Nghệ An: Sản lượng chè giảm mạnh, giá tăng cao kỷ lục

Sản lượng chè Nghệ An thời điểm này giảm 30% so với một năm trước, nâng mức giá trung bình lên cao kỷ lục, gấp đôi so với thời điểm đầu năm.
Chè Nghệ An cần nâng cao chất lượng sản phẩm Nghệ An: Hàng trăm tấn chè khô chờ được xuất khẩu

Thông tin trên được người dân trồng chè ở xã Thanh Hương, huyện Thanh Chương (tỉnh Nghệ An) cho biết. Nắng hạn, cây chè kém phát triển được cho là nguyên nhân quan trọng dẫn đến việc giá chè nguyên liệu tăng mạnh. Hiện tại, ở các vùng chè trên địa bàn huyện Thanh Chương, giá thu mua chè đang ở mức cao kỷ lục, nguồn cung không đủ đáp ứng nhu cầu.

Tại cơ sở chế biến chè Thế Mạnh ở xã Thanh Hương (Thanh Chương), chị Trần Thị Hiền, chủ cơ sở cho biết: Giá chè nguyên liệu thu mua thời điểm này là mức giá “đỉnh” nhất trong rất nhiều năm trở lại đây. Mặc dù vậy, nguồn cung vẫn không đủ, mấy tuần nay chị phải sang tận các huyện Con Cuông, Anh Sơn để thu mua thêm.

Nghệ An: Sản lượng chè giảm mạnh, giá tăng cao kỷ lục

Chè nguyên liệu của xưởng chế biến chè Thế Mạnh chủ yếu được thu mua từ huyện Con Cuông và Anh Sơn

Dịp thu hoạch, mỗi ngày cơ sở tiêu thụ khoảng 20 tấn nguyên liệu tươi. Các năm trước, chè Thanh Chương chiếm ½ sản lượng chè nguyên liệu, nhưng năm nay chỉ đạt khoảng 30%. Do sản lượng giảm, nguồn cung hạn chế nên các xưởng chế biến thi nhau đội giá lên, hiện giá mua tại xưởng đã ở mức 5.600- 5.700 đồng/kg, tăng hơn gấp đôi so với đầu năm, và phải thêm chi phí do chủ yếu thu mua ở các địa phương khác”, chị Hiền nói.

Thời điểm này, xuất khẩu hạn chế nên xưởng chè của gia đình chị Hiền chủ yếu chế biến để tiêu thụ nội địa trong nước. Trong khi giá nguyên liệu đầu vào tăng cao kỷ lục thì sản phẩm chế biến hầu như vẫn giữ giá.

Gần 1 ha chè của gia đình anh Nguyễn Thế Hợi, ở xã Thanh Hương lứa chè mới nhất anh nhập được với giá 5.300 đồng/kg, chè đẹp 5.800 đồng/kg. Mỗi lứa chè bình quân từ 1,6- 1,7 tấn. Nếu không đưa ra xưởng được thì họ vào tận vườn để mua, có trừ 5- 7 giá cho chi phí và công vận chuyển.

Lứa chè đầu của năm nay chỉ bán được với giá 2.000- 2.500 đồng/kg, lâu lắm rồi giá chè mới tăng cao như hiện nay. Năm nay hạn sớm nên chi phí tiền điện tăng, chất lượng chè cũng bị ảnh hưởng, thành thấp. Không chỉ vậy, giá thuê nhân công năm ngoái chỉ 200.000 đồng/ngày thì năm nay tăng lên 250.000 đồng, các loại lân đạm, tiền thuê thu hái cũng tăng cao nên thu nhập cũng bị ảnh hưởng. Tuy vậy, nhờ giá chè tăng cao kỷ lục nên vẫn khả quan hơn mọi năm”, anh Hợi nói.

Nghệ An: Sản lượng chè giảm mạnh, giá tăng cao kỷ lục
Người dân chăm sóc vườn chè của gia đình.

Còn tại xã Thanh Thịnh, hiện có hơn 255 ha chè, ngoài nhập cho các xưởng chế biến trên địa bàn, người dân còn bán chè nguyên liệu cho các xưởng chế biến tại Hạnh Lâm, Thanh Đức… Theo bà Đinh Thị Hằng, công chức nông nghiệp xã, nắng nóng kéo dài trong nhiều ngày qua đã ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây chè. Sau những thiệt hại nặng nề do nắng hạn trong 2 năm 2019- 2020, ngoài hỗ trợ của Nhà nước, nhiều hộ trồng chè đã đầu tư xây dựng hệ thống tưới phun, nhờ đó diện tích chè bị thiệt hại, khô cháy đã giảm hẳn, tuy nhiên nắng hạn vẫn làm ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng chè, nhất là tại những diện tích chưa có hệ thống tưới, không có nguồn nước.

Theo lãnh đạo phòng nông nghiệp huyện Thanh Chương, cả huyện hiện có trên 4.780 ha chè. Đến nay, đã có 2.015 ha được tưới bằng hệ thống tưới phun mưa. Nhiều hộ dân đã đầu tư hệ thống tưới tiên tiến, xây dựng hồ đập nhỏ để chống hạn, đảm bảo năng suất và chất lượng chè.

Mấy năm nay, do ảnh hưởng của dịch Covid- 19 và một số yếu tố khác, nhiều thời điểm giá chè nguyên liệu tại Thanh Chương chỉ được thu mua ở mức trên 2.000 đồng/kg nhưng vẫn ế ẩm, các xưởng thu mua rất hạn chế; nhiều hộ dân phải thu hái chè bó nhập rẻ cho thương lái đưa đi bán ở các chợ trong vùng, nhiều gia đình đã phá bỏ chè chuyển sang trồng ngô, lạc. Nhưng năm nay, giá chè ổn định trở lại một số hộ đã làm đất trồng lại chè.

Nghệ An: Sản lượng chè giảm mạnh, giá tăng cao kỷ lục
Cây chè đang là cây xóa đói, giảm nghèo, là cây trồng chủ lực của hàng chục ngàn hộ dân ở các huyện miền núi Nghệ An.

Nghệ An có tổng diện tích chè trên 8.000 ha, chủ yếu tập trung chủ yếu tại 6 huyện Thanh Chương, Anh Sơn, Con Cuông, Kỳ Sơn, Quỳ Hợp, Tương Dương… Cây chè đang là cây xóa đói, giảm nghèo, là cây trồng chủ lực của hàng chục ngàn hộ dân ở các huyện miền núi.

Tuy nhiên, theo báo cáo của ngành Nông nghiệp Nghệ An, hầu hết nguyên liệu chè cung cấp cho các nhà máy chế biến chủ yếu từ các giống chè có chất lượng thấp. Hiện có tới 70% giống chè của Nghệ An chỉ phù hợp cho chế biến chè đen, tỷ lệ giống cho chế biến chè xanh và các chè khác chỉ chiếm 30%. Việc sản xuất manh mún cũng ảnh hưởng lớn tới chất lượng sản phẩm.

Về lâu dài để ổn định đầu ra, các địa phương trồng chè cần phải cơ cấu lại vùng chè, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào áp dụng. Đồng thời, mở rộng diện tích chè sạch, đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn VietGAP để cạnh xuất khẩu chè ra thế giới. Ngoài ra, cần mở rộng thị trường xuất khẩu, đa dạng sản phẩm chế biến, đầu tư chế biến sâu thành nhiều sản phẩm khác từ chè xanh như trà túi lọc, bột matcha, trà sữa hòa tan, trà thảo mộc…

Hoàng Trinh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Nghệ An

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Lai Châu: Tìm thị trường bền vững cho các sản phẩm chè

Lai Châu: Tìm thị trường bền vững cho các sản phẩm chè

Lai Châu hiện có diện tích chè kinh doanh rộng 8.400 ha, năng suất và sản lượng chè tăng trưởng. Toàn tỉnh đang hướng đến phát triển bền vững cây chè.
Chung tay xây dựng thương hiệu cho nông sản miền núi

Chung tay xây dựng thương hiệu cho nông sản miền núi

Việt Nam có hàng ngàn sản phẩm miền núi có chất lượng cao. Xây dựng thương hiệu cho nông sản miền núi là giải pháp quan trọng nâng cao giá trị.
Đưa nông sản chủ lực của Yên Bái lên sàn thương mại điện tử

Đưa nông sản chủ lực của Yên Bái lên sàn thương mại điện tử

Các doanh nghiệp, hợp tác xã của tỉnh Yên Bái đang linh hoạt sử dụng các nền tảng thương mại điện tử để đẩy mạnh tiêu thụ nông sản đến tay người tiêu dùng.
Bắc Kạn: Đẩy mạnh phát triển thương mại, tạo cầu nối vững chắc giữa sản xuất với tiêu dùng

Bắc Kạn: Đẩy mạnh phát triển thương mại, tạo cầu nối vững chắc giữa sản xuất với tiêu dùng

Sau hơn 3 năm triển khai Chiến lược phát triển thương mại trong nước giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, tỉnh Bắc Kạn đã đạt nhiều kết quả tích cực.
Petrolimex Hà Giang: Đảm bảo nguồn cung xăng dầu và lan toả nghĩa tình đồng bào

Petrolimex Hà Giang: Đảm bảo nguồn cung xăng dầu và lan toả nghĩa tình đồng bào

57 năm qua, Công ty Xăng dầu Hà Giang đã hoàn thành tốt nhiệm vụ, đảm bảo nguồn cung xăng dầu cho phát triển kinh tế- xã hội, an ninh, chính trị vùng biên.

Tin cùng chuyên mục

Longform | Xây dựng chuỗi liên kết, nâng cao giá trị cà phê Sơn La

Longform | Xây dựng chuỗi liên kết, nâng cao giá trị cà phê Sơn La

Bằng việc liên kết chặt giữa người nông dân và doanh nghiệp, giá trị cà phê Sơn La đã không ngừng tăng cao.
Quý IV, sẽ có khoảng 400 tấn nông sản được tiêu thụ trên sàn thương mại điện tử buudien.vn

Quý IV, sẽ có khoảng 400 tấn nông sản được tiêu thụ trên sàn thương mại điện tử buudien.vn

Thời gian qua, sàn thương mại điện tử buudien.vn đã hỗ trợ tiêu thụ rất nhiều loại nông sản của các địa phương miền núi.
Ca cao tăng giá, người trồng phấn khởi

Ca cao tăng giá, người trồng phấn khởi

Năm nay, ca cao liên tục giữ giá, nhiều người trồng cao cao phấn khởi. Sản xuất theo hướng hữu cơ giúp ca cao ổn định đầu ra, giá bán cao.
Khẳng định giá trị thương hiệu ‘Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành’

Khẳng định giá trị thương hiệu ‘Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành’

Thương hiệu ‘Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành’ tạo sự vượt trội về chất lượng, uy tín của sản phẩm và ngày càng được người tiêu dùng tin tưởng sử dụng.
Longform |

Longform | 'Xanh hoá' sản phẩm, khẳng định thương hiệu nông sản trên thị trường

Phát triển sản phẩm quế hữu cơ hướng đến thị trường toàn cầu sẽ là giải pháp quan trọng để đưa quế, hồi của Việt Nam đứng vững trên thị trường quốc tế.
Hoà Bình: Gia tăng tiêu thụ cam Cao Phong trên sàn thương mại điện tử

Hoà Bình: Gia tăng tiêu thụ cam Cao Phong trên sàn thương mại điện tử

Sản phẩm cam Cao Phong của Hoà Bình đã và đang được hỗ trợ tiêu thụ trên sàn thương mại điện tử, giúp mở rộng đầu ra, gia tăng giá trị.
Longform | Sàn thương mại điện tử Việt tăng cường hỗ trợ tiêu thụ nông sản miền núi

Longform | Sàn thương mại điện tử Việt tăng cường hỗ trợ tiêu thụ nông sản miền núi

Nhiều năm đi vào vận hành, sàn thương mại điện tử buudien.vn đã đồng hành với bà con nông dân miền núi trong tiêu thụ nông sản.
Sạt lở ở Hà Giang, hàng hóa thiết yếu vận chuyển ra sao?

Sạt lở ở Hà Giang, hàng hóa thiết yếu vận chuyển ra sao?

Cùng với quốc lộ 2, hiện nhiều tuyến đường liên huyện, xã của Hà Giang cũng bị sạt lở nghiêm trọng, đảm bảo nguồn cung hàng hóa thiết yếu được tỉnh ưu tiên.
Bắc Kạn tập trung phát triển và quản lý chợ

Bắc Kạn tập trung phát triển và quản lý chợ

Tỉnh Bắc Kạn đang tập trung triển khai thực hiện Nghị định số 60/2024/NĐ-CP ngày 5/6/2024 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ.
Quảng Ninh: Tăng cường quảng bá, nâng cao giá trị chè Hải Hà

Quảng Ninh: Tăng cường quảng bá, nâng cao giá trị chè Hải Hà

Chè là một trong những sản phẩm thế mạnh của huyện miền núi Hải Hà - Quảng Ninh và được địa phương này triển khai nhiều giải pháp quảng bá, nâng cao giá trị.
Nông sản Bắc Kạn tham dự hội nghị kết nối cung cầu giữa TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành

Nông sản Bắc Kạn tham dự hội nghị kết nối cung cầu giữa TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành

Tham dự hội nghị kết nối cung cầu giữa TP. Hồ Chí Minh và tỉnh thành, Bắ Kạn đã giới thiệu đặc sản, dịch vụ đặc sắc, với các sản phẩm OCOP đặc trưng của tỉnh.
Quảng Ngãi: Nâng tầm giá trị nông sản miền núi

Quảng Ngãi: Nâng tầm giá trị nông sản miền núi

Phiên chợ kết nối tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Quảng Ngãi 2024 là cơ hội để nông sản vùng cao đến với người tiêu dùng.
Bưu điện tỉnh Điện Biên hỗ trợ tiêu thụ nông sản địa phương

Bưu điện tỉnh Điện Biên hỗ trợ tiêu thụ nông sản địa phương

Thời gian qua, Bưu điện tỉnh Điện Biên đã triển khai gian hàng OCOP tại Bưu điện thành phố Điện Biên Phủ và đưa sản phẩm lên sàn buudien.vn
Hỗ trợ tiêu thụ nông sản Lai Châu trên sàn thương mại điện tử

Hỗ trợ tiêu thụ nông sản Lai Châu trên sàn thương mại điện tử

Đến nay, tỉnh Lai Châu đã hỗ trợ đưa 1.911 sản phẩm lên sàn thương mại điện tử Buudien.vn (trong đó có 45 sản phẩm OCOP; 1.869 sản phẩm nông sản).
Tăng cường tiêu thụ nông sản Đắk Nông trên nền tảng thương mại điện tử

Tăng cường tiêu thụ nông sản Đắk Nông trên nền tảng thương mại điện tử

Thời gian qua, đã có nhiều sản phẩm nông sản Đắk Nông được tiêu thụ hiệu quả qua sàn thương mại điện tử.
Sơn La tiếp tục đẩy mạnh tiêu thụ nông sản qua sàn thương mại điện tử

Sơn La tiếp tục đẩy mạnh tiêu thụ nông sản qua sàn thương mại điện tử

Sàn thương mại điện tử tiếp tục trở thành công cụ hữu ích hỗ trợ tỉnh Sơn La tiêu thụ nông sản thế mạnh.
Sơn La đảm bảo nguồn cung hàng hóa thiết yếu cho người dân sau bão

Sơn La đảm bảo nguồn cung hàng hóa thiết yếu cho người dân sau bão

Với sự chủ động chuẩn bị từ sớm, các doanh nghiệp sản xuất, phân phối lớn tại Sơn La đã dự trữ hàng hóa nhu yếu phẩm đáp ứng đủ nhu cầu của người dân.
Tăng cường quảng bá, nông sản Sơn La rộng mở đầu ra

Tăng cường quảng bá, nông sản Sơn La rộng mở đầu ra

Những sự kiện xúc tiến thương mại do ngành Công Thương Sơn La phối hợp với các đơn vị tổ chức đã và đang giúp rộng mở đầu ra cho nông sản Sơn La.
Đưa nông sản Đắk Nông vào thị trường TP Hồ Chí Minh

Đưa nông sản Đắk Nông vào thị trường TP Hồ Chí Minh

Năm 2024, chương trình kết nối cung cầu giữa Đắk Nông và TP Hồ Chí Minh sẽ được triển khai đồng bộ, xuyên suốt cả năm thông qua 3 nhóm nội dung.
Lâm Đồng: Mở rộng thị trường cho nông sản, đặc sản địa phương

Lâm Đồng: Mở rộng thị trường cho nông sản, đặc sản địa phương

Với thế mạnh trong sản xuất, chế biến nông sản, Lâm Đồng cũng đang đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ sản phẩm cho địa phương.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động