Nghệ An: Nhiều cách làm hay để hài hoà lợi ích giữa doanh nghiệp và người trồng mía

Tại Nghệ An, nhiều vùng nguyên liệu mía sụt giảm, kéo theo đó là giá thu mua không ổn định đã tác động rất lớn đến các hộ trồng mía và cả doanh nghiệp. Để đảm bảo lợi ích hài hòa nhiều giải pháp đã được triển khai nhằm đồng hành, chia sẻ về lợi ích giữa các bên.

Áp dụng nhiều cách làm hay

Tin vui đối với người dân trồng mía tỉnh Nghệ An năm nay, các nhà máy mía đường trên địa bàn thu mua tại ruộng cho bà con cao hơn năm ngoái với giá 1,1 triệu đồng/tấn, các năm trước chỉ 800.000 - 900.000 đồng/tấn.

Tại Công ty TNHH Mía đường Nghệ An (NASU) huyện Tân Kỳ, nếu người dân khai hoang chuyển đổi loại cây ăn quả, cây công nghiệp chất lượng thấp qua cây mía sẽ được hỗ trợ 2 triệu đồng/ha; nông dân có ruộng nhân giống cấp 1 và cấp 2 được hỗ trợ 4 triệu đồng/ha và hỗ trợ 1,5 triệu đồng/ha khi nông dân mua và trồng các giống mía mới từ các ruộng nhân giống cấp 3…. Ngoài ra, công ty còn cho vay tiền với lãi suất ưu đãi đối với các hộ nghèo để mua giống, cày đất, trồng mía…

Nghệ An: Nhiều cách làm hay để hài hoà lợi ích giữa doanh nghiệp và người trồng mía
Nông dân huyện Tân Kỳ (Nghệ An) thu hoạch mía bằng máy

Ông Ngô Vân Tú - Tổng giám đốc NASU - cho hay, vào đầu vụ tổng đài của công ty gửi tin nhắn đến nông dân để thông thu hoạch và điều xe đến tận ruộng vận chuyển mía. Ngược lại nông dân gửi tin nhắn trở lại để biết các khoản nợ phải trả, sản lượng và chất lượng mía nhập về, tiền bán mía được nhận… Cùng với đó, công ty chia sẻ lợi ích với nông dân thông qua cơ chế khuyến khích thưởng hàng chục tỷ đồng/năm cho tất cả những chuyến mía có chữ đường (CCS) cao hơn trung bình 5 ngày 0,5 CCS với mức thưởng là 60.000 đồng/1 CCS tăng thêm. Nhờ sự chính xác, khách quan và minh bạch nên nhiều năm qua gần như không có tranh chấp.

Cùng với đó, một số doanh nghiệp ngành mía đường của tỉnh cũng đã ứng dụng chuyển đổi số trong quản lý, điều hành được công ty quan tâm áp dụng, từ điện thoại thông minh có kết nối Internet, nông dân dễ dàng truy cập để biết thông tin về sản lượng mía, tình trạng lệnh thu hoạch và lệnh vận chuyển; truy cập công thức bón phân… qua đó, tạo kênh thông tin 2 chiều, minh bạch giữa nông dân và nhà máy, giảm phí sử dụng dịch vụ tin nhắn cho nông dân…

Các nhà máy cũng từng bước khuyến khích nông dân áp dụng đồng bộ các khâu cơ giới hóa vào sản xuất mía thông qua chính sách cho nông dân vay tiền không tính lãi suất, để mua các loại máy cày nhỏ, máy chăm sóc mía. Bên cạnh đó, duy trì các chương trình đào tạo, tập huấn, hội thảo đồng ruộng để chuyển giao, áp dụng nhanh các kiến thức khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất. Cùng với việc mở rộng diện tích các giống mía mới LK92-11, KK3 có năng suất cao, lưu gốc tốt, kháng các loại bệnh, đặc biệt là bệnh chồi cỏ đã giúp nông dân kéo dài số năm để mía lưu gốc, trong giai đoạn đầu của cây mía phát triển, nhiều nông dân còn trồng xen canh cây họ đậu, ngoài che phủ đất, tạo điều kiện để thiên địch phát triển, cải tạo đất trồng mía, tăng thêm thu nhập từ 20-25 triệu đồng/ha.

Ông Đặng Kim Luyến, xã Nghĩa Hoàn, huyện Tân Kỳ cho hay, từ lâu cây mía đã là cây trồng chủ lực của người dân trong xã. Tuy nhiên, nhiều năm trước, giá thu mua mía nguyên liệu giảm, không ổn định… nên nhiều hộ dân trong xã đã bỏ mía để trồng các loại cây khác, nhưng gia đình ông vẫn bám cây mía để phát triển kinh tế. Năm nay tuy nhà máy thu mua mía giá có cao hơn nhưng chi phi từ phân bón cũng tăng cao.

Ưu tiên người trồng mía

Nhiều năm trở lại đây, vào đầu mỗi vụ mía các nhà máy ở Nghệ An đều ban hành chính sách hỗ trợ, phát triển vùng nguyên liệu, giống mới, cơ khí, cánh đồng mẫu lớn hoặc thực hiện các tiến bộ khoa học, kỹ thuật. Công ty NASU cũng cho hay, vụ ép năm 2021 - 2022, Nghệ An là địa phương người trồng mía được thu mua với giá cao nhất trong cả nước. Cụ thể, giá mía tại ruộng chưa bao gồm thưởng độ đường là 1.100.000 đồng/tấn, tăng 200.000 đồng/tấn so với vụ ép 2020 - 2021 nên người trồng mía hết sức phấn khởi.

Nghệ An: Nhiều cách làm hay để hài hoà lợi ích giữa doanh nghiệp và người trồng mía
Vụ mía vừa qua, các nhà máy trên địa bàn Nghệ An thu mua mía tại ruộng cho bà con với giá cao nhất cả nước

Theo một số hộ trồng mía trên địa bàn huyện Quỳ Hợp, năm nay mía đạt độ đường cao, giá mía bao gồm cả thưởng độ đường tại ruộng là 1.246.000 đồng/tấn; gia đình anh Hoàng Đình Hiểu ở xóm Minh Lợi, xã Minh Hợp, huyện Quỳ Hợp trồng mía cho năng suất đạt gần 140 tấn/ha, trừ hết chi phí, gia đình lãi hơn 100 triệu đồng/ha/năm trên diện tích đất chuyển đổi từ cam.

Tại Công ty Mía đường Sông Lam ở huyện Anh Sơn áp dụng các cơ chế, chính sách để khuyến khích người nông dân mở rộng diện tích trồng các giống mía chất lượng cao, năng suất và phù hợp với địa phương như: Hỗ trợ 2 triệu đồng/ha mía mô hình; hỗ trợ tiền mặt khi nông dân ký hợp đồng trồng và bán mía nguyên liệu cho công ty; đầu tư 100% giống, tiền làm đất, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật không tính lãi suất; bảo hành giá thu mua mía nguyên liệu niên vụ tiếp theo và hỗ trợ 100% chi phí vận chuyển mía giống cho các hộ nông dân đăng ký trồng mía giống mới.

Tương tự, Công ty Cổ phần Mía đường Sông Con (Tân Kỳ) có chính sách hỗ trợ 1ha trồng mía theo hình thức trồng tập trung, hỗ trợ cung cấp các dịch vụ máy làm đất, máy thu hoạch, máy phun thuốc bảo vệ thực vật hiện đại… nhằm giải quyết tình trạng thiếu nhân lực lao động đối với vùng mía.

Từ chính sách hỗ trợ của các nhà máy, nên việc áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất mía trên các cánh đồng lớn ngày càng được công ty mía đường và người nông dân quan tâm. Việc thay thế sức lao động trong các khâu làm đất, trồng, phun thuốc, bón phân… bằng máy đã góp phần giảm chi phí đầu tư ban đầu, từ đó nâng cao thu nhập cho người dân. Tại huyện Quỳ Hợp, nhà máy đường đã phối hợp xây dựng được cánh đồng lớn tại các xã Hạ Sơn, Châu Lý, Tam Hợp, Minh Hợp, Văn Lợi, Liên Hợp… nhờ áp dụng cơ giới hóa từ khâu làm đất đến thu hoạch, đạt năng suất cao hơn hẳn các vùng khác.

Ông Nguyễn Văn Hiệp - Trưởng phòng Quản lý công nghiệp, Sở Công Thương Nghệ An - cho biết, vừa qua Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 477 về áp dụng thuế chống bán phá giá và thuế trợ cấp tạm thời đối với một số sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan đã làm cho giá đường trong nước được cải thiện, nhờ đó nhiều doanh nghiệp đã tăng giá mua mía cho nông dân. Tới đây, các vấn đề công nghệ chế biến sâu cũng sẽ được ưu tiên cho lĩnh vực chế biến mía đường, nhằm tăng sức cạnh tranh cho ngành này phát triển.

Theo ngành nông nghiệp tỉnh Nghệ An, nếu như năm 2016 tỉnh này có 24.019,8 ha mía; năm 2020 có 19.828,6 ha, giảm 4.191,2 ha, thì đến năm 2021 còn 19.223,3 ha. Cụ thể trong đó, huyện Tân Kỳ (3.171 ha), Nghĩa Đàn (7.160 ha), Quỳ Hợp (4.961 ha), Quỳ Châu (1.158 ha), Quỳnh Lưu (936 ha), Anh Sơn (949 ha).
Hoàng Trinh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Đẩy mạnh hợp tác công tư trong triển khai “Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao”

Đẩy mạnh hợp tác công tư trong triển khai “Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao”

Một trong những giải pháp then chốt được ưu tiên thực hiện là đẩy mạnh thu hút đầu tư theo hình thức đối tác công tư trong thời gian tới.
Chuyên trang OCOP - bản đồ các sản phẩm OCOP của cả nước

Chuyên trang OCOP - bản đồ các sản phẩm OCOP của cả nước

Báo Nhân Dân vừa ấn nút khai trương Chuyên trang OCOP trên Nhân Dân điện tử với kỳ vọng góp phần lan tỏa những giá trị về chất lượng của sản phẩm OCOP.
Hà Nội tiếp tục dành nguồn lực cho công tác giảm nghèo bền vững

Hà Nội tiếp tục dành nguồn lực cho công tác giảm nghèo bền vững

TP. Hà Nội tiếp tục dành các nguồn lực cho công tác giảm nghèo bền vững, trong đó chú trọng tới đối tượng yếu thế, đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa…
Đồng bằng sông Cửu Long đẩy mạnh chuyển đổi số trong ngành nông nghiệp

Đồng bằng sông Cửu Long đẩy mạnh chuyển đổi số trong ngành nông nghiệp

Ứng dụng công nghệ cao và chuyển đổi số đã giúp ngành nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long nâng cao giá trị sản xuất.
Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh hoạt động khuyến công, tạo động lực cho công nghiệp nông thôn phát triển

Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh hoạt động khuyến công, tạo động lực cho công nghiệp nông thôn phát triển

Chủ tịch UBND Thừa Thiên Huế vừa ban hành công văn tăng cường hoạt động khuyến công trên địa bàn, tạo đông lực cho công nghiệp nông thôn phát triển.

Tin cùng chuyên mục

Giải pháp để các nghiên cứu khoa học công nghệ nông nghiệp lép vế

Giải pháp để các nghiên cứu khoa học công nghệ nông nghiệp lép vế

Các nghiên cứu khoa học công nghệ nông nghiệp cần hướng tới tạo ra những sản phẩm công nghệ nguồn, sản phẩm phục vụ cho các địa phương, người dân.
Tăng quản lý mã số vùng trồng để đẩy mạnh xuất khẩu nông sản

Tăng quản lý mã số vùng trồng để đẩy mạnh xuất khẩu nông sản

Việc tăng cường quản lý mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói là điều cần thiết để đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng nông sản trong thời gian tới.
Xuất khẩu gạo: Làm sao để “ăn chắc mặc bền”?

Xuất khẩu gạo: Làm sao để “ăn chắc mặc bền”?

Xuất khẩu gạo của Việt Nam đang có những tín hiệu tích cực khi giá gạo Việt Nam vượt giá gạo Thái Lan. Tuy nhiên, đây chỉ là niềm vui trước mắt. Để "ăn chắc, ăn bền" song song với xây dựng thương hiệu, các doanh nghiệp cần tận dụng tốt hơn những cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do (FTAs) để mặt hàng này chiếm lĩnh thị trường tốt hơn.
Bức tranh sáng của xuất khẩu cá tra

Bức tranh sáng của xuất khẩu cá tra

Quý I/2022, xuất khẩu cá tra tăng gần 90% so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý, ở hầu hết các thị trường xuất khẩu lớn, giá trị xuất khẩu cá tra được ghi nhận đang tăng trưởng dương từ hai đến ba con số. Bức tranh xuất khẩu cá tra Việt Nam các quý tiếp theo được dự báo nhiều lạc quan.
Thị trường Trung Quốc vẫn “bấp bênh” cả đầu xuất và nhập

Thị trường Trung Quốc vẫn “bấp bênh” cả đầu xuất và nhập

Trung Quốc là thị trường xuất nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam. Việc thị trường này vẫn theo đuổi chính sách "Zero Covid" khiến các doanh nghiệp Việt đã và đang đối diện với những khó khăn ở cả chiều xuất và nhập khẩu.
Đài Loan tăng nhập khẩu chè từ thị trường Việt Nam

Đài Loan tăng nhập khẩu chè từ thị trường Việt Nam

Trong 2 tháng đầu năm 2022, thị trường Đài Loan nhập khẩu chè nhiều nhất từ Việt Nam, đạt 2 nghìn tấn, trị giá 3 triệu USD, tăng 3,5% về lượng và tăng 0,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Doanh nghiệp đổi mới công nghệ: “Chìa khóa” cải tiến năng suất

Doanh nghiệp đổi mới công nghệ: “Chìa khóa” cải tiến năng suất

Để nâng cao hiệu quả hoạt động, phục hồi sản xuất, kinh doanh, giảm thiểu rủi ro và củng cố thương hiệu trên thị trường, nhiều doanh nghiệp (DN) đã chủ động đầu tư cho khoa học và công nghệ (KH&CN), đổi mới sáng tạo.
Việt Nam đứng thứ 3 thế giới về xuất khẩu sắn

Việt Nam đứng thứ 3 thế giới về xuất khẩu sắn

Việt Nam là nước xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn đứng thứ 3 thế giới về sản lượng chỉ sau Thái Lan, Campuchia và đứng thứ 2 thế giới về kim ngạch xuất khẩu chỉ sau Thái Lan.
Trồng dừa hữu cơ: Đem lại giá trị bền vững

Trồng dừa hữu cơ: Đem lại giá trị bền vững

Để nâng cao giá trị trái dừa thương phẩm, phục vụ nhu cầu xuất khẩu, nhiều địa phương trồng dừa ở Đồng bằng sông Cửu Long đã nhân rộng mô hình sản xuất dừa hữu cơ theo hướng liên kết giữa nhà vườn và doanh nghiệp, mang lại hiệu quả kinh tế cho người trồng dừa.
Xuất khẩu cá tra sang thị trường Anh: Tận dụng cơ hội từ UKVFTA

Xuất khẩu cá tra sang thị trường Anh: Tận dụng cơ hội từ UKVFTA

Theo nhận định của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), hiện thị trường Anh đang khan hiếm cá thịt trắng, do đó, đây cơ hội vàng cho cá tra Việt Nam.
Giá lúa gạo hôm nay 6/4: Giá lúa quay đầu giảm 100 - 200 đồng/kg

Giá lúa gạo hôm nay 6/4: Giá lúa quay đầu giảm 100 - 200 đồng/kg

Giá lúa gạo hôm nay tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long bất ngờ quay đầu giảm ở một số mặt hàng với mức giảm từ 100 - 200 đồng/kg. Thị trường giao dịch trầm lắng.
Tiềm năng Hoa xuất khẩu và những điều cần biết để tăng thị phần

Tiềm năng Hoa xuất khẩu và những điều cần biết để tăng thị phần

Có độ bền cao và giá cả cạnh tranh hơn nhiều so với hoa Hà Lan, hoa của Việt Nam ngày càng được chuộng ở thị trường thế giới. Tuy nhiên, để gia tăng thị phần vẫn đang là bài toán dài hơi đối với các doanh nghiệp.
Xuất khẩu sắn có xu hướng tăng trở lại

Xuất khẩu sắn có xu hướng tăng trở lại

Sau khi sụt giảm vào tháng 2/2022, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn đang có xu hướng tăng trở lại.
Nhiều đột phá về thể chế, chính sách cho kinh tế nông nghiệp và nông thôn

Nhiều đột phá về thể chế, chính sách cho kinh tế nông nghiệp và nông thôn

Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 với những điểm mới đột phá về thể chế và chính sách sẽ tạo bước chuyển từ ngành sản xuất nông nghiệp sang một nền kinh tế nông nghiệp. Đây là nội dung trog quyết định 150/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 28/1/2022.
Xuất khẩu hạt điều giảm trong quý I/2022

Xuất khẩu hạt điều giảm trong quý I/2022

Quý I/2022, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam ước đạt 105 nghìn tấn, trị giá 630 triệu USD, giảm 6,7% về lượng và giảm 5,0% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Giá lúa gạo hôm nay 5/4: Giá lúa nếp tăng mạnh 300 đồng/kg

Giá lúa gạo hôm nay 5/4: Giá lúa nếp tăng mạnh 300 đồng/kg

Giá lúa gạo hôm nay tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long có sự điều chỉnh trái chiều khi giá lúa nếp tăng từ 100 - 300 đồng/kg còn giá lúa IR 504 giảm 100 đồng/kg. Trong khi đó giá gạo nội địa và xuất khẩu tiếp tục đi ngang.
Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường Anh: Doanh nghiệp lưu ý gì?

Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường Anh: Doanh nghiệp lưu ý gì?

Từng bước siết chặt hơn các quy định về môi trường, sớm đưa vào chương trình kiểm tra AND đối với gỗ, và có thể thị trường Anh sẽ chuyển sang sử dụng 100% gỗ có chứng nhận FSC... Đây là những vấn đề mà doanh nghiệp cần lưu ý trong thời gian tới để có thể gia tăng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này.
Việt Nam là thị trường cung cấp hoa lớn thứ 6 cho Nhật Bản

Việt Nam là thị trường cung cấp hoa lớn thứ 6 cho Nhật Bản

Việt Nam là thị trường cung cấp mặt hàng hoa lớn thứ 6 cho Nhật Bản trong tháng 01/2022, đạt 352,1 triệu Yên (tương đương 2,8 triệu USD), tăng 19,3% so với tháng 01/2021.
Nông sản xuất khẩu: Nâng cao năng suất, chất lượng nhờ khoa học – công nghệ

Nông sản xuất khẩu: Nâng cao năng suất, chất lượng nhờ khoa học – công nghệ

Nông sản là một trong những ngành xuất khẩu quan trọng của Việt Nam, đóng góp tích cực vào kim ngạch xuất khẩu chung của cả nước. Để nâng cao năng suất, chất lượng các sản phẩm nông sản, thời gian qua các ngành, địa phương đã tích cực đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ (KH&CN).
Quý I: Xuất khẩu cà phê tăng hơn 50% về giá trị

Quý I: Xuất khẩu cà phê tăng hơn 50% về giá trị

Theo ước tính, quý I/2022, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt 541 nghìn tấn, trị giá xấp xỉ 1,22 tỷ USD, tăng 19,4% về lượng và tăng 50,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động