh thần quyết tâm, ý chí thống nhất của cả hệ thống chính trị, bắt đầu từ cấp lãnh đạo cao nhất của Tập đoàn trong xây dựng văn hóa Petrovietnam. Với yêu cầu tái tạo văn hóa là làm một việc giải quyết nhiều mục tiêu. Tái tạo văn hóa đi trước, định hướng, tạo đà cho tái tạo kinh doanh, các hoạt động văn hóa chi phối mọi hoạt động tại Cơ quan Tập đoàn và cũng là cụ thể hóa chủ trương của Đảng trong xây dựng con người mới, trong học tập và làm theo đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; là gắn với thực hiện xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị, thực hiện phê bình và tự phê bình, “tự soi, tự sửa”, đẩy lùi tham nhũng; là chủ trương về chuyển đổi số thông qua xây dựng văn hóa số, văn hóa kỷ cương, văn hoá hiệu quả.
Tổ triển khai Đề án tái tạo văn hóa Petrovietnam họp thường kỳ |
Công tác tuyên truyền về xây dựng văn hóa Petrovietnam được tổ chức với nhiều hình thức phong phú, triển khai linh hoạt (mở chuyên mục trên intraweb, thông báo loa phát thanh, trang trí hành lang, poster thang máy, màn hình chờ máy tính, lịch bàn, bảng cam kết tại các ban/văn phòng…), thông điệp “5 phút mỗi ngày cùng 5S, công sở 5 sao”; các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, thực hành hiệu quả cùng 7 thói quen…đã giúp gắn kết, tạo sự hứng khởi trong cán bộ công nhân viên, lan toả kịp thời các tập thể, cá nhân tích cực tham gia xây dựng Đề án và chia sẻ rộng rãi tại các Ban/Văn phòng.
Công tác đào tạo liên tục được ưu tiên triển khai, tại Cơ quan Tập đoàn đã tổ chức 20 khóa học 5S cho toàn bộ cán bộ nhân viên; 02 khóa học văn hóa nền tảng “Quản trị cuộc đời” cho trên 500 cán bộ nhân viên; tổ chức 10 khoá đào tạo “7 thói quen hiệu quả” cho 523 cán bộ; tổ chức đào tạo cho 159 cán bộ cấp lãnh đạo, quản lý khoá học“Chuyển đổi số trong doanh nghiệp dầu khí”; các khoá học làm việc từ xa hiệu quả trong đại dịch Covid – 19; 07 khoá đào tạo “tự động viên: Kỹ năng thiết yếu để thành công”, “lãnh đạo tốc độ niềm tin”, “tốc độ niềm tin” cho 477 người là các cán bộ cấp lãnh đạo, quản lý và cán bộ nhân viên; tổ chức 10 khoá đào tạo “Kiến thức cơ bản chuyển đổi số trong doanh nghiệp” cho gần 500 cán bộ nhân viên. Có thể khẳng định, thông qua các các khóa học, đã tác động giúp thay đổi, tạo chuyển biến nhận thức, hướng từng cá nhân đến tầm nhìn, sứ mệnh của Petrovietnam; đồng bộ nhận thức văn hóa doanh nghiệp, văn hoá số phù hợp với trình độ chuyên môn; từ đó chuyển biến hành vi theo hướng chuyên nghiệp, tích cực.
Công tác triển khai 5S đã được cán bộ, nhân viên Cơ quan duy trì thực hiện như một thói quen |
Công tác triển khai 5S tiếp tục được duy trì thông qua việc sắp xếp, bố trí khu vực làm việc đồng bộ, chuyên nghiệp, thân thiện, hiện đại, khoa học, tạo nét riêng biệt của từng lĩnh vực. Các vật dụng trong văn phòng đều đã được để đúng vị trí, dễ thấy, dễ lấy, dễ trả lại. Phần lớn hồ sơ, sổ sách đều ghi phân loại rõ ràng, giúp thuận tiện khi tra cứu, phục vụ tốt yêu cầu công việc. Các tổ chức đoàn thể tại Cơ quan đã tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, tạo môi trường xây dựng văn hóa.
Các cán bộ, nhân viên Cơ quan Tập đoàn tại phòng đọc sách |
Phòng đọc sách được ra mắt và đi vào sư dụng, với số lượng đầu sách ngày càng nhiều hơn, đã tạo không gian văn hóa đọc, khuyến khích tinh thần tự học, tự nâng cao kiến thức của cán bộ nhân viên tại Cơ quan Tập đoàn.
Việc ứng dụng hệ thống nhận diện thương hiệu được tiếp nhận sử dụng một cách rộng rãi và ngày một hiệu quả: như việc duy trì, trang cấp đồng phục mới, sử dụng logo trên sản phẩm truyền thông, ấn phẩm trang trí, ấn phẩm văn phòng phẩm (lịch bàn, phong bì thư, kẹp file…).
Qua gần 5 năm triển khai đề án tại Cơ quan Tập đoàn, những kết quả nổi bật là Văn hóa Petrovietnam đã định hình được hệ giá trị cốt lõi, tầm nhìn, sứ mệnh, từng bước thực thi Sổ tay văn hoá Petrovietnam và sử dụng đồng bộ Bộ nhận diện thương hiệu mới; thống nhất nhận thức từ lãnh đạo đến người lao động về vai trò quyết định của văn hóa doanh nghiệp đối với chiến lược phát triển; đã định hình thói quen, hành vi ứng xử văn hoá trong cán bộ, nhân viên tại Cơ quan.
Trong đó, điểm nổi bật là “quản trị biến động” đang dần trở thành nét đặc trưng văn hóa trong quản trị doanh nghiệp của Petrovietnam, giúp Tập đoàn chúng ta phát triển bền vững. Chúng ta tự hào khi giá trị thương hiệu của Petrovietnam hiện tại đạt gần 1,3 tỷ USD, tăng gần gấp rưỡi so với năm 2021/năm 2021 gấp đôi so với năm 2019, duy trì vị trí trong top thương hiệu giá trị nhất Việt Nam. Hình ảnh Petrovietnam đã phục hồi, lấy lại ấn tượng tốt đẹp với dư luận xã hội và các thế hệ người lao động Dầu khí.
Lãnh đạo Tập đoàn trao giấy chứng nhận cho 5 tập thể thực hiện tốt 5S tại Cơ quan Tập đoàn |
Đặc biệt, trong những tháng đầu năm 2023, mặc dù chịu tác động lớn do giá các sản phẩm dầu khí đều suy giảm mạnh, nhưng những giá trị cốt lõi của văn hoá Petrovietnam “Khát vọng - Trí tuệ - Chuyên nghiệp - Nghĩa tình” tiếp tục được thấm sâu từ lãnh đạo Tập đoàn đến người lao động thông qua các sản phẩm tái tạo văn hóa Petrovietnam, vai trò nêu gương trong quản lý điều hành, phát ngôn và hành động, trong tiếp xúc và chia sẻ với người lao động tại Cơ quan được đổi mới hơn trước.
Việc thực hiện phương châm hành động “Đoàn kết - Kỷ cương - Sáng tạo - Hiệu quả”, văn hóa hội họp, văn hóa thực thi công việc, văn hóa ứng dụng công nghệ, văn hóa hiệu quả, văn hóa phối hợp, văn hóa trong các hoạt động tập thể, văn hóa thượng tôn pháp luật, thói quen quản trị hiệu quả; thực hành hiệu quả với 7 thói quen và thực hành 5S được củng cố. Ý thức của cán bộ nhân viên trong các hoạt động tập thể được nâng cao. Các nhiệm vụ của Đề án tiếp tục trở thành một phần quan trọng góp phần hoàn thành chỉ tiêu sản xuất kinh doanh trong 4 tháng đầu năm 2023.
Petrovietnam khai giảng khoá đào tạo “7 thói quen hiệu quả” |
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác phổ biến, quán triệt tại một số Ban/văn phòng về công tác tái tạo văn hoá Petrovietnam chưa thường xuyên, việc nêu gương của lãnh đạo trong thực hiện chưa đồng đều và nhất quán. Sự hợp tác, chia sẻ trong công việc giữa cán bộ trong từng Ban/Văn phòng và giữa các Ban/Văn phòng hiệu quả chưa cao. Một số cán bộ nhân viên có biểu hiện lơ là trong chấp hành nội quy, kỷ luật lao động và tuân thủ các quy định của Cơ quan. Ý thức tham gia các khóa đào tạo chưa nghiêm túc, chưa coi đây là nhiệm vụ và quyền lợi, việc thực hiện 5S còn chưa tạo sự liên tục, còn đối phó, chưa hiểu hết vai trò của văn hoá doanh nghiệp đối với công việc hằng ngày và sự phát triển bền vững của Tập đoàn. Việc thực hành hiệu quả với 7 thói quen còn chậm.
Để hoàn thành việc triển khai đồng bộ Đề án tái tạo văn hoá Petrovietnam; thống nhất nhận thức về vai trò của văn hoá doanh nghiệp từ lãnh đạo đến người lao động. Xác định văn hoá doanh nghiệp là lực lượng sản xuất trực tiếp, xác định văn hoá đi trước, định hướng tạo đà cho tái tạo kinh doanh, thúc đẩy, hỗ trợ cho sản xuất kinh doanh hiệu quả, bền vững, đúng pháp luật; nâng cao vị thế và uy tín của Petrovietnam, cần tập trung triển khai một số giải pháp.
Trong đó, tiếp tục tuyên truyền, vận động, đào tạo gắn kết nâng cao nhận thức, ý thức xây dựng văn hóa doanh nghiệp Petrovietnam. Đồng thời, xây dựng môi trường làm việc ổn định, trong sạch lành mạnh, đoàn kết, gắn bó; nâng cao vai trò nêu gương của lãnh đạo; Tiếp tục sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định xử lý, giải quyết công việc. Ngoài ra, cần nâng cao chất lượng của đội ngũ tham mưu; tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, tuyên dương khen thưởng.