Nghệ An: Loạt dự án chậm tiến độ, “đắp chiếu”, lãng phí lớn

Nghệ An hiện có loạt dự án chậm tiến độ, 'đắp chiếu' gây lãng phí tài nguyên và nguồn lực. Đó là ý kiến đại biểu tại phiên thảo luận Kỳ họp thứ 14 khóa XVIII.
Tỉnh Nghệ An gắn trách nhiệm người đứng đầu với giải ngân vốn đầu tư công Nghệ An: Giải ngân vốn đầu tư chậm 2 năm liên tiếp sẽ miễn nhiệm cán bộ

Tại phiên thảo luận Kỳ họp thứ 14 khóa XVIII, HĐND tỉnh Nghệ An nhiệm kỳ 2021 - 2026 vào chiều ngày 5/7, nhiều đại biểu đưa ra ý kiến về các dự án chậm tiến độ, “đắp chiếu”, gây lãng phí tài nguyên, nguồn lực rất lớn của tỉnh. Dù việc quản lý, sử dụng ngân sách, các nguồn vốn Nhà nước khác đã có nhiều chuyển biến tích cực, tuy nhiên, kết quả cho thấy, vẫn còn những ngành, lĩnh vực, đơn vị yếu kém, gây lãng phí lớn.

14 dự án nhà máy nước “đắp chiếu

Nhấn mạnh huyện Nghi Lộc là địa bàn trọng điểm công nghiệp của tỉnh Nghệ An, đại biểu Nguyễn Công Văn (đơn vị Nghi Lộc) phát biểu, trong quản lý giám sát điều hành kinh tế, Nghệ An có nhiều dự án đầu tư không hiệu quả, chậm triển khai, gây lãng phí tài nguyên và nguồn lực của tỉnh.

Đại biểu Nguyễn Công Văn (đơn vị Nghi Lộc) phát biểu tại phiên thảo luận tổ Kỳ họp thứ 14 khóa XVIII tỉnh Nghệ An.
Đại biểu Nguyễn Công Văn (đơn vị Nghi Lộc) phát biểu tại phiên thảo luận tổ Kỳ họp thứ 14 khóa XVIII tỉnh Nghệ An

Vừa qua, chúng tôi theo dõi HĐND có chuyên đề về chương trình giám sát các dự án chậm tiến độ. UBND tỉnh và các cơ quan ban ngành cũng có một số giải pháp nhưng các dự án chậm triển khai, chậm tiến độ, thậm chí có những dự án kéo dài hàng chục năm rất nhiều, đắp chiều, gây lãng phí tài nguyên, nguồn lực của tỉnh nhà. Đơn cử về việc triển khai các dự án nhà máy nước. Theo s liệu thống kê, hiện nay Nghệ An có 14 dự án nhà máy nước đắp chiếu, trong khi đã đầu tư 318 tỷ đồng. Với tỉnh nghèo mà nguồn lực bị lãng phí như thế này thì cần phải suy nghĩ” - đại biểu Nguyễn Công Văn nhấn mạnh.

Cũng theo tại biểu Nguyễn Công Văn, nhiều cử tri tâm huyết gửi gắm, phản ánh với HĐNĐ về xử lý các dự án treo, mục đích chiếm dụng đất, chuyển đổi lòng vòng, thu lời chênh lệch chứ không triển khai. Nếu tỉnh Nghệ An quyết liệt khai thác được các dự án này hoạt động thì nguồn thu sẽ cao, công ăn việc làm của nhân dân nhiều hơn, đời sống nhân dân tốt hơn.

Đại biểu Nguyễn Công Văn cũng đề nghị UBND tỉnh, Ban quản lý Khu kinh tế Đông Nam sớm triển khai dự án WHA mở rộng 354ha, khu vực Vissai mở rộng, đường cao tốc, đường ven biển. Đặc biệt, áp lực nhất là vấn đề ảnh hưởng môi trường sinh thái của một số dự án.

Đại biểu Nguyễn Công Văn đề nghị tỉnh, Ban quản lý Khu kinh tế Đông Nam cần triển khai gấp dự án mương thoát nước ở Khu kinh tế WHA mở rộng và hệ thống kênh thoát nước đường N5 và Khu công nghiệp Nam Cấm sát địa bàn xã Nghi Xá.

Mặt khác, UBND tỉnh Nghệ An cần có giải pháp hiệu quả trước mắt và căn cơ lâu dài giải quyết những tồn tại ở Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nghi Yên, vì hiện nay rác đã quá tải, gây bức tử môi trường cho kênh Nhà Lê.

Nghệ An: Loạt dự án chậm tiến độ, “đắp chiếu”, lãng phí lớn
Loạt dự án chậm tiến độ, “đắp chiếu”, lãng phí lớn tại Nghệ An

Đại biểu Hồ Sỹ Nguyệt - huyện Quỳnh Lưu cho rằng, tỉnh cần có chính sách để thu hút, ưu đãi, mời gọi các nhà đầu tư các dự án phục vụ cho sinh hoạt, môi trường sống của người dân như nhà máy xử lý rác thải, các dự án nhà máy cung ứng nước sạch phục vụ nhân dân, nâng mức thu phí rác thải sinh hoạt hộ gia đình phù hợp với giai đoạn hiện nay.

Còn đại biểu Nguyễn Hồng Sơn - huyện Nam Đàn cho rằng, việc thực hiện các dự án chậm, nguyên nhân chính là giải phóng mặt bằng. Cụ thể như dự án Bara 2 xây dựng lâu rồi, còn 2 hợp phần chưa triển khai là lan can bảo vệ và đường 2 bên, thuộc phần vốn tỉnh đối ứng. Đại biểu Sơn đề nghị tỉnh bố trí vốn làm lan can đảm bảo an toàn cho người dân sinh hoạt.

Ngoài ra, đại biểu Nguyễn Hồng Sơn cũng kiến nghị đề xuất giải phóng mặt bằng các dự án khó khăn. Đơn vị tư vấn nơi đi muốn hạ thấp xuống, nơi đến muốn nâng cao. Đến nơi ở mới tốt đẹp hơn, tiền giải phóng mặt bằng nơi đi và nơi đến phải cân bằng, đi ít tiền, không đủ nộp tiền đất ở nơi tái định cư.

Đặc biệt, dự án Plaza ngay trung tâm huyện Nam Đàn, sau 12 năm triển khai, Ngân hàng Đại dương đầu tư nhưng chưa có văn bản pháp lý, chưa giao đất, cử tri nhiều nhiệm kỳ đề xuất, huyện cũng đã đề xuất 2-3 nhiệm kỳ. Tuy nhiên, hiện đang liên quan đến vụ án. Đề nghị các sở ban ngành cấp tỉnh làm việc với trung ương tháo gỡ, dự án sẽ cản bước đi trong khi Nam Đàn đang xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu.

Người đứng đầu các ngành, địa phương phải chịu trách nhiệm chính

Tại phiên thảo luận tổ, ông Nguyễn Đức Trung - Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An thông tin, tình hình kinh tế xã hội khó khăn, đây là khó khăn chung của cả nước. Việc sản xuất nhất là sản xuất liên quan đến xuất khẩu giảm ảnh hưởng rất lớn đến tăng trưởng chung của tỉnh. Tăng trưởng 6 tháng thấp nhất trong 3 năm gần đây và thấp hơn kịch bản tăng trưởng đã đề ra.

Ông Nguyễn Đức Trung – Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An phát biểu tại buổi thảo luận.
Ông Nguyễn Đức Trung – Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An phát biểu tại buổi thảo luận

Tuy nhiên, thu hút đầu tư đạt được kết quả tích cực, trong đó thu hút FDI trong 6 tháng đạt hơn 725,4 triệu USD, đứng thứ 8/63 tỉnh, thành cả nước, đây là nguồn lực cho tỉnh phát triển lâu dài. Đặc biệt, tỉnh đã vận động được hơn 600 tỷ đồng, dự kiến xây mới và sửa chữa khoảng 12.000 căn nhà, đến thời điểm này đã thực hiện xong trên 3.000 căn nhà cho hộ nghèo và hộ khó khăn.

Ông Nguyễn Đức Trung cũng cho rằng, trước mắt cần tập trung thực hiện có hiệu quả và giải ngân tốt nguồn vốn đầu tư công. Bên cạnh đó, công tác giải phóng mặt bằng tại nhiều địa phương còn nhiều vướng mắc, trong đó có nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan nên cần được tập trung thực hiện quyết liệt hơn.

Trao đổi, làm rõ kiến nghị của các đại biểu, ông Nguyễn Đức Trung đồng tình với đánh giá, công tác cải cách hành chính có chuyển biến, chỉ số có tăng nhưng chưa đạt yêu cầu, chưa đáp ứng mong muốn của người dân, doanh nghiệp, đâu đó vẫn còn tình trạng đùn đẩy trách nhiệm, vi phạm đạo đức công vụ, vi phạm pháp luật. Sắp tới, những vấn đề này sẽ được làm rõ và người đứng đầu các ngành, địa phương phải chịu trách nhiệm chính trong công tác này.

Về các dự án chậm tiến độ, chậm triển khai là do lịch sử để lại, tỉnh đang rà soát, xử lý từng bước. Riêng đối với 14 dự án nhà máy nước "đắp chiếu", sắp tới tỉnh sẽ sử dụng một phần ngân sách để hỗ trợ các dự án tiếp tục triển khai và đưa vào sử dụng, phát huy hiệu quả. Bên cạnh đó, hiện tỉnh đã triển khai dự án xây dựng mương thoát nước và sẽ sớm giải quyết vấn đề ngập nước tại Khu công nghiệp WHA mở rộng.

Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Nguyễn Đức Trung: Đâu đó vẫn còn tình trạng đùn đẩy trách nhiệm, vi phạm đạo đức công vụ, vi phạm pháp luật. Sắp tới, những vấn đề này sẽ được làm rõ và người đứng đầu các ngành, địa phương phải chịu trách nhiệm chính trong công tác này.

Hoàng Trinh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Nghệ An

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hợp tác xã Nấm Tam Đảo: Hỗ trợ người dân làng Nủ khôi phục nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa

Hợp tác xã Nấm Tam Đảo: Hỗ trợ người dân làng Nủ khôi phục nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa

Ngày 22/12, Hợp tác xã (HTX) Nấm Tam Đảo đã khảo sát, tuyên truyền và có kế hoạch hỗ trợ giống cây dâu tằm nhằm khôi phục nghề cho người dân làng Nủ.
Quảng Bình: Đảm bảo cung ứng nguồn hàng hoá an toàn cho thị trường Tết nguyên đán

Quảng Bình: Đảm bảo cung ứng nguồn hàng hoá an toàn cho thị trường Tết nguyên đán

Các sở, ngành, địa phương tại tỉnh Quảng Bình đã có phương án chuẩn bị đảm bảo nguồn cung và an toàn về chất lượng cho các sản phẩm cung ứng thị trường dịp Tết.
TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

Trong giai đoạn từ năm 2022 - 2024, TP. Hải Phòng chi tổng cộng hơn 4.000 tỷ đồng cho chính sách thu nhập tăng thêm đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Thanh Hóa: Triển khai các giải pháp để tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 1,0% trở lên trong năm 2025

Thanh Hóa: Triển khai các giải pháp để tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 1,0% trở lên trong năm 2025

Tỉnh Thanh Hóa đặt mục tiêu trong năm 2025, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 1,0% trở lên. Để đạt được mục tiêu này, Thanh Hóa sẽ triển khai nhiều giải pháp đồng bộ.
Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Ninh Thuận mong muốn góp sức, nguồn lực cùng cả nước đoàn kết, chung sức, quyết tâm xây dựng nhà máy điện hạt nhân, thực hiện khát vọng phát triển đất nước.

Tin cùng chuyên mục

Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Những ngày này, nông dân Vĩnh Châu (Sóc Trăng) đang tất bật trồng hành tím để bán dịp Tết với kỳ vọng vụ mùa này sẽ được mùa, được giá.
Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Năm 2024, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang đạt được nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế, thu hút doanh nghiệp, nhà đầu tư đến với địa phương này.
Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Những năm qua, tỉnh Thanh Hoá đã triển khai thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững; nhiều chính sách giảm nghèo đã phát huy hiệu quả.
Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Sáng 21/12 tại Mốc 411, huyện Đồng Văn, Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang đã phối hợp với các bên tổ chức Chương trình trồng cây “Vành đai xanh biên giới”.
Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Với người dân Thuận Nam, trải qua 8 năm khó khăn do dự án dừng, giờ đây người dân hết sức tự hào vì quê hương mình có Nhà máy điện hạt nhân.
Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Tối ngày 20/12, Sở Công Thương Hà Giang tổ chức lễ khai mạc Không gian quảng bá, giới thiệu sản phẩm tiêu biểu gắn với công bố sản phẩm OCOP tỉnh Hà Giang.
Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Tối 20/12, diễn ra lễ khai mạc Tuần Du lịch - Văn hóa Lai Châu năm 2024 với chủ đề “Về với những đỉnh núi Lai Châu kỳ vĩ”.
Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Hơn 200 sản phẩm OCOP, đặc sản tỉnh Nghệ An đến từ hơn 40 đơn vị vừa được quảng bá, mở rộng thị trường tiêu thụ tại Siêu thị Lotte Mart Vinh.
Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh theo mô hình khu kinh tế cửa khẩu quốc tế, có tính cạnh tranh cao, trở thành trung tâm kinh tế năng động.
Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Tỉnh Thanh Hóa vừa phối hợp với tỉnh Sơn La tổ chức Hội nghị kết nối đầu tư, thương mại và du lịch các tỉnh Sơn La và Thanh Hóa năm 2024.
Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trong năm 2025, tỉnh Hậu Giang đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP ở mức 8,8%, trong đó phát triển công nghiệp là một trong những ưu tiên hàng đầu của tỉnh.
Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Sau 8 năm “ngủ yên”, dự án điện hạt nhân Ninh Thuận được đánh thức, báo hiệu một thời kỳ phát triển mới cho vùng đất vốn chỉ có cát trắng, nắng và gió.
Đồng Tháp: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 93,75%, cao hơn bình quân cả nước

Đồng Tháp: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 93,75%, cao hơn bình quân cả nước

Từ một tỉnh có tỷ lệ tham gia BHYT thấp, Đồng Tháp đã có bước nhảy vọt trong 15 năm, vượt 0,62% so với chỉ tiêu thực hiện bao phủ BHYT giai đoạn 2022 – 2025.
Ngành Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả khuyến công, góp phần xóa đói giảm nghèo

Ngành Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả khuyến công, góp phần xóa đói giảm nghèo

Ngành Công Thương Thanh Hóa đã triển khai có hiệu quả chương trình khuyến công, giải quyết nhiều việc làm cho người lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo.
Vĩnh Phúc: Người dân, doanh nghiệp là trung tâm của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Vĩnh Phúc: Người dân, doanh nghiệp là trung tâm của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Vĩnh Phúc xác định người dân, doanh nghiệp là trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, trong đó hoàn thiện hệ sinh thái đổi mới, sáng tạo là ưu tiên hàng đầu.
Phê chuẩn kết quả bầu ông Dương Minh Dũng làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Phê chuẩn kết quả bầu ông Dương Minh Dũng làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Chính phủ phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai nhiệm kỳ 2021-2026 đối với ông Dương Minh Dũng.
Sóc Trăng: Nông dân ‘đổi đời’ nhờ xuất khẩu vú sữa sang thị trường Hoa Kỳ

Sóc Trăng: Nông dân ‘đổi đời’ nhờ xuất khẩu vú sữa sang thị trường Hoa Kỳ

Trong những năm gần đây, nông dân huyện Kế Sách (Sóc Trăng) có thu nhập ổn định nhờ vú sữa liên tục được xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Hoa Kỳ.
Giao lưu văn hóa giữa lực lượng biên phòng Hà Giang (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc)

Giao lưu văn hóa giữa lực lượng biên phòng Hà Giang (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc)

Ngày 19/12 tại Hà Giang, Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang (Việt Nam) đã phối hợp với lực lượng biên phòng tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) tổ chức giao lưu văn hóa.
Bài cuối - Giải pháp đưa Chương trình OCOP phát triển bền vững

Bài cuối - Giải pháp đưa Chương trình OCOP phát triển bền vững

Báo Công Thương đã trao đổi với Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Lê Đức Giang về những giải pháp nhằm thúc đẩy Chương trình OCOP phát triển bền vững.
Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Cụm công nghiệp Bắc Sơn 2 (Lạng Sơn) được đầu tư hơn 280 tỷ đồng, dự kiến thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước phát triển ngành công nghiệp địa phương.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động