Thứ năm 15/05/2025 17:43

Nghệ An- Cần sớm khoanh vùng bảo vệ và cấp sổ đỏ các khu di tích lịch sử văn hóa

Khoanh vùng và bảo vệ di tích lịch sử văn hóa là một trong những quy định tại Luật di sản dành cho những di tích đã được xếp hạng. Thế nhưng, nhiều vướng mắc, khó khăn và bất cập trong quá trình thực hiện.

Kênh nhà Lê đang bị nắn dòng do các công trình xây dựng

Nằm trong cụm di tích Làng đỏ- Nhà thờ Nguyễn Sỹ Huyến là 1 trong 5 di tích lịch sử văn hóa còn lại tại phường Hưng Dũng, thành phố Vinh. Năm 1991, nhà thờ Nguyễn Sỹ Huyến đã được công nhận là di tích Lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Khi di tích được công nhận, chính quyền chưa tiến hành di dời, tái định cư cho các hộ dân trong khu vực cắm mốc. Đến thời điểm hiện tại, ngay trong nội tộc lại xảy ra tranh chấp đất đai khiến cho việc phân vùng bảo vệ gặp trở ngại.

Ông Nguyễn Phúc Trang - Phó chủ tịch UBND phường Hưng Dũng cho biết: Trước đây, khi công nhận các di tích tuy đã tổ chức khoanh vùng nhưng chủ yếu lại khoanh vùng trên giấy và không có quy hoạch thực tế sử dụng. Quá trình khoanh vùng lại không có hướng dẫn cụ thể là sử dụng quản lý và thu hồi đất như thế nào nên khó giải quyết những tranh chấp nảy sinh, đặc biệt là ở những di tích đang phải “sống chung” với các hộ gia đình như Nhà thờ Nguyễn Sỹ Huyến nói trên.

Tại khu di tích lịch sử Kênh nhà Lê cũng đang bị xâm lấn nghiêm trọng. Kênh nhà Lê là tuyến đường thủy đầu tiên được khởi đào từ năm 983 thời Tiền Lê và sau đó tiếp tục được đào thêm nhiều con sông, nối các sông tự nhiên thành một tuyến đường thủy kéo dài từ Ninh Bình vào Hà Tĩnh. Năm 2016, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã xếp hạng di tích quốc gia đối với di tích lịch sử Kênh Nhà Lê đoạn qua địa bàn thành phố Vinh, huyện Hưng Nguyên và huyện Nghi Lộc.

Chỉ cách tượng đài tưởng niệm nhà Lê, xã Nghi Yên, huyện Nghi Lộc chừng 50 m, một phần kênh nhà Lê đang bị các đơn vị thi công cầu vượt gần đó đổ đất lấp khiến cho dòng chảy của kênh nhà Lê bị thu hẹp lại và bị nắn dòng. Có mặt với chúng tôi tại địa điểm bị xâm lấn trên, ông Nguyễn Đình Hùng, Trưởng phòng Văn hóa Thông tin huyện Nghi Lộc cho biết: Ngay sau khi công trình xây dựng có dấu hiệu vi phạm việc xâm hại di tích, huyện Nghi Lộc đã báo cáo với Sở Văn hóa và Du lịch đề đề nghị xử lý. Tuy nhiên, việc xử lý vẫn chưa dứt điểm.

Tại Công ty Cổ phần Quản lý và xây dựng giao thông thủy bộ Nghệ An – đơn vị được giao trách nhiệm quản lý đài tưởng niệm nhà Lê, ông Võ Xuân Linh – Phó Giám đốc Công ty cho hay, khi dự án cầu vượt tại nút giao tuyến đường D4 với Quốc lộ 1 cũ và đường sắt Bắc Nam kết nối Quốc lộ 1 mới triển khai chúng tôi có nhận được một văn bản của Ban quản lý dự án 2 – Bộ Giao thông vận tải về việc phối hợp trong quá trình thi công điểm quay đầu xe. Tuy nhiên, trong văn bản này không đề cập đến vấn đề lấp kênh để làm điểm tập kết…

Nhà thờ Nguyễn Sỹ Huyến là 1 trong 5 di tích lịch sử văn hóa còn lại tại phường Hưng Dũng, thành phố Vinh

Theo quy định của Luật di sản văn hóa mỗi một di tích được xếp hạng có hai khu vực cần phải được bảo vệ. Trong đó, khu vực bảo vệ I, là vùng có các yếu tố gốc cấu thành di tích và phải được bảo vệ nguyên trạng về mặt bằng và không gian.

Khu vực bảo vệ II là vùng bao quanh hoặc tiếp giáp khu vực bảo vệ I. Liên quan đến vấn đề này, điều 32, Luật di sản văn hóa cũng đã quy định: Khu vực bảo vệ di tích phải được bảo vệ nguyên trạng và nếu có tác động trong khu vực thì phải được sự cho phép bằng văn bản của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (đối với di tích cấp quốc gia). Việc xây dựng công trình trong các khu vực này không được làm ảnh hưởng đến yếu tố gốc cấu thành di tích, cảnh quan thiên nhiên và môi trường - sinh thái của di tích.

Quy định là vậy, nhưng trên thực tế, vì nhiều nguyên nhân khác nhau tình trạng di tích bị xâm lấn vẫn đang xảy ra. Mặt khác, trước đây khi xếp hạng các di tích chủ yếu chỉ khoanh vùng trên tổng thể và ước lượng nên tính chính xác không cao. Từ đó, việc khoanh vùng bảo vệ các di tích rất khó khăn vì có nhiều di tích hiện trạng đã bị thay đổi so với trước kia.

Theo ông Phạm Quang Vinh- Trưởng phòng Tu bổ tôn tạo di tích- Ban quản lý di tích và danh thắng tỉnh Nghệ An, để quản lý đất đai của di tích theo Luật Di sản và tránh bị xâm hại, di tích phải được trang bị đầy đủ các cơ sở về mặt pháp lý: cắm mốc, cấp bìa đỏ, có người trông coi bảo vệ… Khi khoanh vùng bảo vệ di tích, phải tiến hành cắm mốc khu vực 1, khu vực 2 và xây dựng hệ thống hàng rào, tường thành ngăn cách để bảo vệ di tích khỏi sự xâm lấn. Tiếp đến, đơn vị quản lý cần công bố quy hoạch khoanh vùng tại di tích để người dân sở tại biết và tham gia vào việc giữ gìn, bảo vệ. Sau khi di tích được xếp hạng, phải kiện toàn Ban quản lý, xây dựng quy chế hoạt động.

Nghệ An hiện có gần 1.400 di tích lịch sử văn hóa, trong đó 358 di tích đã được xếp hạng. Mỗi năm có từ 5 – 10 di tích đã được khoanh vùng bảo vệ, một số di tích sau khi cắm mốc đã được cấp bìa đỏ. UBND tỉnh cũng chỉ đạo, đối với những di tích đang trong quá trình xếp hạng cần phải lưu ý đến vấn đề cắm mốc, khoanh vùng. Bên cạnh đó, tuyệt đối không xếp hạng đối với những di tích đang tranh chấp, di tích cùng chung địa điểm với các hộ dân để tránh tranh chấp kéo dài làm ảnh hưởng đến giá trị của các di tích.
Hoàng Trinh
Bài viết cùng chủ đề: Di tích lịch sử

Tin cùng chuyên mục

Đắk Lắk: Dự kiến hơn 1.000 người nghỉ hưu trước tuổi, thôi việc

Sáp nhập Khánh Hòa, Ninh Thuận: Cơ hội 'vàng' bứt phá kinh tế

Ông Thái Bảo giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai

Bà Rịa - Vũng Tàu: Khởi công dự án du lịch 1 tỷ USD

Lào Cai: Sạt lở đất trong đêm vùi lấp nhà dân tại Sa Pa

Chuyển đổi số tại Nghệ An: 'AI thực chiến, bí quyết thành công'

Quảng Bình: Gỡ vướng trong giải phóng mặt bằng

Nghệ An: Khai mạc Hội chợ kết nối sản phẩm ba miền

Hà Nội bố trí đất ở để xóa nhà tạm, dột nát

Hà Nội tăng cường tuần tra, xử lý nghiêm vi phạm giao thông

Lào Cai: Đẩy mạnh phân cấp gắn với triển khai chính quyền 2 cấp

Tỉnh Hưng Yên sau sáp nhập dự kiến có 104 xã, phường

Tri thức dân gian về sâm Ngọc Linh được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Sóc Trăng: Cần hơn 61.500 tỷ đồng để đầu tư hệ thống cảng biển

Cà Mau sẽ tổ chức bắn pháo hoa nhân ngày sinh Bác Hồ

Thanh Hóa: Bí thư xã, phường mới phải có cao cấp lý luận chính trị

Thực phẩm TP. Hồ Chí Minh chinh phục thị trường Trung Đông

Lâm Đồng đẩy nhanh kiện toàn bộ máy sau sáp nhập

Những hình ảnh ấn tượng đêm khai mạc Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2025

Mãn nhãn 'đại tiệc' pháo hoa trên bầu trời Hải Phòng