Nghệ An: Vì đâu dân tái định cư thuỷ điện "hồi hương"?

Thời gian vừa qua, nhiều hộ dân vùng lòng hồ thủy điện Bản Vẽ (huyện Tương Dương, Nghệ An) đã được tái định cư tại huyện Thanh Chương lại quay trở về sinh sống, làm ăn trong vùng lòng hồ thủy điện. Họ quay lại chốn cũ với cuộc sống tạm bợ, không hộ khẩu, không đăng ký tạm trú, không tấc đất cắm dùi... 

Khi tái định cư không còn là “vùng đất hứa”

Với 2 giờ đồng hồ ngồi trên xuồng máy, chúng tôi mới di chuyển được vào vùng lòng hồ thuỷ điện Bản Vẽ (Tương Dương). Không khó để bắt gặp những vạt rừng bị phát nham nhở để làm rẫy; những mái nhà dựng tạm bợ trên những chiếc bè, sườn núi... để mưu sinh. Cuộc sống tạm bợ đã dẫn đến bao hệ lụy khiến chính quyền nơi đây đang loay hoay tìm hướng giải quyết.

nghe an vi dau dan tai dinh cu thuy dien hoi huong

Nhiều ngôi nhà tạm được dựng lên một cách bất hợp pháp

Dự án thuỷ điện Bản Vẽ (huyện Tương Dương) có công suất 320 MW, tổng vốn đầu tư 7.781 tỷ đồng, được khởi công từ năm 2004 và đưa vào vận hành từ năm 2010. Để thực hiện dự án đã phải di dời, tái định cư 3.022 hộ dân, trong đó có 2.127 hộ phải di dời về các khu tái định cư tập trung ở huyện Thanh Chương. Các hộ dân đã được tái định cư trở ở huyện Thanh Chương quay trở về nơi cũ ở vùng lòng hồ thủy điện Bản Vẽ, huyện Tương Dương đang kéo theo nhiều hệ lụy xấu, gây khó khăn cho địa phương trong công tác quản lý đất đai, cũng như vấn đề an ninh, trật tự trên địa bàn.

Ông Lô Văn Chương - người dân tái định cư cho biết: “Tôi nguyên quán bản Chà Luôn cũ, xã Luôn Mai, huyện Tương Dương, được di dời tái định cư về huyện Thanh Chương. Trước đây khi ở đây chúng tôi ổn canh, ổn cư, làm nương rẫy, về làm ăn ổn định, nhưng sau khi có chủ trương di dời về huyện Thanh Chương thì đất đai cũng chưa cụ thể, nhiều cái bất cập. Tôi có 5 khẩu nhưng chỉ được 1,2 ha đất. Qua quá trình về Thanh Chương, con thì đi học, mình không biết làm sao kiếm ra tiền nên buộc phải lên trên quê cũ làm ăn”.

nghe an vi dau dan tai dinh cu thuy dien hoi huong

Bà con quay về quăng chài thả lưới kiếm sống qua ngày

Quay trở về nơi cũ ở vùng lòng hồ, các hộ dân đang sống trong tình cảnh tạm bợ, hiểm nguy. Điện không có, sóng điện thoại lúc có lúc không và nước sạch cũng không; con cháu thất học. Cuộc sống của các hộ dân coi như biệt lập, tách biệt với bên ngoài.

Nguyên nhân chính các hộ quay trở lại vùng lòng hồ là do điều kiện sống tại khu tái định cư huyện Thanh Chương không đảm bảo; việc hỗ trợ, đền bù đất đai tại nơi ở cũ ở vùng lòng hồ chưa thỏa đáng. Mặt khác, nơi ở cũ là vùng lòng hồ trước đây đã từng gắn với tập quán, sinh hoạt, cuộc sống của các hộ dân tái định cư từ lâu đời, quay trở lại vùng lòng hồ các hộ có thể làm được nhiều nghề để có thu nhập và có cuộc sống qua ngày.

Một mình huyện không thể giải quyết được

nghe an vi dau dan tai dinh cu thuy dien hoi huong
Ở khu tái đinh cư Hạnh Lâm (Thanh Chương) nhiều hộ dân ở lại canh tác vùng chè nguyên liệu

Ông Vi Tân Hợi, Phó Chủ tịch thường trực HĐND huyện Tương Dương, cho biết: “Áp lực lớn nhất cho địa phương là quản lý xã hội trên địa bàn với nhiều vấn đề trong quản lý dân cư, quản lý đảm bảo an ninh trật tự, công tác phòng chống cháy rừng trên khu vực lòng hồ sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Trước đây, có khoảng gần 300 hộ quay về sinh sống ở vùng lòng hồ nhưng hiện nay còn khoảng 85 hộ, đã giảm được hai phần ba…”.

Để sớm ổn định cuộc sống, tạo điều kiện cho người dân quay trở lại nơi tái định cư ở huyện Thanh Chương, huyện Tương Dương và tỉnh Nghệ An đang đề nghị Chính phủ, các bộ, ngành liên quan xem xét, giải quyết nhiều kiến nghị của người dân, trong đó có các chính sách về bồi thường, hỗ trợ đất đai.

“Huyện sẽ kiên trì vận động bà con về lại khu tái định cư. Huyện cũng mong muốn các cấp có thẩm quyền khẩn trương xác định lại đất đai bồi thường cho bà con trước đây đã được cấp sổ để bà con được thụ hưởng chính sách đất đai. Huyện Tương Dương cũng sẽ tiếp tục làm việc với các cơ quan chức năng để đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho người dân về đất đai”, ông Hợi nói.

Để ngăn chặn các hộ dân quay trở về sinh sống ở lòng hồ thì cần cả hệ thống chính trị từ xã đến tỉnh vào cuộc mạnh mẽ hơn, còn với địa phương, đã hạn chế bằng cách nghiêm cấm phá rừng làm rẫy, không nuôi cá vùng lòng hồ…

Rõ ràng, việc các hộ dân nằm trong diện di dời do ảnh hưởng của thuỷ điện Bản Vẽ quay trở lại lòng hồ làm ăn, sinh sống là trái quy định, bất hợp pháp. Nhưng, vấn đề đặt ra là sẽ giải quyết dứt điểm theo hướng nào?. Câu chuyện giải quyết cuộc sống hàng ngày rất khó khăn. Không thể để người dân tiếp tục sống tạm bợ trên lòng hồ bởi sẽ xảy ra nhiều hệ lụy. Nhưng để bố trí cho họ ở lại thì rất khó trong việc tìm quỹ đất tái định cư và đất sản xuất, chưa kể lấy đâu kinh phí xây dựng hạ tầng.

Theo ông Nguyễn Văn Hải - Bí thư huyện Tương Dương - đến thời điểm hiện tại, số dân quay trở lại đã giảm đáng kể so với những năm trước đây. Thế nhưng huyện chưa tìm được hướng giải quyết căn cơ, lâu dài, triệt để. Vấn đề này ngoài tầm giải quyết của huyện vì có liên quan đến trách nhiệm của nhiều ngành, nhiều cấp. Nhưng huyện xác định sẽ là đầu mối gắn kết, đề xuất với các ngành để sớm tìm ra giải pháp hữu hiệu nhất. "Chúng tôi đang tích cực vận động nhân dân thực hiện tốt chủ trương pháp luật, không chặt phá rừng làm rẫy, đánh bắt thuỷ sản kiểu huỷ diệt, chăn thả gia súc hợp lý, đảm bảo an ninh trật tự, kết nối với chính quyền để được khám chữa bệnh, đăng ký khai sinh cho trẻ mới sinh ra", ông Hải cũng thẳng thắn chia sẻ.

Liên quan đến vấn đề này, ngày 28/3/2019, trong cuộc họp bàn giải quyết những tồn tại, vướng mắc trong công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự án thủy điện Bản Vẽ được tổ chức tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã nêu rõ quan điểm là phải quan tâm đến người dân tái định cư. Với quan điểm chỉ đạo rõ ràng như vậy, kỳ vọng những tồn tại, vướng mắc tái định cư thủy điện Bản Vẽ sẽ được giải quyết dứt điểm để không còn tình trạng người dân quay trở lại vùng lòng hồ sinh sống, làm ăn.
Hoàng Trinh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hợp tác xã Nấm Tam Đảo: Hỗ trợ người dân làng Nủ khôi phục nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa

Hợp tác xã Nấm Tam Đảo: Hỗ trợ người dân làng Nủ khôi phục nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa

Ngày 22/12, Hợp tác xã (HTX) Nấm Tam Đảo đã khảo sát, tuyên truyền và có kế hoạch hỗ trợ giống cây dâu tằm nhằm khôi phục nghề cho người dân làng Nủ.
Quảng Bình: Đảm bảo cung ứng nguồn hàng hoá an toàn cho thị trường Tết nguyên đán

Quảng Bình: Đảm bảo cung ứng nguồn hàng hoá an toàn cho thị trường Tết nguyên đán

Các sở, ngành, địa phương tại tỉnh Quảng Bình đã có phương án chuẩn bị đảm bảo nguồn cung và an toàn về chất lượng cho các sản phẩm cung ứng thị trường dịp Tết.
TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

Trong giai đoạn từ năm 2022 - 2024, TP. Hải Phòng chi tổng cộng hơn 4.000 tỷ đồng cho chính sách thu nhập tăng thêm đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Thanh Hóa: Triển khai các giải pháp để tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 1,0% trở lên trong năm 2025

Thanh Hóa: Triển khai các giải pháp để tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 1,0% trở lên trong năm 2025

Tỉnh Thanh Hóa đặt mục tiêu trong năm 2025, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 1,0% trở lên. Để đạt được mục tiêu này, Thanh Hóa sẽ triển khai nhiều giải pháp đồng bộ.
Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Ninh Thuận mong muốn góp sức, nguồn lực cùng cả nước đoàn kết, chung sức, quyết tâm xây dựng nhà máy điện hạt nhân, thực hiện khát vọng phát triển đất nước.

Tin cùng chuyên mục

Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Những ngày này, nông dân Vĩnh Châu (Sóc Trăng) đang tất bật trồng hành tím để bán dịp Tết với kỳ vọng vụ mùa này sẽ được mùa, được giá.
Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Năm 2024, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang đạt được nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế, thu hút doanh nghiệp, nhà đầu tư đến với địa phương này.
Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Những năm qua, tỉnh Thanh Hoá đã triển khai thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững; nhiều chính sách giảm nghèo đã phát huy hiệu quả.
Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Sáng 21/12 tại Mốc 411, huyện Đồng Văn, Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang đã phối hợp với các bên tổ chức Chương trình trồng cây “Vành đai xanh biên giới”.
Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Với người dân Thuận Nam, trải qua 8 năm khó khăn do dự án dừng, giờ đây người dân hết sức tự hào vì quê hương mình có Nhà máy điện hạt nhân.
Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Tối ngày 20/12, Sở Công Thương Hà Giang tổ chức lễ khai mạc Không gian quảng bá, giới thiệu sản phẩm tiêu biểu gắn với công bố sản phẩm OCOP tỉnh Hà Giang.
Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Tối 20/12, diễn ra lễ khai mạc Tuần Du lịch - Văn hóa Lai Châu năm 2024 với chủ đề “Về với những đỉnh núi Lai Châu kỳ vĩ”.
Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Hơn 200 sản phẩm OCOP, đặc sản tỉnh Nghệ An đến từ hơn 40 đơn vị vừa được quảng bá, mở rộng thị trường tiêu thụ tại Siêu thị Lotte Mart Vinh.
Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh theo mô hình khu kinh tế cửa khẩu quốc tế, có tính cạnh tranh cao, trở thành trung tâm kinh tế năng động.
Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Tỉnh Thanh Hóa vừa phối hợp với tỉnh Sơn La tổ chức Hội nghị kết nối đầu tư, thương mại và du lịch các tỉnh Sơn La và Thanh Hóa năm 2024.
Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trong năm 2025, tỉnh Hậu Giang đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP ở mức 8,8%, trong đó phát triển công nghiệp là một trong những ưu tiên hàng đầu của tỉnh.
Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Sau 8 năm “ngủ yên”, dự án điện hạt nhân Ninh Thuận được đánh thức, báo hiệu một thời kỳ phát triển mới cho vùng đất vốn chỉ có cát trắng, nắng và gió.
Đồng Tháp: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 93,75%, cao hơn bình quân cả nước

Đồng Tháp: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 93,75%, cao hơn bình quân cả nước

Từ một tỉnh có tỷ lệ tham gia BHYT thấp, Đồng Tháp đã có bước nhảy vọt trong 15 năm, vượt 0,62% so với chỉ tiêu thực hiện bao phủ BHYT giai đoạn 2022 – 2025.
Ngành Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả khuyến công, góp phần xóa đói giảm nghèo

Ngành Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả khuyến công, góp phần xóa đói giảm nghèo

Ngành Công Thương Thanh Hóa đã triển khai có hiệu quả chương trình khuyến công, giải quyết nhiều việc làm cho người lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo.
Vĩnh Phúc: Người dân, doanh nghiệp là trung tâm của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Vĩnh Phúc: Người dân, doanh nghiệp là trung tâm của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Vĩnh Phúc xác định người dân, doanh nghiệp là trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, trong đó hoàn thiện hệ sinh thái đổi mới, sáng tạo là ưu tiên hàng đầu.
Phê chuẩn kết quả bầu ông Dương Minh Dũng làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Phê chuẩn kết quả bầu ông Dương Minh Dũng làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Chính phủ phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai nhiệm kỳ 2021-2026 đối với ông Dương Minh Dũng.
Sóc Trăng: Nông dân ‘đổi đời’ nhờ xuất khẩu vú sữa sang thị trường Hoa Kỳ

Sóc Trăng: Nông dân ‘đổi đời’ nhờ xuất khẩu vú sữa sang thị trường Hoa Kỳ

Trong những năm gần đây, nông dân huyện Kế Sách (Sóc Trăng) có thu nhập ổn định nhờ vú sữa liên tục được xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Hoa Kỳ.
Giao lưu văn hóa giữa lực lượng biên phòng Hà Giang (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc)

Giao lưu văn hóa giữa lực lượng biên phòng Hà Giang (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc)

Ngày 19/12 tại Hà Giang, Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang (Việt Nam) đã phối hợp với lực lượng biên phòng tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) tổ chức giao lưu văn hóa.
Bài cuối - Giải pháp đưa Chương trình OCOP phát triển bền vững

Bài cuối - Giải pháp đưa Chương trình OCOP phát triển bền vững

Báo Công Thương đã trao đổi với Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Lê Đức Giang về những giải pháp nhằm thúc đẩy Chương trình OCOP phát triển bền vững.
Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Cụm công nghiệp Bắc Sơn 2 (Lạng Sơn) được đầu tư hơn 280 tỷ đồng, dự kiến thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước phát triển ngành công nghiệp địa phương.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động