Nghệ An: Nhiều khu công nghiệp bị bỏ hoang

Tại Nghệ An, nhiều khu, cụm công nghiệp được đầu tư bài bản trên quy mô lớn với kỳ vọng sẽ tạo điều kiện thu hút đầu tư, đem lại diện mạo mới cho nền kinh tế địa phương. Tuy nhiên, sau nhiều năm triển khai, mời gọi đầu tư, nhiều khu cụm công nghiệp bị bỏ hoang, hoặc đìu hiu, không thu hút được các nhà đầu tư. Hiện, bài toán tìm nhà đầu tư thứ cấp trong các khu công nghiệp đang là thách thức không nhỏ đối với địa phương này.

Nhiều, khu cụm công nghiệp bỏ hoang

Theo Ban quản lý Khu kinh tế (KKT) Đông Nam, hiện nay trên địa bàn tỉnh Nghệ An có 11 khu công nghiệp (KCN) lớn đã được quy hoạch xây dựng; trong đó, có 6 KCN đang xây dựng hoặc đã đi vào hoạt động gồm: KCN Bắc Vinh (60ha), KCN Tân Kỳ (600ha), KCN Nghĩa Đàn (200ha), KCN Sông Dinh (300ha), KCN Tri Lễ (200ha), KCN Phủ Quỳ (300ha) được Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh bổ sung vào danh mục các KCN ưu tiên thành lập mới đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.

Đặc biệt, KKT Đông Nam với quy mô rộng 20.776,47ha bao gồm: toàn bộ KCN Nam Cấm, KCN Hoàng Mai 1, KCN Hoàng Mai 2, KCN Đông Hồi, KCN - Đô thị - Dịch vụ VSIP và KCN - Đô thị Hemaraj. Nhìn chung, các KCN sau khi đi vào hoạt động đã và đang góp phần tăng trưởng kinh tế và giải quyết các vấn đề an sinh xã hội cho địa phương.

Nghệ An: Nhiều khu công nghiệp bị bỏ hoang
Do có nhiều vướng mắc nên khu A, KCN Nam Cấm mới chỉ có một số ít nhà đầu tư đi vào hoạt động ổn định

Dự án KCN Hoàng Mai 1 thuộc địa bàn các xã Quỳnh Lộc, Quỳnh Thiện, thị xã Hoàng Mai được khởi công năm 2008 với tổng mức đầu tư 812 tỉ đồng, tổng diện tích quy hoạch là 289,67ha do Công ty CP Đầu tư KCN Hoàng Mai làm chủ đầu tư. Dự án được xây dựng trên định hướng quy hoạch xây dựng vùng Nam Thanh - Bắc Nghệ và là một trong những KCN được ghi vào danh mục các KCN ưu tiên phát triển.

Để triển khai dự án, chính quyền đã cho thu hồi hàng trăm hecta đất nông nghiệp của người dân trên địa bàn các xã Quỳnh Lộc, Quỳnh Thiện của huyện Quỳnh Lưu (nay là thị xã Hoàng Mai). Đến năm 2016, dự án cơ bản hoàn thành đầu tư kết cấu hạ tầng. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay KCN Hoàng Mai 1 vẫn đang “nằm chờ” các nhà đầu tư khi chỉ có lèo tèo vài nhà đầu tư đăng ký thuê đất, xây dựng và đi vào hoạt động.

Trước thực trạng trên, cuối năm 2017, Công ty CP Đầu tư KCN Hoàng Mai đã làm thủ tục để chuyển nhượng toàn bộ diện tích đất, cơ sở hạ tầng cho Công ty CP Hoàng Thịnh Đạt có trụ sở tại quận Tây Hồ, Hà Nội làm chủ đầu tư. Tuy nhiên, sau khi bàn giao cho chủ đầu tư mới thì KCN này sẽ có tổng mức đầu tư 740 tỷ đồng, và thay đổi quy mô từ 289,67ha xuống còn 264,77ha. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này dự án vẫn án binh bất động.

Không chỉ dự án Hoàng Mai 1, ở thị xã Hoàng Mai còn có KCN Đông Hồi tại 2 xã Quỳnh Lập và Quỳnh Lộc với diện tích 1.436ha, tổng vốn đầu tư dự kiến 5.388 tỉ đồng. Tuy nhiên, đến nay KCN này cũng chỉ có vài dự án vào đầu tư như Nhà máy Hoa Sen Nghệ An - Công ty TNHH MTV Hoa Sen Nghệ An; Bến cảng Thanh Thành Đạt thuộc cảng biển Đông Hồi - Công ty TNHH Thanh Thành Đạt; Nhà máy bánh kẹo Hải Châu II… còn lại vẫn trống hàng nghìn hecta đất.

Tại KCN Nghĩa Đàn xã Nghĩa Hội (huyện Nghĩa Đàn) được UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2.000 từ tháng 11/2012, quy mô diện tích gần 250ha, do Công ty CP Lâm nghiệp Tháng Năm làm chủ đầu tư. Tuy nhiên, đến nay KCN này chỉ có duy nhất 1 dự án đầu tư và đi vào hoạt động là Nhà máy chế biễn gỗ Nghệ An – Công ty CP lâm nghiệp Tháng Năm với gần 40ha.

Hay như KCN VSIP Nghệ An tính đến tháng 3/2020 cũng mới chỉ có 8 dự án đi vào hoạt động, 7 dự án đang triển khai xây dựng và 5 dự án đang làm thủ tục sau cấp phép. Hiện, tổng diện tích cho thuê đất trong KCN này mới chỉ đạt 53,38ha/368ha đất. Một tỷ lệ đang rất thấp nếu so với những tiềm năng, thế mạnh cũng như các điều kiện lý tưởng cho nhà đầu tư thứ cấp mà KCN VSIP Nghệ An đang có.

Từng bước tháo gỡ 'điểm nghẽn'

Tình trạng nhiều khu, cụm công nghiệp bỏ hoang hoặc thiếu vắng nhà đầu tư gây lãng phí về đất đai, hạ tầng, trong khi ngân sách còn hạn hẹp, người lao động địa phương cần việc làm. Thực trạng nói trên đã được tỉnh Nghệ An quan tâm tìm hiểu và nỗ lực tìm các giải pháp khắc phục. Xác định mục tiêu thu hút đầu tư là hướng phát triển chiến lược, nhiều năm qua tỉnh Nghệ An đã ‘dồn sức’ tổ chức các hội nghị xúc tiến đầu tư, tổ chức đối thoại, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách, rút ngắn thủ tục hành chính….

Nghệ An: Nhiều khu công nghiệp bị bỏ hoang
Nghệ An có điều kiện thuận lợi về diện tích KCN, nguồn lao động dồi dào. Trong ảnh là khu A, KCN Nam Cấm (Nghệ An)

Theo Phó Chủ tịch tỉnh Nghệ An Lê Ngọc Hoa, tỉnh này đã xác định xây dựng KKT Đông Nam trở thành động lực tăng trưởng kinh tế của tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Từ đó, tạo những bước đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Chính vì vậy, lãnh đạo tỉnh yêu cầu các sở, ngành, địa phương cùng KKT Đông Nam vào cuộc tích cực, rốt ráo để tạo thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp vào đầu tư trên địa bàn tỉnh.

Ông Lê Ngọc Hoa cho rằng, “Ban quản lý KKT Đông Nam cần chủ động hơn nữa tham mưu với UBND tỉnh trong xử lý những tồn tại, vướng mắc của nhà đầu tư, doanh nghiệp; xây dựng môi trường đầu tư trên địa bàn tỉnh hấp dẫn, góp phần cùng toàn tỉnh thực hiện các mục tiêu phát triển đặt ra. Trước mắt, cần linh hoạt trong thúc đẩy thu hút đầu tư, sản xuất ở các khu công nghiệp, trên cơ sở phối hợp đảm bảo an toàn phòng chống dịch Covid-19…”.

Đại diện KKT Đông Nam, ông Nguyễn Văn Hải - Phó Trưởng ban quản lý KKT Đông Nam - cho hay, mục tiêu xây dựng và phát triển KKT Đông Nam thành khu vực phát triển kinh tế năng động, có sức hấp dẫn và cạnh tranh cao trong khu vực Bắc Trung bộ, trọng tâm phát triển kết cấu hạ tầng các KCN đồng bộ, hiện đại gắn liền với xây dựng và khai thác có hiệu quả cảng biển Cửa Lò, Đông Hồi được tỉnh Nghệ An đặt ra.

Trên cơ sở đó, năm 2022, Ban quản lý KKT Đông Nam tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh tạo bước đột phá trong thu hút đầu tư, thúc đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, gia tăng giá trị sản xuất, tăng nguồn thu ngân sách, giải quyết nhiều việc làm và đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế địa phương.

Mặt khác, đại diện một số nhà đầu tư lại cho rằng, hạ tầng kỹ thuật của các KCN hiện nay vẫn chưa đồng bộ. Nhiều KCN ở Nghệ An vẫn còn vướng công tác giải phóng mặt bằng, giao thông, nước sinh hoạt, cơ chế chính sách thay đổi liên tục. Bên cạnh các nguyên nhân khác, thì khó khăn trong thu hút đầu tư của Nghệ An là hệ thống hạ tầng, dịch vụ logictics còn kém phát triển, chưa đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp.

Tại KCN Nam Cấm, nhiều nhà đầu tư không được bàn giao mặt bằng "sạch" dẫn đến vướng mắc, bế tắc kéo dài hàng chục năm trời. Tuy nhiên, vai trò của các cơ quan có thẩm quyền tỉnh Nghệ An còn chưa thực sự quyết liệt giải quyết khiến các nhà đầu tư thiếu mặn mà. Nếu không tháo gỡ được “điểm nghẽn” về cơ chế, tình trạng các khu, cụm công nghiệp và các dự án trọng điểm “ngóng” nhà đầu tư vẫn tiếp tục kéo dài.

Ban quản lý KKT Đông Nam vừa qua đã cơ bản hoàn thành việc lập Đồ án điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng KKT Đông Nam đến năm 2040 trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Tính đến ngày 31/12/2021, KKT Đông Nam thu hút được 16 dự án, tổng vốn đăng ký mới là 11.080,93 tỷ đồng, điều chỉnh 44 lượt dự án, trong đó có 11 dự án điều chỉnh tăng vốn 1.989 tỷ đồng. Tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và điều chỉnh là 13.070 tỷ đồng, đạt 87% so với KH 15.000 - 20.000 tỷ đồng.

Ban quản lý KKT Đông Nam cũng đề ra những giải pháp trọng tâm, tham mưu xây dựng Đề án mở rộng KKT Đông Nam và đổi tên thành KKT Nghệ An trình Thủ tướng xem xét, phê duyệt; Báo cáo, đề xuất Thủ tướng Chính phủ bổ sung KKT Đông Nam vào nhóm các KKT ven biển tập trung đầu tư phát triển từ nguồn Ngân sách Nhà nước giai đoạn 2021-2025.

Hoàng Trinh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tập trung nguồn lực phát triển Đà Nẵng thành trung tâm vùng về logistics

Tập trung nguồn lực phát triển Đà Nẵng thành trung tâm vùng về logistics

Chính phủ yêu cầu tập trung huy động nguồn lực đề xây dựng thí điểm Khu thương mại tự do Đà Nẵng và phát triển Đà Nẵng thành trung tâm vùng về logistics.
Bắc Kạn: Mưa lũ lịch sử, CPI tháng 9 vẫn giữ ổn định

Bắc Kạn: Mưa lũ lịch sử, CPI tháng 9 vẫn giữ ổn định

Dù ảnh hưởng không nhỏ bởi mưa, lũ lịch sử sau bão số 3, Chỉ số giá tiêu dùng trong tháng 9/2024 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn vẫn giữ được mức ổn định.
Hàng loạt tập đoàn rót vốn tỷ USD vào Bắc Ninh: 9 tháng năm 2024, địa phương thu hút 4,5 tỷ USD

Hàng loạt tập đoàn rót vốn tỷ USD vào Bắc Ninh: 9 tháng năm 2024, địa phương thu hút 4,5 tỷ USD

9 tháng năm 2024, Bắc Ninh dẫn đầu cả nước trong thu hút vốn FDI với 4,5 tỷ USD, chiếm 18,2% tổng vốn đầu tư cả nước, gấp 3,47 lần cùng kỳ.
Cần Thơ: Mỗi ngày có gần 5 doanh nghiệp mới thành lập

Cần Thơ: Mỗi ngày có gần 5 doanh nghiệp mới thành lập

Trong 9 tháng đầu năm, tại TP. Cần Thơ cấp mới đăng ký kinh doanh cho khoảng 1.297 doanh nghiệp, tương ứng với gần 5 doanh nghiệp được thành lập mới mỗi ngày.
Bạc Liêu: Giải ngân vốn đầu tư công đạt hơn 1.420 tỷ đồng

Bạc Liêu: Giải ngân vốn đầu tư công đạt hơn 1.420 tỷ đồng

Tính đến ngày 18/9/2024, nguồn vốn đầu tư công giải ngân của tỉnh Bạc Liêu đạt 1.421,435/3.635,492 tỷ đồng, tương ứng 38,89% kế hoạch.

Tin cùng chuyên mục

Thay đổi nhân sự ở tỉnh Bắc Ninh trong tuần

Thay đổi nhân sự ở tỉnh Bắc Ninh trong tuần

Trong tuần (từ ngày 30/9-4/10/2024), tại Bắc Ninh đã công bố và trao quyết định bổ nhiệm nhân sự một số đơn vị quan trọng trên địa bàn.
Cấm người và phương tiện lưu thông qua cầu Yên Bái

Cấm người và phương tiện lưu thông qua cầu Yên Bái

Do 1 tàu hút cát va xô vào trụ, dầm cầu Yên Bái làm ảnh hưởng đến chất lượng, an toàn công trình. Điểm này được yêu cầu không cho người dân và phương tiện qua.
Quảng Bình: Dự án môi trường đô thị 38 triệu USD đang vướng ở đâu?

Quảng Bình: Dự án môi trường đô thị 38 triệu USD đang vướng ở đâu?

Dự án Phát triển môi trường, hạ tầng đô thị để ứng phó với biến đổi khí hậu TP. Đồng Hới đang có nguy cơ không hoàn thành do vướng mắc giải phóng mặt bằng.
Tập đoàn giáo dục Singapore tìm hiểu môi trường đầu tư tại Vĩnh Phúc

Tập đoàn giáo dục Singapore tìm hiểu môi trường đầu tư tại Vĩnh Phúc

Tập đoàn Giáo dục quốc tế KinderWorld đến từ Singapore tìm hiểu cơ hội hợp tác, đầu tư Khu đô thị phức hợp Giáo dục quốc tế Singapore tại Vĩnh Phúc.
Hải Phòng: Tổng thiệt hại do bão số 3 gây ra ước tính hơn 12.200 tỷ đồng

Hải Phòng: Tổng thiệt hại do bão số 3 gây ra ước tính hơn 12.200 tỷ đồng

Chiều 3/10, Ban Tuyên giáo Thành ủy, Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo TP. Hải Phòng phối hợp tổ chức hội nghị cung cấp thông tin và giao ban báo chí.
Nhiều dự án chậm tiến độ: Lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh yêu cầu thay thế nhà thầu khác

Nhiều dự án chậm tiến độ: Lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh yêu cầu thay thế nhà thầu khác

Chậm nhất đến 30/10/2024, các sở, ngành, địa phương phải rà soát, tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh Bắc Ninh phương án xử lý những dự án dừng thi công trên địa bàn.
Ngành điện TP. Hồ Chí Minh khuyến cáo nhiều biện pháp phòng chống cháy nổ khi sử dụng điện

Ngành điện TP. Hồ Chí Minh khuyến cáo nhiều biện pháp phòng chống cháy nổ khi sử dụng điện

Ngoài việc chủ động các phương án đảm bảo cấp điện ổn định, liên tục, ngành điện TP. Hồ Chí Minh còn khuyến nghị khách hàng tiết kiệm điện, phòng chống cháy nổ.
Hà Nội: CPI 9 tháng tăng 4,88%, sản xuất công nghiệp tăng 5,4%

Hà Nội: CPI 9 tháng tăng 4,88%, sản xuất công nghiệp tăng 5,4%

Chiều 3/10, UBND TP. Hà Nội tổ chức họp báo thông tin tình hình kinh tế - xã hội quý III, 9 tháng đầu năm 2024, nhiệm vụ trọng tâm Quý IV năm 2024.
Lào Cai còn trên 4.400 hộ dân nằm trong khu vực nguy hiểm phải di chuyển

Lào Cai còn trên 4.400 hộ dân nằm trong khu vực nguy hiểm phải di chuyển

Bão số 3 và ảnh hưởng của hoàn lưu bão trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã làm 10.109 nhà bị ngập nước, sạt lở, lũ cuốn trôi; còn 4.442 hộ nằm trong khu vực nguy hiểm.
Bến Tre có những lợi thế gì qua đánh giá của doanh nghiệp FDI?

Bến Tre có những lợi thế gì qua đánh giá của doanh nghiệp FDI?

Theo các doanh nghiệp FDI, tỉnh Bến Tre có điều kiện tự nhiên và tiềm năng, thế mạnh để các nhà đầu tư nước ngoài đến tìm hiểu cơ hội đầu tư.
Lai Châu: Tập trung 9 nhóm nhiệm vụ trong những tháng cuối năm

Lai Châu: Tập trung 9 nhóm nhiệm vụ trong những tháng cuối năm

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lai Châu khóa XIV tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 21 để thảo luận các nội dung phát triển kinh tế, xã hội.
Nông sản Sơn La nâng cao giá trị, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc

Nông sản Sơn La nâng cao giá trị, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc

Bằng việc xây dựng mã số vùng trồng bài bản, tăng cường liên kết chuỗi, nông sản Sơn La đã và đang ngày càng nâng cao giá trị.
9 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp Quảng Nam tăng 15,7%

9 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp Quảng Nam tăng 15,7%

So với cùng kỳ 2023, chỉ số sản xuất công nghiệp Quảng Nam 9 tháng đầu năm 2024 tăng 15,7%, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 8,9%.
Bình Dương: Ưu tiên phát triển hợp tác xã nông nghiệp gắn với kinh tế xanh - kinh tế tuần hoàn

Bình Dương: Ưu tiên phát triển hợp tác xã nông nghiệp gắn với kinh tế xanh - kinh tế tuần hoàn

Tỉnh Bình Dương vừa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 106/NQ-CP của Chính phủ về phát triển hợp tác xã nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.
Bến Tre: Tạo điều kiện thuận lợi, thông thoáng nhất cho các nhà đầu tư

Bến Tre: Tạo điều kiện thuận lợi, thông thoáng nhất cho các nhà đầu tư

Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Bến Tre năm 2024 với chủ đề “Bến​​ Tre - Tầm nhìn hướng Đông và tiềm năng phát triển bền vững” đã diễn ra thành công, tốt đẹp.
Thanh Hóa: Đẩy mạnh Cuộc vận động

Thanh Hóa: Đẩy mạnh Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam'

Sau 15 năm triển khai Cuộc vận động, cộng đồng doanh nghiệp từng bước cải tiến kỹ thuật, người tiêu dùng đã dần tin tưởng vào chất lượng sản phẩm hàng Việt Nam.
Bắc Giang: Khẩn trương phục hồi không để đứt gãy chuỗi sản xuất, cung ứng hàng hóa

Bắc Giang: Khẩn trương phục hồi không để đứt gãy chuỗi sản xuất, cung ứng hàng hóa

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang yêu cầu các sở, ngành khẩn trương triển khai giải pháp nhanh chóng phục hồi sản xuất nông nghiệp sau bão số 3 và mưa lũ.
Bộ đội Biên phòng Hà Giang tổng kết 15 năm thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở

Bộ đội Biên phòng Hà Giang tổng kết 15 năm thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở

Sáng 3/10, tại TP. Hà Giang, Bộ đội biên phòng (BĐBP) Hà Giang đã tổ chức Hội nghị tổng kết 15 năm thực hiện quy chế dân chủ cơ sở trong quân đội.
Hà Nội: Điều chỉnh thời gian hoạt động của phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm

Hà Nội: Điều chỉnh thời gian hoạt động của phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm

Từ ngày 4 đến 6/10/2024, các tuyến phố đi bộ trên địa bàn quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) sẽ được điều chỉnh thời gian hoạt động.
Giải pháp nào để gia cố, sửa chữa cầu Sông Thai trước nguy cơ sập?

Giải pháp nào để gia cố, sửa chữa cầu Sông Thai trước nguy cơ sập?

Theo Sở Giao thông vận tải Quảng Bình, đơn vị sẽ gia cố, kiểm tra các quy chuẩn của cầu Sông Thai để người dân có nơi di chuyển an toàn.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động