Thứ hai 12/05/2025 16:05

Người bị đau dạ dày có được ăn đủ đủ?

Người bị bệnh dạ dày có được ăn đu đủ? là thắc mắc của nhiều người. Theo chuyên gia dinh dưỡng, quan niệm người bị bệnh dạ dày không được ăn đủ đủ là sai lầm.

Quả đủ đủ chứa nhiều chất dinh dưỡng

Đu đủ là một loại quả chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như protein và các loại vitamin khác như A, B, C, E, chất chống oxy hóa… Các chất này không chỉ tốt cho cơ thể mà còn hỗ trợ điều trị bệnh đau dạ dày.

Người bị đau dạ dày ăn đủ đủ chín, mềm rất tốt cho sức khỏe

Tính toán của chuyên gia dinh dưỡng: Có gần 16g carbohydrate trong một khẩu phần (145g) đu đủ, bao gồm 2,5g chất xơ và khoảng 11g đường tự nhiên. Chỉ số đường huyết của đu đủ là 60 và lượng đường huyết là 9. Hầu như không có chất béo trong đu đủ, với mỗi khẩu phần 1 cốc chứa ít hơn 1g.

Đu đủ rất giàu vitamin C, cung cấp 88,3mg trong mỗi khẩu phần.

Ở người lớn, lượng vitamin C được khuyến nghị trong chế độ ăn uống từ 75-90mg do đó. Trong khi chỉ cần 1 cốc đu đủ là đảm bảo nhu cầu vitamin C hàng ngày của cơ thể.

Bên cạnh đó, đu đủ cũng là một nguồn dinh dưỡng tuyệt vời chứa vitamin A và lycopene carotenoid nên có tác dụng tăng cường thị lực, hỗ trợ tiêu hóa, cải thiện làn da…

Đặc biệt chất xơ trong đu đủ giúp hỗ trợ sức khỏe tim mạch. Chất xơ cũng làm tăng cảm giác no, có thể giúp kiểm soát cân nặng lành mạnh; đồng thời đu đủ cung cấp kali, magie và axit pantothenic, là những khoáng chất góp phần làm cho sức khỏe tim mạch được tốt hơn.

Đối với những người ở giai đoạn đầu của bệnh thoái hóa điểm vàng do tuổi tác, việc cung cấp đủ beta-carotene (dạng vitamin A được tiêu thụ trong trái cây, rau và một số thực phẩm protein) trong đu đủ sẽ làm giảm nguy cơ và mức độ nghiêm trọng của sự tiến triển của bệnh. Các nguồn thực phẩm giàu vitamin A từ tự nhiên như đu đủ là một cách an toàn và lành mạnh để có được vi chất dinh dưỡng.

Ăn đu đủ như thế nào tốt cho sức khỏe?

Theo BS. Nguyễn Thị Kim Hải - Viện nghiên cứu và tư vấn dinh dưỡng: Đu đủ chín chứa nhiều papain - một loại enzym giúp tiêu hóa đạm và hỗ trợ cho vấn đề về tiêu hóa. Từ đó cải thiện các triệu chứng về tiêu hóa được tốt hơn. Đu đủ chứa hàm lượng lớn folate, xenlulo, chất chống ôxy hóa, chất xơ… giúp phòng chống bệnh ung thư ruột kết.

Tuy nhiên, khi có bệnh lý về dạ dày hay đang đói bụng không nên tiêu thụ đu đủ sống, vì đu đủ sống cứng, khô làm cho dạ dày phải hoạt động tăng co bóp nhiều hơn. Từ đó làm cho những cơn đau dạ dày trở nên khó chịu hơn. Do vậy, nên ăn đu đủ chín để kích thích tiêu hóa, giảm bớt các triệu chứng rối loạn tiêu hóa, khó tiêu.

Ăn đu đủ chữa đau dạ dày rất đơn giản, chỉ cần cắt 1 - 2 miếng đu đủ chín để sử dụng sau bữa ăn giúp cơ thể cải thiện chức năng tiêu hóa, đẩy lùi tình trạng khó tiêu và đau thắt ở vùng thượng vị.

Người bệnh cũng có thể dùng đu đủ chế biến món sinh tố, món gỏi, chè, đu đủ ngâm chua ngọt, nấu hạt chia, táo đỏ cùng đu đủ. Bên cạnh chữa đau dạ dày bằng quả đu đủ thì lá, hoa đu đủ cũng là bộ phận chữa trị cơn đau dạ dày khá hiệu nghiệm.

Trong lá đu đủ chứa nhiều hoạt chất enzyme tiêu hóa có tác dụng làm ức chế sự phát triển vi khuẩn có hại và làm lành những vết viêm loét dạ dày hiệu quả. Bạn chỉ cần dùng lá đu đủ rửa sạch và cắt nhỏ nấu nước uống.

Ngoài ăn đu đủ chín, người đau dạ dày cần bổ sung thêm chuối, táo, sữa chua, ngũ cốc… Do chuối có khả năng trung hòa hàm lượng axit cao trong dịch dạ dày và giảm nguy cơ viêm tấy, sưng phồng đường ruột. Táo có tác dụng bôi trơn hệ tiêu hóa. Sữa chua giúp tiêu diệt các vi khuẩn gây hại và cải thiện chức năng tiêu hóa của dạ dày.

Các loại ngũ cốc như đậu, lúa mì, yến mạch có hàm lượng chất xơ khá cao. Vì thế chúng có khả năng củng cố đường tiêu hóa, đồng thời cân bằng axit dư thừa trong dạ dày.

Người bệnh dạ dày cần chú ý ăn uống điều độ, ăn chậm, nhai kỹ để giảm áp lực cho dạ dày. Cần hạn chế các thực phẩm nhiều muối, thực phẩm chiên rán, thực phẩm sống, lạnh… Trường hợp đang bị đau dạ dày và đang dùng thuốc điều trị bệnh thì nên kiên trì áp dụng. Việc sử dụng đúng thuốc, đủ liều lượng và đúng thời gian chỉ định của bác sĩ sẽ giúp cải thiện sớm tình trạng sức khỏe. Bên cạnh đó, việc áp dụng một chế độ ăn uống đúng cách trong khi điều trị bệnh sẽ góp phần thúc đẩy bệnh mau lành hơn.

Đau dạ dày là bệnh phổ biến ở đường tiêu hóa do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra như nhiễm vi khuẩn HP, chế độ ăn uống không khoa học, lạm dụng rượu bia… là nguyên nhân gây hại cho dạ dày.
Tâm An
Bài viết cùng chủ đề: Thực phẩm bổ dưỡng

Tin cùng chuyên mục

Bộ Y tế nói về lỗ hổng chế tài khiến thuốc giả 'nhởn nhơ'

Hành hung nhân viên y tế là không thể chấp nhận

Bộ Y tế thông tin về trách nhiệm với sữa giả, thực phẩm giả

‘Giọt hồng yêu thương' và sự sẻ chia sống có trách nhiệm

Bộ trưởng Bộ Y tế nói gì về vụ bệnh viện bị tố 'đóng đủ tiền mới cấp cứu’?

Bộ Y tế yêu cầu làm rõ vụ 'đóng đủ tiền mới cấp cứu' tại Nam Định

Hỗ trợ kịp thời gần 300 trường hợp say nắng trong Đại lễ Vesak 2025

Số ca cấp cứu do tai nạn liên quan rượu, bia giảm

Bộ Y tế thúc địa phương thanh tra thị trường thực phẩm

Bộ trưởng Bộ Y tế báo cáo gì về việc quản lý mỹ phẩm, thực phẩm chức năng?

TP. Hồ Chí Minh tăng cường xe cấp cứu cho đại lễ 30/4

Bác sĩ SIAM Thailand chăm sóc toàn diện thí sinh tại hai đấu trường nhan sắc

Thành phố Huế: Phát động Tháng hành động an toàn lao động

Hà Nội sắp xếp hệ thống khám chữa bệnh theo 3 cấp

Sự thật giật mình về nước chanh 'chữa bách bệnh' và khuyến cáo của bác sĩ

Khánh thành Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức, quy mô 1.000 giường

Bổ nhiệm lại Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn

Bộ Y tế đề nghị xử lý hình sự Tiktoker bán hàng xách tay, trốn thuế

Sau các vụ án chấn động, Bộ Y tế xây khung pháp lý mới cho bán thuốc online

Tên 21 loại thuốc giả vừa bị triệt phá ở Thanh Hóa