Tin cực vui cho người bị ung thư, Covid-19: Đã tìm ra “thần dược” chữa khỏi |
Dấu hiệu nhận biết ung thư thanh quản
Ung thư thanh quản là loại ung thư phổ biến, chiếm khoảng 2% trong tổng số các loại ung thư. Ở Việt Nam, ung thư thanh quản đứng hàng thứ 3 trong ung thư vùng đầu cổ, bệnh có xu hướng tăng trong thời gian gần đây.
Phẫu thuật cho bệnh nhân mắc bệnh liên quan đến thanh quản |
Theo thống kê, tỷ lệ ung thư thanh quản ở nam là 3/100.000 dân/ năm, nữ là 0,3/ 100.000 dân/ năm. Độ tuổi thường gặp từ 50 – 70, nhiều nhất lứa tuổi 60.
Thanh quản là một đoạn của hệ hô hấp nằm ngay bên dưới đường hầu họng và tách ra thành khí quản và thực quản, nối yết hầu với khí quản nằm ở phần trước của cổ. Vai trò của thanh quản là đường thở, nuốt và nói.
Chính vì vị trí, cấu trúc của vùng thanh quản hạ họng hết sức phức tạp, các triệu chứng lại âm thầm, từ từ nên người bệnh dễ bỏ qua. Việc thăm khám ban đầu thường khó phát hiện nên khi phát hiện bệnh thường giai đoạn muộn, khiến việc điều trị gặp nhiều khó khăn.
Bệnh ung thư thanh quản được chia ra các giai đoạn: Ở giai đoạn 0 hay còn gọi giai đoạn sớm, các tế bào ung thư chỉ được tìm thấy khu trú tại thanh quản.
Giai đoạn 1: Tiền xâm lấn, khối u đã hình thành và cũng chỉ mới ở thanh quản chưa xâm lấn sang các cơ quan khác. Khối u ở vùng của thượng thanh môn, hoặc thanh môn, hạ thanh môn và dây thanh âm thường vẫn đi động bình thường.
Ở giai đoạn 2: Khối u vẫn chỉ ở thanh quản nhưng đã có sự thay đổi ở các vị trí của khối u, lúc này dây thanh âm có thể không di động được nữa.
Giai đoạn 3: Giai đoạn này khối u đã lan rộng ngoài thanh quản. Khối u ở thanh quản hoặc ở mô kế thanh quản, hai dây thanh di động không bình thường, khối u lúc này có thể lan vào hạch bạch huyết ở vùng cổ cùng bên với u và hạch lớn hơn 3cm.
Khối u có thể lan vào hạch ở cùng bên cổ với khối u xuất phát và hạch có kích thước nhỏ hơn 3cm.
Giai đoạn 4: Khối u đã bắt đầu xâm lấn sang các cơ quan khác, xuất hiện hạch lan rộng với kích thước to hơn.
Chế độ ăn uống cho người bị bệnh
Bệnh nhân ung thư nói chung và bệnh nhân ung thư thanh quản nói riêng cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng, bởi đây là một trong những vấn đề quan trọng trong quá trình điều trị, giúp người bệnh tăng cường thể trạng và phục hồi sức khỏe.
Người bị ung thư thanh quản có thể gặp khó khăn trong quá trình ăn uống, nhất là khi đang trải qua quá trình xạ trị, hóa trị. Do đó, nên chế biến thức ăn thành các dạng lỏng, mềm, dễ tiêu hóa, dễ nuốt như cháo, súp, nước sốt, sữa… Chia nhỏ thành nhiều bữa để ăn trong ngày thay vì 3 bữa chính.
Bệnh nhân ung thư thanh quản nên kiêng một số nhóm thực phẩm: Đồ ăn cay nóng như tiêu, tỏi, ớt, đồ chiên xào, nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh... Đây được coi là nguyên nhân khiến sức khỏe của người bệnh đi xuống nhanh nhất. Đặc biệt đối với bệnh nhân ung thư thanh quản, nhóm thực phẩm này sẽ làm tăng cảm giác khó chịu, cơn ho tăng nhiều, bệnh nhân dễ bị suy nhược nghiêm trọng, mệt mỏi.
Nội tạng động vật, bởi trong nội tạng động vật vẫn còn tồn tại các loại virus gây bệnh, đặc biệt là không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Vi khuẩn trong nội tạng động vật sẽ làm cơ thể người bệnh bị yếu đi.
Bệnh nhân ung thư thanh quản nên tránh xa các chất kích thích, vì chúng có thể làm tăng các triệu chứng khiến người bệnh khó chịu, mệt mỏi, cản trở đến quá trình điều trị.
TS.BS. Phạm Thị Việt Hương - chuyên khoa ung thư, Bệnh viện Quốc tế Vinmec - đưa ra lời khuyên: Ung thư không phải là một bệnh mà là tập hợp hơn 200 loại ung thư, mỗi loại lại có hàng chục phân nhóm, liên quan đến nhiều yếu tố nguy cơ mắc bệnh khác nhau. Nên không một chế độ ăn hoàn hảo nào thiết kế cho tất cả bệnh nhân ung thư. Dinh dưỡng hợp lý là yếu tố quan trọng góp phần vào thành công của điều trị. Không cần thiết phải ăn uống quá cầu kỳ, đặc biệt gây tốn kém, mệt mỏi, căng thẳng cho mỗi bữa ăn,
Không nhất thiết bữa nào cũng phải bổ dưỡng, nhiều, ngon. Thỉnh thoảng chấp nhận cơ thể đói, ăn những món tưởng như không có giá trị nhưng ngon miệng cũng được. Dinh dưỡng không phải là một phương pháp điều trị ung thư. Người bệnh ung thư cần tuân thủ quá trình điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa với những phương pháp hiệu quả đã được khoa học thừa nhận.
Các bác sỹ khuyến cáo, cần đi khám ngay nếu nhận thấy những bất thường như: Ho, khàn tiếng kéo dài; bị khàn giọng ngay cả khi không mắc bệnh tai mũi họng; hụt hơi, mất hơi và nhanh bị mệt khi nói; luôn có cảm giác vướng, nghẹn ở vùng cổ; có hiện tượng sụt cân nhanh. |