Nghệ An: Thay đổi phương thức chống dịch

Sau 15 ngày thực hiện “ai ở đâu ở yên đó”, từ 0h ngày 6/9, TP. Vinh (Nghệ An) thay đổi các biện pháp chống dịch để phù hợp với tình hình mới như “nới lỏng” một số hoạt động tùy theo mức độ an toàn của từng khu vực; chưa mở lại chợ truyền thống; tăng mặt hàng tại các điểm bán hàng lưu động của thành phố, ở các siêu thị, cơ sở kinh doanh hàng thiết yếu. Ngoại trừ vùng đỏ, người dân sẽ đi mua hàng hóa thiết yếu 3 ngày/lần.

Linh hoạt để tính đến “sống chung với dịch”

Sáng 6/9, UBND thành phố Vinh (Nghệ An) đã đưa ra các biện pháp phòng chống dịch mới theo hướng “nới lỏng” một số hoạt động. Tuy nhiên, toàn thành phố phải đặt mục tiêu giữ được thành quả của 15 ngày chống dịch cao điểm vừa qua, trong đó, người dân tự nhận thấy vai trò, tự ý thức để bảo vệ mình.

Nghệ An: Thay đổi phương thức chống dịch
Tiếp tục tạm dừng hoạt động tất cả các chợ truyền thống trên địa bàn thành phố Vinh cho đến khi có thông báo mới

Hiện TP. Vinh đã lấy mẫu xét nghiệm cho 320.969 người trên tổng số 327.494 người có mặt trên địa bàn, đạt tỷ lệ 98,1%. Đến nay, kết quả xét nghiệm RT-PCR cho thấy, có 17 ca nhiễm Covid-19, trong đó tập trung chủ yếu ở phường Lê Lợi, Nghi Phú và xã Hưng Đông. Ông Dương Đình Chỉnh, Giám đốc Sở Y tế Nghệ An cho biết, với 17 ca nhiễm Covid-19 được phát hiện lần này thì dự báo TP. Vinh vẫn chưa thể sạch bóng F0 trong cộng đồng. Sắp tới sẽ phải tiếp tục lấy mẫu xét nghiệm diện rộng lần thứ 4 nhưng khoanh vùng, lấy mẫu ở những khu vực có nguy cơ cao.

Theo ông Chỉnh, nguồn lây nhiễm chính cần phải ngăn chặn gồm; F0 trong cộng đồng (chưa phát hiện); nguy cơ từ những người sau khi cách ly tập trung trở về; nguồn lây từ đầu mối đưa hàng hóa vào chợ, nguy cơ lọt ra ngoài từ khu phong tỏa... Vì vậy, thành phố cần bám sát để ngăn chặn triệt để các nguồn lây này.

Ngày 06/9, TP. Vinh đã tiến hành “nới lỏng” một số hoạt động, tương ứng với số người tham gia các hoạt động cũng tăng lên. Thành phố sẽ kiểm soát số người ra ngoài bằng các giấy đi đường, duy trì các điểm chốt kiểm soát phòng chống dịch COVID-19. Ngoài ra phối hợp với Công An tỉnh duy trì một số chốt kiểm soát trọng điểm tại một số tuyến đường, khu vực có nguy cơ lây nhiễm cao để hướng dẫn phòng, chống dịch, đồng thời kiểm tra, kiểm soát xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định.

Việc mở các hoạt động và số lượng người được ra ngoài còn căn cứ theo độ an toàn của từng vùng, khu vực. Trong đó, đối với khu vực có nguy cơ rất cao sẽ áp dụng cách ly tuyệt đối chỉ thị 16 nâng cao thêm một mức, các vùng còn lại trên địa bàn thành phố Vinh thực hiện Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ, kèm theo một số quy định riêng được áp dụng riêng.

Đề xuất người dân đi mua hàng thiết yếu 3 ngày/lần

Theo Chủ tịch UBND thành phố Vinh, về phương thức cung ứng hàng hóa thiết yếu thành phố tính đến việc để người dân đi mua hàng hóa thiết yếu ở một mức độ nhất định (trừ người dân khu vực vùng chỉ thị 16 cao thêm một mức), vì thành phố không thể đủ lực lượng cung ứng tận nơi, và lâu dài được.

Nghệ An: Thay đổi phương thức chống dịch
TP. Vinh cho phép mở cửa siêu thị, cửa hàng tiện lợi, điểm bán hàng thiết yêu và cho phép người dân đi mua hàng thiết yếu 3 ngày/lần

Ở thời điểm hiện tại, chợ truyền thống cũng là một trong những địa điểm có nguy cơ lây nhiễm cao, vì vậy, thành phố vẫn sẽ tiếp tục tạm dừng hoạt động tất cả các chợ truyền thống trên địa bàn thành phố Vinh cho đến khi có thông báo mới.

Thay vào đó, để đảm bảo cung ứng hàng hóa, các siêu thị và chuỗi cửa hàng tiện lợi được phép mở với yêu cầu đảm bảo các yếu tố chống dịch theo quy định của thành phố. Thành phố thực hiện phương án phân chia tần suất đi mua hàng của người dân trên địa bàn bằng thẻ mua hàng (3 ngày/1lần). Thẻ mua hàng chỉ được sử dụng 1 lần tại 1 địa điểm mua bản; trung tâm thương mại hoặc siêu thị hoặc các cơ sở kinh doanh hàng hóa thiết yếu…Thời gian sử dụng thẻ mua hàng được quy định buổi sáng từ 7 giờ đến 9 giờ; buổi chiều từ 15 giờ đến 17 giờ. Khuyến khích các phường, xã linh hoạt bố trí phân chia nhân dân các khối đi mua hàng theo buổi sáng hoặc chiều để hạn chế tập trung đông người trong khoảng thời gian nhất định.

Ngay trong sáng nay, toàn TP. Vinh đã có 2 siêu thị lớn là BigC và MM Mega market, hệ thống cửa hàng bán lẻ tiện lợi (siêu thị mini)…bán các mặt hàng nhu yếu phẩm thiết yếu...được mở cửa. Cùng với đó, tùy theo tình hình thực tế tại địa phương, mỗi phường đều chủ động thành lập các điểm bán hàng, cung ứng hàng hóa mới…hình thức mua hàng vẫn theo thẻ quy định và thực hiện 3 ngày/1lần.

Đối với trung tâm thương mại, siêu thị tổng hợp, siêu thị điện máy, siêu thị mini; Các chủ doanh nghiệp phải có bản cam kết với UBND phường, xã nơi đóng trụ sở về thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn phòng, chống dịch theo quy định. Cụ thể yêu cầu bố trí không quá 50% quân số và hiện “3 tại chỗ” và tổ chức xét nghiệm test nhanh/PCR định kỳ 03 ngày/ 1 lần. Chỉ cho phép mở 1 – 2 lối ra vào siêu thị, trung tâm thương mại, hay cơ sở kinh doanh hàng hóa thiết yếu. Tổ chức đo thân nhiệt khai báo y tế, đảm bảo 5k theo quy định. các gian hàng phải bố trí vách ngăn…tuyệt đối không để xảy ra tình trạng tụ tập đông người trước và trong siêu thị, trung tâm thương mại, cơ sở kinh doanh hàng hóa thiết yếu.

Hoàng Trinh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Đài tưởng niệm liệt sĩ ngành bưu điện Quảng Nam – Đà Nẵng đón nhận xếp hạng di tích lịch sử

Đài tưởng niệm liệt sĩ ngành bưu điện Quảng Nam – Đà Nẵng đón nhận xếp hạng di tích lịch sử

Lễ Công bố quyết định xếp hạng và đón nhận Bằng Di tích lịch sử cấp thành phố Đài tưởng niệm liệt sĩ ngành bưu điện Quảng Nam - Đà Nẵng.
6 nhiệm vụ chính tại Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Hòa Bình năm 2024

6 nhiệm vụ chính tại Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Hòa Bình năm 2024

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Hòa Bình lần thứ IV năm 2024 vừa được tổ chức thành công đã thông qua Quyết tâm thư với 6 nhiệm vụ và chỉ tiêu chính.
Hoà Bình: Nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Hoà Bình: Nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Những năm qua, tỉnh Hoà Bình luôn quan tâm, dành nhiều nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của tỉnh.
Công ty Kinh doanh điện Thanh Hóa nói gì về việc điện yếu tại xã Hà Sơn?

Công ty Kinh doanh điện Thanh Hóa nói gì về việc điện yếu tại xã Hà Sơn?

Công ty Cổ phần quản lý Kinh doanh điện Thanh Hóa vừa có báo cáo gửi đến Sở Công Thương tỉnh Thanh Hóa về việc hàng chục hộ dân xã Hà Sơn phải sử dụng điện yếu.
Doanh nghiệp tỉnh Thái Bình ủng hộ 4,3 tỷ đồng hỗ trợ người nghèo xóa nhà tạm, nhà dột nát

Doanh nghiệp tỉnh Thái Bình ủng hộ 4,3 tỷ đồng hỗ trợ người nghèo xóa nhà tạm, nhà dột nát

Đã có 23 doanh nghiệp đăng ký ủng hộ tổng số tiền 4,3 tỷ đồng để hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh Thái Bình xóa nhà tạm, nhà dột nát.

Tin cùng chuyên mục

Thanh Hóa chung tay xây dựng nhà ‘Đại đoàn kết’ cho hộ nghèo

Thanh Hóa chung tay xây dựng nhà ‘Đại đoàn kết’ cho hộ nghèo

Tỉnh Thanh Hóa phấn đấu đến ngày 30/9/2025 sẽ có ít nhất 5.000 hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở.
Quảng Ninh nỗ lực tăng thu ngân sách nội địa, tạo nguồn lực cho phát triển

Quảng Ninh nỗ lực tăng thu ngân sách nội địa, tạo nguồn lực cho phát triển

Những giải pháp quyết liệt trong thúc đẩy thu ngân sách nội địa 2 tháng cuối năm đang được tỉnh Quảng Ninh chỉ đạo các ngành, địa phương tập trung thực hiện.
Quảng Ninh: Liên kết hợp tác xã, thúc đẩy kinh tế tập thể

Quảng Ninh: Liên kết hợp tác xã, thúc đẩy kinh tế tập thể

Phát triển kinh tế tập thể ở tỉnh Quảng Ninh đã chuyển biến tích cực về số lượng và chất lượng, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
PC Bạc Liêu: Nhiều hoạt động ý nghĩa nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống ngành điện lực

PC Bạc Liêu: Nhiều hoạt động ý nghĩa nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống ngành điện lực

Công ty Điện lực Bạc Liêu đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống ngành điện lực Việt Nam.
Hà Giang: Tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại

Hà Giang: Tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại

Cục Quản lý thị trường Hà Giang đã đẩy mạnh đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, qua đó bình ổn thị trường hàng hóa trên địa bàn.
Tân Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An là ai?

Tân Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An là ai?

Chiều 18/11, tại Kỳ họp thứ 24, Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An đã tiến hành bầu Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh với kết quả 100% đại biểu dự họp tán thành.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Cơ chế ‘cảng mở’ giúp Cái Mép – Thị Vải có thêm trợ lực phát triển

Bà Rịa - Vũng Tàu: Cơ chế ‘cảng mở’ giúp Cái Mép – Thị Vải có thêm trợ lực phát triển

Việc cho phép Bà Rịa – Vũng Tàu thí điểm cơ chế 'cảng mở' tại Cái Mép – Thị Vải sẽ giúp cụm cảng này có thêm động lực phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.
Tỉnh Quảng Ninh công bố loạt gói kích cầu du lịch dịp cuối năm 2024

Tỉnh Quảng Ninh công bố loạt gói kích cầu du lịch dịp cuối năm 2024

Tỉnh Quảng Ninh công bố loạt gói kích cầu du lịch, hứa hẹn tăng sức hút cho điểm đến "bốn mùa", hướng tới mục tiêu đón 19 triệu lượt khách dịp cuối năm 2024.
Thái Bình: Sắp diễn ra Hội chợ nông nghiệp quốc tế Đồng bằng Bắc Bộ 2024

Thái Bình: Sắp diễn ra Hội chợ nông nghiệp quốc tế Đồng bằng Bắc Bộ 2024

Hội chợ nông nghiệp quốc tế Đồng bằng Bắc Bộ 2024 sẽ khai mạc ngày 25/11 tới tại Quảng trường Thái Bình, thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình.
Lào Cai công khai kết quả Bộ chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp

Lào Cai công khai kết quả Bộ chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp

UBND tỉnh Lào Cai công khai kết quả Bộ chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp tháng 10 năm 2024 của các địa phương, ban ngành…
Vĩnh Phúc: Ưu tiên thu hút dự án công nghệ cao vào khu công nghiệp

Vĩnh Phúc: Ưu tiên thu hút dự án công nghệ cao vào khu công nghiệp

Hiện các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có 493 dự án đầu tư còn hiệu lực, trong đó có 376 dự án FDI với tổng vốn đầu tư 6,74 tỷ USD.
TP. Hạ Long: Phát triển và đổi mới giáo dục trong thời đại kỷ nguyên số

TP. Hạ Long: Phát triển và đổi mới giáo dục trong thời đại kỷ nguyên số

TP. Hạ Long quyết tâm phát triển và đổi mới giáo dục với tầm nhìn toàn cầu, hướng tới vị trí dẫn đầu quốc gia, xây dựng hệ sinh thái học tập bền vững.
Nam Định phân hạng và công nhận lại 24 sản phẩm OCOP cấp tỉnh

Nam Định phân hạng và công nhận lại 24 sản phẩm OCOP cấp tỉnh

Ngày 18/11, Nam Định đã tiến hành đánh giá, phân hạng và công nhận 24 sản phẩm OCOP cấp tỉnh năm 2024.
Quảng Ninh: Thu hút đầu tư thông minh, hướng tới phát triển kinh tế xanh

Quảng Ninh: Thu hút đầu tư thông minh, hướng tới phát triển kinh tế xanh

Tỉnh Quảng Ninh luôn xác định gắn phát triển kinh tế song hành với bảo vệ môi trường, hướng tới nền kinh tế xanh bền vững.
Bộ chỉ số DDCI năm 2024 của TP. Hồ Chí Minh có gì mới?

Bộ chỉ số DDCI năm 2024 của TP. Hồ Chí Minh có gì mới?

Tinh giản một số chỉ tiêu không phù hợp và bổ sung các chỉ tiêu mới nâng cao khả năng đánh giá toàn diện là điểm mới Bộ chỉ số DDCI 2024 của TP. Hồ Chí Minh.
Bạc Liêu: Hướng tới mô hình nông nghiệp xanh, hiệu quả và bền vững

Bạc Liêu: Hướng tới mô hình nông nghiệp xanh, hiệu quả và bền vững

Bạc Liêu đang từng bước xây dựng một nền nông nghiệp xanh, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường.
Sơn La có thêm 10 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu

Sơn La có thêm 10 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sơn La đã cấp mới 10 mã số vùng trồng, nâng tổng số mã đang duy trì của tỉnh lên 216 mã.
Quảng Ninh chuyển mình mạnh mẽ với công nghiệp chế biến, chế tạo

Quảng Ninh chuyển mình mạnh mẽ với công nghiệp chế biến, chế tạo

Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo của tỉnh Quảng Ninh đã đạt được nhiều kết quả khả quan, khẳng định là một trong những trụ cột chính trong nền kinh tế.
Sơn La đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển nông nghiệp xanh và bền vững

Sơn La đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển nông nghiệp xanh và bền vững

Sơn La đã đẩy mạnh thu hút các nhà đầu tư tham gia thu mua, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu nông sản, góp phần từng bước phát triển nông nghiệp xanh và bền vững.
Bắc Ninh nỗ lực hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024

Bắc Ninh nỗ lực hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024

Sáng ngày 18/11, UBND tỉnh Bắc Ninh đã tổ chức phiên họp thường kỳ tháng 11/2024.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động