Người chăn nuôi gà gặp khó

Thịt nhập khẩu giá rẻ, nguồn cung tăng giá lại giảm, đây là những nguyên nhân cơ bản làm cho ngành công nghiệp chăn nuôi gà của Việt Nam đối mặt với nhiều khó khăn, trong đó không ít hộ chăn nuôi đã tính đến giải pháp “gác chuồng” để thoát cảnh lỗ vốn.

Theo Tổng cục Hải quan, chỉ riêng trong 6 tháng đầu năm 2019, Việt Nam đã nhập khẩu tới 142.190 tấn thịt gà, trị giá hơn 120 triệu USD. Số lượng thịt gà nhập khẩu này nhiều hơn 128.000 tấn, trị giá 116 triệu USD so với lượng thịt gà nhập khẩu cả năm 2018. Trong năm 2019, Việt Nam nhập khẩu thịt gà chủ yếu từ các nước như Hoa Kỳ, Hà Lan, Ba Lan, Hàn Quốc, Nga, Brazil. Riêng thịt gà từ thị trường Hoa Kỳ là cánh gà, đùi, chân và thịt gà xay vào Việt Nam nhiều nhất với trên 62.400 tấn (48,6 triệu USD). Giá nhập khẩu đùi gà đông lạnh từ Hoa Kỳ vào thị trường Việt Nam bình quân 16.428 đồng/kg; thịt gà xay 26.180 đồng/kg, chân gà là 28.651 đồng/kg, mức giá này rẻ hơn nhiều so với giá thành của gà chăn nuôi trong nước .

Theo các chuyên gia, thịt gà nhập khẩu vào thị trường Việt Nam gần đây với số lượng lớn và giá rẻ chủ yếu là cánh, đùi, chân, gà xay và những sản phẩm này được xem là sản phẩm phụ của họ. Cũng có thể những mặt hàng này là hàng hóa đã tồn kho cần phải bán dù giá rẻ. Mặt khác, do nhiều doanh nghiệp đã nhập khẩu loại gà bị cắt chân, đầu để được hưởng thuế suất nhập khẩu ưu đãi 20%, thay vì 40% như nhập khẩu gà nguyên con.

nguoi chan nuoi ga gap kho

Theo Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam, sản lượng thịt gia cầm nước ta sản xuất trong năm 2018 ước tính trên 2 triệu tấn và hơn 15 tỷ quả trứng, đủ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước. Từ nguồn nhập khẩu thị gà giá rẻ và nguồn cung dồi dào;, giá gà, trứng gà giảm sâu đã gây ra lỗ vốn cho người chăn nuôi.

Đơn cử, tỉnh Đồng Nai hiện có hơn 15,5 triệu con gia cầm, chủ yếu là gà; trong đó có 464 trang trại, chiếm 87% trên tổng đàn. Cho đến nay, ngành công nghiệp chăn nuôi gà ở Đồng Nai đã hình thành được các chuỗi liên kết khép kín từ con giống, thức ăn chăn nuôi, giết mổ, chế biến, tiêu thụ với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn. Nhưng nhiều trang trại, nhất là hộ chăn gà quy mô nhỏ hiện đang đối mặt rất nhiều khó khăn, dù giá bán sản phẩm đã có nhích lên những vẫn còn thấp hơn so với giá thành sản xuất.

Theo chủ các trang trại nuôi gà công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, trước đây không lâu, giá gà công nghiệp ở mức 20.000 đồng/kg, hiện nay đã lên khoảng 29.500 đồng/kg, tăng 3.000 đồng/kg so với hồi đầu tháng 8, mức giá này vẫn chưa có lãi. Nguyên nhân giá gà công nghiệp tăng dần lên là do từ khoảng từ đầu tháng 8 trở lại đây, lượng thịt gà nhập khẩu từ các nước đã giảm, một phần là do dịch tả lợn châu Phi kéo dài khiến cho nguồn cung của thịt lợn giảm, người tiêu dùng chuyển qua sử dụng thịt gà.

Ông Trần Bá Hạc (chủ trại chăn nuôi gia cầm ở huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai) cho biết, hiện nay chi phí chăn nuôi một con gà tại Việt Nam vào khoảng 1,2 USD/kg, trong khi giá gà nhập khẩu từ thị trường Hoa Kỳ khoảng 1 USD/kg, như vậy người chăn nuôi trong nước khó mà cạnh tranh được nếu lượng thịt ngoại tiếp tục đổ bộ số lượng vào thị trường trong nước. Ông Huỳnh Đức Phú - chủ trại chăn nuôi gia cầm ở huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai - chia sẻ, ngoại trừ các doanh nghiệp FDI, trang trại chăn nuôi lớn thực hiện quy trình chăn nuôi khép kín, số còn lại vẫn chăn nuôi theo tập quán truyền thống. Không ít trại chăn nuôi gà hiện nay chưa tính toán được nhu cầu của thị trường, nhiều lúc đã tăng đàn không đúng thời vụ dẫn đến nguồn cung tăng, giá thành hạ càng tạo thêm áp lực và gây khó cho cả ngành chăn nuôi.

Trần Thế
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Việt Nam - Hàn Quốc: Còn nhiều dư địa trong hợp tác nông nghiệp

Việt Nam - Hàn Quốc: Còn nhiều dư địa trong hợp tác nông nghiệp

Ngày 18/3, diễn ra hội thảo “Tầm nhìn hợp tác Việt Nam – Hàn Quốc trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn 2024 - 2030”.
Hà Giang: Xác định nông nghiệp vẫn là trụ đỡ nền kinh tế

Hà Giang: Xác định nông nghiệp vẫn là trụ đỡ nền kinh tế

Hà Giang tập trung phát triển nông nghiệp đồng thời xác định nông nghiệp vẫn là trụ đỡ nền kinh tế, góp phần quan trọng đảm bảo an sinh xã hội tại địa phương.
4 hiệp hội ngành chăn nuôi kiến nghị bỏ quy định công bố hợp quy thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y

4 hiệp hội ngành chăn nuôi kiến nghị bỏ quy định công bố hợp quy thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y

4 hiệp hội ngành chăn nuôi vừa gửi kiến nghị lên Chính phủ, Quốc hội đề xuất bỏ quy định công bố hợp quy thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y.
Sửa Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới

Sửa Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã và huyện nông thôn mới.
Thúc đẩy nông nghiệp xanh, phát triển bền vững chuỗi rau quả

Thúc đẩy nông nghiệp xanh, phát triển bền vững chuỗi rau quả

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hội thảo tổng kết hoạt động năm 2023 và lập kế hoạch năm 2024 của Nhóm công tác PPP (đối tác công tư) về rau quả.

Tin cùng chuyên mục

Bàn giải pháp thực hiện Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam trong bối cảnh mới

Bàn giải pháp thực hiện Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam trong bối cảnh mới

Quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch 3 loại rừng còn chồng chéo; công tác giao rừng, thuê rừng còn chậm triển khai; năng suất, chất lượng rừng trồng còn thấp.
Bộ Nông nghiệp xây dựng kế hoạch phát triển 1 triệu ha rừng sản xuất gỗ lớn

Bộ Nông nghiệp xây dựng kế hoạch phát triển 1 triệu ha rừng sản xuất gỗ lớn

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đặt mục tiêu đến năm 2030, tổng diện tích rừng trồng sản xuất gỗ lớn đạt khoảng 1 triệu ha.
Hợp tác song phương Úc - Việt Nam về nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu

Hợp tác song phương Úc - Việt Nam về nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu

Báo cáo chiến lược hợp tác song phương Úc - Việt Nam về nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu trong ngành tôm và lúa gạo sẽ ra mắt vào 27/02.
Mỗi năm hồ thuỷ điện tiêu tốn bao nhiêu nước cho vụ Đông Xuân?

Mỗi năm hồ thuỷ điện tiêu tốn bao nhiêu nước cho vụ Đông Xuân?

Do làm tốt công tác chuẩn bị, công tác cấp nước vụ Đông Xuân hàng năm ngày càng giảm, tiết kiệm lớn lượng nước từ hồ thuỷ điện.
Gỡ

Gỡ 'thẻ vàng' IUU, Bộ Nông nghiệp yêu cầu rà soát, xác định rõ tình trạng tàu cá mất kết nối

Để gỡ 'thẻ vàng' IUU, Bộ Nông nghiệp đã có văn bản đề nghị UBND các tỉnh, thành phố ven biển rà soát, xác định rõ tình trạng tàu cá mất kết nối.
Rà soát, khắc phục bất cập trên tuyến Cao tốc Cam Lộ - La Sơn

Rà soát, khắc phục bất cập trên tuyến Cao tốc Cam Lộ - La Sơn

Sau vụ tai nạn khiến 3 người chết, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu khẩn trương rà soát, điều chỉnh phương án giao thông tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn.
Tổ chức Tết trồng cây, tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng

Tổ chức Tết trồng cây, tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng

Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Chỉ thị về tổ chức “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” và tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng.
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang: Dồn tổng lực, mở "đợt cao điểm của cao điểm" để gỡ “thẻ vàng” IUU

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang: Dồn tổng lực, mở "đợt cao điểm của cao điểm" để gỡ “thẻ vàng” IUU

Thời gian còn lại rất ít nên phải dồn tổng lực, mở "đợt cao điểm của cao điểm" với mục tiêu cao nhất là gỡ được “thẻ vàng” IUU sau lần thanh tra thứ 5 sắp tới.
Có một ngôi chợ quê giữa lòng Hà Nội

Có một ngôi chợ quê giữa lòng Hà Nội

Ở ngoại thành Hà Nội có một ngôi chợ hàng trăm năm tuổi vẫn giữ được sự mộc mạc, đơn sơ của chợ xưa. Đó là chợ Vạng, ở xã Song Phương, huyện Hoài Đức.
Trà Shan tuyết cổ thụ tạo sinh kế cho người dân trên đỉnh Tây Côn Lĩnh

Trà Shan tuyết cổ thụ tạo sinh kế cho người dân trên đỉnh Tây Côn Lĩnh

Những cây trà Shan tuyết cổ thụ hàng trăm năm tuổi đã tạo sinh kế cho người dân nơi ở xã Thượng Sơn, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.
Buôn lậu động vật, sản phẩm động vật qua biên giới diễn biến phức tạp

Buôn lậu động vật, sản phẩm động vật qua biên giới diễn biến phức tạp

Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến, thời gian qua, tình hình buôn lậu động vật và sản phẩm động vật qua biên giới diễn biến phức tạp.
Trồng khoai tây chất lượng cao giúp nông dân thu lãi 100 triệu đồng/ha

Trồng khoai tây chất lượng cao giúp nông dân thu lãi 100 triệu đồng/ha

Việc trồng khoai tây chất lượng cao sẽ giúp nông dân ở các tỉnh phía Bắc, khu vực Tây Nguyên và các vùng cao thu lãi từ 70-100 triệu đồng/ha.
Nông nghiệp tiếp tục là trụ đỡ quan trọng trong cơ cấu kinh tế của Sơn La

Nông nghiệp tiếp tục là trụ đỡ quan trọng trong cơ cấu kinh tế của Sơn La

Năm 2023, Sơn La đạt được nhiều thành tựu nổi bật trên các lĩnh vực như: Sản xuất nông, lâm, thủy sản, hoạt động thương mại, dịch vụ, công nghiệp...
Vùng kiệu Khánh Hòa tất bật thu hoạch bán Tết

Vùng kiệu Khánh Hòa tất bật thu hoạch bán Tết

Người trồng kiệu ở Khánh Hòa hối hả thu hoạch, sơ chế, đóng bao giao cho thương lái; thu nhập năm nay giảm hơn 30% vì giá rớt do ảnh hưởng của thời tiết.
Lợn nhập lậu tăng đột biến, Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai kêu cứu

Lợn nhập lậu tăng đột biến, Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai kêu cứu

Từ 1-15/1/2024, trung bình mỗi đêm có khoảng 6.000-7.000 con lợn từ Campuchia nhập lậu vào Việt Nam, chiếm 30% lượng chăn nuôi trong nước bán mỗi ngày.
Xử lý tình trạng tranh chấp ngư trường trên vùng biển tỉnh Cà Mau

Xử lý tình trạng tranh chấp ngư trường trên vùng biển tỉnh Cà Mau

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có Công văn gửi UBND tỉnh Cà Mau về xử lý tình trạng tranh chấp ngư trường trên vùng biển tỉnh Cà Mau.
Đã huy động gần 9,5 nghìn tỷ đồng cho Đề án trồng 1 tỷ cây xanh

Đã huy động gần 9,5 nghìn tỷ đồng cho Đề án trồng 1 tỷ cây xanh

Tổng nguồn vốn huy động để thực hiện Đề án trồng 1 tỷ cây xanh trong 3 năm (năm 2021 - 2023) là gần 9,5 nghìn tỷ đồng.
Bảo Thắng chuẩn bị gia cầm cho thị trường Tết Nguyên đán 2024

Bảo Thắng chuẩn bị gia cầm cho thị trường Tết Nguyên đán 2024

Cuối năm, nhất là dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm thịt động vật trên địa bàn huyện Bảo Thắng tăng từ 20 - 30% so với ngày thường.
Đào tạo nghề cho lao động nông thôn: Tăng quy mô, nâng chất lượng

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn: Tăng quy mô, nâng chất lượng

Đẩy mạnh đào tạo nghề không chỉ giúp bà con vùng đồng bào dân tộc giảm nghèo, mà còn góp phần thực hiện xây dựng nông thôn mới.
Quảng Ninh: Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Quảng Ninh: Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Nâng cao chất lượng đào tạo nghề không những giải quyết việc làm cho lao động nông thôn mà còn góp phần hoàn thành các chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động