Nghệ An: Thủy điện Khe Bố chưa giải quyết dứt điểm đền bù cho người dân

Dự án Thủy điện Khe Bố tại huyện Tương Dương (Nghệ An) đã hoàn thành và phát điện từ năm 2013. Đến nay, đã hơn 8 năm nhưng việc đền bù, giải phóng mặt bằng đến nay vẫn chưa được giải quyết dứt điểm.

Nhùng nhằng trong công tác đền bù

Thủy điện Khe Bố được xây dựng trên địa bàn xã Tam Quan, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An, có công suất thiết kế 100MW. Sau 7 năm thi công, năm 2013 công trình chính thức được hoàn thành và phát điện. Theo UBND huyện Tương Dương, Dù đã có những kết quả đạt được nhưng ở thời điểm hiện tại, công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự án Thủy điện Khe Bố vẫn còn không ít các tồn tại, vướng mắc.

Cụ thể, thuỷ điện Khe Bố đang còn vướng mắc các vấn đề về bồi thường, giải phóng mặt bằng ở thị trấn Thạch Giám, xã Tam Thái, xã Yên Thắng, xã Tam Quang, xã Tam Đình và xã Xá Lượng. Cùng một số tồn tại khác như, tuyến đường đường quốc lộ 7 tránh ngập lòng hồ cần phải sữa chữa; Lề, cống thoát nước và mặt đường nối các bản Đình Hương - Đình Thắng - Đình Tiến bị hư hỏng ; Đường nội bộ trong khu TĐC bản Đình Phong; Đường nội bộ trong khu tái định cư bản Đình Thắng; Đập thuỷ lợi điểm Noong Canh ở bản Đình Phong; Xây dựng nâng cấp cầu khe Dài ở bản Cửa Rào 1 thuộc xã Xá Lượng; Nâng và sửa chữa đường dân sinh bị ngập sau khi tích nước tại khe Mọi của bản Tam Hương xã Tam Quang.

Nghệ An: Thủy điện Khe Bố chưa giải quyết dứt điểm đền bù cho người dân
Không được đảm bảo về quyền lợi, người dân liên tục có đơn thư khiếu nại, khiếu kiện kéo dài, vượt cấp, gây bức xúc dư luận đã nhiều năm nay

Tại thị trấn Thạch Giám, có 13 hộ dân hai bên cầu treo bản Mác, bản Khe Chi vẫn chưa được bồi thường đất ở và đất nông nghiệp. Mặc dù trước đó, trong cuộc họp với Thường trực Huyện ủy Tương Dương vào tháng 11/2020, chủ đầu tư Thủy điện Khe Bố đã đưa ra hạn mốc hoàn thành vào tháng 6 vừa qua. Thế nhưng đến nay chủ đầu tư vẫn chưa tiến hành lập hồ sơ bồi thường về đất là do hồ sơ đo đạc địa chính chưa được phía thủy điện trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Với 124 hộ tại thị trấn Thạch Giám, có một phần diện tích bị ngập nước nên cũng chưa thể cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vì phải đo đạc bản đồ địa chính. Tuy nhiên, đơn vị chịu trách nhiệm là Tổng Công ty Cổ phần Phát triển Điện lực Việt Nam - chủ đầu tư Thủy điện Khe Bố vẫn chưa có động thái gì. Hiện các hộ muốn mua bán, chuyển nhượng hay thế chấp để vay vốn thì phải tự bỏ tiền thuê trích đo, làm các thủ tục để giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đây cũng là tình trạng chung của hàng trăm hộ dân ở các xã Tam Thái, Yên Thắng, Xá Lượng, Tam Quang. Hay tại xã Tam Đình, vẫn còn có 77 hộ ở bản Đình Thắng, 42 hộ ở bản Đình Hương, 17 hộ ở bản Đình Tiến và 22 hộ ở bản Đình Phong chưa thống nhất được với chủ đầu tư với phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng.

Tại các thửa đất, khu đất chưa được đo đạc và có sai lệch do thay đổi đường viền lòng hồ sau khi tích nước, gồm có 36 hộ (bản Cánh Tráp: 22 hộ, bản Tân Hợp 03 hộ, bản Lũng thuộc khu vực chợ Tam Thái: 11 hộ). Mấy năm nay, xã đã có tờ trình về việc đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho các hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất tại khu tái định cư bản Cánh Tráp, xã Tam Thái với 26 thửa trên tổng diện tích 13.201m2 thế nhưng đến nay mọi thứ vẫn nằm nguyên trên giấy, ông Lô Thanh Tuân chủ tịch UBND xã Tam Thái cho hay.

Ông Lương Thái Bình người dân ở bản Cánh Tráp xã Tam Thái cho biết, gia đình ông cùng 36 hộ dân khác khi nhường đất cho thuỷ điện về khu tái định cư, thì các thửa đất, khu đất chưa được đo đạc và có sai lệch do thay đổi đường viền lòng hồ sau khi tích nước. Trích đo địa chính điều chỉnh phạm vị thu đất khu tái định cư của gia đình ông kéo dài từ đó đến nay khiến đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Thống nhất mốc thời gian để xử lý dứt điểm

Chia sẻ với PV Báo Công Thương - ông Nguyễn Phùng Hùng, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tương Dương, cho hay: mới đây nhất ngày 28/9, UBND huyện tiếp tục có buổi làm việc với Thủy điện Khe Bố và chính quyền các xã, thị trấn để đánh giá lại công tác xử lý tồn tại, vướng mắc.

Có một số nguyên nhân khách quan được chỉ ra, như có những thửa đất đã được đo đạc bản đồ địa chính, nhưng chưa được lập hồ sơ bồi thường về đất do đất đang có tranh chấp; chủ sử dụng đất đi vắng; hiện trạng sử dụng đất chồng lẫn trên đất đã được cấp giấy chứng nhận cho người khác; chủ sử dụng đất không ký hồ sơ do giá đất thấp. Một số vị trí phát sinh sau khi tích nước lòng hồ phải đo đạc chỉnh lý hồ sơ. Do dự án thực hiện kéo dài nên một số chính sách trong bồi thường GPMB có sự thay đổi, giá đất có thay đổi. Công tác bàn giao giữa hội đồng BT-GPMB cũ và Hội đồng BT-GPMB mới không dứt điểm, kéo dài…

Nghệ An: Thủy điện Khe Bố chưa giải quyết dứt điểm đền bù cho người dân
Con trai ông Lô Vĩnh Tình - anh Lô Văn Phúc ở bản Lũng cho biết: gia đình nhường đất cho thuỷ điện Khe Bố đến nơi ở mới, đến nay sau hơn 8 năm vẫn chưa xong thủ tục đền bù. Trong ảnh là khu ngập lụt vùng lòng hồ thuỷ điện Khe Bố , huyện Tương Dương (Nghệ An)

Nhưng bên cạnh đó, vẫn có những nguyên nhân chủ quan của các bên liên quan. Như việc chủ đầu tư vẫn chưa thực sự trách nhiệm trong việc giải quyết tồn tại, vướng mắc; chưa cung cấp kịp thời những hồ sơ, tài liệu phát sinh phải điều chỉnh bổ sung đối với những khu vực phát sinh sau khi tích lòng hồ; quá trình rà soát lập hồ sơ bồi thường có thiếu sót ở một số thửa đất. Về công tác tuyên truyền, vận động, giải thích cho nhân dân trong công tác lập hồ sơ bồi thường - giải phóng mặt bằng (GPMB) chưa được đầy đủ, dẫn đến nhân dân không ký hồ sơ. Chưa bồi thường chênh lệch về đất nơi đi, nơi đến tại các khu tái định cư…

Cũng theo lãnh đạo huyện Tương Dương, ngoài trách nhiệm của chủ đầu tư thì trách nhiệm thuộc về cán bộ thực hiện công tác bồi thường GPMB của huyện chủ yếu là kiêm nhiệm. Ngoài ra, một số xã còn xem đây là nhiệm vụ huyện và chủ đầu tư, nên có sự đùn đẩy trách nhiệm cho nhau.

Ông Nguyễn Phùng Hùng cũng cho biết thêm, ở buổi làm việc này các bên đã thống nhất đưa ra các mốc thời gian để xử lý dứt điểm các tồn tại, vướng mắc. Theo chủ đầu tư phía thuỷ điện Khe Bố cam kết sẽ hoàn thành việc bồi thường ở bản Mác, bản Khe Chi, bản Lũng trong vòng 1 tháng từ 30/10 đến trước ngày 30/11 năm nay. Sẽ hoàn thành hồ sơ đất xâm canh giữa bản Đình Hương và bản Cánh Tráp trình UBND huyện Tương Dương phê duyệt trước ngày 30/11. Hay công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ được đơn vị tư vấn hoàn thành hồ sơ, thủ tục trong tháng 11/2021. Việc hỗ trợ cho 68 hộ dân ngập lụt năm 2018, với sự tham gia vận động của chính quyền 2 cấp để tạo sự đồng thuận trong nhân dân, sẽ được hoàn thành trước ngày 30/10/2021.

Về phía UBND huyện Tương Dương, ông Nguyễn Hữu Hiến đã đề nghị các cơ quan có thẩm quyền tiếp tục có chỉ đạo để chủ đầu tư thực hiện các cam kết, đảm bảo quyền lợi chính đáng cho nhân dân. Ông Hiến cũng cho rằng những tồn tại, vướng mắc ở dự án thủy điện Khe Bố đã diễn ra trong khoảng thời gian dài, tạo nên dư luận không tốt, gây bức xúc trong nhân dân. Vì vậy, Công ty CP Phát triển điện lực Việt Nam phải thể hiện đúng vai trò, trách nhiệm của chủ đầu tư, có sự phối hợp tốt cùng chính quyền 2 cấp huyện Tương Dương, và các phòng ban liên quan tập trung giải quyết dứt điểm các tồn tại, vướng mắc nêu trên.

Theo UBND Huyện Tương Dương, để triển khai dự án Thủy điện Khe Bố, tổng số hộ dân di dời thực tế là 564 hộ/2.450 khẩu. Số hộ di dân theo nguyện vọng là 29 hộ/117 khẩu. Số hộ được tái định cư tập trung: 330 hộ/1446 khẩu. Số hộ di vén và tự tìm đất ở là 205 hộ/887 khẩu.
Hoàng Trinh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hợp tác xã Nấm Tam Đảo: Hỗ trợ người dân làng Nủ khôi phục nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa

Hợp tác xã Nấm Tam Đảo: Hỗ trợ người dân làng Nủ khôi phục nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa

Ngày 22/12, Hợp tác xã (HTX) Nấm Tam Đảo đã khảo sát, tuyên truyền và có kế hoạch hỗ trợ giống cây dâu tằm nhằm khôi phục nghề cho người dân làng Nủ.
Quảng Bình: Đảm bảo cung ứng nguồn hàng hoá an toàn cho thị trường Tết nguyên đán

Quảng Bình: Đảm bảo cung ứng nguồn hàng hoá an toàn cho thị trường Tết nguyên đán

Các sở, ngành, địa phương tại tỉnh Quảng Bình đã có phương án chuẩn bị đảm bảo nguồn cung và an toàn về chất lượng cho các sản phẩm cung ứng thị trường dịp Tết.
TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 2 năm

TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 2 năm

Trong giai đoạn từ năm 2022 - 2024, TP. Hải Phòng chi tổng cộng hơn 4.000 tỷ đồng cho chính sách thu nhập tăng thêm đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Thanh Hóa: Triển khai các giải pháp để tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 1,0% trở lên trong năm 2025

Thanh Hóa: Triển khai các giải pháp để tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 1,0% trở lên trong năm 2025

Tỉnh Thanh Hóa đặt mục tiêu trong năm 2025, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 1,0% trở lên. Để đạt được mục tiêu này, Thanh Hóa sẽ triển khai nhiều giải pháp đồng bộ.
Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Ninh Thuận mong muốn góp sức, nguồn lực cùng cả nước đoàn kết, chung sức, quyết tâm xây dựng nhà máy điện hạt nhân, thực hiện khát vọng phát triển đất nước.

Tin cùng chuyên mục

Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Những ngày này, nông dân Vĩnh Châu (Sóc Trăng) đang tất bật trồng hành tím để bán dịp Tết với kỳ vọng vụ mùa này sẽ được mùa, được giá.
Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Năm 2024, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang đạt được nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế, thu hút doanh nghiệp, nhà đầu tư đến với địa phương này.
Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Những năm qua, tỉnh Thanh Hoá đã triển khai thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững; nhiều chính sách giảm nghèo đã phát huy hiệu quả.
Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Sáng 21/12 tại Mốc 411, huyện Đồng Văn, Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang đã phối hợp với các bên tổ chức Chương trình trồng cây “Vành đai xanh biên giới”.
Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Với người dân Thuận Nam, trải qua 8 năm khó khăn do dự án dừng, giờ đây người dân hết sức tự hào vì quê hương mình có Nhà máy điện hạt nhân.
Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Tối ngày 20/12, Sở Công Thương Hà Giang tổ chức lễ khai mạc Không gian quảng bá, giới thiệu sản phẩm tiêu biểu gắn với công bố sản phẩm OCOP tỉnh Hà Giang.
Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Tối 20/12, diễn ra lễ khai mạc Tuần Du lịch - Văn hóa Lai Châu năm 2024 với chủ đề “Về với những đỉnh núi Lai Châu kỳ vĩ”.
Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Hơn 200 sản phẩm OCOP, đặc sản tỉnh Nghệ An đến từ hơn 40 đơn vị vừa được quảng bá, mở rộng thị trường tiêu thụ tại Siêu thị Lotte Mart Vinh.
Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh theo mô hình khu kinh tế cửa khẩu quốc tế, có tính cạnh tranh cao, trở thành trung tâm kinh tế năng động.
Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Tỉnh Thanh Hóa vừa phối hợp với tỉnh Sơn La tổ chức Hội nghị kết nối đầu tư, thương mại và du lịch các tỉnh Sơn La và Thanh Hóa năm 2024.
Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trong năm 2025, tỉnh Hậu Giang đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP ở mức 8,8%, trong đó phát triển công nghiệp là một trong những ưu tiên hàng đầu của tỉnh.
Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Sau 8 năm “ngủ yên”, dự án điện hạt nhân Ninh Thuận được đánh thức, báo hiệu một thời kỳ phát triển mới cho vùng đất vốn chỉ có cát trắng, nắng và gió.
Đồng Tháp: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 93,75%, cao hơn bình quân cả nước

Đồng Tháp: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 93,75%, cao hơn bình quân cả nước

Từ một tỉnh có tỷ lệ tham gia BHYT thấp, Đồng Tháp đã có bước nhảy vọt trong 15 năm, vượt 0,62% so với chỉ tiêu thực hiện bao phủ BHYT giai đoạn 2022 – 2025.
Ngành Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả khuyến công, góp phần xóa đói giảm nghèo

Ngành Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả khuyến công, góp phần xóa đói giảm nghèo

Ngành Công Thương Thanh Hóa đã triển khai có hiệu quả chương trình khuyến công, giải quyết nhiều việc làm cho người lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo.
Vĩnh Phúc: Người dân, doanh nghiệp là trung tâm của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Vĩnh Phúc: Người dân, doanh nghiệp là trung tâm của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Vĩnh Phúc xác định người dân, doanh nghiệp là trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, trong đó hoàn thiện hệ sinh thái đổi mới, sáng tạo là ưu tiên hàng đầu.
Phê chuẩn kết quả bầu ông Dương Minh Dũng làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Phê chuẩn kết quả bầu ông Dương Minh Dũng làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Chính phủ phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai nhiệm kỳ 2021-2026 đối với ông Dương Minh Dũng.
Sóc Trăng: Nông dân ‘đổi đời’ nhờ xuất khẩu vú sữa sang thị trường Hoa Kỳ

Sóc Trăng: Nông dân ‘đổi đời’ nhờ xuất khẩu vú sữa sang thị trường Hoa Kỳ

Trong những năm gần đây, nông dân huyện Kế Sách (Sóc Trăng) có thu nhập ổn định nhờ vú sữa liên tục được xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Hoa Kỳ.
Giao lưu văn hóa giữa lực lượng biên phòng Hà Giang (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc)

Giao lưu văn hóa giữa lực lượng biên phòng Hà Giang (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc)

Ngày 19/12 tại Hà Giang, Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang (Việt Nam) đã phối hợp với lực lượng biên phòng tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) tổ chức giao lưu văn hóa.
Bài cuối - Giải pháp đưa Chương trình OCOP phát triển bền vững

Bài cuối - Giải pháp đưa Chương trình OCOP phát triển bền vững

Báo Công Thương đã trao đổi với Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Lê Đức Giang về những giải pháp nhằm thúc đẩy Chương trình OCOP phát triển bền vững.
Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Cụm công nghiệp Bắc Sơn 2 (Lạng Sơn) được đầu tư hơn 280 tỷ đồng, dự kiến thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước phát triển ngành công nghiệp địa phương.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động