Nghệ An: Nhức nhối khai thác hải sản kiểu tận diệt

Việc khai thác hải sản dùng kích điện, lồng bát quái...theo kiểu tận diệt đã bị lực lượng chức năng tỉnh Nghệ An xử phạt, tuy nhiên vẫn như "ném đá ao bèo".

Xử phạt nhiều nhưng chỉ như "ném đá ao bèo"

Thực trạng hai thác hải sản theo kiểu tận diệt không phải là câu chuyện mới, mà đã xảy ra từ rất lâu tại hầu hết các xã ven biển ở các huyện Diễn Châu, Quỳnh Lưu, thị xã Hoàng Mai, thị xã Cửa Lò…tỉnh Nghệ An. Tại đây, có đến gần 90% hộ dân sống bằng nghề khai thác hải sản. Rất nhiều buổi tuyên truyền vận động được triển khai. Không ít bản cam kết được ký nhưng tình trạng khai thác theo kiểu tận diệt vẫn chưa chấm dứt. Chính quyền địa phương đang tìm các biện pháp chuyển đổi nghề cho ngư dân, nhưng gặp phải rất nhiều khó khăn, trở ngại.

Nghệ An: Nhức nhối khai thác hải sản kiểu tận diệt
Đoàn liên ngành tỉnh Nghệ An tiếp cận kiểm tra phương tiện

Theo quan sát của phóng viên, thời điểm này, ở khu vực cảng cá Cửa Lò có rất nhiều phương tiện tàu thuyền neo đậu. Trên những khoang thuyền chất đầy những chiếc lồng bát quái (còn được gọi là lờ dây, lồng xếp, rọ lồng) dùng để đánh bắt thuỷ hải sản.

Ở đây, rất nhiều chủ phương tiện bè mảng đang sử dụng các phương thức đánh bắt tận diệt nguồn hải sản gần bờ. Những chiếc lồng bát quái này là loại ngư cụ du nhập từ nước ngoài và không được phép sử dụng. Mắt lưới bát quái nhỏ hơn rất nhiều so với quy định, nguyên lý hoạt động là ngăn cản đường di chuyển tự nhiên của các loài thủy sản vốn có tập tính con bố mẹ phải vào bờ để đẻ trứng, còn con non phải ra biển để trưởng thành. Một bộ lồng bát quái dài khoảng 5-10m, bao gồm nhiều khung lồng có dạng hình hộp, hoặc tròn xếp liên kết với nhau bằng áo lưới, dọc thân lồng có nhiều cửa hom để thủy sản đi vào nhưng không có cửa ra.

Qua tìm hiểu, cùng với lồng bát quái, chủ một số bè mảng còn gắn động cơ công suất lớn để hành nghề giã cào ở vùng biển gần bờ. Thậm chí, họ còn lén lút sử dụng kích điện gắn vào lưới trong lúc hành nghề làm cho các loại thủy, hải sản đều bị tận diệt.

Hay ở cửa sông Lạch Vạn, xã Diễn Thành, huyện Diễn Châu có hàng trăm phương tiện bè mảng được làm từ vật liệu thô sơ và được ngư dân tự gắn động cơ máy từ 20-30CV để đánh bắt ở vùng cửa sông và khu vực biển gần bờ. Thông thường, mỗi bè mảng chỉ cần 1-2 lao động, phương thức đánh bắt chủ yếu là thả các loại lưới khác nhau. Đặc điểm nhân công ít, chi phí hoạt động thấp, đi về trong ngày, bè mảng được xem là phương tiện mưu sinh hiệu quả cho một bộ phận ngư dân địa phương.

Tỉnh Nghệ An: Nhức nhối khai thác hải sản kiểu tận diệt
Phía sau lưng người đàn ông này là vô số lồng bát quái được ngư dân dùng đánh bắt hải sản tại biển Cửa Lò.

Vào cuối tháng 5 vừa qua, Đoàn kiểm tra liên ngành do Chi cục Thủy sản Nghệ An thành lập đã kiểm tra 87 phương tiện, xử phạt 5 chủ phương tiện với tổng số tiền 40,4 triệu đồng. Trong đó có 3 chủ tàu bị xử phạt nặng, mỗi tàu 12,5 triệu đồng là tàu cá mang biển số TH-A 3128-TS của ông Nguyễn Văn Dũng và 2 chủ bè cá là ông Phạm Văn Ba và ông Mai Hưng Cường cùng trú ở Hải Hà, Nghi Sơn (Thanh Hóa) vì hành vi tàng trữ công cộng kích điện để khai thác thủy sản.

Trước đó ngày 6/4, Đồn Biên phòng Quỳnh Phương tổ chức tuần tra, kiểm soát tại khu vực vùng biển thôn Đồng Minh, xã Quỳnh Lập, thị xã Hoàng Mai (tiếp giáp tỉnh Thanh Hóa) đã phát hiện 4 phương tiện tàu cá loại nhỏ dưới 12m không có số đăng ký tàu cá có hành vi tàng trữ công cụ kích điện để khai thác thủy sản trái phép. Đồn Biên phòng Quỳnh Phương đã hoàn chỉnh hồ sơ, tịch thu tang vật và xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền 50.000.000 đồng.

Mới đây nhất là ngày 19/6, tại vùng biển Nghi Lộc, Đồn Biên phòng Cửa khẩu cảng Cửa Lò - Bến Thủy đã phát hiện và bắt giữ 2 phương tiện vi phạm trong lĩnh vực khai thác thủy sản. Các phương tiện mang số hiệu NA-80111-TS do ông Nguyễn Văn Dũng (SN 1985) và NA-2260-TS do ông Nguyễn Văn Dân (SN 1985), đều có hộ khẩu thường trú xã Diễn Ngọc, huyện Diễn Châu (Nghệ An) làm thuyền trưởng điều khiển phương tiện có hành vi vi phạm quy định về ngư cụ khai thác thủy sản (vứt bỏ trái phép ngư cụ xuống vùng nước tự nhiên).

Ngày 15/6, lực lượng tuần tra Đồn Biên phòng Diễn Thành (thuộc BĐBP Nghệ An) phát hiện tàu cá TH 91175-TS, do anh Phạm Viết Huy (SN 1969), trú tại thị xã Nghi Sơn, (Thanh Hóa) làm chủ phương tiện có hành vi “Sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 12 mét khai thác thủy sản trái phép tại vùng biển ven bờ tỉnh khác’’.

Cùng ngày, tại vùng biển ven bờ huyện Diễn Châu, tổ công tác phát hiện tàu cá NA 92038 TS, do anh Nguyễn Sỹ Phương (SN 1982), trú tại thị xã Cửa Lò, làm chủ phương tiện, có hành vi “Đánh dấu nhận biết tàu cá sai quy định” và “Tháo thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá mà không có sự giám sát của đơn vị cung cấp lắp đặt thiết bị”.

Không dễ chuyển đổi nghề

Qua trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Thiết – ngư dân ở cảng Cửa Lò thẳng thắn chia sẻ: “Đa phần ngư dân ở đây hoạt động đều sử dụng lồng bát quái để đánh bắt hải sản. Chúng tôi cũng biết hành vi của mình là vi phạm pháp luật, nhưng cũng không biết chuyển đổi nghề gì để kiếm sống...”.

Có nhiều ngư dân trước đây sử dụng bè mảng đánh bắt gần bờ, sau đó, được sự khuyến khích của chính quyền địa phương đã đóng tàu lớn để khai thác xa bờ. Thế nhưng, “Tàu lớn đồng nghĩa với việc phải có nhiều lao động, kinh phí dầu máy lớn, trong lúc hải sản khai thác không được bao nhiêu. Thực tế, có những trường hợp ngư dân chấp nhận cho tàu công suất lớn nằm bờ để trở lại gắn bó với bè mảng mưu sinh”, ông Thiết nói.

Nghệ An: Nhức nhối khai thác hải sản kiểu tận diệt

Một số ngư dân trên địa bàn thị xã Cửa Lò sử dụng tàu thuyền, bè mảng khai thác hải sản gần bờ bằng các hình thức bị pháp luật nghiêm cấm.

Theo quy định, bè mảng không nằm trong danh mục phương tiện bị cấm hành nghề trên biển, đây là phương tiện đánh bắt thô sơ, có thể dễ dàng vào neo đậu ở cửa sông, cửa lạch, bãi biển và thuộc sự quản lý trực tiếp của chính quyền địa phương. Tuy nhiên, qua thực tế, với một lượng bè mảng lớn tồn tại, cùng phương thức đánh bắt bị cấm đang gây ra nhiều bất cập cho ngành khai thác thủy, hải sản của địa phương.

Về vấn đề này, ông Phan Xuân Vinh - Phó Chủ tịch UBND huyện Diễn Châu khẳng định: “Hiện, trên địa bàn toàn huyện Diễn Châu có trên 600 phương tiện bè mảng đang hoạt động, với gần 1.000 lao động đánh bắt hải sản gần bờ. Chi phí thấp, loại phương tiện này chỉ đáp ứng được vấn đề mưu sinh hàng ngày cho người dân, còn hiệu quả phát triển kinh tế không cao”.

Không chỉ vậy, bè mảng với những phương thức đánh bắt không phù hợp đang tác động xấu đến nguồn lợi cũng như ngành khai thác hải sản của địa phương. Trên bè mảng cũng không có thiết bị thông tin liên lạc, nên gây nhiều khó khăn cho lực lượng chức năng khi tham gia cứu hộ ngư dân gặp nạn trong quá trình hành nghề” - ông Phan Xuân Vinh cho biết thêm.

Từ thực tế đó, chính quyền địa phương huyện Diễn Châu đã tìm nhiều giải pháp để chuyển đổi nghề cho số ngư dân đánh bắt bằng bè mảng như khuyến khích, ưu đãi để ngư dân đóng các tàu công suất lớn vươn khơi; thu hút các nhà đầu tư triển khai các dự án tại địa phương để giải quyết công ăn việc làm... Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, những giải pháp đưa ra hầu như không có hiệu quả.

Trong khi đó, việc chuyển đổi để ngư dân đánh bắt bằng bè mảng sang các nghề khác cũng gặp nhiều khó khăn. Bởi phần lớn những người bám bè mảng khai thác hải sản gần bờ phần lớn đã ở độ tuổi trung niên, các xí nghiệp nhà máy cũng không muốn nhận họ vào làm.

Về nhiệm vụ trước mắt và lâu dài “Chính quyền địa phương sẽ tập trung tuyên truyền, vận động ngư dân loại bỏ các hình thức, ngư cụ đánh bắt hải sản bị pháp luật nghiêm cấm. Cùng với đó, tìm mọi cách tháo gỡ khó khăn chuyển đổi việc làm cho ngư dân đánh bắt bằng bè mảng.” - ông Phan Xuân Vinh khẳng định.

Hoàng Trinh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Nghệ An

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thừa Thiên Huế: Hỗ trợ, bán sản phẩm trên sàn thương mại điện tử nhận giải Sáng tạo kỹ thuật

Thừa Thiên Huế: Hỗ trợ, bán sản phẩm trên sàn thương mại điện tử nhận giải Sáng tạo kỹ thuật

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa tổ chức lễ tổng kết và trao giải Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh lần thứ XIII, năm 2023.
Xây dựng đô thị thông minh phải bắt nguồn từ việc quy hoạch đô thị

Xây dựng đô thị thông minh phải bắt nguồn từ việc quy hoạch đô thị

Xây dựng đô thị thông minh phải bắt nguồn từ việc quy hoạch đô thị, từ đó xây dựng quản lý đô thị thông minh, tiếp đến cung cấp các dịch vụ tiện ích thông minh.
Hà Nội nhận Giải thưởng Thành phố hấp dẫn Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo

Hà Nội nhận Giải thưởng Thành phố hấp dẫn Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo

Sáng ngày 30/11, Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức lễ vinh danh và trao Giải thưởng Thành phố Thông minh Việt Nam 2023 lần thứ IV.
Quảng Ninh: Khai mạc Hội chợ Thương mại và Du lịch quốc tế Việt - Trung lần thứ 15

Quảng Ninh: Khai mạc Hội chợ Thương mại và Du lịch quốc tế Việt - Trung lần thứ 15

Ngày 30/11, Hội chợ Thương mại, Du lịch Quốc tế Việt - Trung lần thứ 15 năm 2023 chính thức khai mạc tại TP. Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Nông dân chong đèn "nuôi" hoa Tết

Bà Rịa - Vũng Tàu: Nông dân chong đèn "nuôi" hoa Tết

Khắp các vườn hoa của người dân phường Kim Dinh (TP. Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), đêm cũng như ngày, người trồng đang chong đèn thức cùng hoa Tết.

Tin cùng chuyên mục

TP. Hồ Chí Minh: Đầu tư các trung tâm logistics đón đầu làn sóng dịch chuyển chuỗi cung ứng

TP. Hồ Chí Minh: Đầu tư các trung tâm logistics đón đầu làn sóng dịch chuyển chuỗi cung ứng

TP. Hồ Chí Minh tăng cường các dự án đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, hạ tầng logistics trên địa bàn để đón đầu làn sóng dịch chuyển các chuỗi cung ứng.
Quảng Ninh: Tiếp tục dẫn đầu cả nước về thu hút FDI

Quảng Ninh: Tiếp tục dẫn đầu cả nước về thu hút FDI

Quảng Ninh vẫn là tỉnh dẫn đầu cả nước về thu hút FDI, với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 3,11 tỷ USD, chiếm gần 10,8% tổng vốn đầu tư đăng ký, tăng 42,3% cùng kỳ.
Hà Nội có vai trò dẫn dắt phát triển thành phố thông minh, bền vững

Hà Nội có vai trò dẫn dắt phát triển thành phố thông minh, bền vững

Sáng 29/11, Hội nghị Thành phố thông minh Việt Nam-châu Á 2023 đã khai mạc với chủ đề: “Khai thác dữ liệu - xây dựng thành phố thông minh phát triển bền vững".
Hà Nội xây dựng và nâng tầm sản phẩm du lịch golf

Hà Nội xây dựng và nâng tầm sản phẩm du lịch golf

Được nhận giải thưởng “Điểm đến thành phố golf tốt nhất thế giới năm 2023”, Hà Nội là điểm đến du lịch độc đáo, hấp dẫn, đặc sắc, an toàn và chất lượng.
Thừa Thiên Huế: Nghiên cứu xây dựng cơ sở sửa chữa, thực hành máy bay

Thừa Thiên Huế: Nghiên cứu xây dựng cơ sở sửa chữa, thực hành máy bay

Tỉnh Thừa Thiên Huế có buổi làm việc với các đơn vị liên quan về việc nghiên cứu xây dựng cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa, kết hợp thực hành đào tạo máy bay.
Quảng Ninh: 9 năm liền tăng trưởng trên 2 con số

Quảng Ninh: 9 năm liền tăng trưởng trên 2 con số

Trong 9 năm (từ 2015 - 2023), tỉnh Quảng Ninh giữ vững đà tăng trưởng trên 2 con số; tổng GRDP ước đạt 11,03%.
Lý do UBND TP.Hà Nội đề xuất không sáp nhập quận Hoàn Kiếm?

Lý do UBND TP.Hà Nội đề xuất không sáp nhập quận Hoàn Kiếm?

Quận Hoàn Kiếm thuộc diện sáp nhập vì không đủ tiêu chí về diện tích, nhưng UBND TP. Hà Nội nêu 8 lý do không nên sáp nhập quận này.
Thanh Hóa: Ứng phó với hạn hán trong mùa khô để phục vụ sản xuất

Thanh Hóa: Ứng phó với hạn hán trong mùa khô để phục vụ sản xuất

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có công văn về việc ứng phó với hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh trong mùa khô.
200 gian hàng sản phẩm OCOP, công nghiệp nông thôn của 21 tỉnh quy tụ tại hội chợ khu vực Đông Bắc

200 gian hàng sản phẩm OCOP, công nghiệp nông thôn của 21 tỉnh quy tụ tại hội chợ khu vực Đông Bắc

Hội chợ khu vực Đông Bắc được tổ chức tại tỉnh Bắc Kạn, diễn ra từ ngày 24 – 30/11 với sự tham gia 200 gian hàng đến từ 21 địa phương.
Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh kết nối tàu hàng container qua cảng Chân Mây

Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh kết nối tàu hàng container qua cảng Chân Mây

Ban Quản lý Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp tổ chức hội nghị kết nối hãng tàu, doanh nghiệp có hàng container qua cảng Chân Mây.
Đồng Nai đẩy mạnh xúc tiến thương mại, hỗ trợ tiêu thụ cho nông sản

Đồng Nai đẩy mạnh xúc tiến thương mại, hỗ trợ tiêu thụ cho nông sản

Từ đầu năm 2023 đến nay, tỉnh Đồng Nai đã triển khai nhiều hoạt động xúc tiến thương mại để hỗ trợ, kết nối tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh.
Chính phủ Canada giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ Trà Vinh nâng cao năng lực cạnh tranh

Chính phủ Canada giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ Trà Vinh nâng cao năng lực cạnh tranh

Trong 9 năm, Bộ Các vấn đề toàn cầu Canada (GAC) đã tài trợ 11 triệu đô la Canada cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa của tỉnh Trà Vinh.
Hải Phòng và Quảng Ninh dẫn đầu thu hút đầu tư nước ngoài

Hải Phòng và Quảng Ninh dẫn đầu thu hút đầu tư nước ngoài

Hải Phòng, Quảng Ninh đang là 2 địa phương dẫn đầu trong bảng xếp hạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Đà Nẵng: Đưa thiết bị truyền nhận tín hiệu công nghiệp cho xe đầu kéo vào dây chuyền khai thác container

Đà Nẵng: Đưa thiết bị truyền nhận tín hiệu công nghiệp cho xe đầu kéo vào dây chuyền khai thác container

Việc đưa thiết bị truyền nhận tín hiệu công nghiệp cho xe đầu kéo vào dây chuyền khai thác container làm lợi cho Cảng Đà Nẵng ít nhất 4 tỷ đồng trong 3 năm.
Điện Biên: Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, xuất nhập khẩu hàng hoá cho bà con đồng bào dân tộc

Điện Biên: Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, xuất nhập khẩu hàng hoá cho bà con đồng bào dân tộc

Trong năm 2022-2023, Điện Biên đã nỗ lực thúc đẩy xúc tiến thương mại, xuất nhập khẩu nông sản của bà con đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Văn hóa và con người là nền tảng, nguồn lực phát triển Thủ đô

Văn hóa và con người là nền tảng, nguồn lực phát triển Thủ đô

Phát huy nguồn lực văn hóa giai đoạn mới, Hà Nội cần tập trung vào 3 yếu tố chính: Con người, di sản văn hóa và hạ tầng văn hóa (không gian sáng tạo).
Đồng Nai: Sản xuất công nghiệp tháng 10 vẫn duy trì tăng trưởng trong khó khăn

Đồng Nai: Sản xuất công nghiệp tháng 10 vẫn duy trì tăng trưởng trong khó khăn

Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 10/2023 của Đồng Nai vẫn có sự tăng trưởng so với tháng trước dù gặp nhiều khó khăn do bất ổn chính trị trên thế giới.
Bắc Ninh đứng thứ 8 toàn quốc về chỉ số năng lực cạnh tranh logistics

Bắc Ninh đứng thứ 8 toàn quốc về chỉ số năng lực cạnh tranh logistics

Kết quả khảo sát mới đây cho thấy, tỉnh Bắc Ninh đứng thứ 8 trên bảng xếp hạng về chỉ số năng lực cạnh tranh logistics.
Tháo gỡ vướng mắc tại dự án đường ven biển Hải Phòng - Thái Bình

Tháo gỡ vướng mắc tại dự án đường ven biển Hải Phòng - Thái Bình

Sau gần 6 năm thi công, qua 2 lần giãn thời gian về đích, Dự án đầu tư xây dựng đường ven biển Hải Phòng-Thái Bình vẫn gặp nhiều vướng mắc chờ tháo gỡ.
Hải Phòng: Giảm 30% tiền thuê đất cho doanh nghiệp trong khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải

Hải Phòng: Giảm 30% tiền thuê đất cho doanh nghiệp trong khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải

Các doanh nghiệp Khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải sẽ được giảm tiền thuê đất 30%. Việc này không áp dụng với doanh nghiệp có nợ, chậm nộp tiền của các năm trước.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động