Nghị định 24 về quản lý thị trường vàng sắp sửa đổi, giá vàng SJC sẽ ra sao?

Tại Họp báo thông tin kết quả hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm 2022, vấn đề Nghị định 24 về thị trường vàng sắp sửa đổi, giá vàng SJC sẽ ra sao được quan tâm
Cần bĩnh tĩnh với thị trường vàng

Đặt lộ trình xem xét sửa đổi Nghị định về quản lý thị trường vàng

Tại cuộc Họp báo, báo chí đã đặt câu hỏi về quan điểm của Ngân hàng Nhà nước trước ý kiến cho rằng sau 10 năm áp dụng để chống “vàng hoá” nền kinh tế, Nghị định 24/2012/NĐ-CP cần được sớm sửa đổi cho phù hợp với yêu cầu hiện nay, cần có thêm thương hiệu vàng khác để cạnh tranh với SJC.

Trả lời vấn đề này, Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú, cho biết: Trước đây khi xây dựng Nghị định 24/2012/NĐ-CP để áp ứng nhu cầu của nền kinh tế. Trong suốt 10 năm qua, không chỉ Ngân hàng Nhà nước mà các báo cáo, đánh giá, nhìn nhận đều cho thấy câu chuyện quản lý vàng đã tạo được sự ổn định trong quản lý kinh tế vĩ mô, từ đó kiểm soát lạm phát, kiểm soát được thị trường vàng, không tác động đến mặt bằng giá cả và các chỉ tiêu khác.

Nghị định 24 về quản lý thị trường vàng sắp sửa đổi, giá vàng SJC sẽ ra sao?
Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú phát biểu tại họp báo

Tuy nhiên, theo Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước, sau 10 năm, do những tác động của tình hình kinh tế thế giới, tác động của hàng hóa vàng thế giới với Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước đã và đang cử các đoàn nghiên cứu, vừa đi kiểm tra tất cả các cơ sở kinh doanh vàng hiện nay, vừa đánh giá câu chuyện vàng thực tế trong nền kinh tế, nhu cầu thực của người dân như thế nào, vừa đánh giá câu chuyện giữa các thương hiệu vàng hiện nay ra sao?…

“Không phải Quốc hội đặt vấn đề Ngân hàng Nhà nước mới nghiên cứu mà việc này các đơn vị chức năng đã nghiên cứu hàng năm nay. Nghiên cứu một cách thấu đáo và cũng đặt ra lộ trình xem xét để sửa đổi Nghị định 24/2012 trong thời gian tới sao cho phù hợp, để đạt mục tiêu lớn và vẫn bảo đảm nhu cầu thị trường đối với vàng miếng cũng như vàng trang sức…” - Phó Thống đốc Đào Minh Tú khẳng định.

Cấp room tín dụng cần “gạn đục khơi trong”

Ngoài nội dung quản lý thị trường vàng, câu chuyện cấp room tín dụng tiếp tục là chủ đề “nóng” trong buổi họp báo của Ngân hàng Nhà nước. Theo đó, trả lời câu hỏi về khả năng nới room tín dụng, ông Phạm Chí Quang, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Chính sách tiền tệ, cho biết: Số liệu thống kê của Ngân hàng Nhà nước 3 năm trở lại đây, nhu cầu tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng thương mại đăng ký luôn xấp xỉ trên 20%, vượt xa khả năng cung ứng vốn của nền kinh tế.

Nếu cứ để các ngân hàng thương mại tăng trưởng tín dụng theo nhu cầu, áp lực với lạm phát là rất lớn. Khả năng để phục vụ nhu cầu tăng trưởng tín dụng, các ngân hàng sẽ phải chạy đua tăng lãi suất huy động, dẫn tới lãi suất cho vay và nợ xấu tăng theo. Đây cũng là lý do mà Ngân hàng Nhà nước áp dụng room tín dụng.

Theo ông Quang, mỗi năm Ngân hàng Nhà nước đều đưa ra chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng định hướng từ đầu năm. Định hướng tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng Nhà nước năm nay là 14%, nhưng đều có sự điều chỉnh linh hoạt tùy diễn biến thị trường, diễn biến kinh tế vĩ mô và dựa vào sức khỏe của từng tổ chức tín dụng.

Nghị định 24 về quản lý thị trường vàng sắp sửa đổi, giá vàng SJC sẽ ra sao?
Ông Phạm Chí Quang, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Chính sách tiền tệ trả lời câu hỏi của báo chí

“Với những lĩnh vực ưu tiên, Ngân hàng Nhà nước sẽ có ưu tiên cho các tổ chức tín dụng có mức xếp hạng, phân loại cao hơn; ngoài ra điều chỉnh tăng thêm mức tín dụng cho các tổ chức tín dụng tham gia tái cơ cấu các ngân hàng thương mại yếu kém, các quỹ tín dụng nhân dân… Điểm trừ đối với các tổ chức tín dụng mà Ngân hàng Nhà nước thường xuyên có cảnh báo tham gia vào các lĩnh vực rủi ro như kinh doanh bất động sản, chứng khoán, tỉ trọng tốc độ tăng trưởng rất lớn vào lĩnh vực trái phiếu doanh nghiệp…”- ông Quang cho biết.

Về room tín dụng của các ngân hàng thương mại, đại diện Vụ Chính sách tiền tệ cho hay, hiện nay nhiều ngân hàng vẫn chưa sử dụng hết room tín dụng được cấp. Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước khuyến nghị các tổ chức tín dụng tập trung vốn cho các lĩnh vực ưu tiên của nền kinh tế.

“Cho đến ngày 9/6, tín dụng tăng 8,15% so với cuối năm 2021, còn khá xa so với hạn mức tăng trưởng tín dụng mà Ngân hàng Nhà nước đã cấp cho các tổ chức tín dụng. Chúng tôi vẫn đang theo dõi số liệu từ từng tổ chức tín dụng theo từng ngày, có thể có tổ chức tín dụng gần hết room, đương nhiên sẽ có trạng thái “phòng thủ” để bảo đảm cân nhắc, cấp room tín dụng cho những khách hàng ưu tiên hơn. Chúng tôi nghĩ đây là giai đoạn cần “gạn đục khơi trong” để bảo đảm các tổ chức tín dụng tập trung vốn cho các lĩnh vực ưu tiên hơn, những khoản nợ chất lượng cao hơn”- ông Quang nêu quan điểm.

Đặc biệt, hiện có tình trạng một số ngân hàng đã cho vay cận room 15% với khách hàng lớn, ông Quang khuyến nghị cần đa dạng hóa danh mục tín dụng để giảm rủi ro, cân đối nguồn thu. “Định hướng mà Ngân hàng Nhà nước mong muốn là chuyển tải dần vai trò cung ứng vốn trung, dài hạn cho nền kinh tế từ hệ thống ngân hàng sang các phân khúc khác của thị trường vốn”- ông Phạm Chí Quang khẳng định.

Theo Ngân hàng Nhà nước, dù lạm phát 5 tháng đầu năm chỉ tăng 2,25% song áp lực lạm phát với nền kinh tế nước ta là rất lớn, đặc biệt là lạm phát nhập khẩu vì độ mở nền kinh tế cao.

Trên thế giới, các nước đang tăng cường chính sách thắt chặt tiền tệ. Chỉ tính từ đầu năm 2022 đến nay, trên thế giới đã có 114 lượt tăng lãi suất. Áp lực nhập khẩu lạm phát thế giới cộng với nhu cầu tín dụng tăng nhanh trong nước sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát đặt ra nhiều thách thức cho cơ quan quản lý.

11 năm qua, kể từ năm 2011 đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã áp dụng cơ chế room tín dụng, song song với việc nâng cao áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế vào quản trị của hệ thống ngân hàng.

“Nhưng dù là vậy, nhu cầu tốc độ tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế rất cao. Trước năm 2011, tăng trưởng tín dụng bình quân của nước ta là trên 30%/năm, có năm tăng 53,8%, vượt xa khả năng quản trị và cân đối vốn của ngân hàng thương mại, dẫn tới hệ luỵ rất lớn là mất khả năng thanh toán.

Với bài học đó, Ngân hàng Nhà nước buộc phải đi song song cả hai chân: Vừa nâng cao chuẩn mực quản trị rủi ro theo chuẩn quốc tế, vừa tăng cường giám sát từ sớm, từ xa các hoạt động của ngân hàng thương mại, các lĩnh vực quản trị rủi ro, trong đó có tín dụng”- ông Quang nói.

Chia sẻ thêm về vấn đề này, Phó Thống đốc thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết: Chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng 14% mang tính chất định hướng của Ngân hàng Nhà nước đặt ra từ đầu năm. Từ năm 2021 - 2022, Ngân hàng Nhà nước có thêm câu "có điều chỉnh tùy theo điều kiện thực tế". Vì vậy, tăng trưởng thực tế có thể phải thắt chặt chỉ 11 - 12%, hoặc cũng có thể lên tới 15 - 16%.

Theo ông Tú, nếu không có những hậu quả dịch Covid-19 để lại thì mức tăng trưởng tín dụng 14% là phù hợp. Nhưng do hiện tại, có những cơ hội mở ra của nền kinh tế khôi phục nhanh, nhu cầu vốn của nền kinh tế cao. Tuy nhiên, cần nhìn nhận vấn đề sâu hơn, trong nhu cầu vốn đó đang phải “bao sân” cho phần vốn đang được cơ cấu lại cho các doanh nghiệp bằng chính sách giãn hoãn hàng mấy trăm ngàn tỉ đồng. Nếu không có dịch thì số vốn đó đang được quay vòng, được trả nợ cho ngân hàng và đã được tái tạo trong một vòng quay tín dụng mới. Do đó, nhu cầu vay vốn mới bổ sung tạo áp lực cho tăng trưởng tín dụng, dẫn đến một số ngân hàng phản ánh gần hết room tín dụng. Ngân hàng Nhà nước vẫn đang theo dõi đánh giá.

Thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước có phương án điều hành chính sách tiền tệ cùng với chính sách tài khóa và các chính sách khác nhằm ổn định giá trị đồng tiền, ổn định vĩ mô, kiểm soát được lạm phát. “Kiểm soát lạm phát là ưu tiên hàng đầu trên điều hành chính sách tiền tệ của ngành ngân hàng. Trên cơ sở đó, tiếp tục cung ứng vốn một cách hợp lý trên điều kiện kiểm soát lạm phát”- Phó Thống đốc thông tin.

Về room tín dụng, vào thời điểm nào, tăng thêm như thế nào, cần trên cơ sở đánh giá, phân tích và thấy rằng cần thiết. Đại diện Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cũng cho rằng, đây là cơ hội để các ngân hàng thương mại cơ cấu lại chính các khoản nợ hiện nay, vừa nâng cao chất lượng tín dụng, hướng vốn vào những khoản nợ chất lượng cao hơn, lĩnh vực cần thiết hơn, cần hướng dòng vốn vào các lĩnh vực ưu tiên, hạn chế vào lĩnh vực rủi ro.

Hoàng Lan
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Ngân hàng

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tỷ giá tăng, thị trường chưa có dấu hiệu thiếu hụt thanh khoản

Tỷ giá tăng, thị trường chưa có dấu hiệu thiếu hụt thanh khoản

Việt Nam tiếp tục đảm bảo các cân đối lớn, thặng dư thương mại trước bối cảnh tỷ giá đang có những diễn biến tăng trở lại.
Ngân hàng Nhà nước tái triển khai biện pháp kép để

Ngân hàng Nhà nước tái triển khai biện pháp kép để 'ghìm cương' tỷ giá

Ngân hàng Nhà nước sử dụng song song 2 công cụ tín phiếu và OMO để đạt “mục tiêu kép” vừa đảm bảo thanh khoản cho hệ thống, vừa giảm sức ép lên tỷ giá.
Krungsri muốn mua trước hạn 50% vốn điều lệ còn lại của SHBFinance

Krungsri muốn mua trước hạn 50% vốn điều lệ còn lại của SHBFinance

Ngày 05/11, SHB đã công bố Nghị quyết thông qua việc bán/chuyển nhượng vốn tại Công ty Tài chính TNHH Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHBFinance) cho đối tác.
Ngân hàng  BIDV được vinh danh

Ngân hàng BIDV được vinh danh 'Thương hiệu quốc gia'

Biểu trưng “Thương hiệu Quốc gia” đã được Thủ tướng Phạm Minh Chính trao cho đại diện BIDV trong khuôn khổ “Lễ Công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia".
Lào Cai: Khoanh nợ cho khách hàng vay vốn bị thiệt hại do cơn bão số 3

Lào Cai: Khoanh nợ cho khách hàng vay vốn bị thiệt hại do cơn bão số 3

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai vừa ký ban hành văn bản thực hiện chính sách khoanh nợ cho khách hàng vay vốn tại các tổ chức tín dụng bị thiệt hại do cơn bão số 3.

Tin cùng chuyên mục

Nhà băng đua nhau tăng lãi suất, có nơi chạm 9,5%/năm cho kỳ hạn 13 tháng

Nhà băng đua nhau tăng lãi suất, có nơi chạm 9,5%/năm cho kỳ hạn 13 tháng

PVcomBank, HDBank, MSB là những cái tên nổi bật trong cuộc đua huy động vốn lần này, với lãi suất tiết kiệm đặc biệt lên tới 9,5% cho kỳ hạn 13 tháng.
Làm thế nào để tận dụng sức mạnh của lãi kép?

Làm thế nào để tận dụng sức mạnh của lãi kép?

Chương trình The Moneyverse do BIDV tổ chức TS. Cấn Văn Lực có lý giải: “Chỉ có người đầu tư, gửi tiền mới thích lãi kép, còn những người đi vay không ai thích
Vietcombank, Vietinbank, BIDV, HDBank... được vinh danh Thương hiệu Quốc gia

Vietcombank, Vietinbank, BIDV, HDBank... được vinh danh Thương hiệu Quốc gia

Các ngân hàng lớn, dẫn đầu hệ thống như Vietcombank, VietinBank, BIDV, Agribank, HDBank... đã được công nhận là Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024.
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam: Nâng cao vai trò đồng hành cùng các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam: Nâng cao vai trò đồng hành cùng các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam khẳng định vị thế và uy tín của mình góp phần đảm bảo an toàn của các tổ chức tín dụng, bảo vệ quyền và lợi ích của người gửi tiền.
BIDV khởi động Giải chạy mang Tết ấm cho người nghèo

BIDV khởi động Giải chạy mang Tết ấm cho người nghèo

Đây là mùa thứ 6 BIDV phát động Giải chạy thiện nguyện online “Tết ấm cho người nghèo Xuân Ất Tỵ 2025” hơn 34 nghìn vận động viên đăng ký tham gia
Doanh nghiệp bứt phá kinh doanh với lãi suất cho vay siêu ưu đãi từ Bac A Bank

Doanh nghiệp bứt phá kinh doanh với lãi suất cho vay siêu ưu đãi từ Bac A Bank

Bac A Bank dành tặng khách hàng doanh nghiệp mức lãi suất hấp dẫn trong khuôn khổ chương trình "Tiếp vốn nhanh - Kinh doanh bứt phá” trên toàn hệ thống
Động thái mới sau chuyển giao bắt buộc của 2 ngân hàng

Động thái mới sau chuyển giao bắt buộc của 2 ngân hàng '0 đồng'

Sau khi chính thức chuyển giao bắt cuộc từ ngày 17/10, hai ngân hàng 0 đồng OceanBank và CB đã có nhiều động thái mới như: như kiện toàn bộ máy, tổ chức…
Đề xuất thay đổi thủ tục thu hồi giấy phép hoạt động ngân hàng

Đề xuất thay đổi thủ tục thu hồi giấy phép hoạt động ngân hàng

Ngân hàng Nhà nước đang đề xuất thay đổi một số quy định về hồ sơ, thủ tục thu hồi giấy phép hoạt động ngân hàng.
Tín dụng tiêu dùng

Tín dụng tiêu dùng 'vào mùa'

Đón mùa mua sắm lớn nhất năm, các ngân hàng, công ty tài chính cho vay tiêu dùng đang đẩy mạnh các chương trình kích cầu kéo khách hàng cá nhân.
9 tháng đầu năm 2024: Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả

9 tháng đầu năm 2024: Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank - mã CTG) vừa công bố Báo cáo tài chính Quý III/2024.
Đề xuất quy định mới về hồ sơ, thủ tục tổ chức lại tổ chức tín dụng

Đề xuất quy định mới về hồ sơ, thủ tục tổ chức lại tổ chức tín dụng

Ngân hàng Nhà nước lấy ý kiến của các tổ chức, cá nhân đối với Dự thảo Thông tư Quy định điều kiện, hồ sơ, thủ tục chấp thuận việc tổ chức lại tổ chức tín dụng.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước giao ông Lại Hữu Phước làm quyền Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước giao ông Lại Hữu Phước làm quyền Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng

Ông Lại Hữu Phước - Phó Chánh Thanh tra, giám sát được Ngân hàng Nhà nước giao làm Quyền Chánh thanh tra, giám sát ngân hàng, từ ngày 1/11/2024.
Quý cuối của năm, cuộc đua tiền gửi không kỳ hạn ngày càng gay cấn

Quý cuối của năm, cuộc đua tiền gửi không kỳ hạn ngày càng gay cấn

Cuộc đua thu hút tiền gửi không kỳ hạn (CASA) giữa các ngân hàng đang ngày càng 'nóng' hơn trong quý cuối cùng của năm 2024.
BIDV duy trì hoạt động ổn định, an toàn; đóng góp tích cực vào Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh

BIDV duy trì hoạt động ổn định, an toàn; đóng góp tích cực vào Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh

BIDV vừa công bố Báo cáo tài chính quý III, theo đó, hoạt động kinh doanh tiếp tục được duy trì ổn định, an toàn, hiệu quả, cơ bản bám sát kế hoạch năm 2024.
Techcombank tạo dấu ấn tại Smart Banking 2024: Giải pháp ngân hàng số

Techcombank tạo dấu ấn tại Smart Banking 2024: Giải pháp ngân hàng số 'vượt trội' Techcombank Mobile

Tại Hội thảo và triển lãm Smart Banking 2024, Techcombank khẳng định vị thế dẫn đầu với những giải pháp số hóa đột phá trên nền tảng Techcombank Mobile.
Thẻ trả góp Muadee tung ‘Deal khủng’ cho người dùng Grab, Be, Ví VNPAY

Thẻ trả góp Muadee tung ‘Deal khủng’ cho người dùng Grab, Be, Ví VNPAY

Thả ga mua sắm mùa cuối năm với loạt siêu ưu đãi từ Thẻ trả góp Muadee by HDBank, trả góp từ 3 đến 4 tháng, 0 đồng trả trước và không lãi suất.
SHB lãi hơn 9.048 tỷ đồng trong 9 tháng, đạt 80% kế hoạch năm 2024

SHB lãi hơn 9.048 tỷ đồng trong 9 tháng, đạt 80% kế hoạch năm 2024

Sau 9 tháng, lợi nhuận trước thuế lũy kế của Ngân hàngv SHB đạt 9.048 tỷ đồng, thực hiện 80% kế hoạch năm 2024.
Thấy gì từ tiến độ giải ngân các gói tín dụng ưu đãi?

Thấy gì từ tiến độ giải ngân các gói tín dụng ưu đãi?

Ngân hàng Nhà nước thông tin, hàng trăm ngàn tỷ đồng vốn vay ưu đãi lãi suất đã được giải ngân theo nhu cầu và kiến nghị cấp bách của người dân, doanh nghiệp.
Đẩy mạnh kinh doanh số, HDBank báo lãi vượt 12.650 tỷ, tăng 46,6%

Đẩy mạnh kinh doanh số, HDBank báo lãi vượt 12.650 tỷ, tăng 46,6%

Ngân hàng TMCP Phát triển TP. Hồ Chí Minh (HDBank) công bố kết quả kinh doanh 9 tháng với lợi nhuận trước thuế đạt tới 12.655 tỷ đồng, tăng 46,6% so với cùng kỳ
Tập trung cho vay sản xuất và xuất khẩu, tín dụng 9 tháng MSB tăng 15,1%

Tập trung cho vay sản xuất và xuất khẩu, tín dụng 9 tháng MSB tăng 15,1%

Kết quả kinh doanh quý 3 của hệ thống ngân hàng ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực, các ngân hàng đều có kết quả tăng trưởng tín dụng vượt trội, nợ xấu giảm.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động