Nghịch lý sản phẩm OCOP: Thừa tiêu chuẩn vẫn thiếu đầu ra?

Trước sự “nở rộ” Chương trình OCOP, còn có nỗi lo về đầu ra sản phẩm. Không ít các sản phẩm OCOP dù đạt các chứng nhận, nhưng vẫn loay hoay trong khâu tiêu thụ.
Cần nhiều chính sách giúp sản phẩm OCOP khai thác tốt thị trường Nâng chất cho sản phẩm OCOP tỉnh Cà Mau

Là một trong những địa phương đi đầu trong toàn vùng về Chương trình “mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), đến nay Đồng Tháp có 375 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP đạt 3 sao và 4 sao. Trong đó có 275 sản phẩm đạt 3 sao và 81 sản phẩm đạt 4 sao 01 sản phẩm đạt 5 sao là hạt Sen sấy của Công ty TNHH MTV Nam Huy ĐồngTháp.

Hay với tỉnh Cà Mau, tới nay tỉnh này có 77 sản phẩm OCOP đã được công nhận 3 sao trở lên và theo kế hoạch năm 2022, 62 sản phẩm mới đã đăng ký để được chứng nhận OCOP. Còn Cần Thơ, theo Sở Công Thương TP. Cần Thơ, địa phương này đang có 41 sản phẩm OCOP đã được công nhận và đang tiếp tục kế hoạch công nhận nhiều sản phẩm khác trong năm nay.

Đặc biệt, thông qua Chương trình OCOP, nhiều sản phẩm đã được người tiêu dùng trong nước cũng như thế giới đón nhận. Thực tế cho thấy, nhiều sản phẩm đã được thị trường đón nhận, có sức cạnh tranh cao. Đơn cử như sản phẩm hạt sen sấy, mít sấy của Công ty TNHH MTV Nam Huy. Việc đưa 2 sản phẩm này tới thị trường còn giúp người tiêu dùng biết tới vùng sen Đồng Tháp.

Thực tế, có thể thấy sau hơn 6 năm triển khai, Chương trình OCOP đã có sự lan tỏa mạnh mẽ, được triển khai đồng bộ, rộng khắp, được tất cả các địa phương chủ động triển khai một cách hiệu quả và thành công, trở thành một giải pháp được ưu tiên trong phát triển kinh tế nông thôn, gắn với xây dựng nông thôn mới.

Nghịch lý sản phẩm OCOP: Thừa tiêu chuẩn vẫn thiếu đầu ra?
Nhiều sản phẩm OCOP nhanh chóng tìm được chỗ đứng trên thị trường

Tính đến tháng 4/2023, đã có 63/63 tỉnh, thành phố đã tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm. Cụ thể, cả nước đã có 9.852 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên. Trong đó, 66,9% sản phẩm 3 sao, 32,2% sản phẩm 4 sao, 0,6% sản phẩm tiềm năng 5 sao và 20 sản phẩm 5 sao, với 5.069 chủ thể OCOP.

Riêng tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có hơn 1.270 sản phẩm được công nhận OCOP đạt từ 3 sao trở lên, chiếm 17,1% tổng số sản phẩm OCOP của cả nước. Trong đó, 66,8% sản phẩm đạt 3 sao, 30,6% sản phẩm đạt 4 sao, 2,4% sản phẩm tiềm năng 5 sao và 3 sản phẩm đã được công nhận sản phẩm OCOP cấp quốc gia. Có 643 chủ thể OCOP với 32,8% là doanh nghiệp, 17,2% là hợp tác xã và 48,4% là các cơ sở sản xuất, kinh doanh.

Hiệu quả từ Chương trình OCOP đã thấy rõ, song không phải sản phẩm nào cũng tìm được chỗ đứng trên thị trường, được tiêu thụ rộng rãi và khẳng định giá trị riêng.

Thực tế cho thấy, trước sự “nở rộ” Chương trình OCOP, thì còn có nỗi lo về đầu ra sản phẩm. Không ít các sản phẩm OCOP dù đạt các chứng nhận, nhưng vẫn loay hoay trong khâu tiêu thụ.

Câu chuyện của Hợp tác xã hành tím Vĩnh Châu (Sóc Trăng) là một ví dụ điển hình. Theo đó, sau khi đạt chuẩn sản phẩm OCOP 3 sao và được cấp chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý, hợp tác xã này kỳ vọng sản phẩm sẽ vươn xa. Thế nhưng, sản phẩm của hợp tác xã chủ yếu tiêu thụ nội địa, thậm chí vụ mùa năm 2021 còn phải bù lỗ vì thiếu đầu ra.

Tương tự với trái bưởi da xanh, đặc sản của vùng đất Châu Thành (Bến Tre), để được gắn sao, đạt các tiêu chí theo Bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP, quy trình sản xuất khá công phu và tốn kém. Thế nhưng, dù được công nhận sản phẩm OCOP, đạt chuẩn 4 sao, 5 sao thì việc giá bán 1 kg bưởi ngoài thị trường không cao hơn so với lúc chưa được chứng nhận.

Ông Nguyễn Anh Đức – Chủ tịch Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam cho biết, thực tế hiện nay, quy mô sản xuất của các chủ thể còn nhỏ. Sản phẩm tạo ra mới chủ yếu ở dạng thô. Do đó chỉ có một số ít các sản phẩm vào được kênh phân phối hiện đại hoặc xuất khẩu, còn lại tới hơn 70% sản phẩm được tiêu thụ qua các kênh truyền thống. Thậm chí nhiều sản phẩm loay hoay không tìm được đầu ra.

Cũng theo ông Đức, một sản phẩm OCOP muốn có chỗ đứng trên thị trường thì trước hết các chủ thể phải xác định được đây có phải là sản phẩm đặc trưng riêng của vùng, miền không; tiếp đến là sản xuất sản lượng ổn định; và cuối cùng chính là khâu thiết kế mẫu mã, bao bì cho sản phẩm. Đây cũng là điều dễ hiểu khi trong số vô vàn sản phẩm OCOP của vùng Đồng bằng sông Cửu Long vẫn có những sản phẩm dù chỉ đạt ở mức 3 sao, 4 sao địa phương nhưng đã có chỗ đứng nhất định.

Nhiều chuyên gia nhìn nhận, việc gắn thương hiệu OCOP cho một số sản phẩm vẫn chưa đúng bản chất, khiến các sản phẩm OCOP "vàng - thau" lẫn lộn. Nhiều doanh nghiệp tìm mọi cách đạt sao như một tấm “hộ chiếu” thông hành cho sản phẩm, dẫn đến nhiều sản phẩm đã được gắn sao, được quảng bá rầm rộ, chạy theo phong trào, nhưng sức tiêu thụ rất thấp, khiến cho sản phẩm khó đứng vững trên thị trường.

Có thể thấy rằng, từ sân chơi OCOP các sản phẩm chất lượng cao sẽ là điều kiện để các sản phẩm nông nghiệp có cơ hội vươn ra thị trường thế giới. Tuy nhiên, các địa phương và chủ thể OCOP cần nhìn nhận rằng, chứng nhận OCOP không phải một “kim bài” bảo chứng lâu dài cho bất kỳ sản phẩm nào. Suy cho cùng, khách hàng mua sản phẩm vẫn vì giá trị cốt lõi là chất lượng.

Hà Linh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: sản phẩm OCOP

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

OCOP Hậu Giang: Góp phần nâng cao giá trị nông sản

OCOP Hậu Giang: Góp phần nâng cao giá trị nông sản

Theo UBND tỉnh Hậu Giang, hiện toàn tỉnh có 266 sản phẩm chủ lực được công nhận đạt chuẩn OCOP cấp tỉnh.
Bắc Giang: Nâng cao hiệu quả Chương trình Mỗi xã một sản phẩm

Bắc Giang: Nâng cao hiệu quả Chương trình Mỗi xã một sản phẩm

Là một trong những địa phương thành công điển hình triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm - OCOP, Bắc Giang đang nỗ lực nâng cao hiệu quả chương trình này.
Mỳ chũ Lục Ngạn – Bắc Giang: Tự hào sản phẩm OCOP

Mỳ chũ Lục Ngạn – Bắc Giang: Tự hào sản phẩm OCOP

Không chỉ có vải thiều mới làm nên tên tuổi của vùng đất Lục Ngạn mà từ nhiều năm nay, sản phẩm mỳ Chũ cũng trở thành niềm tự hào của người dân nơi đây.
Vĩnh Long: Tìm đầu ra cho sản phẩm OCOP

Vĩnh Long: Tìm đầu ra cho sản phẩm OCOP

Các sản phẩm OCOP của tỉnh Vĩnh Long đã có chất lượng tốt, từng bước tăng tính cạnh tranh, khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ.
Thanh Hóa: Nỗ lực phát triển sản phẩm OCOP, thúc đẩy kinh tế khu vực nông thôn phát triển

Thanh Hóa: Nỗ lực phát triển sản phẩm OCOP, thúc đẩy kinh tế khu vực nông thôn phát triển

Sau hơn 5 năm triển khai Chương trình OCOP, đến nay tỉnh Thanh Hóa đã có 479 sản phẩm OCOP. Kết quả trên đã thúc đẩy kinh tế khu vực nông thôn phát triển.

Tin cùng chuyên mục

Đà Nẵng: Sản phẩm OCOP phát triển nhanh về lượng và chất

Đà Nẵng: Sản phẩm OCOP phát triển nhanh về lượng và chất

Các sản phẩm OCOP của Đà Nẵng đã có sự đa dạng về nhóm sản phẩm và mẫu mã, chất lượng. Nhiều sản phẩm OCOP phát triển, vươn ra các thị trường quốc tế.
Gameshow “Hành trình OCOP”: Thêm đôi cánh cho sản phẩm xã, phường

Gameshow “Hành trình OCOP”: Thêm đôi cánh cho sản phẩm xã, phường

Chương trình Gameshow “Hành trình OCOP” được phát sóng từ tháng 5/2024 sẽ góp phần lan toả hình ảnh và nâng cao giá trị sản phẩm OCOP.
KOTRA Hà Nội phối hợp cùng Paris Baguette Việt Nam quảng bá sản phẩm OCOP

KOTRA Hà Nội phối hợp cùng Paris Baguette Việt Nam quảng bá sản phẩm OCOP

KOTRA Hà Nội phối hợp cùng Paris Baguette Việt Nam tổ chức khu trưng bày sản phẩm OCOP tại 2 cửa hàng ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, từ 15/4-14/5/2024.
Thúc đẩy sản phẩm OCOP Hậu Giang

Thúc đẩy sản phẩm OCOP Hậu Giang

Năm 2024, Hậu Giang đặt mục tiêu công nhận ít nhất 8 sản phẩm đạt OCOP 4 sao, thăng hạng ít nhất 25% sản phẩm OCOP từ 3 sao lên 4 sao cấp tỉnh.
Lâm Đồng: Macca Sao Vàng trên hành trình trở thành sản phẩm OCOP 5 sao

Lâm Đồng: Macca Sao Vàng trên hành trình trở thành sản phẩm OCOP 5 sao

Các sản phẩm mắc ca thương hiệu “Macca Sao Vàng” xã Hoài Đức, huyện Lâm Hà (Lâm Đồng) đã hoàn tất hồ sơ xếp hạng OCOP 5 sao cấp quốc gia.
Hơn 60% sản phẩm OCOP 4 sao đã được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

Hơn 60% sản phẩm OCOP 4 sao đã được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

Thống kê từ 27 địa phương cho thấy, có 978 sản phẩm được công nhận OCOP 4 sao, trong đó 62% sản phẩm đã được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
Bà Rịa – Vũng Tàu có thêm 22 sản phẩm OCOP 4 sao

Bà Rịa – Vũng Tàu có thêm 22 sản phẩm OCOP 4 sao

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã trao giấy chứng nhận 22 sản phẩm OCOP 4 sao cấp tỉnh cho 14 đơn vị trên địa bàn.
Quảng Nam: Đẩy mạnh phát triển sản phẩm OCOP

Quảng Nam: Đẩy mạnh phát triển sản phẩm OCOP

Quảng Nam phấn đấu trong năm 2024 có ít nhất 70% số sản phẩm đăng ký tham gia Chương trình OCOP đạt hạng 3 sao trở lên, trong đó có từ 15-20 sản phẩm 4 sao.
Infographic: Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2025 có thêm 2.000 sản phẩm OCOP

Infographic: Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2025 có thêm 2.000 sản phẩm OCOP

Thành phố Hà Nội phấn đấu đến năm 2025 có thêm 2.000 sản phẩm OCOP được chứng nhận đạt từ 3 sao, trong đó, 3% trên tổng sản phẩm đạt tiềm năng 5 sao.
TP. Hồ Chí Minh: Hàng trăm sản phẩm OCOP hiện diện tại Hội Báo toàn quốc 2024

TP. Hồ Chí Minh: Hàng trăm sản phẩm OCOP hiện diện tại Hội Báo toàn quốc 2024

Hàng trăm sản phẩm OCOP của hơn 60 gian hàng đến từ các tỉnh, thành trên cả nước đã có mặt tại Hội Báo toàn quốc 2024 đang diễn ra ở TP. Hồ Chí Minh.
Đà Nẵng: Sản phẩm OCOP du lịch "hút" du khách

Đà Nẵng: Sản phẩm OCOP du lịch "hút" du khách

Việc Đà Nẵng có sản phẩm OCOP du lịch đầu tiên đã góp phần đa dạng sản phẩm đặc trưng của địa phương, tạo thêm điểm du lịch hấp dẫn cho người dân và du khách.
Cà Mau: Phấn đấu hỗ trợ nâng hạng ít nhất 15 sản phẩm OCOP đạt 4 - 5 sao

Cà Mau: Phấn đấu hỗ trợ nâng hạng ít nhất 15 sản phẩm OCOP đạt 4 - 5 sao

Năm 2024, Cà Mau sẽ phát triển mới và tiêu chuẩn hóa ít nhất 40 sản phẩm OCOP, trong đó, công nhận mới ít nhất 30 sản phẩm đạt từ 3 - 4 sao.
Ninh Thuận phấn đấu có thêm 20-30 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP

Ninh Thuận phấn đấu có thêm 20-30 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP

Tỉnh Ninh Thuận lên kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2024, mục tiêu có thêm 20-30 sản phẩm mới đạt chứng nhận.
Nghệ An: Có thêm 9 sản phẩm OCOP cấp tỉnh

Nghệ An: Có thêm 9 sản phẩm OCOP cấp tỉnh

UBND tỉnh Nghệ An vừa công nhận thêm 9 sản phẩm OCOP đạt chuẩn 4 sao, góp phần để tỉnh sớm cán đích 650 sản phẩm OCOP vào năm 2025.
Thanh Hóa: Gần 1.000 loại sản phẩm nông nghiệp và OCOP phục vụ nhân dân mua sắm Tết

Thanh Hóa: Gần 1.000 loại sản phẩm nông nghiệp và OCOP phục vụ nhân dân mua sắm Tết

Tỉnh Thanh Hóa đã trưng bày 100 gian hàng với gần 1.000 loại sản phẩm nông nghiệp và sản phẩm OCOP phục vụ nhân dân mua sắm Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.
Thanh Hóa: Gần 40 gian hàng trưng bày các sản phẩm OCOP phục vụ nhân dân mua sắm Tết

Thanh Hóa: Gần 40 gian hàng trưng bày các sản phẩm OCOP phục vụ nhân dân mua sắm Tết

Các doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã trưng bày gần 40 gian hàng với đa dạng các sản phẩm OCOP phục vụ nhân dân mua sắm Tết.
Lâm Đồng: Trao chứng nhận OCOP 4 sao cho 21 sản phẩm

Lâm Đồng: Trao chứng nhận OCOP 4 sao cho 21 sản phẩm

Hội đồng OCOP tỉnh Lâm Đồng đã trao chứng nhận đợt 1 năm 2024 cho 21 sản phẩm OCOP 4 sao thuộc 6 chủ thể trên địa bàn.
Đồng Tháp công nhận thêm 40 sản phẩm OCOP 4 sao

Đồng Tháp công nhận thêm 40 sản phẩm OCOP 4 sao

Tỉnh Đồng Tháp vừa quyết định công nhận kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP 4 sao với 40 sản phẩm của 13 chủ thể.
Tiêu thụ sản phẩm OCOP bằng câu chuyện văn hoá

Tiêu thụ sản phẩm OCOP bằng câu chuyện văn hoá

Với câu chuyện riêng có của mình, các sản phẩm OCOP đã có riêng một tấm “giấy thông hành” để tiêu thụ. Câu chuyện về chè Suối Giàng là một câu chuyện như vậy.
Gia tăng kênh tiêu thụ sản phẩm OCOP

Gia tăng kênh tiêu thụ sản phẩm OCOP

Với 11.054 sản phẩm OCOP từ 3 sao đến 5 sao trên cả nước, công tác tiêu thụ sản phẩm OCOP luôn được các Bộ, ngành, địa phương quan tâm.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động