Nghệ nhân đúc đồng Vũ Duy Điệp: Kết hợp tinh hoa nghề với khoa học công nghệ

Với bản tính nhanh nhạy, sáng tạo, nghệ nhân đúc đồng Vũ Duy Điệp làng Vạn Điểm (huyện Ý Yên tỉnh Nam Định) đã kết hợp những tinh hoa của nghề truyền thống với công nghệ khoa học giúp anh đúc được những sản phẩm độc đáo, trọng lượng lớn, đòi hỏi kỹ thuật cao.

Từ xa chúng tôi đã nghe những tiếng tạch, tạch, tạch… reng, reng, reng… những âm thanh mài, gọt, chạm, khắc lúc thì khoan thai, lúc lại rộn ràng liên tục phát ra từ xưởng đúc đồng của nghệ nhân Vũ Duy Điệp. Trong xưởng, chúng tôi bắt gặp rất nhiều nhóm thợ đang say sưa làm việc. Chỗ này nhóm tạo mẫu, làm khuôn, chỗ kia nấu rót đồng, làm nguội, còn nghệ nhân Vũ Duy Điệp đang tỉ mỉ, chau chuốt lại những sản phẩm để chuẩn bị giao cho khách hàng.

nghe nhan duc dong vu duy diep ket hop tinh hoa nghe voi khoa hoc cong nghe
Kết hợp tinh hoa nghề với khoa học công nghệ

Vừa làm, nghệ nhân Vũ Duy Điệp vừa chia sẻ: Việc chế tác đồ thờ và tượng thờ phải am hiểu các nguyên tắc tín ngưỡng, tôn giáo, để khi tạc bức tượng có hồn, thể hiện được sắc thái riêng của người được thờ phụng. Vì thế, ngoài đôi bàn tay tài hoa, người thợ làm đồ thờ tự cũng phải gửi gắm tâm đức, tâm hồn và tâm linh của mình trong khi chế tác. Để tạo ra những bức tượng Phật, tượng Thánh... người thợ làm nghề phải hiểu cội nguồn sâu xa của từng sản phẩm, phẩm chất tâm hồn của vị Phật, vị Thánh được dân tôn thờ.

nghe nhan duc dong vu duy diep ket hop tinh hoa nghe voi khoa hoc cong nghe
Tượng Phật phải đảm bảo thẩm mĩ và thần thái

Nghệ nhân Vũ Duy Điệp cho biết: Kỹ thuật đúc đồng truyền thống của làng Vạn Điểm đòi hỏi sự tỉ mỉ, chăm chút từng công đoạn. Sản phẩm tượng đúc sau khi được hoàn thiện không chỉ đảm bảo tính thẩm mỹ mà đặc biệt là thể hiện đúng thần thái của nhân vật. Các khâu làm nhẵn, bóng bề mặt và làm màu cho sản phẩm để bảo đảm độ bền dựa trên những bí quyết, kinh nghiệm truyền thống. Người thợ làm nghề vừa phải nắm chắc kỹ thuật, không ngừng tìm hiểu, bổ sung kiến thức, tích lũy kinh nghiệm tạo thành bí quyết làm nghề.

Để có sản phẩm đạt chất lượng, khâu đầu tiên là phải làm mẫu tốt, khuôn tốt và công đoạn quan trọng nhất, quyết định nhất trong quá trình sản xuất là lúc rót đồng vào khuôn. Trước khi rót đồng nóng chảy vào khuôn, phải nung khuôn nóng đều, đủ nhiệt độ cho đồng chảy đều trong khuôn. Đây cũng là một trong những khâu khó nhất, phải nhờ kinh nghiệm của người thợ lành nghề mới đảm bảo khi sản phẩm ra lò không bị bọt khí và rỗ.

nghe nhan duc dong vu duy diep ket hop tinh hoa nghe voi khoa hoc cong nghe
Người làm nghề phải gửi gắm tâm đức, tâm hồn và tâm linh của mình trong khi chế tác

Trong những năm qua, công ty của nghệ nhân Vũ Duy Diệp đã tập hợp được đội ngũ thợ lành nghề, nhiều người đã trở thành nghệ nhân với danh hiệu “Bàn tay vàng”. Hiện nay công ty tuyển dụng cán bộ nhân công có bằng trung cấp, đại học để đưa những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tạo sự tinh xảo của sản phẩm, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng trong và ngoài nước.

nghe nhan duc dong vu duy diep ket hop tinh hoa nghe voi khoa hoc cong nghe
nghe nhan duc dong vu duy diep ket hop tinh hoa nghe voi khoa hoc cong nghe
Tạo khuôn mẫu là công đoạn quan trọng nhất

Việc áp dụng khoa học công nghệ vào việc đúc đồng, nghệ nhân Vũ Duy Điệp cho rằng: Tôi không lạm dụng công nghệ trong sản xuất mà vẫn coi trọng cách làm thủ công truyền thống, bởi sự tinh tế của nghệ nhân khiến sản phẩm tinh xảo hơn. Thực tế các sản phẩm của công ty làm ra chủ yếu vẫn bằng phương pháp thủ công truyền thống. Để nâng cao tính thẩm mỹ cho các sản phẩm đúc, nghệ nhân Vũ Duy Điệp mạnh dạn học hỏi và cộng tác với các họa sĩ, nhà điêu khắc để sản xuất những sản phẩm đẹp về mẫu mã và kiểu dáng. Bên cạnh đó, anh đã chinh phục thành công công nghệ đúc tượng liền khối với tượng có chiều cao từ 7m đến trên 10m mà chỉ có 1 khuôn, 1 lần đúc. Đây đang là công nghệ đúc khó, kể cả với các nước có công nghệ đúc phát triển trên thế giới.

Trải qua nhiều năm miệt mài nghiên cứu và sáng tạo, năm 2005 nghệ nhân Vũ Duy Điệp đã thành công trong việc đúc công trình Tượng đài công nhân mỏ ở Quảng Ninh. Từ thành công này, uy tín và thương hiệu của cơ sản xuất Vũ Duy Điệp đã được khẳng định. Năm 2008 anh nhận được hợp đồng đúc 3 pho tượng lớn tại Việt Trì (Phú Thọ), năm 2009 anh liên doanh với Doanh nghiệp Tân Tiến đúc phù điêu cho Nhà hát Múa rối Trung ương, tượng Nguyên Phi Ỷ Lan ở Gia Lâm (Hà Nội)... Năm 2012, cơ sở đúc đồng Vũ Duy Điệp gây tiếng vang lớn trong làng nghề đúc đồng Vạn Điểm khi đúc thành công Tượng Phật Thích Ca cao 15m, nặng 150 tấn, được xem là đại tượng Phật lớn nhất Đông Nam Á đặt tại Phủ Thiên Trường (TP. Nam Định). Tượng Trần Hưng Đạo, tượng Ngô Quyền, vua Lê Đại Hành cao 8m, nặng 85 tấn đặt tại Hải Phòng năm 2017...

nghe nhan duc dong vu duy diep ket hop tinh hoa nghe voi khoa hoc cong nghe
Nghệ nhân Vũ Duy Điệp không ngường bổ xung và tích lũy kiến thức tạo những bí quyết làm nghề

Bằng sự nhiệt huyết, lòng đam mê sáng tạo, nghệ nhân Vũ Duy Điệp đã gặt hái được nhiều thành công trong việc kế thừa và phát triển nghề đúc đồng truyền thống: Năm 2009 Vũ Duy Điệp được Hội nghệ nhân và Thương hiệu Việt Nam phong tặng “Nghệ nhân Quốc gia”; Danh hiệu “Nghệ nhân Bàn tay Vàng 2014” và nhiều Bằng khen, Giấy khen của các bộ, ngành. Năm 2017, nghệ nhân Vũ Duy Điệp đã được UBND tỉnh Nam Định, Hội đồng xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân Nhân dân”, tỉnh cũng đã đề nghị Hội đồng chuyên ngành cấp Bộ xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân Ưu tú” trong lĩnh vực thủ công mỹ nghệ.

nghe nhan duc dong vu duy diep ket hop tinh hoa nghe voi khoa hoc cong nghe
Nghệ nhân Vũ Bá Điệp cùng với những tác phẩm độc đáo của mình

Nghệ nhân Vũ Duy Điệp tự hào chia sẻ: "Là một nghệ nhân trẻ của tỉnh trước vinh dự này, tôi thấy mình càng phải có trách nhiệm trong việc gìn giữ và phát huy giá trị của nghề đúc đồng truyền thống". Cùng với bề dày kinh nghiệm, những tác phẩm của anh lần lượt ra đời và có giá trị nghệ thuật cao, thu hút ngày càng nhiều khách hàng trong và ngoài nước. Với đôi bàn tay tài hoa và lòng yêu nghề, nghệ nhân Vũ Duy Điệp vẫn từng ngày sáng tạo những tác phẩm đặc sắc với mong muốn góp phần gìn giữ, phát triển làng nghề đúc đồng Vạn Điểm ngày càng hưng thịnh, bền vững.​​​

Phạm Tiệp
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: khoa học công nghệ

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tôn vinh sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2020

Tôn vinh sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2020

Ngày 26/10, tại TP. Hồ Chí Minh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức họp báo thông tin Hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2020.
Nghệ An: Nâng cao năng lực quản lý tài chính ngành thủ công mỹ nghệ

Nghệ An: Nâng cao năng lực quản lý tài chính ngành thủ công mỹ nghệ

Sáng nay (12/9), tại Nghệ An đã diễn ra Hội thảo “Nâng cao năng lực quản lý Tài chính ngành Thủ công mỹ nghệ thời kỳ hội nhập”. Hội thảo do Trung tâm Nghiên cứu phát triển thương hiệu làng nghề (Hiệp hội Làng nghề Việt Nam) phối hợp với Cục Công Thương địa phương (Bộ Công Thương) và Sở Công Thương tỉnh Nghệ An tổ chức.
Nỗi niềm người gieo hồn cho than đá Quảng Ninh

Nỗi niềm người gieo hồn cho than đá Quảng Ninh

Quảng Ninh vốn đã quá nổi tiếng với than – “vàng đen” của Tổ quốc. Những hòn than đen không những có giá trị về kinh tế mà qua bàn tay khéo léo của những người thợ điêu khăn than đá tài hoa, biến chúng thành những tác phẩm nghệ thuật độc đáo. Tuy nhiên, nghề điêu khắc than đá hiện đang đứng trước nguy cơ dần bị mai một.

Tin cùng chuyên mục

Người giữ bản sắc tinh hoa làng nghề Sơn Đồng

Người giữ bản sắc tinh hoa làng nghề Sơn Đồng

Chưa bước vào xưởng nhà nghệ nhân Nguyễn Viết Thạnh, chúng tôi đã nghe được âm thanh giòn tan của những tiếng lách cách đục, đẽo và chạm khắc gỗ. Nhịp sản xuất tại đây khẩn trương, miệt mài, như cái cách mà nghệ nhân Nguyễn Viết Thạnh vẫn bền bỉ duy trì và phát triển nghề gần 40 năm nay.
Nghệ nhân Phạm Văn Đạt: Thổi hồn vào các sản phẩm tâm linh Việt

Nghệ nhân Phạm Văn Đạt: Thổi hồn vào các sản phẩm tâm linh Việt

Nghệ nhân Phạm Đạt là cháu nội Cố nghệ nhân Phạm Văn Huỳnh, tức cụ Cửu Huỳnh nghệ nhân bậc thầy tại làng gốm Bát Tràng. Ngay từ nhỏ, nghệ nhân Phạm Đạt đã lớn lên cùng nghề làm gốm, chứng kiến sự thăng trầm và trực tiếp tham gia vào quá trình làm gốm tại gia đình. Đồng thời, cũng là người khởi xướng khôi phục dòng gốm men rạn từ xa xưa, cho ra đời hàng trăm dòng gốm cao cấp tinh xảo đậm đà bản sắc dân tộc và thổi hồn vào các sản phẩm tâm linh Việt.
Lưu giữ hồn Việt qua gốm phù điêu

Lưu giữ hồn Việt qua gốm phù điêu

Trải qua khoảng thời gian dài học Phật giáo tại chùa, Đại đức Thích Chánh Tịnh (nghệ nhân Phạm Văn Tuyên) nhận thấy, họa tiết phù điêu không còn nguyên vẹn bởi sự bào mòn của thời gian. Điều đó đã khơi nguồn cảm hứng cho ông phục chế những họa tiết phù điêu dần mai một với mong muốn bảo tồn, gìn giữ tinh hoa văn hóa Việt.    
Thổi hồn đương đại vào gốm Bát Tràng

Thổi hồn đương đại vào gốm Bát Tràng

Sinh ra, lớn lên và làm tại làng nghề Bát Tràng truyền thống - nơi có thể tìm thấy các sản phẩm gốm, sứ ở bất cứ đâu, nhưng gốm của nghệ nhân Trần Đức Tân luôn có chỗ đứng nhất định bởi phong cách riêng biệt và kỹ thuật men độc đáo.    
Nghệ nhân Trần Thị Việt: Người giữ nghề và phát huy giá trị cây cói

Nghệ nhân Trần Thị Việt: Người giữ nghề và phát huy giá trị cây cói

Không chỉ nâng cao giá trị cây cói, những sản phẩm làm từ cói được sản xuất tại Doanh nghiệp tư nhân Sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu Việt Trang (Xóm 5, Nga Thanh, Nga Sơn, Thanh Hóa) do nghệ nhân Trần Thị Việt làm chủ đã có mặt ở trên 20 quốc gia và vùng lãnh thổ…    
Người biến “đất” thành “vàng”

Người biến “đất” thành “vàng”

Nếu như mỗi tác phẩm gốm cần thời gian và lửa đủ độ để biến đất thành “vàng” thì nghệ nhân cũng cần trải qua quá trình“thử lửa” để thành tài. Nghệ nhân Trần Xuân Triều (hay Trần Nam Tước) là một minh chứng sống cho sự tài hoa và khéo léo khi đã đem viết lại lịch sửtrên đất gốm.    
Cố nghệ nhân Vũ Đức Thắng: Lan tỏa “hồn” gốm Việt

Cố nghệ nhân Vũ Đức Thắng: Lan tỏa “hồn” gốm Việt

Theo lời kể của bà Phùng Thị Thịnh - vợ của cố nghệ nhân gốm Bát Tràng Vũ Đức Thắng, sinh thời, cố nghệ nhân vẫn luôn theo đuổi những thứ bình dị, gần gũi với con người Việt Nam, lấy đó là “mạch nguồn” xuyên suốt cho cảm hứng sáng tạo, để cho ra những sản phẩm gốm mang đậm “Hồn đất Việt”.    
Nghệ nhân Nguyễn Văn Minh: Người thổi hồn cho đá

Nghệ nhân Nguyễn Văn Minh: Người thổi hồn cho đá

Với bức tượng Quan Âm Bồ Tát bằng ngọc bích lớn nhất thế giới, hiện đặt tại Nam Minh Điện (xã Tân Bình, huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai), nghệ nhân điêu khắc đá Nguyễn Văn Minh (xã Phước Tân, TP. Biên Hòa, Đồng Nai) đã được Liên hiệp Các hội UNESCO Việt Nam trao Bằng chứng nhận, phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú vì đã có công truyền dạy và bảo tồn nghề tiểu thủ công nghiệp điêu khắc đá.    
Nghệ nhân Nguyễn Trần Hiệp: Làm giàu bằng trách nhiệm và đam mê

Nghệ nhân Nguyễn Trần Hiệp: Làm giàu bằng trách nhiệm và đam mê

“Mỗi thiên bẩm là một trách nhiệm”, câu nói này có lẽ đúng khi nói về nghệ nhân điêu khắc gỗ Nguyễn Trần Hiệp (Châu Khê, Từ Sơn, Bắc Ninh).    
Nghệ nhân  Trần Duy Mong: Bàn tay "vàng mười"

Nghệ nhân Trần Duy Mong: Bàn tay "vàng mười"

Nghệ nhân Trần Duy Mong nắm giữ kỹ năng, kỹ xảo trong lĩnh vực chế tác vàng bạc đá quý; tay nghề bậc thợ 7/7; tự thiết kế và trực tiếp làm ra nhiều sản phẩm đạt trình độ kỹ thuật, mỹ thuật, có giá trị kinh tế cao. Đồng thời, thường xuyên cập nhật các mẫu mã trong và ngoài nước và tự nghiên cứu sáng tạo nhiều kiểu dáng đẹp, mới, thời trang, nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.    
Nghệ nhân Đặng Ích Hân: Say nghề và đóng góp lớn gìn giữ nghề

Nghệ nhân Đặng Ích Hân: Say nghề và đóng góp lớn gìn giữ nghề

Chúng tôi tìm đến nhà nghệ nhân Đặng Ích Hân tại làng Chè (Trà Đông) xã xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa, Thanh Hóa vào giữa buổi ban trưa, lúc này lò đúc đồng tại xưởng chế biến nhà nghệ nhân Đặng Ích Hân vẫn đang đỏ lửa. Dù đã ở cái thuổi “xưa nay hiếm”, nhưng ông vẫn thoăn thoắt đi lại, miệng nói tay làm hướng dẫn cho lớp thợ trẻ thực hiện các công đoạn từ bịt khe hở khuôn đúc, tiến hành nung chảy đồng nguyên chất bằng lò nung chuyên dụng, tạo hoa văn, kiểm tra chất lượng đồng nung ,đánh bóng sản phẩm khi hoàn thiện…    
Nghệ nhân doanh nhân Cao Kim Trọng: 30 năm gắn bó với nghề kim hoàn

Nghệ nhân doanh nhân Cao Kim Trọng: 30 năm gắn bó với nghề kim hoàn

Hơn 30 năm gắn bó với nghề kim hoàn, tên tuổi của nghệ nhân Cao Kim Trọng gắn liền với những sản phẩm kim hoàn chế tác tinh tế, mang lại sự hoàn hảo đến mức tối đa.      
Lịch sử các làng nghề mỹ nghệ kim hoàn

Lịch sử các làng nghề mỹ nghệ kim hoàn

Ở nước ta, nghề mỹ nghệ kim hoàn có từ hàng ngàn năm trước, trở thành nghề cổ truyền cùng với bao nghề thủ công khác.
Đệ nhất khảm trai xứ Kinh Bắc

Đệ nhất khảm trai xứ Kinh Bắc

Sau 2 thập kỷ gắn bó với nghề khảm trai, cái tên “nghệ nhân khảm trai Nguyễn Đình Vinh” đã trở nên quen thân không chỉ với riêng người dân thôn Hoài Trung, xã Liên Bão, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh – nơi anh sinh sống - mà còn lan tỏa cả xứ Kinh Bắc, cũng như nhiều tỉnh, thành trong cả nước.      
Doanh nhân Lý Ngọc Minh: Linh hồn của gốm sứ Minh Long I

Doanh nhân Lý Ngọc Minh: Linh hồn của gốm sứ Minh Long I

Tìm hiểu về những người thợ thủ công, những nghệ nhân… tôi càng thêm kính phục, bởi họ đã gắn bó cả cuộc đời mình cho nghề nghiệp để làm ra sản phẩm có chất lượng cao, ông Lý Ngọc Minh, Tổng giám đốc Công ty TNHH Minh Long I là một người như vậy. Ông cũng chính là “tổng công trình sứ” của tất cả dòng sản phẩm mới của Minh Long.    
Người truyền thần qua đường kim, mũi chỉ

Người truyền thần qua đường kim, mũi chỉ

Được mệnh danh là người “vẽ tranh bằng chỉ” bởi kỹ thuật thêu tay tinh xảo, nghệ nhân Nguyễn Quốc Sự năm nay đã gần 80 tuổi, nhưng vẫn ngày ngày miệt mài bên khung thêu, cho ra đời những bức tranh làm rạng danh hồn quê đất Việt.    
Nhà giáo tâm huyết của những nghệ nhân

Nhà giáo tâm huyết của những nghệ nhân

Đến đầu khu tập thể 3 tầng cũ kỹ ở quận Hà Đông, Hà Nội, hỏi thăm hoạ sỹ Chu Mạnh Chấn thì ai ai cũng biết. Ông nổi tiếng là một hoạ sỹ tài ba trong làng hoạ, một nghệ nhân đam mê với sơn mài và là một nhà giáo tâm huyết với nghề.    
Nghệ nhân Trần Thị Huê: Nghệ nhân của thôn, bản Mường

Nghệ nhân Trần Thị Huê: Nghệ nhân của thôn, bản Mường

Làm quen với khung dệt thổ cẩm từ khi lên 10 tuổi,  bàTrần Thị Huê – người phụ nữ dân tộc Mường sinh ra lớn lên tại thôn Muốt, xã Cẩm Thành (Cẩm Thủy, Thanh Hóa) - đã phát huy những kỹ năng khéo léo của phụ Mường trong dệt thổ cẩm, không chỉ phục vụ những nhu cầu trong gia đình mà còn làm ra những sản phẩm hàng hóa thổ cẩm độc đáo, sáng tạo được khách hàng nhiều nơi ưa thích, phát triển nghề tạo công ăn việc làm cho thế hệ trẻ tại địa phương…    
Võ Văn Út: Người thợ điêu khắc tài hoa

Võ Văn Út: Người thợ điêu khắc tài hoa

Điêu khắc gỗ – nghề vô cùng gần gũi, quen thuộc nhưng không phải ai cũng có thể làm được. Phải có năng khiếu, lòng đam mê cùng sự kiên trì, quyết tâm theo đuổi, người thợ mới có thể “chạm” đến sự thăng hoa trong từng tác phẩm và lan truyền cảm xúc đến người thưởng lãm, nghệ nhân Võ Văn Út là người như vậy.    
Nghệ nhân Nguyễn Văn Viện: Giữ gìn tinh hoa nghề đúc đồng

Nghệ nhân Nguyễn Văn Viện: Giữ gìn tinh hoa nghề đúc đồng

Nghệ Nguyễn Văn Viện được người cha truyền lại những bí quyết nghề truyền thống gia đình, từ năm 14 tuổi ông bắt đầu làm quen với nghề đúc và chạm khắc đồng. Dần dần, ông  trở thành một nghệ nhân có tiếng trong làng nghề đúc đồng tại Huế.
Xem thêm

Đọc nhiều

Mobile VerionPhiên bản di động