Nghi ngờ bao trùm kinh tế thế giới

Các tin tức xấu liên tiếp về Nhật Bản sau khi quốc gia này đã trải qua trận động đất mạnh nhất trong hơn 100 năm qua, đang làm tăng thêm những nghi ngờ của giới phân tích và đầu tư quốc tế về khả năng phục hồi của nền kinh tế toàn cầu, giá trị các thị trường hàng hóa...

CôngThương -  "Động đất ở Nhật Bản đã xảy ra vào thời điểm không thể tồi tệ hơn, đúng lúc châu Âu chìm trong khủng hoảng nợ, bất ổn địa chính trị tại khu vực các quốc gia sản xuất dầu mỏ và kinh tế toàn cầu vẫn triền miên những nỗi lo lắng", các chuyên gia phân tích thuộc tổ chức GoldCore nhận định.

Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Yukio Edano thừa nhận, "trận động đất tồi tệ nhất trong hơn 100 năm qua này sẽ tác động xấu đến nhiều hoạt động kinh tế của Nhật Bản". Giới phân tích cho rằng, có thể phải mất nhiều tuần nữa mới có thể đánh giá được những thiệt hại mà thảm họa thiên tai gây ra cho kinh tế Nhật Bản.

Số người thiệt mạng là lên tới hàng nghìn, trong khi còn rất nhiều người khác mất tích. Động đất và sóng thần đã phá hủy một số sân bay và hải cảng chủ chốt, trong khi cơ sở hạ tầng giao thông thuộc các khu vực bị ảnh hưởng ở Đông Bắc Nhật Bản bị tàn phá nặng nề.

Nhiều tập đoàn hàng đầu của Nhật Bản cho biết đã phải ngừng mọi hoạt động. Các nhà sản xuất ôtô như Toyota, Nissan và Honda đã thông báo tạm ngừng toàn bộ hoạt động trong nước ít nhất cho tới đầu tuần này. Hãng sản xuất các sản phẩm điện tử cũng đã tạm ngừng các hoạt động ở trong nước.

Cùng với khoản nợ công vốn lớn gấp đôi quy mô nền kinh tế trị giá 5.000 tỷ của Nhật Bản và tình trạng xấu đi của nền tài chính, Tokyo đang thảo luận khả năng tăng thuế để có thêm tiền cấp cho công tác cứu trợ.

Giới phân tích nhận định tình trạng thiếu điện và khả năng Chính phủ Nhật Bản nâng các mức thuế sẽ tác động tiêu cực đến cuộc sống của người dân cũng như nhiều công ty ở nước này và có thể gây ảnh hưởng xấu hơn nhiều so với tác động kinh tế từ trận động đất Kobe hồi năm 1995.

Kinh tế của Nhật Bản được đánh giá là tốt hơn so với thời điểm xảy ra trận động đất Kobe năm 1995. Song nhiều chuyên gia cho rằng tác động của trận động đất và sóng thần mới đây đối với kinh tế Nhật Bản, vốn vừa chỉ phục hồi đôi chút từ suy thoái vào cuối năm 2010, có thể sẽ được "cảm nhận" trong vài tháng nữa.

Kinh tế Nhật Bản đã giảm 1,3% trong quý 4/2010. Theo kết quả khảo sát do hãng Reuters tiến hành trước khi xảy ra thảm họa chiều 11/3, kinh tế nước này trong quý 1/2011 có thể tăng trưởng 0,5% so với quỹ trước đó hoặc gần 2% so với cùng kỳ năm ngoái.

"Trận động đất ngày 11/3 sẽ làm đình đốn nhiều hoạt động, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế, trong bối cảnh tình trạng thiếu điện có thể dẫn đến sự giảm mạnh các hoạt động sản xuất", chuyên gia kinh tế trưởng Janwillem Acket, thuộc hãng phân tích Julius Baer, nhận xét.

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) hôm qua đã quyết định bơm 15.000 tỷ Yên vào nền kinh tế, nhằm khôi phục niềm tin của các thị trường. Sáng sớm nay, BOJ đã quyết định mở rộng nguồn ngân quỹ để thực hiện chương trình mua tài sản và tiến hành các hoạt động thị trường thêm 5.000 tỷ Yên lên 40.000 tỷ Yên.

Theo BOJ, mục đích của động thái trên là nhằm ngăn chặn những tổn thất lên nền kinh tế trước sự trì trệ của niềm tin doanh nghiệp và tâm lý xa lánh rủi ro trên các thị trường tài chính. Bên cạnh đó, BOJ còn quyết định giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức 0-0.1%.

Nỗi lo sợ về nguy cơ xảy ra cuộc khủng hoảng hạt nhân sau hàng loạt vụ nổ liên tiếp tại một nhà máy điện hạt nhân của Nhật Bản, càng khiến cho tình hình trở nên rối ren hơn. Thảm họa tại Nhật đã làm lu mờ những cuộc giao tranh đang tiếp diễn ở Libya, vốn là điểm nóng trong vài tuần trước.

Hôm qua, giá vàng giao tháng 4 trên sàn COMEX tại New York tăng 3,1 USD/ounce (+0,2%) lên 1.424,90 USD/ounce. Giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 4 trên sàn New York tăng vào phút cuối, lên thêm 3 cent, đạt mức 101,19 USD/thùng, sau khi xuống còn 98,47 USD/thùng vào đầu phiên.

Theo giới phân tích, thị trường năng lượng toàn cầu đang chuẩn bị ứng phó với cú sốc khi Nhật Bản tìm kiếm nguồn năng lượng thay thế cho phần lớn công suất năng lượng hạt nhân đã bị tàn phá bởi trận động đất.

Nhật Bản là nước nhập khẩu dầu lớn thứ 3 thế giới sau Mỹ và Trung Quốc, đồng thời là nhà nhập khẩu than và khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) hàng đầu thế giới. Vì thế, giới phân tích cảnh báo bất kỳ sự thay đổi đột ngột nào trong hoạt động sản xuất năng lượng cũng có thể gây ra tác động lớn đến các thị trường hàng hóa toàn cầu.

Các nhà phân tích cho rằng, tác động của trận động đất hôm 11/3 đối với nhu cầu năng lượng của Nhật Bản sẽ phụ thuộc vào mức độ thiệt hại đối với nền kinh tế đất nước và việc liệu Tokyo có ra lệnh tạm ngừng hoạt động của các nhà máy hạt nhân khác để kiểm tra an toàn.

Trong khi đó, cựu Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ Alan Greenspan nhận định, tình hình bất ổn tại một số nước Arab hiện nay đang thổi bùng lên nỗi lo sợ về nguy cơ nổ ra cuộc khủng hoảng mới. Giá 12 loại dầu của OPEC đã tăng hơn 15% kể từ đầu tháng 2/2011, và theo một số nhà phân tích, giá nhiên liệu này có thể leo lên ngưỡng 200 USD/thùng.

Kỳ họp thứ 4 Quốc hội Trung Quốc khóa 11 đã thông qua Kế hoạch 5 năm lần thứ 12 về phát triển kinh tế-xã hội, nhằm chuyển hướng nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này theo con đường phát triển "xanh" hơn và công bằng hơn.

Theo kế hoạch này, Trung Quốc cam kết tăng chi cho giáo dục, y tế và nhà ở công cộng, thúc đẩy những sáng kiến nhằm thu hẹp khoảng cách giàu nghèo; tạo ra 45 triệu việc làm ở đô thị trong vòng 5 năm tới, giảm số người sống trong ngưỡng nghèo, tăng thu nhập, tăng lương tối thiểu và lương hưu cơ bản, nâng ngưỡng chịu thuế thu nhập cá nhân.

Phát biểu trong cuộc họp báo sau khi kết thúc kỳ họp, Thủ tướng Ôn Gia Bảo cho biết Chính phủ sẽ thông qua tiêu chuẩn đánh giá hoạt động mới đối với các chính quyền địa phương và sẽ căn cứ nhiều hơn vào hiệu quả tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường và mức sống.

Theo ông Ôn Gia Bảo, "có hai số liệu quan trọng hơn tốc độ tăng trưởng GDP là tỷ lệ chi ngân sách cho giáo dục trong nền kinh tế quốc dân và tỷ lệ chi cho nghiên cứu phát triển trong GDP". Trung Quốc đã sử dụng một loạt biện pháp xử phạt hành chính để cố gắng đạt mục tiêu giảm 20% mức tiêu thụ năng lượng trên mỗi đơn vị GDP vào cuối năm ngoái so với năm 2005, buộc hàng nghìn nhà máy tiêu thụ nhiều nhiên liệu phải đóng cửa.

Liên quan đến tỷ giá đồng nhân dân tệ, Thủ tướng Ôn Gia Bảo bác bỏ việc để đồng nhân dân tệ tăng giá nhanh hơn so với đồng USD nhưng nói rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng dần tính linh hoạt tỷ giá hối đoái của đồng tiền này trong khi tính đến những tác động đối với doanh nghiệp và việc làm. Theo đó, Trung Quốc sẽ tiếp tục thực hiện cải cách cơ chế hình thành tỷ giá hối đoái đồng nhân dân tệ.

Đối với vấn đề lạm phát, ông Ôn Gia Bảo cho rằng Trung Quốc có cả lạm phát "nhập khẩu" và lạm phát về cơ cấu. Theo ông, lạm phát hiện nay ở Trung Quốc một phần là do vấn đề toàn cầu. Một số nước đã và đang theo đuổi chính sách tiền tệ nới lỏng định lượng, gây ra sự biến động về tỷ giá hối đoái của một số đồng tiền chủ chốt và giá hàng hóa toàn cầu. Lạm phát cơ cấu là do chi phí lao động và giá hàng hóa thiết yếu tăng.

Ông Ôn Gia Bảo cho biết chỉ số giá tiêu dùng của Trung Quốc đã tăng 4,9% trong cả tháng 1 và tháng 2 vừa qua. Tuy nhiên, ông khẳng định, Chính phủ sẽ kiểm soát được lạm phát bằng ba biện pháp: Tăng sản lượng, đặc biệt là nguồn cung nông sản; Tăng cường phân phối hàng hóa, đặc biệt là hệ thống phân phối hàng nông sản yếu kém; và sử dụng các biện pháp kinh tế và pháp lý để quản lý thị trường.

VnEconomy

baocongthuong.com.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Kinh tế thế giới

Tin mới nhất

Chiến sự Nga-Ukraine tối 27/12: Nga đánh mạnh ở Kursk

Chiến sự Nga-Ukraine tối 27/12: Nga đánh mạnh ở Kursk

Nga đột phá phòng tuyến ở Kursk; Ukraine tung "sát thủ" trên không...là những thông tin nóng về tình hình chiến sự Nga-Ukraine được cập nhật vào tối ngày 27/12.
Chiến sự Nga-Ukraine chiều 27/12: Nga kiểm soát một nửa Zagryzovo, lính Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 27/12: Nga kiểm soát một nửa Zagryzovo, lính Ukraine 'kiệt quệ' nơi tiền tuyến

Nga tuyên bố kiểm soát một nửa Zagryzovo; quân đội Ukraine 'kiệt quệ' trên tiền tuyến... là những tin 'nóng' chiến sự Nga-Ukraine chiều 27/12.
Bản tin quân sự thế giới ngày 27/12/2024: Trung Quốc giới thiệu máy bay chiến đấu thế hệ thứ 6

Bản tin quân sự thế giới ngày 27/12/2024: Trung Quốc giới thiệu máy bay chiến đấu thế hệ thứ 6

Bản tin quân sự thế giới ngày 27/12/2024: Trung Quốc giới thiệu máy bay chiến đấu thế hệ thứ 6, khi các hình ảnh của nguyên mẫu máy bay xuất hiện chính thức.
Chiến sự Nga-Ukraine ngày 27/12/2024: Đàm phán Nga-Ukraine có bước tiến mới; Nga cảnh báo tiếp tục phóng tên lửa Oreshnik

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 27/12/2024: Đàm phán Nga-Ukraine có bước tiến mới; Nga cảnh báo tiếp tục phóng tên lửa Oreshnik

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine 27/12/2024: Đàm phán Nga-Ukraine có bước tiến mới; Nga cảnh báo tiếp tục phóng tên lửa Oreshnik; sở chỉ huy Nga bị tập kích.
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 27/12: Nga bắt giữ Thiếu úy quân Ukraine; UAV Ukraine tấn công căn cứ Nga

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 27/12: Nga bắt giữ Thiếu úy quân Ukraine; UAV Ukraine tấn công căn cứ Nga

Nga bắt giữ Thiếu úy quân Ukraine; UAV Ukraine tấn công căn cứ Nga,... là những tin tức đáng chú ý trong bản tin chiến sự Nga-Ukraine sáng 27/12.

Tin cùng chuyên mục

Nga - Trung Quốc đạt bước tiến mới về hợp tác năng lượng

Nga - Trung Quốc đạt bước tiến mới về hợp tác năng lượng

Nga đã bắt đầu phát triển một đường ống dẫn khí đốt mới tới Trung Quốc thông qua Kazakhstan với công suất hàng năm theo kế hoạch là 45 tỷ mét khối (bcm).
Chiến sự Nga-Ukraine tối 26/12: Nga cải tiến

Chiến sự Nga-Ukraine tối 26/12: Nga cải tiến 'UAV sát thủ'; Ukraine tấn công kho đạn Nga tại Rostov

Nga cải tiến 'UAV sát thủ'; Ukraine tấn công kho đạn Nga tại Rostov,... là những thông tin 'nóng' về tình hình chiến sự Nga-Ukraine cập nhật tối ngày 26/12.
Điểm danh hàng loạt tập đoàn lớn

Điểm danh hàng loạt tập đoàn lớn 'rót tiền' vào lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Donald Trump

Theo tờ Wall Street Journal, hàng loạt tập đoàn lớn vừa 'rót tiền' vào lễ nhậm chức của ông Donald Trump, bao gồm Ford, Amazon, Meta, Toyota, Uber và Pfizer.
Thương mại Nga-Việt Nam tăng mạnh: Cơ hội vàng cho hợp tác công nghiệp song phương

Thương mại Nga-Việt Nam tăng mạnh: Cơ hội vàng cho hợp tác công nghiệp song phương

11 tháng năm 2024, kim ngạch thương mại giữa Nga-Việt Nam đạt 4,15 tỷ USD, trong đó, xuất khẩu sang Việt Nam 2,03 tỷ USD, nhập khẩu từ Việt Nam 2,12 tỷ USD.
Nga luôn sẵn sàng hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân

Nga luôn sẵn sàng hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân

Đại sứ Nga tại Việt Nam G.S Bezdetko cho biết, Nga luôn sẵn sàng hợp tác với Việt Nam trong phát triển công nghệ hạt nhân, cụ thể là năng lượng hạt nhân.
Chiến sự Nga-Ukraine chiều 26/12: Nga dội

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 26/12: Nga dội 'bão lửa' dồn dập, cảnh báo đanh thép Ukraine

Nga trút 'bão lửa', cảnh báo đanh thép Ukraine; Ukraine cố thủ, hàng trăm lính Kiev thiệt mạng ở Donetsk;... là những tin chiến sự Nga-Ukraine chiều 26/12.
Bản tin quân sự thế giới ngày 26/12/2024: Ukraine trang bị súng bắn đạn ghém chống UAV cho binh sĩ

Bản tin quân sự thế giới ngày 26/12/2024: Ukraine trang bị súng bắn đạn ghém chống UAV cho binh sĩ

Bản tin quân sự thế giới ngày 26/12/2024: Ukraine trang bị súng bắn đạn ghém chống UAV cho binh sĩ dựa trên module súng M26 do Mỹ phát triển cho đặc nhiệm.
Chiến sự Nga-Ukraine ngày 26/12/2024: Hướng đi mới cho hòa bình ở Ukraine; Moldova vô tình thành tâm điểm

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 26/12/2024: Hướng đi mới cho hòa bình ở Ukraine; Moldova vô tình thành tâm điểm

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 26/12/2024: Hướng đi mới cho hòa bình ở Ukraine; Moldova vô tình thành tâm điểm; đàm phán ngừng bắn gặp khó.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 25/12/2024: Nga tập kích tên lửa Ukraine; Velyka Novosilka bị siết chặt

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 25/12/2024: Nga tập kích tên lửa Ukraine; Velyka Novosilka bị siết chặt

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 25/12/2024: Nga tập kích tên lửa Ukraine; Velyka Novosilka bị siết chặt khi mọi con đường tiếp tế tới thành phố bị vây hãm.
Chiến sự Nga-Ukraine tối 25/12: Nga đối mặt nguy cơ

Chiến sự Nga-Ukraine tối 25/12: Nga đối mặt nguy cơ 'chảy máu' thiết giáp; Ukraine thất thủ trên toàn chiến tuyến?

Nga đối mặt nguy cơ 'chảy máu' thiết giáp; Ukraine thất thủ trên toàn chiến tuyến?... là những tin nóng về tình hình chiến sự Nga-Ukraine cập nhật tối 25/12.
Truyền hình Mỹ: Việt Nam đang hưởng lợi lớn từ sự dịch chuyển dòng vốn FDI

Truyền hình Mỹ: Việt Nam đang hưởng lợi lớn từ sự dịch chuyển dòng vốn FDI

Theo kênh truyền hình Mỹ Bloomberg Television, Việt Nam đang là quốc gia hưởng lợi lớn từ sự dịch chuyển dòng vốn đầu tư FDI, từ Bắc Á vào Đông Nam Á.
Rơi máy bay chở khách ở Kazakhstan, chưa rõ thương vong

Rơi máy bay chở khách ở Kazakhstan, chưa rõ thương vong

Theo The Guardian, ngày 25/12, một máy bay chở khách đã rơi rồi bốc cháy gần thành phố Aktau (Kazakhstan). Thông tin ban đầu cho biết hiện có 6 người sống sót.
Chiến sự Nga-Ukraine chiều 25/12: Nga hé lộ thời gian Kurakhovo thất thủ; phòng tuyến Ukraine bên bờ sụp đổ

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 25/12: Nga hé lộ thời gian Kurakhovo thất thủ; phòng tuyến Ukraine bên bờ sụp đổ

Nga hé lộ thời gian Kurakhovo thất thủ; phòng tuyến Donetsk của Ukraine bên bờ sụp đổ... là những tin 'nóng' về chiến sự Nga-Ukraine chiều 25/12.
Báo Nga: Sẽ có nhiều

Báo Nga: Sẽ có nhiều 'bất ngờ lớn' trong quá trình đàm phán hòa bình Nga - Ukraine

Theo hãng thông tấn TASS, nhà khoa học chính trị Ukraine Konstantin Bondarenko cho rằng quá trình đàm phán hòa bình Nga - Ukraine sẽ có nhiều 'bất ngờ lớn'.
Châu Âu rút khí đốt dự trữ với tốc độ chưa từng thấy

Châu Âu rút khí đốt dự trữ với tốc độ chưa từng thấy

Châu Âu đang đối mặt với thách thức lớn khi rút khí đốt từ kho dự trữ với tốc độ kỷ lục do thời tiết lạnh, nhập khẩu LNG giảm và áp lực địa chính trị gia tăng.
Chiến sự Nga-Ukraine 25/12/2024: Nga chiếm thế chủ động trên toàn chiến tuyến; hé lộ điều kiện chấm dứt xung đột Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine 25/12/2024: Nga chiếm thế chủ động trên toàn chiến tuyến; hé lộ điều kiện chấm dứt xung đột Ukraine

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 25/12/2024: Nga chiếm thế chủ động trên toàn chiến tuyến; hé lộ điều kiện chấm dứt xung đột Ukraine.
Bản tin quân sự thế giới ngày 25/12/2024: Tại sao thiết bị siêu vượt âm Avanguard không có đối thủ?

Bản tin quân sự thế giới ngày 25/12/2024: Tại sao thiết bị siêu vượt âm Avanguard không có đối thủ?

Bản tin quân sự thế giới ngày 25/12/2024: Tại sao thiết bị siêu vượt âm Avanguard không có đối thủ đã được giải thích qua lời giới chuyên gia quân sự.
Hé lộ nguyên nhân vụ cháy tại tháp Eiffel

Hé lộ nguyên nhân vụ cháy tại tháp Eiffel

Theo The Mirror, Ban quản lý tháp Eiffel khẳng định, nguyên nhân vụ cháy hôm 24/12 là do một sự cố chập đường ray điện bên trong thang máy tòa tháp.
Chiến sự Nga-Ukraine tối 24/12: Nga sắp tấn công vào Orekhov; Ukraine tung đòn hiểm vào “trái tim” phòng thủ Nga

Chiến sự Nga-Ukraine tối 24/12: Nga sắp tấn công vào Orekhov; Ukraine tung đòn hiểm vào “trái tim” phòng thủ Nga

Nga sắp tấn công vào Orekhov; Ukraine tung đòn hiểm vào “trái tim” phòng thủ Nga;... là những tin nóng về tình hình chiến sự Nga-Ukraine cập nhật tối 24/12.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 24/12/2024: Ukraine liên tục tấn công lãnh thổ Nga; Kursk bị vây hãm

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 24/12/2024: Ukraine liên tục tấn công lãnh thổ Nga; Kursk bị vây hãm

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 24/12/2024: Ukraine liên tục tấn công lãnh thổ Nga; Kursk bị vây hãm khi tình hình chiến trường hiện tại không thể đảo ngược.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động