Thời điểm này, dịch Covid-19 đã được kiểm soát, với sự thống nhất của chính quyền 2 huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) và Noọng Hét (Lào) việc mở lại chợ cửa khẩu là hợp lý nhằm tăng cường các hoạt động buôn bán, giao lưu văn hóa, tham quan, để góp phần phát triển kinh tế- xã hội.
Chợ biên Nậm Cắn nằm giáp ranh giữa biên giới hai nước Việt Nam – Lào. |
Cũng theo UBND huyện Kỳ Sơn, đây là viễ làm cần thiết cho sự kết nối giao thương. Huyện đã ra thông báo tới các đơn vị, địa phương, các tổ chức, cá nhân được biết để tham gia hoạt động buôn bán, giao lưu văn hóa, tham quan, đề góp phần phát triển kinh tế- xã hội.
Chợ biên giới Cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn (hay còn gọi là chợ biên Nậm Cắn) nằm giáp ranh giữa biên giới hai nước Việt Nam - Lào. Cách thành phố Vinh chừng 320 km, cách thị trấn Mường Xén (huyện Kỳ Sơn) chừng 20 km.
Đây được biết đến là khu chợ với nét văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc Mông, Thái, Khơ Mú ở miền Tây Nghệ An, các dân tộc của Lào chủ yếu ở huyện Noọng Hét (Lào). Chợ biên Nậm Cắn là nơi quy tụ muôn sắc về văn hóa của các đồng bào dân tộc... từ văn hóa về ẩm thực cho đến trang phục hay đến các sản vật được bà con dân bản mang ra trao đổi, mua bán.
Chợ biên giới Nậm Cắn mang đậm những nét riêng đặc trưng của đồng bào các dân tộc Mông, Khơ Mú, Thái ở miền Tây Nghệ An và các dân tộc của Lào. |
Sau khi Nậm Cắn được nâng cấp thành cửa khẩu Quốc tế, chợ chuyển sang họp ở bản Đỉnh Đam, xã Noọng Hét tỉnh Xiêng Khoảng (Lào).
Trước đây, mỗi tháng chợ biên Nậm Cắn tổ chức 2 phiên vào các ngày 14, 15 và ngày 29, 30 hàng tháng. Nhưng kể từ năm 2016, chợ được họp với tần suất dày hơn thành 3 phiên trong 1 tháng gồm các ngày 10, 20 và 30 dương lịch vào chủ nhật hàng tuần, bởi sự giao lưu cộng đồng dân tộc thiểu số của hai nước Việt Nam - Lào ở khu vực biên giới là rất cần thiết.
Tuy nhiên, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, chợ phiên độc đáo này phải dừng hoạt động kể từ tháng 3/2020.