Nghệ An: Dân lòng hồ thủy điện “ngồi trên lửa” trước mùa mưa bão

Hàng loạt căn nhà nứt toác chênh vênh bên “hố tử thần” trong lòng hồ Thuỷ điện Bản Ang (huyện Tương Dương - Nghệ An) do sạt lở khi mùa mưa bão cận kề khiến người dân sống ở đây bất an.

“Ở đây sợ lắm!”

Sau đợt mưa lũ nhấn chìm các hộ dân ở khu vực lòng hồ thuỷ điện Bản Ang vào năm 2018, sáu hộ dân ở bản Khe Kiền, xã Lưu Kiền, huyện Tương Dương (Nghệ An) liên tục có đơn đề nghị chính quyền hỗ trợ kinh phí để di dời nhà cửa, tài sản khác trên đất. Hai năm qua, những kiến nghị của họ vẫn chưa được hồi đáp trong khi mùa mưa bão lại đang cận kề.

1103-4
Nhà máy thuỷ điện Bản Ang (bản Khe Kiền, xã Lưu Kiền, huyện Tương Dương - tỉnh Nghệ An)

Bà Lô Thị Oanh, một trong 6 hộ dân nằm trong diện cần di dời cho biết, gia đình đã ở đây từ năm 1988 và chịu bao nhiêu trận lũ lụt, có khi nước đến mái nhà nhưng nước rút thì đâu lại vào đấy, cuộc sống vẫn tiếp diễn. “Từ ngày có thuỷ điện Ban Ang nhà tôi bị nứt khắp nơi nên không dám ở, phải đi thuê nhà nơi khác với hy vọng chờ được hỗ trợ di dời” - bà Oanh nói và cho biết, đến nay sau nhiều lần hứa hẹn nhưng vẫn chưa thấy đâu?.

Theo bà Oanh, nhà cửa của người dân tại đây bị nứt nẻ, sụt lún được xác định do nhà máy thủy điện gây ra. “Cơ quan chức năng huyện này cũng xác nhận các hộ dân không thể tiếp tục sống tại nơi này và cho biết Nhà máy thủy điện Bản Ang đền bù để di dời đến nơi ở mới” - bà Oanh nói thêm. Thế nhưng, đã gần 2 năm trôi qua nguyện vọng của bà Oanh cũng như các hộ dân khác vẫn chưa được đáp ứng trong khi mùa mưa bão cận kề và tính mạng, tài sản của họ lại đang bị đe doạ.

Nhà ông Lữ Duy Hải nằm trong số những hộ bị ảnh hưởng nặng nhất. Mấy tháng trước, UBND huyện Tương Dương kiểm tra phát hiện nền nhà ông Hải bị rạn nứt, sụt lún, tường xây bị nứt theo từng vết, móng kè đá hộc có biểu hiện dịch chuyển do sụt lún phía ta-luy âm bên trong lòng hồ thủy điện; cọc rào bằng bê tông cốt thép giăng lưới B40 khoảng 55dm đã sập xuống bên mép nước lòng hồ và một số công trình phụ khác đã bị trôi, nguy cơ bị ảnh hưởng tới nhà cửa, tài sản và tính mạng rất cao.

1101-1

Những hộ dân ở thủy điện Bản Ang (Nghệ An) lo sợ mưa lũ cuốn trôi nhà xuống vực sâu

Tương tự, nhà ông Mạc Thành Long cũng được xác định kết cấu nhà phía bên ta luy âm lòng sông có biểu hiện nứt nẻ, sụt lún. Hay nhà ông Nguyễn Văn Hồng cũng nằm trên cốt ngập của lòng hồ thủy điện Bản Ang nhưng giữa nhà ở và lòng hồ khoảng cách quá gần và có nguy cơ sạt lở, sụt lún rất cao; nhà vệ sinh và nhà bếp xây có biểu hiện nứt tường và nứt móng xây bằng đá hộc phía ta luy âm của bờ sông. Hàng loạt hộ dân khác như hộ ông Vi Quang Vũ và Mạc Văn Thiết cũng cùng chung cảnh ngộ.

Dân chờ di dời, huyện chờ… kinh phí!

Làm việc với phóng viên Báo Công Thương về thực trạng 6 hộ dân sống thấp thỏm trong hồ thuỷ điện Bản Ang, ông Kha Văn Ót - Phó Chủ tịch UBND huyện Tương Dương - cho biết: vào tháng 8/2019 nơi đây đã thành lập đoàn kiểm tra đánh giá mức độ ảnh hưởng của các hộ dân trong phạm vi lòng hồ thủy điện Bản Ang.

“Ngày 7/11/2019, đoàn kiểm tra đã trực tiếp phối hợp với chủ đầu tư Nhà máy thủy điện Bản Ang là Công ty CP thủy điện Nậm Mô - Nậm Nơn, UBND xã Lưu Kiền, Ban quản lý bản Khe Kiền và các hộ dân bị ảnh hưởng tiến hành kiểm tra, đo đếm chi tiết tất cả các hạng mục như nhà cửa, vật kiến trúc, cây cối, hoa màu, đất đai, nền, móng nhà có nguy cơ sạt lở, sụt lún đối với 6 hộ gia đình nêu trên” - ông Ót cho hay.

1102-2
Ông Nguyễn Văn Hồng bên những nơi bị lún, nứt toác trong căn nhà của mình

Theo ông Kha Văn Ót, sau khi kiểm tra xong, ngày 27/12/2019, UBND huyện Tương Dương có văn bản gửi UBND tỉnh Nghệ An và Công ty CP thủy điện Nậm Mô - Nậm Nơn đề nghị giải quyết các kiến nghị của 6 hộ dân trên. Văn bản cũng nêu rõ hiện trạng của 6 hộ gia đình bị ảnh hưởng, đồng thời chỉ ra phương án hỗ trợ là căn cứ vào hiện trạng về nhà cửa, vật kiến trúc, cây cối hoa màu thực tế của các hộ gia đình đang sử dụng và nằm trong khu vực đất ở, đất vườn liền kề đất ở nhưng đã bị sạt lở và một số hộ có nguy cơ sạt lở cao để được kê khai kiểm đếm và áp giá hỗ trợ.

Theo đó, tổng kinh phí bồi thường hỗ trợ cho 6 hộ dân là hơn 4,162 tỷ đồng. Trong đó, chi phí bồi thường và hỗ trợ trực tiếp là hơn 3,9 tỷ đồng, gồm giá trị bồi thường về nhà cửa, công trình phụ là 2,087 tỷ đồng; giá trị bồi thường vật kiến trúc là hơn 1,746 tỷ đồng; giá trị bồi thường về cây trồng là 16 triệu đồng; hỗ trợ di chuyển nhà ở trong xã là 18 triệu đồng; hỗ trợ thuê nhà 36 triệu đồng và giá hỗ trợ san nền là 180 triệu đồng.

Phản hồi về việc này, ngày 10/01/2020, ông Lê Ngọc Hoa - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An - có văn bản yêu cầu Công ty CP thủy điện Nậm Mô - Nậm Nơn phối hợp làm việc với UBND huyện Tương Dương và các tổ chức, cá nhân có liên quan thống nhất phương án, kinh phí để di dời 6 hộ dân bản Khe Kiền ra khỏi vùng bị sạt lở và vùng có nguy cơ sạt lở cao, đảm bảo an toàn cho người và tài sản của nhân dân. Kết quả thực hiện phải báo cáo UBND tỉnh trước ngày 15/2/2020.

Lãnh đạo huyện Tương Dương cho biết, sau khi nhận được văn bản chỉ đạo trên, huyện vẫn thống nhất tổng kinh phí hỗ trợ, bồi thường, tái định cư cho 6 hộ dân này vẫn là hơn 4,162 tỷ đồng. Ngoài ra, UBND huyện Tương Dương đề nghị Công ty CP thủy điện Nậm Mô - Nậm Nơn phải bố trí kinh phí chi trả cho 6 hộ dân di dời ra khỏi vùng bị sạt lở để dân sớm ổn định cuộc sống.

Trong cuộc họp về việc di dời 6 hộ dân này với UBND huyện Tương Dương, đại diện Công ty CP thủy điện Nậm Mô – Nậm Nơn cho rằng, việc di dời là hết sức cần thiết, và đơn vị này đã chuyển về cho huyện 600 triệu hỗ trợ kinh phí di dời. Theo ông Ót, đến thời điểm này, số kinh phí còn thiếu trên 3 tỷ đồng nên huyện đang chờ ngân sách của tỉnh đến bao giờ có mới di dời được!.

Hoàng Trinh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Phó Thủ tướng dự lễ khánh thành cảng container Hateco Hải Phòng

Phó Thủ tướng dự lễ khánh thành cảng container Hateco Hải Phòng

Sáng 5/4, Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính dự khánh thành Cảng container Quốc tế Hateco Hải Phòng. Dự án là dấu ấn lịch sử của ngành hàng hải Việt Nam.
TP. Hồ Chí Minh tiên phong cụ thể hóa Nghị quyết 57

TP. Hồ Chí Minh tiên phong cụ thể hóa Nghị quyết 57

TP. Hồ Chí Minh đang tiên phong cụ thể hóa Nghị quyết 57-NQ/TW bằng hàng loạt chương trình hành động, mở ra dư địa lớn cho sự phát triển bền vững của quốc gia.
Quảng Ninh: Hiện thực hóa nguyên tắc thu hút đầu tư trực tiếp

Quảng Ninh: Hiện thực hóa nguyên tắc thu hút đầu tư trực tiếp

Ngày 5/4, tại TP. Hạ Long, Quảng Ninh diễn ra hội thảo quốc tế Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc “lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ” trong đầu tư.
Quảng Ngãi: Đến năm 2030, số hóa 100% dữ liệu ngành Công Thương

Quảng Ngãi: Đến năm 2030, số hóa 100% dữ liệu ngành Công Thương

Tỉnh Quảng Ngãi đặt mục tiêu đến năm 2030, 100% dữ liệu trong lĩnh vực công thương được số hóa và quản lý qua các hệ thống thông tin.
Đường ven biển Quảng Bình: Gặp khó bởi

Đường ven biển Quảng Bình: Gặp khó bởi 'bài toán' mặt bằng

Dự án đường ven biển là công trình trọng điểm của tỉnh Quảng Bình. Tuy nhiên, quá trình thực hiện đang gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là trong công tác bồi thường

Tin cùng chuyên mục

Thương mại Đắk Nông quý I/2025: Động lực từ các giải pháp xúc tiến và mở rộng thị trường

Thương mại Đắk Nông quý I/2025: Động lực từ các giải pháp xúc tiến và mở rộng thị trường

Quý 1/2025, thương mại Đắk Nông tiếp tục ghi nhận những dấu ấn đáng chú ý nhờ các giải pháp xúc tiến thương mại và mở rộng thị trường.
Lãnh đạo tỉnh Quảng Nam gửi thư động viên doanh nghiệp

Lãnh đạo tỉnh Quảng Nam gửi thư động viên doanh nghiệp

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Nam Phan Thái Bình có thư động viên doanh nghiệp tỉnh trước việc Hoa Kỳ công bố chính sách thuế quan mới.
Chủ tịch tỉnh Hòa Bình đối thoại với thanh niên

Chủ tịch tỉnh Hòa Bình đối thoại với thanh niên

Thanh niên tỉnh Hòa Bình đối thoại với Chủ tịch tỉnh UBND tỉnh Bùi Đức Hinh về chuyển đổi số, khởi nghiệp, phát triển văn hóa và đổi mới sáng tạo.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Qúy I, thu hút FDI đạt gần 1 tỷ USD

Bà Rịa - Vũng Tàu: Qúy I, thu hút FDI đạt gần 1 tỷ USD

Quý I/2025, thu hút đầu tư trong và ngoài nước của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được đẩy mạnh, với tổng vốn khoảng 994,73 triệu USD và gần 28.332,2 tỷ đồng.
Kiên Giang và An Giang từng sáp nhập rồi chia tách thế nào?

Kiên Giang và An Giang từng sáp nhập rồi chia tách thế nào?

Trong lịch sử, tỉnh Long Châu Hà khi xưa từng được sáp nhập bởi một phần diện tích của tỉnh Kiên Giang, An Giang và TP. Cần Thơ ngày nay.
Dự án giao thông liên kết vùng miền Trung: Khó do đâu?

Dự án giao thông liên kết vùng miền Trung: Khó do đâu?

Việc chậm bàn giao mặt bằng đã khiến cho việc thi công tuyến đường giao thông Dự án liên kết vùng miền Trung tỉnh Quảng Nam gặp nhiều khó khăn.
Sản xuất công nghiệp Đắk Nông quý 1/2025 tiếp tục tăng trưởng

Sản xuất công nghiệp Đắk Nông quý 1/2025 tiếp tục tăng trưởng

Quý 1/2025, ngành công nghiệp tỉnh Đắk Nông tiếp tục ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực, bất chấp những thách thức từ thị trường và chi phí sản xuất.
Chuyển đổi xanh - xu thế tất yếu tại Bắc Trung Bộ

Chuyển đổi xanh - xu thế tất yếu tại Bắc Trung Bộ

Chuyển đổi xanh là xu thế tất yếu không chỉ tại Bắc Trung Bộ, khi thế giới đang đối mặt với những thách thức to lớn từ biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường.
Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh Lâm Đồng

Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh Lâm Đồng

Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh Lâm Đồng đánh dấu bước ngoặt quan trọng của tỉnh nhà và hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam.
Thanh Hóa kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng chiến thắng

Thanh Hóa kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng chiến thắng

Chiến thắng Hàm Rồng có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, đóng góp to lớn vào Ðại thắng mùa Xuân, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
​Lịch cúp điện Tiền Giang ngày 4/4/2025

​Lịch cúp điện Tiền Giang ngày 4/4/2025

Lịch cúp điện trên địa bàn tỉnh Tiền Giang ngày mai (4/4/2025), thông tin từ Công ty Điện lực Tiền Giang.
Kinh tế Bình Thuận, Lâm Đồng, Đắk Nông trước sáp nhập tỉnh

Kinh tế Bình Thuận, Lâm Đồng, Đắk Nông trước sáp nhập tỉnh

Bình Thuận là tỉnh trội hơn về quy mô kinh tế so với 2 địa phương còn lại. Tuy nhiên, nếu sáp nhập 3 tỉnh này với nhau sẽ có nhiều dư địa để phát triển.
Hải Dương sẽ tạo điều kiện, hỗ trợ cán bộ khi sáp nhập

Hải Dương sẽ tạo điều kiện, hỗ trợ cán bộ khi sáp nhập

Lãnh đạo tỉnh Hải Dương sẽ phối hợp với lãnh đạo địa phương sáp nhập chỉ đạo tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức tỉnh khi sáp nhập.
Tân Cảng Hiệp Phước nỗ lực thành điểm sáng logistics phía Nam

Tân Cảng Hiệp Phước nỗ lực thành điểm sáng logistics phía Nam

Trong 15 năm hình thành và phát triển, Tân Cảng Hiệp Phước đang nỗ lực từng ngày để trở thành điểm sáng trong hoạt động logistics khu vực phía Nam.
Phát động giải báo chí "Hải Phòng - thành phố thân thiện"

Phát động giải báo chí "Hải Phòng - thành phố thân thiện"

Chiều 3/4, TP. Hải Phòng tổ chức lễ phát động giải báo chí “Vì một Hải Phòng phát triển” lần thứ 7 năm 2025, với chủ đề “Hải Phòng - thành phố thân thiện”.
Đồng Nai và Bình Phước từng sáp nhập, chia tách thế nào?

Đồng Nai và Bình Phước từng sáp nhập, chia tách thế nào?

Có những thời điểm Đồng Nai và Bình Phước đều thuộc trấn Biên Hòa. Sau nhiều lần chia tách, sáp nhập, 2 địa phương này đã khẳng định sức vóc trong khu vực.
Phú Thọ: Dâng hương tưởng nhớ công lao Đức Quốc Tổ

Phú Thọ: Dâng hương tưởng nhớ công lao Đức Quốc Tổ

Sáng 3/4, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Phú Thọ long trọng tổ chức lễ dâng hương giỗ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân và tưởng niệm Tổ Mẫu Âu Cơ.
Quân và dân Quân khu 4: Những trang vàng chói lọi

Quân và dân Quân khu 4: Những trang vàng chói lọi

Bộ tư lệnh Quân khu 4 vừa phối hợp với Báo Quân đội nhân dân tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề 'Quân khu 4 - Tiền tuyến kiên cường, hậu phương vững chắc'.
Đà Nẵng: Nhiều người đăng ký hiến mô, tạng, hiến máu tình nguyện

Đà Nẵng: Nhiều người đăng ký hiến mô, tạng, hiến máu tình nguyện

Lễ meeting hưởng ứng "Ngày toàn dân hiến máu tình nguyện", nhân dịp kỷ niệm 25 năm phong trào hiến máu tình nguyện đã có nhiều người đăng ký hiến mô, tạng.
TP. Hồ Chí Minh 50 năm sau ngày giải phóng - Bài 4: Tiên phong trong kỷ nguyên vươn mình

TP. Hồ Chí Minh 50 năm sau ngày giải phóng - Bài 4: Tiên phong trong kỷ nguyên vươn mình

Với vai trò là trung tâm kinh tế, văn hóa và khoa học công nghệ, TP. Hồ Chí Minh đang tiên phong đi đầu trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Mobile VerionPhiên bản di động