Bà Rịa – Vũng Tàu: Tăng cường kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm chợ dân sinh Hà Nội phát hiện 10.240 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm |
Theo báo cáo của Sở Y tế tỉnh Nghệ An, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh đã triển khai giám sát 367 mẫu thực phẩm, sản phẩm nông, lâm, thủy sản, nhằm kịp thời cảnh báo nguy cơ sử dụng thực phẩm không đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng. Trong đó, có 359 mẫu đạt (chiếm 97,8%) và 08 mẫu không đạt (chiếm 2,2%). Đối với các mẫu vi phạm đã tiến hành gửi thông báo và thành lập đoàn điều tra, xác minh theo quy định.
Từ đầu năm 2023 đến nay, tỉnh Nghệ An đã thành lập 933 đoàn thanh tra, kiểm tra ATTP tại 10.704 cơ sở |
Toàn tỉnh đã thành lập 933 đoàn thanh tra, kiểm tra ATTP tại 10.704 cơ sở, trong đó có 9.760 cơ sở đạt (chiếm 91,18%) và 944 cơ sở vi phạm (chiếm 8,82%). Đối với các cơ sở vi phạm, đã xử phạt tổng số tiền hơn 2,9 tỷ đồng, yêu cầu tiêu hủy sản phẩm với tổng giá trị hơn 624 triệu đồng.
Các lỗi vi phạm về ATTP chủ yếu như: Cơ sở sản xuất, kinh doanh ngành nghề có điều kiện nhưng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP không có hoặc đã hết hạn; thực hiện không đúng quy định của pháp luật về kiểm thực ba bước, lưu mẫu thức ăn; người trực tiếp chế biến thức ăn không đầy đủ trang phục bảo hộ lao động theo quy định; khu vực chứa đựng, kho bảo quản không đảm bảo; vi phạm quy định của pháp luật về bảo quản thực phẩm, …
Bên cạnh đó, toàn tỉnh đã tiến hành cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP cho 1.215 cơ sở; tiếp nhận bản tự công bố cho 215 sản phẩm, xác nhận công bố cho 2 sản phẩm và xác nhận nội dung quảng cáo cho 4 sản phẩm.
Để thực hiện tốt công tác ATTP, tỉnh Nghệ An đã tăng cường thông tin, truyền thông; biểu dương các điển hình tiên tiến, mô hình sản xuất, chế biến thực phẩm an toàn; công khai tổ chức, cá nhân vi phạm ATTP bị xử lý theo quy định.
Ông Nguyễn Hữu Lê – Phó Giám đốc Sở Y tế Nghệ An cho biết, công tác quản lý về ATTP trên địa bàn tỉnh được phân công, phân cấp, tạo được sự thống nhất. Các ngành Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương và UBND cấp huyện đã triển khai thủ tục hành chính lĩnh vực ATTP cho các cá nhân, tổ chức sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm theo đúng quy định.
Công tác bảo đảm ATTP nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị các cấp từ tỉnh đến cấp xã. Trách nhiệm của chính quyền, của doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm được nâng lên. Hoạt động giám sát, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm và các sự cố về ATTP được triển khai thường xuyên.
Cùng với đó, ý thức chấp hành pháp luật của cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm từng bước được nâng lên, tự giác chấp hành các quy định của nhà nước trong quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Người tiêu dùng cũng đã biết lựa chọn thực phẩm an toàn, nói không với các loại thực phẩm bẩn.