Nghệ An: Chợ truyền thống chỉ hoạt động nếu đảm bảo an toàn phòng dịch

Một số chợ truyền thống trên địa bàn TP Vinh (Nghệ An) đã được mở cửa trở lại với tiêu chí kinh doanh hàng thiết yếu và đảm bảo công tác phòng chống dịch Covid-19.

Một số chợ truyền thống được khôi phục hoạt động

Sau hơn 2 tuần tạm đóng cửa để phòng dịch Covid-19, chợ Cọi tại xã Hưng Lộc, TP. Vinh đã hoạt động trở lại từ ngày 14/9. Thay vì hoạt động trong chợ thì giờ đây, các sạp hàng đã được giãn cách nhau theo đúng quy định phòng dịch. Ông Cao Văn Cường - Phó Chủ tịch UBND xã Hưng Lộc - cho biết, chợ hoạt động từ sáng sớm và mở bán cả ngày nhưng do đặc thù chợ ở đây thường đến 9h sáng đã vãn chợ, nên mỗi ngày ban quản lý chợ sẽ bố trí tiểu thương kinh doanh thực phẩm thiết yếu như cá, thịt, rau, củ, trái cây...

Nghệ An: Chợ truyền thống chỉ hoạt động nếu đảm bảo an toàn phòng dịch
Ở cổng chính, tổ phòng, chống dịch chăng dây, kẻ vạch để người dân xếp hàng theo đúng khoảng cách

Để hạn chế việc nhiều người dân ở các phường, xã khác cũng đến chợ mua, bán, UBND xã Hưng Lộc có phương án khống chế lượng người vào bằng cách phát phiếu. Phát hết 100 phiếu thì tạm dừng để đảm bảo tối đa chỉ có 100 người mua bán trong chợ và đi theo một chiều. Các sạp hàng đều được trang bị vách ngăn chắn giọt bắn ở trước quầy hàng. Ngoài ra, chính quyền xã cũng đã đầu tư kinh phí lắp đặt 1 buồng khử khuẩn tự động ngay cổng vào chợ để sát khuẩn cho người dân. Việc kiểm soát chặt chẽ công tác phòng dịch tại đây sẽ được duy trì cho đến khi có thông báo mới của thành phố…”, ông Cao Văn Cường cho hay.

Đến sáng ngày 15/9, một số chợ truyền thống tại TP. Vinh đã được mở cửa trở lại. Việc khôi khục lại các chợ truyền thống là sự nỗ lực của TP. Vinh trong việc tăng nguồn cung thực phẩm cho người dân, đồng thời giảm tải áp lực cho các siêu thị, chuỗi cửa hàng bán lẻ. Đối với những chợ mở lại phải đảm bảo các yêu cầu như, ưu tiên tiêm ít nhất một mũi vắc xin cho 100% tổ chức, cá nhân quản lý chợ, người bán hàng, người lao động tại chợ.

Người làm việc tại chợ bao gồm: cán bộ quản lý, người bán hàng, người lao động. Trước khi quay trở lại làm việc, các lực lượng này phải được xét nghiệm bằng phương pháp PCR hoặc test nhanh kháng nguyên và có kết quả âm tính còn hiệu lực trong 72h. Kèm theo đó là định kỳ 3 ngày/1 lần, các tiểu thương, người lao động tại chợ phải tiến hành xét nghiệm bằng phương pháp test nhanh kháng nguyên hoặc PCR. Nếu trường hợp nào không xuất trình được giấy xét nghiệm thì kiên quyết không cho vào bán ở chợ. Mỗi chợ chỉ có một lượng tiểu thương nhất định được buôn bán với các mặt hàng là nhu yếu phẩm thiết yếu gồm rau củ quả, thịt cá tươi sống, lương thực, gia vị, đồ khô.

Ngay sau khi chợ Hưng Phúc mở cửa, chị Nguyễn Thị Đường, tiểu thương bán rau, củ ở chợ cho rằng, được đi bán hàng trở lại thấy vừa mừng, vừa áp lực. “Thành phố cho mở cửa trở lại tức là đã khống chế được dịch bệnh tốt hơn, nghỉ chợ đã lâu, đi bán lại thấy rất vui, hi vọng dịch bệnh sẽ nhanh chóng được đẩy lùi. Nhưng trước mắt nguồn hàng cũng chưa thực sự chủ động trong khi nhu cầu lớn nên vẫn chưa đủ phục vụ người dân. Hàng hóa dù không đầy đủ như khi bình thường nhưng nhu yếu phẩm thiết yếu đều có”, chị Đường nói.

Rà soát nghiêm các quy định phòng chống Covid-19

Ngay trong sáng đầu tiên được hoạt động trở lại, công tác phòng chống dịch Covid-19 tại các chợ đều được siết chặt. Bà Trần Thị Mỹ Hà - Trưởng phòng Quản lý thương mại, Sở Công Thương Nghệ An - cho biết: “Mấy ngày hôm nay, Sở luôn có đoàn đi kiểm tra đột xuất tại các chợ được mở bán. Hầu hết công tác phòng, chống dịch ở các chợ rất nghiêm túc, đúng quy định. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn lưu ý thắt chặt kiểm soát, không được lơ là, buông lỏng bởi nguy cơ dịch bệnh ở chợ dân sinh hết sức phức tạp…".

Nghệ An: Chợ truyền thống chỉ hoạt động nếu đảm bảo an toàn phòng dịch
Các gian hàng tại chợ đảm bảo giãn cách ít nhất 2m, giữa tiểu thương với người mua có che nilong để chống giọt bắn

Ông Phan Anh Hùng, Chủ tịch UBND phường Hưng Phúc cho biết, sau ngày chợ Hưng Phúc được mở, những tiểu thương bán hàng ở chợ, phải được tiêm ít nhất một mũi vắc xin, được xét nghiệm âm tính trước khi vào chợ và 3 ngày/1lần phải xét nghiệm lại. Cùng với đó, các tiểu thương phải khai báo y tế hàng ngày; không đi làm việc nếu có một trong các triệu chứng như: mệt mỏi, sốt, ho, đau rát họng, khó thở hoặc đang trong thời gian cách ly tại nhà theo yêu cầu của cơ quan y tế; tự đo thân nhiệt, theo dõi sức khỏe tại nhà, trước khi đến nơi làm việc, nếu có các biểu hiện sốt, ho, đau họng, khó thở... phải báo cho đơn vị quản lý chợ, trạm y tế các phường, xã để được tư vấn và xử lý theo quy định.

Bà Trần Thị Mỹ Hà cũng cho biết thêm, với diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh, tính đến ngày 15/9 toàn thành phố có 26 chợ truyền thống đang tạm đóng cửa để phòng chống dịch và chỉ có 4 chợ được mở cửa trở lại 2 ngày gần đây gồm, chợ Cọi, chợ Hưng Phúc, chợ Bến Thuỷ và chợ Cầu Nghi Liên, trong số 8 chợ được phép mở lại lần này. Việc mở lại các chợ truyền thống còn lại do UBND thành phố căn cứ tình hình dịch bệnh và điều kiện thực tế để đưa ra quyết định.

Trước đó, khi tất cả các phường ở thành phố tạm ngưng hoạt động đối với toàn bộ các chợ truyền thống thì việc cung ứng, phân phối hàng hóa cho người dân tập trung vào các hệ thống phân phối hiện đại làm gia tăng áp lực và tạo thêm nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh. Việc nhanh chóng tổ chức lại các điểm cung ứng hàng hóa tại địa phương và đưa vào hoạt động trở lại các điểm bán mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu tại chợ truyền thống hoặc hình thành các điểm bán nhỏ (trong đó ưu tiên tập trung các mặt hàng thực phẩm tươi sống, rau, củ, quả) trong điều kiện an toàn là hết sức cần thiết.

Hoàng Trinh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Quảng Ninh: Tăng tốc hoàn thành kế hoạch, giữ vững tăng trưởng 2 con số

Quảng Ninh: Tăng tốc hoàn thành kế hoạch, giữ vững tăng trưởng 2 con số

Tỉnh Quảng Ninh đang nỗ lực, tăng tốc thực hiện mọi nhiệm vụ đề ra, đến thời điểm này, nhiều chỉ tiêu kinh tế-xã hội năm 2024 của tỉnh ước hoàn thành kế hoạch.
Lạng Sơn: Phê duyệt mức hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo

Lạng Sơn: Phê duyệt mức hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo

Mới đây, UBND tỉnh Lạng Sơn đã ban hành Quyết định số 2029/QĐ-UBND về việc phê duyệt mức hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo, hộ chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh.
Quảng Nam: Mưa lớn gây sạt lở nhiều nơi ở huyện miền núi Bắc Trà My

Quảng Nam: Mưa lớn gây sạt lở nhiều nơi ở huyện miền núi Bắc Trà My

Mưa lớn kéo dài gây ra rất nhiều điểm sạt lở tại huyện Bắc Trà My, lực lượng chức năng đang tổ chức sơ tán dân và nỗ lực thông tuyến tạm thời.
Sau sắp xếp đơn vị hành chính, thành phố Thanh Hóa sẽ có bao nhiêu phường, xã?

Sau sắp xếp đơn vị hành chính, thành phố Thanh Hóa sẽ có bao nhiêu phường, xã?

Sau khi sắp xếp, thành phố Thanh Hóa sẽ có 47 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 33 phường và 14 xã và sẽ chính thức đi vào hoạt động từ 0 giờ, ngày 1/1/2025
Thừa Thiên Huế: Công điện hoả tốc ứng phó mưa lũ, học sinh được nghỉ học

Thừa Thiên Huế: Công điện hoả tốc ứng phó mưa lũ, học sinh được nghỉ học

Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành công điện hoả tốc nhằm ứng phó mưa lũ; cho học sinh nghỉ học ngày 25/11.

Tin cùng chuyên mục

Nước lũ dâng cao, tỉnh Quảng Ngãi di dời khẩn cấp người dân

Nước lũ dâng cao, tỉnh Quảng Ngãi di dời khẩn cấp người dân

Mưa lớn kéo dài, nước sông Trà Câu dâng cao, gây ngập lụt diện rộng tại thị xã Đức Phổ (tỉnh Quảng Ngãi), nhiều hộ dân phải di dời khẩn cấp đến nơi an toàn.
Quảng Nam: Mưa lớn gây sạt lở làm sập tường ở điểm trường Răng Chuỗi huyện Nam Trà My

Quảng Nam: Mưa lớn gây sạt lở làm sập tường ở điểm trường Răng Chuỗi huyện Nam Trà My

Mưa lớn nhiều khiến đất đá từ taluy dương phía sau tràn xuống làm sập một mảng tường lớn tại điểm trưởng Răng Chuỗi (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam).
Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh): Hướng tới ‘cái nôi’ giá trị văn hóa lịch sử

Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh): Hướng tới ‘cái nôi’ giá trị văn hóa lịch sử

Vịnh Hạ Long, viên ngọc quý của Việt Nam đã và đang khẳng định vị thế một trong những di sản thiên nhiên thế giới kỳ vĩ cùng với giá trị về văn hóa, lịch sử
Quảng Ninh: Doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh

Quảng Ninh: Doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh

Thời gian qua, các doanh nghiệp, đơn vị, cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã chủ động nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất.
Sẽ sớm ổn định cuộc sống cho người dân khu tái định cư dự án Trung tâm điện lực Quảng Trạch

Sẽ sớm ổn định cuộc sống cho người dân khu tái định cư dự án Trung tâm điện lực Quảng Trạch

Chính quyền địa phương đang tích cực hoàn tất các hạng mục khu tái định cư giai đoạn 4 để bố trí cho các hộ còn lại tại dự án Trung tâm điện lực Quảng Trạch.
Bình Định: Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo chiều sâu

Bình Định: Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo chiều sâu

Sở Công Thương Bình Định đã định hướng giải pháp trong thời gian tới sẽ thúc đẩy mạnh mẽ chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo chiều sâu, có giá trị cao.
Quảng Ninh tăng cường quản lý, khai thác tài nguyên than

Quảng Ninh tăng cường quản lý, khai thác tài nguyên than

Những năm qua, công tác quản lý tài nguyên than, khoáng sản luôn được tỉnh Quảng Ninh quan tâm, chú trọng.
Chuyển đổi số tạo

Chuyển đổi số tạo 'cú hích' phát triển du lịch Quảng Ninh

Ngành du lịch Quảng Ninh xác định chuyển đổi số là giải pháp, hướng đi tất yếu giúp du lịch tăng tốc bứt phá và phát triển bền vững.
Vĩnh Phúc: Tăng trưởng GRDP năm 2024 dự kiến đạt 7,5-7,8%

Vĩnh Phúc: Tăng trưởng GRDP năm 2024 dự kiến đạt 7,5-7,8%

Theo UBND tỉnh Vĩnh Phúc, ước tăng trưởng GRDP của địa phương năm 2024 đạt 7,5-7,8% so với năm 2023, cao hơn tốc độ tăng bình quân của cả nước ước đạt 6,8-7%.
Quảng Ninh: Ngành du lịch

Quảng Ninh: Ngành du lịch 'chạy nước rút' chinh phục mục tiêu 19 triệu lượt khách

Còn hơn một tháng nữa là năm 2024 khép lại, Quảng Ninh đang dồn lực để hoàn thành mục tiêu đón 19 triệu lượt khách, trong đó có 3,5 triệu lượt khách quốc tế.
Dân ca Quan họ Bắc Ninh: 15 năm lan tỏa mạnh mẽ

Dân ca Quan họ Bắc Ninh: 15 năm lan tỏa mạnh mẽ

Tối ngày 23/11, đã diễn ra chương trình kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Chung tay bảo tồn, phát huy giá trị Di sản thế giới vịnh Hạ Long và quần đảo Cát Bà

Chung tay bảo tồn, phát huy giá trị Di sản thế giới vịnh Hạ Long và quần đảo Cát Bà

Tỉnh Quảng Ninh và thành phố Hải Phòng cùng phối hợp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị Di sản thế giới vịnh Hạ Long và quần đảo Cát Bà.
Quảng Ninh: Doanh nghiệp giảm chi phí, tăng năng suất nhờ tiết kiệm điện

Quảng Ninh: Doanh nghiệp giảm chi phí, tăng năng suất nhờ tiết kiệm điện

Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã tích cực, chủ động thực hiện nhiều giải pháp cụ thể nhằm tiết kiệm sản lượng điện trong sản xuất, kinh doanh.
Quảng Ninh quyết tâm cùng cả nước gỡ

Quảng Ninh quyết tâm cùng cả nước gỡ 'thẻ vàng' IUU

Tỉnh Quảng Ninh đã và đang tập trung triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, qua đó, chung tay cùng cả nước gỡ "thẻ vàng" IUU.
Bắc Giang: Kiểm soát bình ổn thị trường, chống buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu

Bắc Giang: Kiểm soát bình ổn thị trường, chống buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu

Sở Công Thương Bắc Giang đề nghị tăng cường kiểm tra, chống sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng nhập lậu vào những tháng cuối năm.
Quảng Ninh ưu tiên phát triển nhà ở xã hội

Quảng Ninh ưu tiên phát triển nhà ở xã hội

Thời gian qua, việc triển khai các dự án nhà ở xã hội được tỉnh Quảng Ninh xác định là nhiệm vụ quan trọng.
Bà Rịa – Vũng Tàu: Chạy đua với thời gian trong giải ngân vốn đầu tư công

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chạy đua với thời gian trong giải ngân vốn đầu tư công

Tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu yêu cầu các chủ đầu tư, sở, ngành địa phương cần quyết liệt hơn nữa trong công tác giải ngân vốn đầu tư công để hoàn thành kế hoạch đề ra.
‘Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa’: Cú huých mạnh mẽ cho du lịch

‘Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa’: Cú huých mạnh mẽ cho du lịch

Với quyết tâm đạt mục tiêu 19 triệu lượt khách trong năm, ngành du lịch Quảng Ninh đang dồn toàn lực để tạo nên một mùa du lịch bùng nổ.
Mỏ khoáng sản làm vật liệu san lấp 39,4ha ở tỉnh Thanh Hóa về tay doanh nghiệp nào?

Mỏ khoáng sản làm vật liệu san lấp 39,4ha ở tỉnh Thanh Hóa về tay doanh nghiệp nào?

Tỉnh Thanh Hóa vừa có quyết định công nhận kết quả trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản mỏ đất 39,4 ha làm vật liệu san lấp tại huyện Như Thanh.
Triển lãm tranh, ảnh, tư liệu tuyên truyền phòng, chống rác thải nhựa tại Thanh Hóa

Triển lãm tranh, ảnh, tư liệu tuyên truyền phòng, chống rác thải nhựa tại Thanh Hóa

Cục Thông tin cơ sở (Bộ Thông tin và Truyền thông) đã tổ chức Triển lãm tranh, ảnh, tư liệu tuyên truyền phòng, chống rác thải nhựa năm 2024 tại tỉnh Thanh Hóa.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động