Nghị quyết 55 về năng lượng: “Rộng cửa” cho tư nhân
Công nghiệp 30/03/2020 15:13 Theo dõi Congthuong.vn trên
Cánh cửa rộng mở cho các doanh nghiệp
Ngày 11/2/2020, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 55-NQ/TW về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Nghị quyết 55).
Các chuyên gia đánh giá, Nghị quyết 55 đã có nhiều đột phá trong phát triển năng lượng quốc gia như ưu tiên phát triển năng lượng nhanh và bền vững; rà soát, bổ sung, điều chỉnh các cơ chế, chính sách đặc thù cho một số dự án năng lượng quan trọng, đặc biệt đối với các dự án đầu tư nguồn điện cấp bách …
Một điểm nhấn được đặt ra trong Nghị quyết 55 là khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi để kinh tế tư nhân tham gia vào công cuộc phát triển năng lượng. Nghị quyết đã nêu rõ các định hướng quan trọng, nguyên tắc mục tiêu để tiếp tục xóa bỏ rào cản, tạo môi trường thuận lợi minh bạch, thông thoáng cho tất cả các ngành kinh tế, nhất là khu vực tư nhân tham gia các lĩnh vực tiềm năng nói chung và năng lượng nói riêng.
Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh, thời gian qua, Việt Nam đã có dấu ấn rất tích cực trong việc huy động các nguồn lực xã hội, tư nhân phục vụ cho phát triển năng lượng. Có thể nói, hiện khu vực tư nhân đã tạo được thế đứng nhất định trong lĩnh vực năng lượng. Điển hình, về điện năng, có 28% tổng công suất nguồn điện đến từ khu vực tư nhân…
Dành sự quan tâm cho năng lượng điện, Nghị quyết 55 cũng nêu rõ phải phát triển cân đối hài hòa các nguồn điện, nhưng tập trung khai thác, sử dụng hợp lý và phù hợp các nguồn năng lượng sơ cấp, hóa thạch trong nước. Đồng thời tiếp tục ưu tiên năng lượng tái tạo, năng lượng điện khí…
Nghị quyết 55 cũng xác định rõ các nguyên tắc để phát triển các nguồn năng lượng này một cách hiệu quả, đó là dựa trên yếu tố giá cả, công nghệ, độ an toàn.
![]() |
Nhà máy Nhiệt điện Thăng Long là nhà máy nhiệt điện công suất 600 MW đầu tiên ở Việt Nam do tư nhân thực hiện. |
Câu chuyện đường dài
Thực tế, suốt thời gian qua, khu vực tư nhân đã bước đầu tham gia vào phát triển năng lượng, song kết quả còn tương đối khiêm tốn.
Trong số ít doanh nghiệp đặt chân vào lĩnh vực tuy đầy tiềm năng nhưng có không ít thách thức này, Tập đoàn Geleximco được nhận định là đơn vị đi đầu với Nhà máy điện Thăng Long.
Nhà máy Nhiệt điện Thăng Long do Công ty cổ phần Nhiệt điện Thăng Long thuộc Tập đoàn Geleximco làm chủ đầu tư được xây dựng trong thời gian kỷ lục 3 năm. Đây là dự án nhà máy nhiệt điện công suất 600 MW đầu tiên ở Việt Nam do tư nhân thực hiện và đã chính thức hòa lưới điện cả 2 tố máy trong năm 2018.
Nhà máy được áp dụng công nghệ lò tầng sôi tuần hoàn, được xem là một trong những công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới với lò hơi theo thiết kế và công nghệ chế tạo của hãng Alstom (Pháp); hệ thống đo lường và điều khiển của nhà máy được chế tạo và cung cấp từ Yokogawa (Nhật Bản) và một số nước G7.
Nhà máy Nhiệt điện Thăng Long đảm bảo các yêu cầu nghiêm ngặt về môi trường và xử lý tro thải nhiệt điện, sử dụng hệ thống lọc bụi tĩnh điện, thu giữ bụi để đảm bảo hiệu quả thu bụi từ 90 - 99%. Nhà máy cũng được trang bị hệ thống xử lý các loại nước thải khác nhau, sử dụng công nghệ xử lý nước nhiễm than, nhiễm dầu…
Sau khi hoàn thành Nhà máy Nhiệt điện Thăng Long, Tập đoàn Geleximco đã tính tới việc phát triển đường dài trong lĩnh vực năng lượng với những dự án mới. Đại diện Geleximco cho biết trong thời gian tới, doanh nghiệp sẽ đầu tư 2 nhà máy điện rác để vừa giải quyết vấn đề rác thải tại các đô thị lớn, vừa đảm bảo có thêm nguồn điện phục vụ sản xuất và tiêu dùng.
Theo đánh giá của các chuyên gia, chủ trương của Nghị quyết 55 có ý nghĩa lớn trong việc huy động nguồn lực từ khu vực tư nhân tham gia phát triển năng lượng, đặc biệt trong bối cảnh căng thẳng về điện đang hiện hữu. Từ đó, mở ra cơ hội rất lớn cho sự bứt phá của những cái tên như Geleximco và giúp toàn ngành năng lượng Việt Nam có những bước phát triển vượt bậc trong thời gian tới.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Liên kết, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực thang máy

Sản xuất công nghiệp tăng trở lại - “lấy đà” cho năm 2024

Việt Nam – Hoa Kỳ: Nhiều tiềm năng hợp tác trong ngành công nghiệp bán dẫn

Thái Nguyên: Phấn đấu tăng mạnh số cơ sở công nghiệp nông thôn thụ hưởng chính sách khuyến công

NVIDIA - Tập đoàn sản xuất chip đắt giá nhất thế giới mong muốn lập "cứ điểm" tại Việt Nam
Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cần tạo điều kiện để mở rộng quy mô Cụm Khí - Điện - Đạm Cà Mau

Dự án 1.000 tỷ sản xuất linh kiện bán dẫn chọn Ninh Bình đặt nhà máy

Công nghiệp sản xuất gốm sứ đóng góp hơn 3 tỷ USD/năm vào GDP

Xây dựng Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh trở thành trung tâm lớn về công nghiệp

Xây dựng cơ chế, tạo động lực cho nội địa hóa thiết bị ngành đường sắt đô thị

Gần 240 tỷ USD đầu tư nước ngoài đã được rót vào Việt Nam

Bình Dương: Có thêm khu công nghiệp 700 ha

Nghệ An: Khuyến công thúc đẩy sản xuất công nghiệp nông thôn

Bắc Giang phấn đấu trở thành tỉnh trọng điểm về công nghiệp vào năm 2030

Nắm bắt cơ hội để tham gia sâu hơn vào ngành công nghiệp bán dẫn

1 đồng vốn khuyến công thu hút 4 đồng vốn đối ứng từ cơ sở công nghiệp nông thôn

Công bố Bộ công cụ chuyển đổi số ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và công nghiệp hỗ trợ Việt Nam

Phục vụ tiêu dùng cuối năm, doanh nghiệp sản xuất công nghiệp tăng tốc

Công nhận 18 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Đà Nẵng 2023

Bộ Công Thương sắp tổ chức 3 sự kiện lớn về khuyến công

Trung Quốc đứng thứ 4 trong số 110 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư vào Việt Nam

Trà Vinh được công nhận 4 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia 2023

Cần Thơ: Đến năm 2030 sẽ có 14 khu công nghiệp

Vì sao Bắc Ninh chiếm “ngôi vương” về tỷ trọng giá trị tăng thêm kinh tế số trong GDP?
