Nghệ An: Cơ hội “vàng” cho lao động kỹ thuật

Đề án “Đưa lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật đi làm việc ở nước ngoài giai đoạn 2017 - 2020 và định hướng đến 2025” đang được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng, kỳ vọng sẽ mang lại cơ hội làm việc tại các thị trường tốt, thu nhập cao cho người lao động.

Nghệ An: Cơ hội “vàng” cho lao động kỹ thuật

Ảnh minh họa

Nhiều quyền lợi cho lao động kỹ thuật

Chủ trương đưa lao động qua đào tạo đi xuất khẩu đã được Trường Cao đẳng nghề Quốc phòng 4 triển khai khoảng 5 năm trở lại đây. Sau một thời gian khá dài chuẩn bị, nhưng số lao động đi làm việc được ở nước ngoài mỗi năm chỉ “đếm trên đầu ngón tay”. Trường hợp thành công nhất là 5 giảng viên, từng có nhiều năm công tác tại nhà trường, hiện đang làm việc tại Hàn Quốc với mức lương khá cao, thu nhập ổn định.

Để đề án thực hiện hiệu quả, cần có chiến lược dài hạn đào tạo nhân lực, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đổi mới đào tạo và có thêm nhiều cơ chế khuyến khích, vay vốn và tư vấn để hỗ trợ người lao động trong quá trình tìm kiếm cơ hội làm việc tại nước ngoài.

Theo Đại tá Nguyễn Trường Sơn - Phó Hiệu trưởng nhà trường - lao động kỹ thuật sang nước ngoài làm việc có rất nhiều lợi thế, đó là: Được trả lương ngang với lao động nước sở tại, sau ba năm định cư được đưa người thân sang, được cấp visa không thời hạn... Tuy nhiên, để đi lao động theo diện này khá khó khăn, đòi hỏi người lao động phải đáp ứng nhiều tiêu chí khắt khe về trình độ tay nghề, ngoại ngữ và nhiều tiêu chuẩn đạo đức khác. Thực tế, thời gian qua, ở Trường Cao đẳng nghề Quốc phòng 4, số sinh viên được sang nước ngoài làm việc chủ yếu là sinh viên đã tốt nghiệp các trường đại học khác trong nước, sau đó, được các doanh nghiệp gửi đào tạo thêm chuyên sâu về kỹ thuật theo chương trình hợp tác đào tạo. Cơ hội cho những sinh viên chỉ tốt nghiệp các trường nghề rất hiếm hoi.

Đón đầu những cơ hội “vàng”

Trước thực tế trên, ông Đặng Cao Thắng - Phó giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Nghệ An - cho rằng, nếu Đề án “Đưa lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật đi làm việc ở nước ngoài, giai đoạn 2017 - 2020, định hướng đến 2025” được triển khai, đây thực sự là cơ hội “vàng” cho lao động Nghệ An. Đồng thời, sẽ hạn chế được tình trạng cử nhân, thạc sỹ thất nghiệp tràn lan, tạo cơ hội cho các trường tìm kiếm được nhiều đầu ra có chất lượng.

“Đón đầu” chủ trương này, gần đây, các trường đại học, cao đẳng, các trường trung cấp chuyên nghiệp và các công ty xuất khẩu, cung ứng xuất khẩu lao động tỉnh Nghệ An cũng đã bắt đầu tìm kiếm nhân lực, đối tác. Ông Nguyễn Cảnh Phú - Hiệu trưởng Trường Đại học Y khoa Vinh - cho biết: Trước thông tin các nước châu Âu và Nhật Bản có nhu cầu cao đối với lao động hộ lý, điều dưỡng viên, nhà trường đã nhận được nhiều đề nghị hợp tác của các công ty chuyên về xuất khẩu lao động. Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh cũng đang tiếp tục ký kết chương trình trao đổi sinh viên với nhiều trường đại học, cao đẳng của Hàn Quốc, Nhật Bản để đáp ứng nguyện vọng học tập và tìm việc làm của sinh viên theo diện VISA kỹ sư.

Theo thống kê của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Nghệ An, mỗi năm, tỉnh có gần 13.000 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng. Những năm trước, lao động phổ thông đi các nước như Malaysia, Đài Loan và các nước Trung Đông chiếm đa số. Riêng trong năm 2016, lao động có trình độ đi làm việc ở Nhật Bản tăng đột biến với 2.244 người (tăng gần 1.500 người so với năm 2013). Kết quả này cũng cho thấy, mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng cơ hội mở ra cho lao động đến những thị trường khó tính ngày càng nhiều. Thậm chí, nếu cố gắng, Nghệ An có thể đạt được chỉ tiêu đưa tỷ lệ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật đi xuất khẩu lên 40% trong năm 2017, bởi chúng ta có đủ nguồn lực.

Hoàng Trinh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin cùng chuyên mục

Company Day 2025: Bệ phóng cho sinh viên bước vào ngành dầu khí

Company Day 2025: Bệ phóng cho sinh viên bước vào ngành dầu khí

Phát động cuộc thi báo chí Tỏa sáng hào khí Cách mạng tháng Tám

Phát động cuộc thi báo chí Tỏa sáng hào khí Cách mạng tháng Tám

Trường Sa xanh trong mắt vị tướng ngày trở lại

Trường Sa xanh trong mắt vị tướng ngày trở lại

Vô lễ với cựu chiến binh, nam sinh Đại học Văn Lang bị kỷ luật khiển trách

Vô lễ với cựu chiến binh, nam sinh Đại học Văn Lang bị kỷ luật khiển trách

Ấn Độ công bố hai giống lúa chỉnh sửa gen đầu tiên

Ấn Độ công bố hai giống lúa chỉnh sửa gen đầu tiên

Thời tiết hôm nay 9/5: Hà Nội ngày nắng nóng, đêm mưa

Thời tiết hôm nay 9/5: Hà Nội ngày nắng nóng, đêm mưa

Thời tiết biển hôm nay 9/5/2025: Gió nhẹ, sóng êm

Thời tiết biển hôm nay 9/5/2025: Gió nhẹ, sóng êm

Thi tốt nghiệp 2025: Thủ tướng yêu cầu kiểm soát chặt

Thi tốt nghiệp 2025: Thủ tướng yêu cầu kiểm soát chặt

Chuyện về những sĩ quan

Chuyện về những sĩ quan 'giữ lửa' giữa trùng khơi

PGS.TS Tô Văn Hòa làm Quyền Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội

PGS.TS Tô Văn Hòa làm Quyền Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội

Đảm bảo kinh phí cho lao động nghỉ việc theo Nghị định 178

Đảm bảo kinh phí cho lao động nghỉ việc theo Nghị định 178

Vụ lòng se điếu: Quán Lòng Chát nói gì về nguồn gốc sản phẩm?

Vụ lòng se điếu: Quán Lòng Chát nói gì về nguồn gốc sản phẩm?

Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm: 28 năm chắp cánh ước mơ

Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm: 28 năm chắp cánh ước mơ

Thúc đẩy các mô hình, giải pháp phát triển hạ tầng internet

Thúc đẩy các mô hình, giải pháp phát triển hạ tầng internet

Đại học Văn Lang bị ‘tấn công’: Không thể bao biện là “bảo vệ lẽ phải”

Đại học Văn Lang bị ‘tấn công’: Không thể bao biện là “bảo vệ lẽ phải”

Học 2 buổi, ăn miễn phí: Chủ trương chạm đến triệu trái tim

Học 2 buổi, ăn miễn phí: Chủ trương chạm đến triệu trái tim

Hệ thống bán lẻ góp phần thay đổi diện mạo nông thôn mới

Hệ thống bán lẻ góp phần thay đổi diện mạo nông thôn mới

Chuyện về những người gác rừng, giữ biển ở Côn Đảo

Chuyện về những người gác rừng, giữ biển ở Côn Đảo

Bước khởi đầu hồi sinh dòng sông Tô Lịch giữa Thủ đô

Bước khởi đầu hồi sinh dòng sông Tô Lịch giữa Thủ đô

Gửi yêu thương từ đất liền đến Trường Sa, nhà giàn DK-1

Gửi yêu thương từ đất liền đến Trường Sa, nhà giàn DK-1