Đã từng phiêu lưu với nhiều nghề như điêu khắc gỗ, làm phục chế, tôn tạo, trùng tu di tích… nhưng với nghệ nhân Trần Nam Tước, nghề điêu khắc gốm đã là “một mối duyên nợ” không thể xa. Nghệ nhân Trần Xuân Triều sinh năm 1974, tại vùng quê lúa Kiến Xương (Thái Bình), nhưng do có “duyên nợ” với gốm, nên ông đã bén duyên gốm và dựng nghiệp nhờ tượng gốm tại xã Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội). Mặc dù tuổi đời còn trẻ so với những nghệ nhân khác, nhưng ông đã có rất nhiều tác phẩm để đời, khẳng định tên tuổi trong giới nghệ nhân.
Nghệ nhân Trần Xuân Triều không ngừng tự mày mò nghiên cứu các phương pháp thể hiện màu men qua lửa. Theo ông, đó là một “vùng trời mênh mông” cho những ai đam mê sáng tạo trong nghề gốm. Nghệ nhânTrần Xuân Triều đã từng có những giai đoạn nghiên cứu để có thể làm mới nhiều dòng sản phẩm vốn đã phong phú mà nhiều người từng thành công trước đó như làm tranh, đắp tượng... Mặc dù là người đi sau kế thừa học hỏi tinh hoa, song ông đều sáng tác ra những sản phẩm để lại dấu ấn cá nhân, tái hiện lại sự tinh hoa làng nghề. Chính vì vậy, mỗi tác phẩm của ông đều được các chuyên gia đầu ngành đánh giá cao.
Đầu tiên, phải kể đến tác phẩm “Người con của rồng” đạt giải Khuyến khích vòng chung khảo Hội thi Sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam lần thứ VII Cúp Thăng Long 1000 năm. Đây là tác phẩm hoàn hảo từ bố cục đến các khâu dựng hình, tạo cốt, sản xuất, làm men, nung đốt… đạt tới trình độ thẩm mỹ cao. Sự biến đổi màu đến kỳ ảo dưới men sau khi đã nung chảy qua lửa của hàm rồng, vây rồng đã tôn lên vẻ tráng lệ, thông minh và tài hoa của vị Phật hoàng lúc còn trẻ, như báo hiệu cho một nhân tài xuất chúng của đất nước sau này mà lịch sử đã chứng minh. Nghệ nhân Trần Xuân Triều đã mất tới hơn 3 năm để tác phẩm có thể hoàn thiện như mong muốn.
Nhờ đôi bàn tay sáng tạo tinh hoa, ông đã tạo ra những tác phẩm tiêu biểu khác, phải kể đến như: Sản phẩm bộ Lân Nghê đạt giải Sản phẩm tiêu biểu vòng chung khảo Hội thi Sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam lần thứ VII Cúp Thăng Long 1000 năm; sản phẩm Người con của rồng 1 đạt giải Sản phẩm tiêu biểu vòng chung khảo Hội thi Sản phẩm thủ công Việt Nam lần thứ VII Cúp Thăng Long 1000 năm; sản phẩm Bình hoa lá rụng về cội đạt giải vòng chung khảo Hội thi Sản phẩm thủ công Việt Nam lần thứ VIII-2011… Ngoài ra, ông còn tham gia phục chế hàng chục sản phẩm tiêu biểu như: Tác phẩm “Sơn Nam Thủy tổ” cung tiến tại Đền Hùng, Phú Thọ; “Linh nghê” cúng tiến tại Đền Đô; “Kỳ lân” cung tiến ra đảo Trường Sa…
Sớm được công nhận tài năng và khá thành công trong kinh doanh, nghệ nhân Trần Xuân Triều luôn khiêm tốn và không ngừng học hỏi để trau dồi bản thân. Ông tích cực tham gia các hoạt động xã hội, sáng tác mẫu mã mới, chế tác phục cổ các mẫu hàng gốm sứ Bát Tràng xưa, tham gia phục cổ các di tích lịch sử văn hóa đình, miếu, đền, chùa của nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước. Bên cạnh hoạt động xã hội tích cực, nghệ nhân Trần Xuân Triều là nhân tố tích cực mỗi khi Hội Gốm sứ trao cho trách nhiệm làm giáo viên thực hành truyền nghề cho các học viên trẻ. Ông đã góp phần không nhỏ cùng với Trung tâm Khuyến công Hà Nội khi mở được bốn khóa đào tạo nghề với số học viên tham dự lên đến hơn 200 người. Nhiều người trong số đó đã trở thành thợ giỏi, có việc làm ổn định.
Đất nghn năm của dân tộc qua đôi bàn tay tài hoa và tâm hồn sâu sắc của nghệ nhân đ hó thn thđnh những tác phẩm gốm nghệ thuật rất có hồn, có thần. Đó cũng là cách nghệ nhân Trần Xuân Triều tri ân đất, nghề gốm và lịch sử dân tộc. |