Ngày này năm xưa 3/3: Tiêu chuẩn Giám đốc Sở Công Thương; Điều tra chống bán phá giá thép mạ NK

Ngày này năm xưa 3/3: Ban hành tiêu chuẩn Giám đốc Sở Công thương, Ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng Việt Nam.
Ngày này năm xưa 1/3: Phê duyệt đề án đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Mỹ Latinh Ngày này năm xưa 2/3: Ban hành Chương trình phát triển thương mại điện tử quốc gia

Chuyên mục “Ngày này năm xưa” trên Báo Công Thương tổng hợp, giới thiệu những sự kiện trong nước và ngành Công Thương và các sự kiện quốc tế ngày 3/3.

Sự kiện trong nước và ngành Công Thương

Ngày 3/3/2017: Bộ Công Thương ban hành Thông tư Quy định về nguyên tắc điều hành hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đối với mặt hàng muối, trứng gia cầm 2017.

Ngày 3/3/2008, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 04/2008/QĐ-BCT về việc ban hành Tiêu chuẩn Giám đốc Sở Công Thương. Theo đó, cán bộ công chức được bổ nhiệm lần đầu giữ chức vụ Giám đốc Sở Công Thương không quá 55 tuổi đối với nam và không quá 50 tuổi đối với nữ; khuyến khích bổ nhiệm những cán bộ trẻ tuổi có trình độ ngoại ngữ và trình độ tin học tốt; trường hợp cán bộ, công chức đã thôi giữ chức vụ lãnh đạo từ cấp Phó Giám đốc Sở hoặc tương đương trở lên thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, sau 1 thời gian công tác, nếu được xem xét để bổ nhiệm giữ chức vụ Giám đốc Sở Công Thương thì điều kiện về tuổi là không quá 55 tuổi đối với nam và 50 tuổi đối với nữ…

Ngày 3/3/2016, Bộ Công Thương ban hành Quyết định về việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với mặt hàng thép mạ nhập khẩu vào Việt Nam có nguồn gốc xuất xứ từ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (bao gồm Hồng Kông) và Hàn Quốc (mã vụ việc AD02).

Ngày này năm xưa 3/3: Tiêu chuẩn Giám đốc Sở Công Thương; Điều tra chống bán phá giá thép mạ NK
Ngày 3/3/2016 Bộ Công Thương ban hành Quyết định về việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với mặt hàng thép mạ nhập khẩu

Ngày 3/3/1497 là ngày mất của Vua Lê Thánh Tông. Vua Lê Thánh Tông tên thật là Lê Tư Thành sinh năm 1442. Ông là con vua Lê Thái Tông và bà Ngô Thị Ngọc Giao. Ông trị vì 38 năm và thời kỳ Lê Thánh Tông trị vì là thời kỳ thịnh trị nhất trong lịch sử phong kiến nước ta.

Ngày 3/3/1822 là ngày mất của Phan Huy Ích. Ông là danh sĩ của thời Hậu Lê phục vụ Triều Tây Sơn. Ông quê ở Hà Tĩnh và em là rể của Ngô Thì Nhậm. Ông từng làm Hàn lân thừa chỉ. Chán cảnh vua Lê - chúa Trịnh ông cáo bệnh về nghỉ nhưng không được chấp nhận. Khi Nguyễn Huệ lên ngôi mời ông và Phú Xuân và đi sứ sang nhà Thanh một thời gian. Ông là danh sĩ nổi tiếng với một số tác phẩm có giá trị.

Ngày 3/3/1951, thành lập Mặt trận Liên Việt. Mặt trận Liên Việt bao gồm tất cả các đoàn thể nhân dân, tôn giáo, đảng phái, các nhân sĩ yêu nước nhằm thắt chặt khối Đại đoàn kết toàn dân để kháng chiến cứu nước, Mặt trận được thành lập trên cơ sở hợp nhất Việt Minh và Liên Việt. Lấy tên là Mặt trận liên hiệp quốc dân Việt Nam. Gọi tắt là Liên Việt.

Ngày 3-3-1951, Đảng Lao động Việt Nam chính thức ra mắt quốc dân, công khai lãnh đạo cuộc kháng chiến kiến quốc

Ngày 3/3/1955, Trung đoàn Không quân Việt Nam đầu tiên được thành lập, đánh dấu bước phát triển lên chính quy, hiện đại của quân đội ta. Hơn 40 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, Không quân Việt Nam đã đánh thắng chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, bắn rơi, bắn cháy hàng trăm máy bay địch, góp phần chi viện và hợp đồng chiến đấu cho các chiến trường. Ngày nay Không quân Việt Nam có lực lượng mạnh cấp sư đoàn. Có truyền thống anh hùng. Nhiều đơn vị và cá nhân thuộc Quân chủng Không quân được tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang.

Ngày 3/3/1959, lực lượng Bộ đội Biên phòng được thành lập. Đây là lực lượng vũ trang có chức năng bảo vệ chủ quyền và lãnh thổ quốc gia khu vực biên giới. Dù thay đổi tên gọi hoặc thuộc thành phần của quân đội hay công an thì Bộ đội Biên phòng vẫn là lực lượng bảo vệ an ninh biên giới của Tổ quốc. Bộ đội biên phòng đã được Đảng và Nhà nước tuyên dương là Đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang và tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh.

Sự kiện quốc tế

Ngày 3/3/1938, Mỹ đã tìm ra mỏ dầu lớn nhất thế giới ở Dhahran, Arab Saudi. Phát hiện này đã thay đổi hoàn toàn môi trường, con người, chính trị và địa lý của Arab Saudi, vùng Trung Đông cũng như cả thế giới.

Trước phát kiến này, Arab Saudi chỉ là vùng đất sa mạc khô cằn với các bộ lạc du mục. Nguồn thu chủ yếu của nền kinh tế quốc gia này là từ những người theo đạo hồi hành hương về thánh địa Mecca. Sau phát kiến trên, Arab Saudi trở thành một trong những nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới. Saudi Aramco, doanh nghiệp dầu khí quốc gia khổng lồ của Arab Saudi, cũng là công ty có lợi nhuận và vốn hóa thuộc nhóm đầu thế giới, sánh vai cùng những gã khổng lồ công nghệ như Apple hay Google.

Theo những số liệu chính thức được Riyadh công bố, trữ lượng dầu của Arab Saudi là khoảng 268,5 tỷ thùng. Lượng dầu này đủ để vương quốc duy trì trong vòng hàng chục, thậm chí là cả trăm năm.

Ngày 3/3/1931, The Star-Spangled Banner, mới đầu bài thơ do Francis Scott Key viết sau khi quan sát Trận Baltimore trong Chiến tranh 1812, chính thức trở thành quốc ca Hoa Kỳ.

Ngày 3/3/1923, số đầu tiên của tạp chí tin tức Time được xuất bản bởi người Mỹ Briton Hadden và Henry Luce.

Ngày 3/3/1861, Sa hoàng Aleksandr II của Nga ban hành Sắc lệnh giải phóng nông nô.

Ngày 3/3/1845, Ngày sinh Ghêóoc Canthô - được coi là nhà toán học lớn cuối thế kỷ XIX. Ông có nhiều cống hiến trong việc xây dựng nền lý thuyết tập hợp - một lý thuyết quan trọng trong việc xây dựng cơ sở cho toán học hiện đại.

Sự kiện về Bác Hồ

Ngày 3-3-1951, tại “lễ ra mắt quốc dân” của Đảng Lao động Việt Nam, Bác nhấn mạnh rằng mục đích của Đảng “có thể gồm trong 8 chữ là: Đoàn kết toàn dân, phụng sự Tổ quốc”; nhiệm vụ là “Kháng chiến thắng lợi, Kiến quốc thành công”; chính sách có thể đúc lại trong mấy chữ là làm cho nước Việt Nam ta “Độc lập-Thống nhất-Dân chủ-Phú cường”... “Đảng Lao động Việt Nam không sợ kẻ địch nào dù cho chúng hung tợn đến mấy, không sợ nhiệm vụ nào dù nặng nề nguy hiểm đến mấy, nhưng Đảng Lao động Việt Nam sẵn sàng vui vẻ làm trâu ngựa, làm tôi tớ trung thành của nhân dân”.

Cùng ngày, tham dự Đại hội thống nhất Việt Minh và Liên Việt, Bác tỏ niềm sung sướng khi thấy “rừng cây đại đoàn kết ấy đã nở hoa kết quả và gốc rễ nó đang ăn sâu lan rộng khắp toàn dân, và nó có một cái tương lai “trường xuân bất lão” và “chẳng những là toàn dân Việt Nam đại đoàn kết, mà toàn dân hai nước anh em là Cao Miên và Ai Lao cũng đi đến đại đoàn kết”.

Ngày 3-3-1952, trong bài “Tình đoàn kết quân dân ngày thêm bền chặt” trên báo “Nhân Dân”, Bác biểu dương: Vì lòng yêu mến bộ đội, mà nhân dân nảy ra nhiều sáng kiến, để vượt mọi khó khăn. Vì lòng yêu mến nhân dân, mà bộ đội càng thêm dũng cảm khi ra trận diệt giặc. Vì lòng yêu mến lẫn nhau, mà nhân dân càng ra sức thi đua tăng gia sản xuất, bộ đội càng ra sức thi đua diệt giặc lập công... Chính vì tình đoàn kết ấy, mà kháng chiến nhất định thắng lợi hoàn toàn:

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Quân dân đoàn kết, là đường thành công”.

Ngày 3-3-1960, dự họp Bộ Chính trị chuẩn bị Đại hội Đảng lần thứ III, Bác yêu cầu làm sao “tránh họp nhiều mà kết quả ít”. Còn trong bài viết “Nhiều” của loạt bài về chủ đề “nhanh, nhiều, tốt, rẻ” trên báo “Nhân Dân”, Bác viết: “Dũng cảm san bằng mọi trở ngại của nếp làm việc cũ và của những sự tính toán cá nhân, để tiến lên không ngừng, đạt năng suất ngày càng cao. Đó là biểu hiện cao nhất của ý thức làm chủ xã hội của giai cấp công nhân.

Ngày 3-3-1955, trên báo “Nhân Dân” đăng bài “Người cán bộ cách mạng” trong đó Bác xác định: Đạo đức cách mạng có thể nói tóm tắt là: Nhận rõ phải, trái. Giữ vững lập trường. Tận trung với nước. Tận hiếu với dân. Mọi việc thành hay là bại, chủ chốt là do cán bộ có thấm nhuần đạo đức cách mạng, hay là không.

Đây là tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng của người cán bộ cách mạng. Người chỉ rõ những thắng lợi chúng ta đã giành được tuy rất to, nhưng mới chỉ là thắng lợi bước đầu trên đường đi lâu dài, gian khổ. Cho nên, chúng ta quyết không nên vì thắng mà kiêu, phải nhận thấy còn nhiều khó khăn để khắc phục, chứ không phải thấy khó khăn mà sợ hãi, nản chí. Người cán bộ cách mạng phải mạnh dạn, phải có quyết tâm, phải có chí khí tiến lên mãi, tiến lên không ngừng. Trong hoàn cảnh hòa bình, số đông cán bộ ta vẫn giữ vững truyền thống cách mạng tốt đẹp, cần cù chất phác, bền bỉ đấu tranh, làm tròn nhiệm vụ. Song, có một số cán bộ lầm tưởng hòa bình là thái bình, thờ ơ với đạo đức cách mạng, còn bởi tư tưởng cá nhân chủ nghĩa trước đây chi phối mà không nhận rõ phải, trái, không giữ vững lập trường, phạm những sai lầm khuyết điểm.

Đối với người cán bộ cách mạng, để không ngừng tiến bộ, thì cần phải học tập lý luận, trau dồi đạo đức; nhận rõ điều gì là phải thì cố gắng làm, điều gì là trái thì kiên quyết tránh. Phải hiểu rằng bổn phận của người cán bộ cách mạng là suốt đời hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Phải cố gắng thực hiện cho kỳ được: Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Phải gần gũi nhân dân, học tập nhân dân, vì gần gũi nhân dân sẽ cảm thông những khó khăn, gian khổ của nhân dân, thấy rõ những gương anh hùng của nhân dân, giúp ta củng cố lập trường, trau dồi tư tưởng. Cách sửa chữa tốt nhất và quý nhất là thật thà tự phê bình và phê bình. Mỗi người cán bộ bất kỳ làm công việc gì, ở địa vị nào quyết tâm sửa chữa khuyết điểm, phát triển ưu điểm, làm tròn nhiệm vụ Đảng và Chính phủ giao cho như thế mới là thiết thực góp phần vào công cuộc đấu tranh để củng cố hòa bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập và dân chủ trong cả nước ta.

Thực hiện tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Quân đội nhân dân Việt Nam còn luôn chú trọng việc đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ để góp phần quan trọng tới việc hoàn thành nhiệm vụ, tạo nên sức mạnh chiến đấu của quân đội. Nắm vững quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác cán bộ và đạo đức của người cán bộ cách mạng trong giai đoạn mới để quan tâm chỉ đạo tổ chức thực hiện thật sự khoa học, công tâm, theo một quy trình dân chủ, trong đó chú trọng việc xây dựng cán bộ chủ trì các cấp, đội ngũ cán bộ khoa học đầu ngành có trình độ chuyên môn giỏi, thật sự kiên định vững vàng, tin cậy về bản lĩnh chính trị và năng lực trí tuệ, năng động, sáng tạo, có kiến thức cơ bản trong điều hành tổ chức, giải quyết mọi nhiệm vụ, đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Minh Kỳ
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Ngày này năm xưa

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Công Thương Trung ương tổ chức Lễ kỷ niệm truyền thống 50 năm

Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Công Thương Trung ương tổ chức Lễ kỷ niệm truyền thống 50 năm

Sáng 20/11, Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Công Thương Trung ương tổ chức Lễ Kỷ niệm 50 năm ngày truyền thống nhà trường và mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam.
Vang mãi niềm tự hào Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”

Vang mãi niềm tự hào Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”

Cách đây 70 năm, quân dân ta chiến đấu anh dũng, đánh thắng thực dân Pháp, làm nên Chiến thắng Điện Biên chủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp và những "mật lệnh" gửi từ "chảo lửa" Điện Biên Phủ

Đại tướng Võ Nguyên Giáp và những "mật lệnh" gửi từ "chảo lửa" Điện Biên Phủ

Chiến thắng Điện Biên Phủ đã trở thành mốc son chói lọi, gắn liền với tên tuổi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Tổng tư lệnh của chiến dịch.
Ngày này năm xưa 24/2: Bộ Công Thương ra Thông tư quy định về giá bán điện

Ngày này năm xưa 24/2: Bộ Công Thương ra Thông tư quy định về giá bán điện

Ngày này năm xưa 24/2/2009, Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 08/2010/TT-BCT, quy định về giá bán điện năm 2010 và hướng dẫn thực hiện.
Ngày này năm xưa 23/2: Bổ sung thành viên Ủy ban Quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế

Ngày này năm xưa 23/2: Bổ sung thành viên Ủy ban Quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế

Ngày này năm xưa 23/2: Bổ sung thành viên Ủy ban Quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế; Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ 2 họp ở Hà Nội.

Tin cùng chuyên mục

Ngày này năm xưa 28/2: Thành lập Nhà máy thuỷ điện Ialy

Ngày này năm xưa 28/2: Thành lập Nhà máy thuỷ điện Ialy

Ngày này năm xưa 28/2/2000, Bộ Công nghiệp ban hành Quyết định số 10/2000/QĐ-BCN về việc thành lập Nhà máy thuỷ điện Ialy.
Ngày này năm xưa 27/2: Ngày Thầy thuốc Việt Nam; Quy định hàng hóa mua bán qua cửa khẩu phụ biên giới

Ngày này năm xưa 27/2: Ngày Thầy thuốc Việt Nam; Quy định hàng hóa mua bán qua cửa khẩu phụ biên giới

Ngày 27/2, Bộ Y tế chọn là “Ngày Thầy thuốc Việt Nam; Bộ Công Thương quy định chi tiết hàng hóa mua bán, trao đổi qua cửa khẩu phụ, lối mở biên giới.
Ngày này năm xưa 26/2: Phê duyệt quy hoạch phát triển hệ thống đường ống xăng dầu

Ngày này năm xưa 26/2: Phê duyệt quy hoạch phát triển hệ thống đường ống xăng dầu

Ngày này năm xưa 26/2, Bộ Công Thương phê duyệt "Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đường ống xăng dầu Việt Nam; ban hành quy định về an toàn điện.
Ngày này năm xưa 25/2: Hội nghị Bộ trưởng kinh tế ASEAN hẹp lần thứ 18

Ngày này năm xưa 25/2: Hội nghị Bộ trưởng kinh tế ASEAN hẹp lần thứ 18

Ngày này năm xưa 25/2/2012, Hội nghị Bộ trưởng kinh tế ASEAN hẹp lần thứ 18 (AEM Retreat 18) diễn ra tại Nâypitô, Mianma.
Ngày này năm xưa 22/2: Ban hành Nghị định về vật liệu nổ công nghiệp

Ngày này năm xưa 22/2: Ban hành Nghị định về vật liệu nổ công nghiệp

Ngày này năm xưa 22/2: Bộ Công Thương ban hành Nghị định về vật liệu nổ công nghiệp; Hội nghị cấp cao ba nước Đông Dương họp tại Viêng Chǎn (Lào).
Ngày này năm xưa 21/2: Bộ Công Thương phê duyệt Quy trình vận hành hồ chứa thủy điện Hồi Xuân

Ngày này năm xưa 21/2: Bộ Công Thương phê duyệt Quy trình vận hành hồ chứa thủy điện Hồi Xuân

Ngày này năm xưa 21/2: Phê duyệt Quy trình vận hành hồ chứa thủy điện Hồi Xuân; sáp nhập Công ty Kim khí Đông Anh vào Công ty Xây lắp và sản xuất công nghiệp.
Ngày này năm xưa 20/2: Khánh thành đường hàng không nối Thủ đô Hà Nội với Thủ đô Viêng Chǎn

Ngày này năm xưa 20/2: Khánh thành đường hàng không nối Thủ đô Hà Nội với Thủ đô Viêng Chǎn

Ngày 20/2/1963 khánh thành đường hàng không Việt - Lào nối Thủ đô Hà Nội với Thủ đô Viêng Chǎn, mở ra không gian phát triển mới cho hai nước.
Ngày này năm xưa 19/2: Ban hành nghị định về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản

Ngày này năm xưa 19/2: Ban hành nghị định về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản

Ngày này năm xưa 19/2: Khởi công Dự án cấp điện cho xã đảo Hòn Nghệ, tỉnh Kiên Giang; ban hành Nghị định về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản.
Ngày này năm xưa 18/2: Việt Nam và Campuchia ký Hiệp ước hòa bình hữu nghị và hợp tác

Ngày này năm xưa 18/2: Việt Nam và Campuchia ký Hiệp ước hòa bình hữu nghị và hợp tác

Ngày 18/2/1979, Hiệp ước hòa bình hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và Campuchia cùng các hiệp định quan trọng khác đã được ký kết.
Ngày này năm xưa 17/2: Ban hành kế hoạch thực hiện Hiệp định RCEP

Ngày này năm xưa 17/2: Ban hành kế hoạch thực hiện Hiệp định RCEP

Ngày này năm xưa 17/2, Bộ Công Thương ban hành kế hoạch thực hiện Hiệp định RCEP; 45 năm cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc.
Ngày này năm xưa 16/2: Quy định kỹ thuật quốc gia về kỹ thuật điện

Ngày này năm xưa 16/2: Quy định kỹ thuật quốc gia về kỹ thuật điện

Ngày này năm xưa 16/2: Quy định về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí; Quy định kỹ thuật quốc gia về kỹ thuật điện.
Ngày này năm xưa 15/2: Ban hành quyết định về Ngày truyền thống ngành xăng dầu Việt Nam

Ngày này năm xưa 15/2: Ban hành quyết định về Ngày truyền thống ngành xăng dầu Việt Nam

Ngày này năm xưa 15/2: Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định lấy ngày 13/3 là Ngày truyền thống ngành xăng dầu Việt Nam.
Ngày này năm xưa 14/2: Khánh thành Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình

Ngày này năm xưa 14/2: Khánh thành Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình

Ngày này năm xưa 14/2/2019: Khánh thành Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình tại xã Mỹ Lộc, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.
Ngày này năm xưa 13/2: Hợp nhất Nghị định về kinh doanh xăng dầu của Bộ Công Thương

Ngày này năm xưa 13/2: Hợp nhất Nghị định về kinh doanh xăng dầu của Bộ Công Thương

Ngày này năm xưa ngày 13/2: Bộ Công Thương ban hành văn bản hợp nhất số 12/VBHN-BCT về Nghị định về kinh doanh xăng dầu.
Ngày này năm xưa 12/2: Quy định về việc phát triển, quản lý hoạt động thương mại điện tử

Ngày này năm xưa 12/2: Quy định về việc phát triển, quản lý hoạt động thương mại điện tử

Ngày này năm xưa 12/2: Bộ Công Thương ban hành Nghị định về thương mại điện tử, quy định về việc phát triển, ứng dụng và quản lý hoạt động thương mại điện tử.
Ngày này năm xưa ngày 11/2: Bộ Chính trị ban hành Định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia

Ngày này năm xưa ngày 11/2: Bộ Chính trị ban hành Định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia

Ngày này năm xưa 11/2, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết về về Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia; chủ trương xây dựng cao tốc Bắc - Nam phía Đông.
Ngày này năm xưa 10/2: Ngày thành lập Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia

Ngày này năm xưa 10/2: Ngày thành lập Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia

Ngày này năm xưa 10/2 ngày thành lập Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia cũng đồng thời là ngày thành lập Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo.
Ngày này năm xưa ngày 9/2: Bộ Công Thương quy định về điều kiện đầu tư lĩnh vực kinh doanh thực phẩm

Ngày này năm xưa ngày 9/2: Bộ Công Thương quy định về điều kiện đầu tư lĩnh vực kinh doanh thực phẩm

Ngày 9/2/2018: Bộ Công Thương ban hành Quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương.
Ngày này năm xưa 8/2: Ban hành Quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực điện lực

Ngày này năm xưa 8/2: Ban hành Quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực điện lực

Ngày này năm xưa ngày 8/2: Bộ Công Thương ban hành Nghị định Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực.
Ngày này năm xưa 7/2: Ban hành Danh mục bí mật nhà nước độ tối mật trong ngành công nghiệp

Ngày này năm xưa 7/2: Ban hành Danh mục bí mật nhà nước độ tối mật trong ngành công nghiệp

Ngày này năm xưa 7/2: Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định về Danh mục bí mật nhà nước độ tối mật trong ngành công nghiệp.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động