Nghệ An: Cam Bù Sen giá 80.000 - 120.000 đồng/kg khi vào chính vụ

Hơn 1 tháng nữa mới vào vụ thu hoạch nhưng nhiều vườn cam Bù Sen ở xã Khai Sơn (Anh Sơn) đã có khách đặt hàng với giá bán khá cao, từ 80.000 - 120.000 đồng/kg.

Cam Bù Sen với các loại cam lòng vàng, cam Xã Đoài... từ lâu đã trở thành thức quả đặc sản nức tiếng của Nghệ An bởi hương vị ngọt thanh, mọng nước. Cam Bù Sen Tri Lễ đã được trồng từ lâu trên vùng đất Anh Sơn và người dân ở đây thường quen gọi là cam Bù Sen. Cam Bù Sen được coi là loại quả đặc sản của huyện miền núi Anh Sơn. Đặc điểm của loại cam này là vỏ quả bóng, có màu vàng cam đẹp mắt, quả tròn dẹt, ăn ngọt thanh và tép giòn. Đặc biệt, cam chín vào đúng dịp Tết Nguyên đán nên đắt khách, được giá. Đến thời điểm hiện tại, nhiều vườn cam ở xã Khai Sơn đã có nhiều đơn đặt hàng nội tỉnh, ngoại tỉnh dù còn 1 tháng nữa mới mở trại thu hoạch.

Nghệ An: Cam Bù Sen giá 80.000 - 120.000 đồng/kg khi vào chính vụ
Nhiều cây cam được chủ vườn sử dụng dây buộc cành vì quá nhiều quả, tránh làm gãy cành

Ngày nay, những vườn cam đã mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân Khai Sơn, Hội Sơn, nhiều mô hình vườn có doanh thu đạt từ vài trăm triệu đến hàng tỉ đồng mỗi năm. Từ lâu cam Bù Sen đã trở thành một trong những cây trồng chủ lực mang lại thu nhập chính cho người dân nơi đây, đặc biệt vào mỗi dịp Tết Nguyên đán.

Gần đây diện tích trồng cam Bù Sen được mở rộng ra một số xã Khai Sơn, Hội Sơn… với diện tích khoảng 23ha, sản lượng cam mỗi năm đạt trên 260 tấn/năm. Thời điểm này, người trồng cam Bù Sen đang tích cực dọn cành, dưỡng quả… chuẩn bị đón vụ cam bội thu.

Phải đến đầu tháng 12 âm lịch là thời điểm bắt đầu thu hoạch cam Bù Sen chính vụ, và thu hoạch kéo dài đến tháng giêng năm sau, tuy nhiên thời điểm này, những vườn cam Bù Sen ở xã Khai Sơn huyện Anh Sơn (Nghệ An) đã bắt đầu chín… Những ngày qua các chủ vườn cam cũng đã bắt đầu đón khách vào vườn chọn cắt cam, sớm hơn nhiều so với những năm trước.

Theo người dân địa phương, nhờ thời tiết thuận lợi, không có bão lũ nên năm nay cam Bù Sen được mùa, ít bị rụng quả hơn so với những năm trước. Đầu vụ, cam Bù Sen đã có giá từ 80.000 - 120.000 đồng mỗi kg nhưng vẫn được nhiều khách hàng đến tận vườn thu mua. Năm nay, do dịch bệnh nên nhiều người đặt mua cam sớm để gửi làm quà tặng.

Nghệ An: Cam Bù Sen giá 80.000 - 120.000 đồng/kg khi vào chính vụ
Cam báo hiệu một vụ mùa bội thu

Ông Trần Văn Hải ở thôn 10 xã Hội Sơn, huyện Anh Sơn cho hay, gia đình ông mua vườn từ năm 2012, nhưng mãi đến năm 2017 mới trồng giống cam Bù Sen này, hiện ông có hơn 3.500 gốc cam trên 51ha diện tích trồng cam. "Thời điểm này cam bắt đầu chín bói, khoảng chừng đầu tháng 12 âm lịch là cho thu hoạch đến rằm tháng Giêng là hết vụ. Cam năm nay sai quả, không bị dịch hại nên quả to đều, đẹp mã. Các năm trước, vườn cam của gia đình luôn “cháy hàng”. Năm nay, dù chưa đến vụ thu hoạch nhưng đã có nhiều khách đến tại vườn xem, đặt cọc. Có những mối khách quen ở Hà Nội đã gọi điện đặt hàng trước cả tháng nay…”, ông Nguyễn Văn Hải cho biết.

Năm nay vườn cam của ông Hải có thể cho đến 40 tấn. Nhờ được chăm sóc tốt nên cam của ông được khách hàng đánh giá chất lượng hơn vụ trước.

“Các năm trước, chỉ có kênh bán hàng truyền thống, rồi thương lái đến thu mua, năm nay do dịch bệnh mọi thứ khó khăn hơn. Thế nhưng cũng rất may mắn cùng với sự hỗ trợ từ phía chính quyền địa phương, cam Bù Sen đã được chào bán trên các kênh như Postmart, Voso, Sendo.... Cam lên sàn đã giúp người nông dân như chúng tôi giới thiệu được sản phẩm của mình rộng rãi hơn, không bó hẹp trong tỉnh mà là cả nước, thậm chí cả nước ngoài đều biết đến. Ngoài ra sản phẩm của mình khi lên sàn thì mọi thông tin đều minh bạch và giúp người mua tìm kiếm, tiếp cận nhà cung cấp nông sản nhanh hơn, tất nhiên các chi phí khác cũng tiết kiệm hơn...”, ông Trần Văn Hải cho biết thêm.

Nghệ An: Cam Bù Sen giá 80.000 - 120.000 đồng/kg khi vào chính vụ
Cam Bù Sen Anh Sơn chín rộ vào dịp Tết Nguyên đán, tuy giá bán cao nhưng vẫn được người tiêu dùng ưa chuộng

Vụ cam Tết năm nay, sản lượng cam bù sen ở Anh Sơn dự kiến đạt gần 300 tấn, giá cam dự đoán sẽ cao hơn các năm trước và nằm ở mức 80.000 - 120.000 đồng/kg, đem lại doanh thu dự kiến trên 20 tỷ đồng. Hiện nhiều vườn cam đang xanh, quả đang treo trên cành nhưng đã “có chủ” nên người trồng cam bù Anh Sơn rất phấn khởi.

Ông Nguyễn Ngọc Giang - Phó Phòng nông nghiệp huyện Anh Sơn - cho biết: Từ khi cam Bù Sen được gắn 3 sao OCOP, người dân rất có ý thức trong việc giữ thương hiệu của mình. Để bảo tồn nguồn gốc và từng bước khôi phục, phát triển thương hiệu cam Bù Sen, thời gian qua, huyện Anh Sơn đã phối hợp với các ngành chức năng tổ chức khảo sát thực tế để theo dõi, nghiên cứu, khảo nghiệm, đánh giá quá trình sinh trưởng, phát triển của giống cam Bù Sen nhằm phục vụ tốt cho việc nhân giống, mở rộng diện tích.

Ngoài việc xây dựng thương hiệu cam theo tiêu chuẩn VietGAP, nhiều gia đình ở Anh Sơn đã phối hợp với chính quyền địa phương triển khai quy trình sản xuất cam sạch. Các hộ trồng cam đã biết cách sử dụng ứng dụng thương mại điện tử để đưa sản phẩm cam đến gần hơn với người tiêu dùng, với cách quảng bá mới này, hy vọng thương hiệu cam Bù Sen sẽ ngày càng được biết đến nhiều hơn trên thị trường trong và ngoài nước.

“Với những đặc tính đặc trưng, cam Bù Sen Anh Sơn trở thành đặc sản nức tiếng, được lựa chọn để chưng ban thờ ngày Tết, chọn làm quà biếu Tết… Cam chín vào đúng dịp Tết Nguyên đán nên dễ bán và bán được giá cao. Tính về hiệu quả kinh tế thì cao gấp nhiều lần so với các loại cây trồng khác…”, ông Nguyễn Ngọc Giang nói thêm.

Cam Bù Sen Tri Lễ có nguồn gốc trên 150 năm ở làng Sao Sa thuộc thôn 3, xã Khai Sơn, huyện Anh Sơn, có thương hiệu nối tiếng của vùng đất Tri Lễ, với hương vị cam ngon mọng nước, ngọt thanh, múi vàng óng và có mùi thơm đặc trưng. Nguồn gốc xuất xứ cây cam Bù Sen theo lời kể lại rằng, vào đầu thế kỷ XX cây cam bù sen được trồng ở một số hộ ở xóm Đình, làng Tri Lễ, xã Khai Sơn.

Cây cam được trồng tại vùng Nương Đình (vùng đất bãi ven sông Lam). Đến năm 1966, các hộ di dân vào làng mới có đem theo giống cam Bù Sen vào trồng và sau đó được thế hệ con cháu tiếp tục duy trì và trồng cho đến ngày nay.

Hoàng Trinh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: sản phẩm OCOP

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thanh Hóa: Nỗ lực phát triển sản phẩm OCOP, thúc đẩy kinh tế khu vực nông thôn phát triển

Thanh Hóa: Nỗ lực phát triển sản phẩm OCOP, thúc đẩy kinh tế khu vực nông thôn phát triển

Sau hơn 5 năm triển khai Chương trình OCOP, đến nay tỉnh Thanh Hóa đã có 479 sản phẩm OCOP. Kết quả trên đã thúc đẩy kinh tế khu vực nông thôn phát triển.
KOTRA Hà Nội phối hợp cùng Paris Baguette Việt Nam quảng bá sản phẩm OCOP

KOTRA Hà Nội phối hợp cùng Paris Baguette Việt Nam quảng bá sản phẩm OCOP

KOTRA Hà Nội phối hợp cùng Paris Baguette Việt Nam tổ chức khu trưng bày sản phẩm OCOP tại 2 cửa hàng ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, từ 15/4-14/5/2024.
Thúc đẩy sản phẩm OCOP Hậu Giang

Thúc đẩy sản phẩm OCOP Hậu Giang

Năm 2024, Hậu Giang đặt mục tiêu công nhận ít nhất 8 sản phẩm đạt OCOP 4 sao, thăng hạng ít nhất 25% sản phẩm OCOP từ 3 sao lên 4 sao cấp tỉnh.
Lâm Đồng: Macca Sao Vàng trên hành trình trở thành sản phẩm OCOP 5 sao

Lâm Đồng: Macca Sao Vàng trên hành trình trở thành sản phẩm OCOP 5 sao

Các sản phẩm mắc ca thương hiệu “Macca Sao Vàng” xã Hoài Đức, huyện Lâm Hà (Lâm Đồng) đã hoàn tất hồ sơ xếp hạng OCOP 5 sao cấp quốc gia.
Hơn 60% sản phẩm OCOP 4 sao đã được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

Hơn 60% sản phẩm OCOP 4 sao đã được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

Thống kê từ 27 địa phương cho thấy, có 978 sản phẩm được công nhận OCOP 4 sao, trong đó 62% sản phẩm đã được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

Tin cùng chuyên mục

Vĩnh Long: Tìm đầu ra cho sản phẩm OCOP

Vĩnh Long: Tìm đầu ra cho sản phẩm OCOP

Các sản phẩm OCOP của tỉnh Vĩnh Long đã có chất lượng tốt, từng bước tăng tính cạnh tranh, khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ.
Bà Rịa – Vũng Tàu có thêm 22 sản phẩm OCOP 4 sao

Bà Rịa – Vũng Tàu có thêm 22 sản phẩm OCOP 4 sao

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã trao giấy chứng nhận 22 sản phẩm OCOP 4 sao cấp tỉnh cho 14 đơn vị trên địa bàn.
Quảng Nam: Đẩy mạnh phát triển sản phẩm OCOP

Quảng Nam: Đẩy mạnh phát triển sản phẩm OCOP

Quảng Nam phấn đấu trong năm 2024 có ít nhất 70% số sản phẩm đăng ký tham gia Chương trình OCOP đạt hạng 3 sao trở lên, trong đó có từ 15-20 sản phẩm 4 sao.
Infographic: Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2025 có thêm 2.000 sản phẩm OCOP

Infographic: Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2025 có thêm 2.000 sản phẩm OCOP

Thành phố Hà Nội phấn đấu đến năm 2025 có thêm 2.000 sản phẩm OCOP được chứng nhận đạt từ 3 sao, trong đó, 3% trên tổng sản phẩm đạt tiềm năng 5 sao.
TP. Hồ Chí Minh: Hàng trăm sản phẩm OCOP hiện diện tại Hội Báo toàn quốc 2024

TP. Hồ Chí Minh: Hàng trăm sản phẩm OCOP hiện diện tại Hội Báo toàn quốc 2024

Hàng trăm sản phẩm OCOP của hơn 60 gian hàng đến từ các tỉnh, thành trên cả nước đã có mặt tại Hội Báo toàn quốc 2024 đang diễn ra ở TP. Hồ Chí Minh.
Đà Nẵng: Sản phẩm OCOP du lịch "hút" du khách

Đà Nẵng: Sản phẩm OCOP du lịch "hút" du khách

Việc Đà Nẵng có sản phẩm OCOP du lịch đầu tiên đã góp phần đa dạng sản phẩm đặc trưng của địa phương, tạo thêm điểm du lịch hấp dẫn cho người dân và du khách.
Cà Mau: Phấn đấu hỗ trợ nâng hạng ít nhất 15 sản phẩm OCOP đạt 4 - 5 sao

Cà Mau: Phấn đấu hỗ trợ nâng hạng ít nhất 15 sản phẩm OCOP đạt 4 - 5 sao

Năm 2024, Cà Mau sẽ phát triển mới và tiêu chuẩn hóa ít nhất 40 sản phẩm OCOP, trong đó, công nhận mới ít nhất 30 sản phẩm đạt từ 3 - 4 sao.
Ninh Thuận phấn đấu có thêm 20-30 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP

Ninh Thuận phấn đấu có thêm 20-30 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP

Tỉnh Ninh Thuận lên kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2024, mục tiêu có thêm 20-30 sản phẩm mới đạt chứng nhận.
Nghệ An: Có thêm 9 sản phẩm OCOP cấp tỉnh

Nghệ An: Có thêm 9 sản phẩm OCOP cấp tỉnh

UBND tỉnh Nghệ An vừa công nhận thêm 9 sản phẩm OCOP đạt chuẩn 4 sao, góp phần để tỉnh sớm cán đích 650 sản phẩm OCOP vào năm 2025.
Thanh Hóa: Gần 1.000 loại sản phẩm nông nghiệp và OCOP phục vụ nhân dân mua sắm Tết

Thanh Hóa: Gần 1.000 loại sản phẩm nông nghiệp và OCOP phục vụ nhân dân mua sắm Tết

Tỉnh Thanh Hóa đã trưng bày 100 gian hàng với gần 1.000 loại sản phẩm nông nghiệp và sản phẩm OCOP phục vụ nhân dân mua sắm Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.
Thanh Hóa: Gần 40 gian hàng trưng bày các sản phẩm OCOP phục vụ nhân dân mua sắm Tết

Thanh Hóa: Gần 40 gian hàng trưng bày các sản phẩm OCOP phục vụ nhân dân mua sắm Tết

Các doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã trưng bày gần 40 gian hàng với đa dạng các sản phẩm OCOP phục vụ nhân dân mua sắm Tết.
Lâm Đồng: Trao chứng nhận OCOP 4 sao cho 21 sản phẩm

Lâm Đồng: Trao chứng nhận OCOP 4 sao cho 21 sản phẩm

Hội đồng OCOP tỉnh Lâm Đồng đã trao chứng nhận đợt 1 năm 2024 cho 21 sản phẩm OCOP 4 sao thuộc 6 chủ thể trên địa bàn.
Đồng Tháp công nhận thêm 40 sản phẩm OCOP 4 sao

Đồng Tháp công nhận thêm 40 sản phẩm OCOP 4 sao

Tỉnh Đồng Tháp vừa quyết định công nhận kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP 4 sao với 40 sản phẩm của 13 chủ thể.
Tiêu thụ sản phẩm OCOP bằng câu chuyện văn hoá

Tiêu thụ sản phẩm OCOP bằng câu chuyện văn hoá

Với câu chuyện riêng có của mình, các sản phẩm OCOP đã có riêng một tấm “giấy thông hành” để tiêu thụ. Câu chuyện về chè Suối Giàng là một câu chuyện như vậy.
Gia tăng kênh tiêu thụ sản phẩm OCOP

Gia tăng kênh tiêu thụ sản phẩm OCOP

Với 11.054 sản phẩm OCOP từ 3 sao đến 5 sao trên cả nước, công tác tiêu thụ sản phẩm OCOP luôn được các Bộ, ngành, địa phương quan tâm.
Tìm giải pháp phát triển sâm Ngọc Linh trên đất Sơn La

Tìm giải pháp phát triển sâm Ngọc Linh trên đất Sơn La

Ngày 22/12, tại Sơn La đã diễn ra Gala “Sâm Ngọc Linh Sơn La – Từ quốc bảo thành sinh kế"
Nghệ An: Sản phẩm cam Thanh Chương được chứng nhận đạt tiêu chuẩn hữu cơ

Nghệ An: Sản phẩm cam Thanh Chương được chứng nhận đạt tiêu chuẩn hữu cơ

Sản phẩm cam Thanh Chương của tỉnh Nghệ An được Trung tâm Kiểm nghiệm và Chứng nhận TQC CGLOBAL chứng nhận đạt tiêu chuẩn hữa cơ.
Ban hành Bộ tiêu chí Mô hình Trung tâm Thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP

Ban hành Bộ tiêu chí Mô hình Trung tâm Thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP

Trung tâm Thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với du lịch cấp xã trên địa bàn Hà Nội có quy mô tối thiểu 500 m2.
Hà Nội: Khai mạc Triển lãm các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ và làng nghề Bát Tràng 2023

Hà Nội: Khai mạc Triển lãm các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ và làng nghề Bát Tràng 2023

Tối 15/12, diễn ra lễ khai mạc Triển lãm các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ và làng nghề Bát Tràng 2023
Quảng Nam đẩy mạnh kết nối cung cầu, xuất khẩu sản phẩm OCOP

Quảng Nam đẩy mạnh kết nối cung cầu, xuất khẩu sản phẩm OCOP

Từ việc kết nối, xúc tiến thương mại, các sản phẩm OCOP Quảng Nam đã và đang đến với thị trường trong và ngoài nước một cách hiệu quả.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động