Nghịch lý DN Việt chậm lớn và phản hồi tâm huyết của một doanh nhân

Doanh nghiệp chân chính đầu tư tìm tòi, học hỏi để lớn và trưởng thành một cách vững chắc nhưng còn vướng cơ chế, thiếu chính sách mang tính chiến lược bền vững
Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Malaysia: Tiếp nối, thúc đẩy động lực kinh tế thương mại Doanh nghiệp Việt Nam đầu tư 5,47 tỷ USD vào Lào

Trước nhận định 'doanh nghiệp chậm lớn', môt nữ doanh nhân cho rằng: Doanh nghiệp chân chính đầu tư tìm tòi, học hỏi để lớn và trưởng thành một cách vững chắc nhưng còn vướng cơ chế, thiếu chính sách mang tính chiến lược bền vững.

‘Doanh nghiệp Việt Nam giỏi chống chịu, sống dai nhưng chậm lớn'

Tại tại diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam năm 2023, PGS.TS. Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam chỉ ra rằng, quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam thường chứa đựng “nghịch lý”.

Nghịch lý DN Việt chậm lớn và phản hồi tâm huyết của một doanh nhân

Doanh nghiệp Việt 'chậm lớn' và nghịch lý trong tín dụng ngân hàng.

Ông Thiên dẫn ví dụ nghịch lý về phát triển doanh nghiệp. Doanh nghiệp Việt Nam giỏi chống chịu, sống dai nhưng chậm lớn, khó trưởng thành. Đối với lực lượng doanh nghiệp Việt, tuy gắn với quá trình chuyển đổi kinh tế chưa lâu, song có những đặc điểm phát triển khác thường.

Một mặt, ông Thiên cho rằng đó là những doanh nghiệp có năng lực chống chịu và sinh tồn phi thường. Bằng chứng rõ ràng, thuyết phục của nhận định đó chính là thực tế hiếm có nơi nào trên thế giới mà các doanh nghiệp phải trả giá vốn (lãi suất) cao như ở Việt Nam, thường là gấp 2-3 lần các nền kinh tế thị trường “bình thường” trên thế giới, chưa kể các khoản chi phí giao dịch, cũng thường là cao vượt trội.

“Xin lưu ý rằng việc trả giá vốn cao ở Việt Nam không diễn ra trong một thời gian ngắn, có tính nhất thời và đơn lẻ. Thực tế, nó đã kéo dài trường kỳ hàng chục năm”, ông cho biết.

Theo logic cạnh tranh thị trường, với gánh nặng chi phí như vậy, trình độ còn thấp và thực lực yếu, doanh nghiệp Việt khó có thể tồn tại trong môi trường kinh tế “mở”. Thế nhưng, một cách thực tế, các doanh nghiệp Việt vẫn tồn tại một cách bền bỉ và mạnh mẽ, đóng góp ngày càng lớn vào thành tựu phát triển của đất nước.

Nhưng thực tế lại cũng cho thấy một khía cạnh khác trong quá trình phát triển của doanh nghiệp Việt. Câu hỏi đặt ra là tại sao với năng lực chống chịu và trụ hạng hiếm có như vậy mà đa số doanh nghiệp Việt mãi cứ là những thực thể nhỏ bé và yếu kém, cứ “chậm lớn”, “khó lớn”, “ngại lớn”, khi “li ti hóa” trở thành xu hướng xuyên suốt quá trình phát triển của doanh nghiệp Việt.

Từ góc nhìn này, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế cho rằng nếu đo sự phát triển doanh nghiệp theo logic chạy tiếp sức, sẽ thấy vấn đề tuổi thọ của doanh nghiệp Việt là đáng lo ngại. Theo thống kê chính thức, hàng năm, số doanh nghiệp rút khỏi thị trường xấp xỉ 70-75% số đăng ký thành lập. Đây là một tỷ lệ không bình thường. Nó hàm ý số doanh nghiệp Việt “sống thọ” không nhiều. Một bộ phận lớn doanh nghiệp chưa kịp lớn đã “ra đi”.

Đối ngược lại khả năng sinh tồn cao của doanh nghiệp, ông nhấn mạnh xu thế đó báo động chất lượng thấp, năng lực cạnh tranh quốc tế yếu của doanh nghiệp Việt Nam. Tình thế nghịch lý này được bộc lộ rõ rệt hơn bao giờ hết trong những năm gần đây, đặc biệt là năm 2023.

“Xu thế phát triển doanh nghiệp chậm lại và khó khăn hơn trong thời gian gần đây phản ánh một tình thế mới, chưa từng thấy trong gần 40 năm đổi mới của Việt Nam”, ông nhìn nhận.

'Muốn giảm tiếp lãi suất, Ngân hàng Nhà nước cần các công cụ mạnh mẽ hơn'

Nhấn mạnh yêu cầu bảo đảm sự phối hợp hài hòa giữa chính sách tiền tệ và ổn định thị trường tài chính, ông Phước cho rằng, mục tiêu ổn định giá cả trong trung và dài hạn là mục tiêu cuối cùng và cũng là mục tiêu tối thượng của chính sách tiền tệ.

Lạm phát thấp và ổn định là nền tảng để các chủ thể kinh tế lên kế hoạch tiết kiệm, đầu tư và tiêu dùng, giúp cho nền kinh tế vận hành trơn tru và hiệu quả. Tuy nhiên, ngay trong môi trường lạm phát thấp và ổn định, rủi ro tài chính luôn tiềm ẩn và có thể tích lũy và có nguy cơ bùng phát nếu có các điều kiện cần thiết hội tụ đủ. Ổn định hệ thống tài chính cũng là một mục tiêu quan trọng mà cơ quan quản lý nhà nước cần hướng tới.

Ông Phước chỉ rõ 3 trường hơp cụ thể cho các tình huống phối hợp giữa chính sách tiền tệ và ổn định tài chính. Trong trường hợp mức độ rủi ro của hệ thống tài chính ở mức thấp, Ngân hàng Nhà nước có thể chủ động và tập trung vào thắt chặt chính sách tiền tệ để kiểm soát lạm phát.

Trong trường hợp mức độ rủi ro của hệ thống tài chính ở mức độ trung bình, Ngân hàng Nhà nước sẽ cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý nhà nước về ổn định tài chính nói riêng và cơ quan quản lý nhà nước đối với các thị trường có tính đầu cơ cao. Trường hợp mức độ rủi ro của hệ thống tài chính ở mức độ cao thì Ngân hàng Nhà nước nên phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước để tập trung vào các giải pháp xử lý khủng hoảng, tạo sự ổn định cho hệ thống tài chính rồi mới sử dụng các công cụ để kiểm soát lạm phát.

Với kinh nghiệm điều hành của mình, ông Phước nhấn mạnh cần nhận thức đúng đắn về tình hình lạm phát để xử lý tốt mối quan hệ giữa lạm phát, lãi suất và tỷ giá đặt trong bối cảnh tổng thể kinh tế vĩ mô.

Hiện nay, diễn biến lạm phát tại Việt Nam có sự khác biệt do quy mô của các gói hỗ trợ là không quá lớn và chủ yếu là các biện pháp giảm, giãn thuế. Ngoài ra, còn có các biện pháp can thiệp của nhà nước để ổn định giá của nhiều loại mặt hàng nên lạm phát không cao như nhiều nền kinh tế lớn. Xuất phát từ thực tiễn này, cơ quan quản lý nhà nước không cần quá lo ngại về nguy cơ lạm phát mà đổi lại, cần có cách tiếp cận hài hòa hơn giữa mục tiêu lạm phát và tăng trưởng kinh tế.

Vì thế, ông Phước cho rằng, việc chỉ sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ như giảm lãi suất điều hành và nghiệp vụ thị trường mở sẽ chỉ mang lại một phần hiệu quả trong nhiệm vụ giảm mặt bằng lãi suất huy động và cho vay. Muốn giảm tiếp lãi suất, cơ quan quản lý nhà nước cần sử dụng các công cụ mạnh mẽ hơn như dự trữ bắt buộc và tái cấp vốn để cung ứng một lượng vốn với lãi suất thấp và có tính ổn định hơn vào hệ thống ngân hàng thương mại. Các giấy tờ có giá, hồ sơ tín dụng đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định sẽ được các ngân hàng thương mại sử dụng để tiếp cận với một lượng vốn với chi phí thấp hơn đáng kể so với huy động từ thị trường, từ đó làm giảm chi phí huy động vốn bình quân và kéo giảm lãi suất cho vay.

'Hai nghịch lý trong tín dụng'

Tại một diễn đàn kinh tế mới đây, ông Nguyễn Văn Thân - Chủ tịch Hiệp hội DNNVV Việt Nam cho biết, hiện nay trong bối cảnh phục hồi kinh tế lại xuất hiện hai ngịch lý. Đó là: các ngân hàng đang phải ôm một lượng tiền gửi lớn chưa từng có của người dân từ trước đến nay, trong khi tín dụng tăng chậm dù lãi suất cho vay giảm; tiền dư, lãi suất giảm; trong khi đó, lại có ngịch lý, doanh nghiệp nói chung và DNNVV nói riêng thiếu vốn làm ăn nhưng không thể tiếp cận được tín dụng".

Đối với vấn đề "tồn kho" vốn tín dụng, ông Thân cho rằng, một trong những nguyên nhân là có nhiều DN muốn vay nhưng không chứng minh được khả năng trả nợ, mặt khác có nhiều doanh nghiệp được ngân hàng mời chào vay nhưng lại chưa có nhu cầu vay.

"Phải chăng việc khai thông nguồn vốn tín dụng không chỉ hướng tới các đối tượng có nhu cầu vay mà phải hướng tới cả các đối tượng có tiền mang đi gửi ngân hàng do chưa biết phải đầu tư vào đâu. Nói một cách khác là làm sao để họ rút tiền gửi và lưu thông vào thị trường", ông Thân nêu vấn đề.

Bên cạnh đó, thực trạng yếu kém trong công khai, minh bạch tài chính và kế hoạch kinh doanh từ phía DNNVV là không thể phủ nhận, thậm chí là chậm tiến bộ về minh bạch tài chính.

"Về bản chất, các ngân hàng cũng là một doanh nghiệp nên khi cảm thấy yên tâm về sức khỏe của người đi vay thì họ chắc chắn sẽ không từ chối", ông Thân nhấn mạnh.

'Doanh nghiệp muốn lớn nhưng còn vướng cơ chế, thiếu chính sách'

Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam năm 2023, bà Lê Hồng Thủy Tiên - Tổng giám đốc điều hành IPPG cho biết, nếu như trong năm 2021-2022, doanh nghịêp Việt Nam rơi vào khó khăn như đứt gãy chuỗi cung ứng, giãn cách xã hội lạm phát tăng cao, giá xăng dầu tăng, cước vận tải tăng… Đến năm 2023 do tăng trưởng thương mại toàn cầu giảm, doanh nghiệp lại rơi vào thế bị động khi bị hủy đơn hàng hàng loạt, doanh số sụt giảm…

"Do đó, các doanh nghiệp cần cơ chế, chính sách đột phá nhằm tăng cường nội lực và vượt khó", bà Thuỷ Tiên nói.

Trước nhận định về "doanh nghiệp chậm lớn", lãnh đạo IPPG chia sẻ: "Không phải doanh nghiệp muốn "chậm lớn" mà nhiều doanh nghiệp chân chính đầu tư tìm tòi, học hỏi để lớn và trưởng thành một cách vững chắc nhưng còn vướng cơ chế, thiếu chính sách mang tính chiến lược bền vững".

Đại diện lãnh đạo IPPG mong muốn, các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp cần có sự hợp tác chặt chẽ để tạo hành lang pháp lý hợp lý, thông thoáng, tránh "đổ thừa" do cơ chế để doanh nghiệp có thể thực hiện được những gì luật cho phép, thúc đẩy phát triển, đổi mới.

'Doanh nghiệp trong nước chưa làm chủ được các chuỗi sản xuất độc lập'

Phát biểu Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam năm 2023, ông Đậu Anh Tuấn, Phó tổng thư ký, Trưởng Ban Pháp chế Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thêm một lần nữa nói về thực trạng, các doanh nghiệp sản xuất nội địa chưa phát triển mạnh mẽ và thiếu cơ chế hỗ trợ hiệu quả.

Các số liệu thống kê cho thấy, DN công nghiệp trong nước và ngành công nghiệp hỗ trợ trong nước chưa đáp ứng yêu cầu để thu hút các ngành công nghệ tiên tiến và thúc đẩy liên kết có hiệu quả. Việt Nam hiện xếp hạng 105/137 về số lượng nhà cung ứng nội địa và 116/137 về chất lượng nhà cung ứng nội địa, kém hơn so với các nước trong khu vực như: Malaysia, Indonexia, Thái Lan, Philippines.

So với khu vực FDI, doanh nghiệp trong nước chưa làm chủ tương đối được các chuỗi sản xuất độc lập, phần nào ảnh hưởng đến việc xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ. Hiện nay, trong cơ cấu kinh tế, khu vực FDI đóng góp tới 20,13% GDP, chiếm 72% tổng giá trị xuất khẩu, khoảng 50% sản lượng công nghiệp.

Ông Tuấn cho biết, cách đây vài năm, đánh giá căn cứ vào chỉ số tỷ trọng giá trị gia tăng, doanh thu và việc làm trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo thì các doanh nghiệp FDI chi phối 12 trên 24 phân ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, đóng vai trò chi phối ở 4 trong 5 ngành công nghiệp xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam là dệt may, da giày, điện tử và sản xuất đồ gỗ (ngành chế biến thực phẩm và đồ uống doanh nghiệp Việt Nam chiếm tỷ trọng lớn hơn, tuy nhiên các doanh nghiệp FDI chiếm vị thế chủ đạo ở ngành đồ uống); và các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo thay thế nhập khẩu như ngành cao su-nhựa, kim loại cơ bản và các sản phẩm cơ khí.

Theo vietnamfinance.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: kinh tế Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Growatt giới thiệu giải pháp điện mặt trời lắp đặt tại ban công tòa nhà

Growatt giới thiệu giải pháp điện mặt trời lắp đặt tại ban công tòa nhà

Nhằm mang lại tiện ích cho khách hàng sử dụng nguồn năng lượng mặt trời, Growatt đã đưa ra giải pháp điện mặt trời lắp đặt tại ban công tòa nhà.
PVOIL tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024

PVOIL tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024

Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024, PVOIL tiếp tục thực hiện kế hoạch phát triển hệ thống bán lẻ và gia tăng các dịch vụ phi xăng dầu trong thời gian tới
Công ty Cổ phần Takao vào TOP 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam

Công ty Cổ phần Takao vào TOP 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam

Công ty Cổ phần Takao vừa vinh dự nhận giải thưởng FAST500 - Top 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam năm 2024.
Hotel Academy Việt Nam và khách sạn Melia Vinpearl Phú Quốc nâng tầm quan hệ đối tác

Hotel Academy Việt Nam và khách sạn Melia Vinpearl Phú Quốc nâng tầm quan hệ đối tác

Ngày 25/04/2024, Hotel Academy Việt Nam và khách sạn Melia Vinpearl Phú Quốc đã ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược.
Khách hàng đồng hành cùng EVNHANOI thực hiện tiết kiệm điện trong mùa cao điểm

Khách hàng đồng hành cùng EVNHANOI thực hiện tiết kiệm điện trong mùa cao điểm

Nhiều khách hàng Thủ đô đã sẵn sàng đồng hành cùng EVNHANOI tham gia thực hiện các chương trình tiết kiệm điện để giảm áp lực cung cấp điện trong mùa nắng nóng.

Tin cùng chuyên mục

PC1 tổ chức thành công Đại hội cổ đông thường niên năm 2024

PC1 tổ chức thành công Đại hội cổ đông thường niên năm 2024

Ngày 26/4, Công ty CP Tập đoàn PC 1 đã tổ chức thành công Đại hội cổ đông thường niên năm 2024 và thông qua nhiều nội dung quan trọng.
Tổng công ty Phát điện 2 công bố quyết định về công tác cán bộ

Tổng công ty Phát điện 2 công bố quyết định về công tác cán bộ

Tổng công ty Phát điện 2 tổ chức Lễ công bố các quyết định điều động và bổ nhiệm cán bộ đối với các ông Võ Trà Dũng, Nguyễn Lê Hoàng và Trần Anh Duy.
Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024: Petrolimex hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh

Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024: Petrolimex hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh

Ngày 26/4, Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024 của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam – Petrolimex (mã chứng khoán PLX) đã diễn ra theo hình thức trực tuyến.
Hé lộ không gian cực sang chảnh bên trong cửa hàng Vertu Việt Nam chính hãng thứ 3 sắp khai trương

Hé lộ không gian cực sang chảnh bên trong cửa hàng Vertu Việt Nam chính hãng thứ 3 sắp khai trương

Sau thời gian dài chuẩn bị chỉn chu từng công đoạn, cửa hàng Vertu Việt Nam thứ 3 dự kiến đã có thể mở cửa để các thượng khách trải nghiệm, mua sắm từ ngày 5/5.
Cải thiện môi trường kinh doanh, chia sẻ khó khăn với cộng đồng doanh nghiệp

Cải thiện môi trường kinh doanh, chia sẻ khó khăn với cộng đồng doanh nghiệp

Cải thiện môi trường kinh doanh, chia sẻ khó khăn cho cộng đồng doanh nghiệp là nhiệm vụ cần thực hiện ngay nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế.
Năm 2024 Vissan đặt mục tiêu doanh thu 3.570 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 141,5 tỷ đồng

Năm 2024 Vissan đặt mục tiêu doanh thu 3.570 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 141,5 tỷ đồng

Ngày 26/4/2024, tại TP. Hồ Chí Minh, Công ty Cổ phần Việt Nam kỹ nghệ súc sản (Vissan) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024.
Công ty P&G Việt Nam cùng Saigon Co.op mang nước uống sạch đến cộng đồng

Công ty P&G Việt Nam cùng Saigon Co.op mang nước uống sạch đến cộng đồng

Chương trình “Nước uống sạch cho trẻ em” toàn cầu, Công ty P&G Việt Nam triển khai hợp tác chiến lược cùng Saigon Co.op mang nước uống sạch đến cộng đồng.
Danisa lan tỏa nét đẹp tri ân và nghệ thuật tặng quà nhân ngày của mẹ

Danisa lan tỏa nét đẹp tri ân và nghệ thuật tặng quà nhân ngày của mẹ

Nhân ngày của mẹ sắp đến, thương hiệu bánh quy bơ trứ danh từ Đan Mạch Danisa tiếp tục mang đến chương trình “Tri ân mẹ - Nữ hoàng của con” năm 2024.
Đẩy mạnh truy xuất nguồn gốc để bảo vệ doanh nghiệp và người tiêu dùng

Đẩy mạnh truy xuất nguồn gốc để bảo vệ doanh nghiệp và người tiêu dùng

Không chỉ giúp doanh nghiệp bảo vệ thương hiệu, truy xuất nguồn gốc còn là xu thế tất yếu, thông qua đó người tiêu dùng được bảo vệ khi bỏ tiền sử dụng sản phẩm
LOTTE Mart tung ưu đãi mừng Đại lễ - Mua sắm thả ga không lo về giá

LOTTE Mart tung ưu đãi mừng Đại lễ - Mua sắm thả ga không lo về giá

Nhân dịp đại Lễ 30/4 – 1/5, hệ thống siêu thị LOTTE Mart triển khai chương trình khuyến mãi “Đại tiệc Lễ to - Không lo về giá” áp dụng cho nhiều ngành hàng.
Công đoàn và Đoàn thanh niên PV GAS: “Trao một cuốn sách, tặng một tương lai”

Công đoàn và Đoàn thanh niên PV GAS: “Trao một cuốn sách, tặng một tương lai”

Công đoàn và Đoàn thanh niên Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) phát động phong trào quyên góp sách với chủ đề “Trao một cuốn sách, tặng một tương lai”.
PC Đắk Nông: Diễn tập phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2024

PC Đắk Nông: Diễn tập phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2024

Sáng 25/4/2024, PC Đắk Nông tổ chức diễn tập phòng, chống thiên tai, cứu nạn năm 2024, với tình huống “Xử lý mất an toàn đường dây trung áp tại cột điện”.
Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK

Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK

UBND tỉnh Quảng Trị, Tập đoàn T&T Group và SK E&S (Hàn Quốc) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh
Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Sáng tạo và kinh doanh hiệu quả 2024

Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Sáng tạo và kinh doanh hiệu quả 2024

Với chủ đề “Cách tân để phát triển”, Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Sáng tạo và kinh doanh hiệu quả 2024 dự kiến sẽ diễn ra tại Hà Nội vào ngày 24/6 tới.
Tập đoàn Amway 12 năm liên tiếp dẫn đầu ngành bán hàng trực tiếp thế giới

Tập đoàn Amway 12 năm liên tiếp dẫn đầu ngành bán hàng trực tiếp thế giới

Amway tiếp tục nắm giữ vị trí số 1 thế giới về lĩnh vực bán hàng trực tiếp, đánh dấu cột mốc kỷ lục 12 năm thương hiệu chiếm lĩnh đỉnh cao này.
Doanh nghiệp ngày càng tích cực hơn trong việc tham gia xây dựng chính sách

Doanh nghiệp ngày càng tích cực hơn trong việc tham gia xây dựng chính sách

Ông Phạm Tấn Công – Chủ tịch VCCI nhận định, doanh nghiệp Việt Nam ngày càng ý thức, tích cực hơn trong việc tham gia xây dựng chính sách pháp luật.
PVOIL cam kết nỗ lực hết sức, tận dụng mọi cơ hội để tăng trưởng trong năm 2024

PVOIL cam kết nỗ lực hết sức, tận dụng mọi cơ hội để tăng trưởng trong năm 2024

Ngày 22/4/2024, tại TP. Hồ Chí Minh, Tổng công ty Dầu Việt Nam – CTCP (PVOIL, mã cổ phiếu: OIL) đã tổ chức gặp mặt các cổ đông lớn và nhà đầu tư.
Ống thép luồn dây điện EMT: Giải pháp hiệu quả cho việc giảm nhiễu điện từ đến 95%

Ống thép luồn dây điện EMT: Giải pháp hiệu quả cho việc giảm nhiễu điện từ đến 95%

Ống luồn dây điện G.I trơn EMT và phụ kiện của Cát Vạn Lợi đạt chuẩn UL 797/ANSI C80.3, được các kỹ sư cơ điện và nhà thầu tin dùng tại nhiều công trình, dự án.
Hóa dầu Petrolimex: Phát huy lợi thế, hoàn thành các chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh

Hóa dầu Petrolimex: Phát huy lợi thế, hoàn thành các chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh

Tại Hà Nội, Hội đồng quản trị Tổng công ty Hóa dầu Petrolimex-CTCP (PLC) vừa tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024.
Khởi công thi công biển và ghi nhận 2,3 triệu giờ an toàn dự án phát triển mỏ Đại Hùng pha 3

Khởi công thi công biển và ghi nhận 2,3 triệu giờ an toàn dự án phát triển mỏ Đại Hùng pha 3

Dự án Đại Hùng pha 3 khi hoàn thành và đi vào hoạt động sẽ là một trong những giải pháp ngăn chặn đà suy giảm sản lượng khai thác dầu khí trong nước.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động