Nghề đúc đồng: Những thăng trầm cùng lịch sử

Ra đời từ rất sớm và phải trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm của lịch sử, song nghề đúc đồng Việt Nam vẫn đang được bảo tồn đến tận ngày nay tuy nhiên để nó phát triển hơn nữa rất cần những cơ chế, chính sách mới để hỗ trợ cho các nghệ nhân và làng nghề hiện hữu.

Lịch sử nghề hàng nghìn năm

Không biết chính xác thời điểm ra đời của nghề đúc đồng Việt Nam nhưng theo các tư liệu lịch sử, đúc đồng đã xuất hiện từ thời Phùng Nguyên (hậu kỳ thời Đá mới - sơ kì thời Đồ Đồng, cách ngày nay khoảng hơn 4 nghìn năm) và phát triển rực rỡ dưới thời đại Đông Sơn – tương đương với thời các vua Hùng dựng nước (cách ngày nay khoảng 2 - 3 nghìn năm). Chứng tích còn lại thường được nhắc tới trong lịch sử với những vật phẩm tiêu biểu thời kỳ này là trống đồng Ngọc Lũ, trống đồng Đông Sơn…

nghe duc dong nhung thang tram cung lich su
Nghề đúc đồng Việt Nam cũng đã trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử - ảnh Cấn Dũng

Ông cha ta đã sử dụng nguyên liệu đồng đỏ hay đồng hợp kim (pha chì, thiếc, kẽm…) nung chảy chúng rồi đổ khuôn (khuôn liền, khuôn hai mang) để tạo ra sản phẩm sinh hoạt thường ngày (đồ gia dụng, đồ trang trí hay vào các mục đích khác với kỹ thuật tạo dáng, chạm khắc ngày càng tinh xảo hơn.

Đến thời Lý - Trần, và các triều đại sau này như: Lê, Nguyễn nghề đúc đồng phát triển mạnh, tạo nên những sản phẩm đúc đồng hết sức đa dạng. Những thế hệ thợ đúc đồng thuộc các triều đại từ Lý - Trần về sau không chỉ sử dụng các kim loại đồng thời kỳ Đông Sơn, mà còn dùng thêm cả vàng, bạc để đúc tượng Phật quý, đúc chuông, khánh để tạo ra âm thanh trong và vang xa.

nghe duc dong nhung thang tram cung lich su
Nghề đúc đồng khá phát triển và hiện diện ở nhiều nơi trong cả nước

Nói đến nghề đúc đồng, không thể nhắc đến Lý Quốc Sư (Nguyễn Minh Không) thời Lý. Dù lịch sử người Việt đã có sản phẩm đồng như tiền đồng, trống động nhưng Lý Quốc Sư vẫn được các làng nghề suy tôn là là ông tổ của nghề đúc đồng Việt Nam có lẽ bởi là người sưu tầm và phục hưng nghề đúc đồng Việt Nam.

Ở Việt Nam, nghề đúc đồng khá phát triển và hiện diện ở nhiều nơi trong cả nước nhưng phổ biến nhất vẫn là miền Bắc. Có thể kể đến các làng nghề nổi danh như: Ngũ Xã (Hà Nội), Đại Bái, Đền Cầu (Bắc Ninh), Đông Mai (Hưng Yên); Tân Hoà Đông, Hoà Hưng (Thành phố Hồ Chí Minh) và các làng nghề khác thuộc các tỉnh Hải Phòng, Hải Dương, Nam Định, Thanh Hoá Huế…

Dù ngày nay sản phẩm đồng không còn phổ biến, song những làng nghề vẫn tồn tại cho đến tận ngày nay cho thấy sức sống mãnh liệt của một nghề đã đồng hành cùng lịch sử đất nước hàng nghìn năm.

Thăng trầm thời kinh tế thị trường

Theo các nghệ nhân đúc đồng kỳ cựu, mỗi làng nghề có thể cho ra đời các sản phẩm khác nhau nhưng kỹ thuật cơ bản là như nhau gồm các khâu như tạo mẫu, tạo khuôn, nấu chảy nguyên liệu, rót khuôn và hoàn thiện sản phẩm. Một yêu cầu khác của sản phẩm đồng đúc đều đặt ra là phải mượt mà, sáng chuốt không gờ, không lẫn đồng sóng, đồng cháy. Sản phẩm phải đồng sắc, đồng khí mới đạt yêu cầu kĩ thuật, nghệ thuật. Theo các nghệ nhân, trong kỹ thuật đúc đồng, khó nhất là các loại sản phẩm có các thành phần chi tiết nhỏ, mảnh mai; tượng chân dung Phật vì nhìn phải có thần thái; các loại chuông, khánh (đánh lên phải trong trẻo, ngân vang).

nghe duc dong nhung thang tram cung lich su
Hiện nay, đồ đồng chủ yếu là đồ thờ phụng, trang trí như tượng, các đồ vật nhỏ

Cùng với sự phát triển đi lên của xã hội, nghề đúc đồng Việt Nam cũng đã trải qua nhiều thăng trầm của từng giai đoạn lịch sử. Cách đây vài ba chục năm, đồ gia dụng bằng đồng vẫn còn xuất hiện trong đời sống hàng ngay như nồi đồng, mâm đồng, thậm chí là cánh quạt điện…nhưng hiện nay, đồ đồng ít được dùng trong gia đình mà chủ yếu là đồ thờ phụng, trang trí như tượng, các đồ vật nhỏ.

Cách đây vài thập kỷ, khi các vật liệu mới ra đời cùng lối sống hiện đại, thị trường sản phẩm gặp nhiều khó khăn, đã có thời điểm, nhiều làng nghề chỉ sản xuất cầm chừng, tưởng chừng như đóng cửa. Tuy nhiên, nền kinh tế phát triển, đời sống vật chất văn hoá tinh thần, trong đó có văn hoá tâm linh rồi du lịch cũng phát triển; nhu cầu về những sản phẩm thờ tự trong gia đình, đền thờ, miếu mạo, các vật trang trí như bình đồng, tranh đồng hay các tượng danh nhân, đồ lưu niệm cho khách du lịch vẫn được thị trường chấp nhận đã phần nào giúp nghề đúc đồng tồn tại và phát triển cho đến tận ngày nay. Thậm chí nhiều làng nghề đã có sản phẩm xuất khẩu hoặc trở thành điểm tham quan, tìm hiểu của du khách trong và ngoài nước.

Cần những chính sách mới

Sau những thăng trầm, nghề đúc đồng đã được nhiều nghệ nhân yêu nghề gìn giữ, bảo tồn đến tận ngày nay, tạo công ăn việc làm và thu nhập cho hàng chục nghìn người ở các làng quê khắp cả nước. Không những thế, nhiều nghệ nhân trẻ đã chịu khó tìm tòi, nghiên cứu, cải tiến những công nghệ mới vào sản xuất vừa bảo vệ môi trường, vừa đa dạng hoá, nâng cao giá trị, thương hiệu cho sản phẩm đồng.

Bên cạnh tham gia các chương trình xúc tiến thương mại như triển lãm, hội chợ…nhiều nghệ nhân/làng nghề cũng đã áp dụng internet để giới thiệu, quảng bá sản phẩm nhằm tìm kiếm, mở rộng cơ hội thị trường.

Tuy nhiên, theo ý kiến nhiều nghệ nhân, để nghề đúc đồng phát triển mạnh mẽ, đáp ứng yêu cầu của thị trường và có thể xuất khẩu ra thế giới thì không hề đơn giản bởi vì nó còn liên quan đến nhiều yếu tố như cơ chế chính sách hỗ trợ; nguồn vốn; đào tạo nguồn nhân lực; xây dựng thương hiệu hàng hoá, xúc tiến thương mại, thị trường… Có lẽ đây cũng là nỗi trăn trở không chỉ riêng của các làng nghề, các nghệ nhân tâm huyết mà cả cơ quan quản lý nhà nước mà chắc chắn trong một sớm một chiều chưa thể giải quyết ngay được.

Trong những năm qua, Bộ Công Thương đã có nhiều chương trình, hoạt động lồng ghép nhằm duy trì, bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống. Điển hình là chương trình hỗ trợ các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, trong đó có sản phẩm đúc đồng.
Vũ Sơn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tôn vinh sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2020

Tôn vinh sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2020

Ngày 26/10, tại TP. Hồ Chí Minh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức họp báo thông tin Hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2020.
Nghệ An: Nâng cao năng lực quản lý tài chính ngành thủ công mỹ nghệ

Nghệ An: Nâng cao năng lực quản lý tài chính ngành thủ công mỹ nghệ

Sáng nay (12/9), tại Nghệ An đã diễn ra Hội thảo “Nâng cao năng lực quản lý Tài chính ngành Thủ công mỹ nghệ thời kỳ hội nhập”. Hội thảo do Trung tâm Nghiên cứu phát triển thương hiệu làng nghề (Hiệp hội Làng nghề Việt Nam) phối hợp với Cục Công Thương địa phương (Bộ Công Thương) và Sở Công Thương tỉnh Nghệ An tổ chức.
Nỗi niềm người gieo hồn cho than đá Quảng Ninh

Nỗi niềm người gieo hồn cho than đá Quảng Ninh

Quảng Ninh vốn đã quá nổi tiếng với than – “vàng đen” của Tổ quốc. Những hòn than đen không những có giá trị về kinh tế mà qua bàn tay khéo léo của những người thợ điêu khăn than đá tài hoa, biến chúng thành những tác phẩm nghệ thuật độc đáo. Tuy nhiên, nghề điêu khắc than đá hiện đang đứng trước nguy cơ dần bị mai một.
Nghệ nhân đúc đồng Vũ Duy Điệp: Kết hợp tinh hoa nghề với khoa học công nghệ

Nghệ nhân đúc đồng Vũ Duy Điệp: Kết hợp tinh hoa nghề với khoa học công nghệ

Với bản tính nhanh nhạy, sáng tạo, nghệ nhân đúc đồng Vũ Duy Điệp làng Vạn Điểm (huyện Ý Yên tỉnh Nam Định) đã kết hợp những tinh hoa của nghề truyền thống với công nghệ khoa học giúp anh đúc được những sản phẩm độc đáo, trọng lượng lớn, đòi hỏi kỹ thuật cao.
Người giữ bản sắc tinh hoa làng nghề Sơn Đồng

Người giữ bản sắc tinh hoa làng nghề Sơn Đồng

Chưa bước vào xưởng nhà nghệ nhân Nguyễn Viết Thạnh, chúng tôi đã nghe được âm thanh giòn tan của những tiếng lách cách đục, đẽo và chạm khắc gỗ. Nhịp sản xuất tại đây khẩn trương, miệt mài, như cái cách mà nghệ nhân Nguyễn Viết Thạnh vẫn bền bỉ duy trì và phát triển nghề gần 40 năm nay.

Tin cùng chuyên mục

Nghệ nhân Phạm Văn Đạt: Thổi hồn vào các sản phẩm tâm linh Việt

Nghệ nhân Phạm Văn Đạt: Thổi hồn vào các sản phẩm tâm linh Việt

Nghệ nhân Phạm Đạt là cháu nội Cố nghệ nhân Phạm Văn Huỳnh, tức cụ Cửu Huỳnh nghệ nhân bậc thầy tại làng gốm Bát Tràng. Ngay từ nhỏ, nghệ nhân Phạm Đạt đã lớn lên cùng nghề làm gốm, chứng kiến sự thăng trầm và trực tiếp tham gia vào quá trình làm gốm tại gia đình. Đồng thời, cũng là người khởi xướng khôi phục dòng gốm men rạn từ xa xưa, cho ra đời hàng trăm dòng gốm cao cấp tinh xảo đậm đà bản sắc dân tộc và thổi hồn vào các sản phẩm tâm linh Việt.
Lưu giữ hồn Việt qua gốm phù điêu

Lưu giữ hồn Việt qua gốm phù điêu

Trải qua khoảng thời gian dài học Phật giáo tại chùa, Đại đức Thích Chánh Tịnh (nghệ nhân Phạm Văn Tuyên) nhận thấy, họa tiết phù điêu không còn nguyên vẹn bởi sự bào mòn của thời gian. Điều đó đã khơi nguồn cảm hứng cho ông phục chế những họa tiết phù điêu dần mai một với mong muốn bảo tồn, gìn giữ tinh hoa văn hóa Việt.    
Thổi hồn đương đại vào gốm Bát Tràng

Thổi hồn đương đại vào gốm Bát Tràng

Sinh ra, lớn lên và làm tại làng nghề Bát Tràng truyền thống - nơi có thể tìm thấy các sản phẩm gốm, sứ ở bất cứ đâu, nhưng gốm của nghệ nhân Trần Đức Tân luôn có chỗ đứng nhất định bởi phong cách riêng biệt và kỹ thuật men độc đáo.    
Nghệ nhân Trần Thị Việt: Người giữ nghề và phát huy giá trị cây cói

Nghệ nhân Trần Thị Việt: Người giữ nghề và phát huy giá trị cây cói

Không chỉ nâng cao giá trị cây cói, những sản phẩm làm từ cói được sản xuất tại Doanh nghiệp tư nhân Sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu Việt Trang (Xóm 5, Nga Thanh, Nga Sơn, Thanh Hóa) do nghệ nhân Trần Thị Việt làm chủ đã có mặt ở trên 20 quốc gia và vùng lãnh thổ…    
Người biến “đất” thành “vàng”

Người biến “đất” thành “vàng”

Nếu như mỗi tác phẩm gốm cần thời gian và lửa đủ độ để biến đất thành “vàng” thì nghệ nhân cũng cần trải qua quá trình“thử lửa” để thành tài. Nghệ nhân Trần Xuân Triều (hay Trần Nam Tước) là một minh chứng sống cho sự tài hoa và khéo léo khi đã đem viết lại lịch sửtrên đất gốm.    
Cố nghệ nhân Vũ Đức Thắng: Lan tỏa “hồn” gốm Việt

Cố nghệ nhân Vũ Đức Thắng: Lan tỏa “hồn” gốm Việt

Theo lời kể của bà Phùng Thị Thịnh - vợ của cố nghệ nhân gốm Bát Tràng Vũ Đức Thắng, sinh thời, cố nghệ nhân vẫn luôn theo đuổi những thứ bình dị, gần gũi với con người Việt Nam, lấy đó là “mạch nguồn” xuyên suốt cho cảm hứng sáng tạo, để cho ra những sản phẩm gốm mang đậm “Hồn đất Việt”.    
Nghệ nhân Nguyễn Văn Minh: Người thổi hồn cho đá

Nghệ nhân Nguyễn Văn Minh: Người thổi hồn cho đá

Với bức tượng Quan Âm Bồ Tát bằng ngọc bích lớn nhất thế giới, hiện đặt tại Nam Minh Điện (xã Tân Bình, huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai), nghệ nhân điêu khắc đá Nguyễn Văn Minh (xã Phước Tân, TP. Biên Hòa, Đồng Nai) đã được Liên hiệp Các hội UNESCO Việt Nam trao Bằng chứng nhận, phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú vì đã có công truyền dạy và bảo tồn nghề tiểu thủ công nghiệp điêu khắc đá.    
Nghệ nhân Nguyễn Trần Hiệp: Làm giàu bằng trách nhiệm và đam mê

Nghệ nhân Nguyễn Trần Hiệp: Làm giàu bằng trách nhiệm và đam mê

“Mỗi thiên bẩm là một trách nhiệm”, câu nói này có lẽ đúng khi nói về nghệ nhân điêu khắc gỗ Nguyễn Trần Hiệp (Châu Khê, Từ Sơn, Bắc Ninh).    
Nghệ nhân  Trần Duy Mong: Bàn tay "vàng mười"

Nghệ nhân Trần Duy Mong: Bàn tay "vàng mười"

Nghệ nhân Trần Duy Mong nắm giữ kỹ năng, kỹ xảo trong lĩnh vực chế tác vàng bạc đá quý; tay nghề bậc thợ 7/7; tự thiết kế và trực tiếp làm ra nhiều sản phẩm đạt trình độ kỹ thuật, mỹ thuật, có giá trị kinh tế cao. Đồng thời, thường xuyên cập nhật các mẫu mã trong và ngoài nước và tự nghiên cứu sáng tạo nhiều kiểu dáng đẹp, mới, thời trang, nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.    
Nghệ nhân Đặng Ích Hân: Say nghề và đóng góp lớn gìn giữ nghề

Nghệ nhân Đặng Ích Hân: Say nghề và đóng góp lớn gìn giữ nghề

Chúng tôi tìm đến nhà nghệ nhân Đặng Ích Hân tại làng Chè (Trà Đông) xã xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa, Thanh Hóa vào giữa buổi ban trưa, lúc này lò đúc đồng tại xưởng chế biến nhà nghệ nhân Đặng Ích Hân vẫn đang đỏ lửa. Dù đã ở cái thuổi “xưa nay hiếm”, nhưng ông vẫn thoăn thoắt đi lại, miệng nói tay làm hướng dẫn cho lớp thợ trẻ thực hiện các công đoạn từ bịt khe hở khuôn đúc, tiến hành nung chảy đồng nguyên chất bằng lò nung chuyên dụng, tạo hoa văn, kiểm tra chất lượng đồng nung ,đánh bóng sản phẩm khi hoàn thiện…    
Nghệ nhân doanh nhân Cao Kim Trọng: 30 năm gắn bó với nghề kim hoàn

Nghệ nhân doanh nhân Cao Kim Trọng: 30 năm gắn bó với nghề kim hoàn

Hơn 30 năm gắn bó với nghề kim hoàn, tên tuổi của nghệ nhân Cao Kim Trọng gắn liền với những sản phẩm kim hoàn chế tác tinh tế, mang lại sự hoàn hảo đến mức tối đa.      
Lịch sử các làng nghề mỹ nghệ kim hoàn

Lịch sử các làng nghề mỹ nghệ kim hoàn

Ở nước ta, nghề mỹ nghệ kim hoàn có từ hàng ngàn năm trước, trở thành nghề cổ truyền cùng với bao nghề thủ công khác.
Đệ nhất khảm trai xứ Kinh Bắc

Đệ nhất khảm trai xứ Kinh Bắc

Sau 2 thập kỷ gắn bó với nghề khảm trai, cái tên “nghệ nhân khảm trai Nguyễn Đình Vinh” đã trở nên quen thân không chỉ với riêng người dân thôn Hoài Trung, xã Liên Bão, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh – nơi anh sinh sống - mà còn lan tỏa cả xứ Kinh Bắc, cũng như nhiều tỉnh, thành trong cả nước.      
Doanh nhân Lý Ngọc Minh: Linh hồn của gốm sứ Minh Long I

Doanh nhân Lý Ngọc Minh: Linh hồn của gốm sứ Minh Long I

Tìm hiểu về những người thợ thủ công, những nghệ nhân… tôi càng thêm kính phục, bởi họ đã gắn bó cả cuộc đời mình cho nghề nghiệp để làm ra sản phẩm có chất lượng cao, ông Lý Ngọc Minh, Tổng giám đốc Công ty TNHH Minh Long I là một người như vậy. Ông cũng chính là “tổng công trình sứ” của tất cả dòng sản phẩm mới của Minh Long.    
Người truyền thần qua đường kim, mũi chỉ

Người truyền thần qua đường kim, mũi chỉ

Được mệnh danh là người “vẽ tranh bằng chỉ” bởi kỹ thuật thêu tay tinh xảo, nghệ nhân Nguyễn Quốc Sự năm nay đã gần 80 tuổi, nhưng vẫn ngày ngày miệt mài bên khung thêu, cho ra đời những bức tranh làm rạng danh hồn quê đất Việt.    
Nhà giáo tâm huyết của những nghệ nhân

Nhà giáo tâm huyết của những nghệ nhân

Đến đầu khu tập thể 3 tầng cũ kỹ ở quận Hà Đông, Hà Nội, hỏi thăm hoạ sỹ Chu Mạnh Chấn thì ai ai cũng biết. Ông nổi tiếng là một hoạ sỹ tài ba trong làng hoạ, một nghệ nhân đam mê với sơn mài và là một nhà giáo tâm huyết với nghề.    
Nghệ nhân Trần Thị Huê: Nghệ nhân của thôn, bản Mường

Nghệ nhân Trần Thị Huê: Nghệ nhân của thôn, bản Mường

Làm quen với khung dệt thổ cẩm từ khi lên 10 tuổi,  bàTrần Thị Huê – người phụ nữ dân tộc Mường sinh ra lớn lên tại thôn Muốt, xã Cẩm Thành (Cẩm Thủy, Thanh Hóa) - đã phát huy những kỹ năng khéo léo của phụ Mường trong dệt thổ cẩm, không chỉ phục vụ những nhu cầu trong gia đình mà còn làm ra những sản phẩm hàng hóa thổ cẩm độc đáo, sáng tạo được khách hàng nhiều nơi ưa thích, phát triển nghề tạo công ăn việc làm cho thế hệ trẻ tại địa phương…    
Võ Văn Út: Người thợ điêu khắc tài hoa

Võ Văn Út: Người thợ điêu khắc tài hoa

Điêu khắc gỗ – nghề vô cùng gần gũi, quen thuộc nhưng không phải ai cũng có thể làm được. Phải có năng khiếu, lòng đam mê cùng sự kiên trì, quyết tâm theo đuổi, người thợ mới có thể “chạm” đến sự thăng hoa trong từng tác phẩm và lan truyền cảm xúc đến người thưởng lãm, nghệ nhân Võ Văn Út là người như vậy.    
Nghệ nhân Nguyễn Văn Viện: Giữ gìn tinh hoa nghề đúc đồng

Nghệ nhân Nguyễn Văn Viện: Giữ gìn tinh hoa nghề đúc đồng

Nghệ Nguyễn Văn Viện được người cha truyền lại những bí quyết nghề truyền thống gia đình, từ năm 14 tuổi ông bắt đầu làm quen với nghề đúc và chạm khắc đồng. Dần dần, ông  trở thành một nghệ nhân có tiếng trong làng nghề đúc đồng tại Huế.
Người thổi hồn vào những sản phẩm trang sức

Người thổi hồn vào những sản phẩm trang sức

Với người thợ kim hoàn, từ việc “chạm” được vào trái tim và xúc cảm của khách hàng là một hành trình không đơn giản. Qua thời gian, với nghệ nhân Trần Công là một hành trình sáng tạo và không ít gian nan.    
Xem thêm

Đọc nhiều

Mobile VerionPhiên bản di động