Ngày này năm xưa 26/8: Ban hành quy định xử phạt trong lĩnh vực xăng dầu và khí Ngày này năm xưa 27/8: Thành lập Ban chỉ đạo chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại |
Chuyên mục “Ngày này năm xưa” Báo Công Thương tổng hợp, giới thiệu những sự kiện trong nước, ngành Công Thương và quốc tế ngày 28/8; các sự kiện, kỷ niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Sự kiện trong nước và ngành Công Thương
Ngày 28/8/1941: Tại Bà Điểm, Hóc Môn, thực dân Pháp đã xử bắn các đồng chí: Nguyễn Vǎn Cừ - Tổng Bí thư của Đảng; Nguyễn Thị Minh Khai - Xứ uỷ viên Nam Kỳ, Bí thư Thành uỷ Sài Gòn; Phan Đǎng Lưu - Uỷ viên Trung ương Đảng; Võ Vǎn Tần - Uỷ viên Trung ương Đảng.
Trước họng súng của kẻ thù, các đồng chí bình tĩnh, không chịu bịt mắt và hô lớn những khẩu hiệu tỏ lòng tin tưởng sắt đá vào thắng lợi cuối cùng của cách mạng.
Ngày 28/8/1945: Hai chi đội giải phóng quân đầu tiên tiến vào Hà Nội. Buổi duyệt binh đầu tiên của quân đội cách mạng quần áo còn nhiều kiểu, nhiều màu, vũ khí còn thô sơ, nhưng được nhân dân Hà Nội khâm phục và trìu mến đón mừng.
Bác Hồ và các thành viên trong Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được Quốc hội bầu tại kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa 1 (3-11-1946)- Ảnh tư liệu |
Ngày 28/8/1945: Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu đã ra Tuyên cáo trước quốc dân đồng bào và toàn thế giới về việc thành lập Chính phủ của nước Việt Nam mới. Đó cũng chính là ngày đánh dấu sự ra đời của bộ máy Văn phòng giúp việc cho cơ quan hành chính các cấp. Đặc biệt, Tuyên cáo ngày 28/8/1945 của Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà còn công bố Danh sách Nội các thống nhất Quốc gia gồm:
Chính phủ lâm thời có 15 vị Bộ trưởng do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu. Chủ tịch Chính phủ lâm thời kiêm Bộ trưởng Ngoại giao - Cụ Hồ Chí Minh; Bộ trưởng Bộ Nội vụ- ông Võ Nguyên Giáp; Bộ trưởng Bộ Thông tin, Tuyên truyền ông Trần Huy Liệu; Bộ trưởng Bộ Quốc phòng - ông Chu Văn Tấn; Bộ trưởng Bộ Thanh niên - ông Dương Đức Hiền; Bộ trưởng Bộ Kinh tế quốc gia- ông Nguyễn Mạnh Hà (tiền thân của Bộ Công Thương ngày nay); Bộ trưởng Bộ Cứu tế xã hội- ông Nguyễn Văn Tố; Bộ trưởng Bộ Tư pháp- ông Vũ Trọng Khánh; Bộ trưởng Bộ Y tế -ông Phạm Ngọc Thạch, Bộ trưởng Bộ Giao thông Công chính -ông Đào Trọng Kim; Bộ trưởng Bộ Lao động-ông Lê Văn Hiến; Bộ trưởng Bộ Tài chính- ông Phạm Văn Đồng; Bộ trưởng Bộ Quốc gia giáo dục- ông Vũ Đình Hoè; Bộ trưởng Bộ Canh nông- ông Cù Huy Cận, Bộ trưởng không bộ- ông Nguyễn Văn Xuân.
Để ghi nhớ sự kiện này, ngày 22/7/2004, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định chọn ngày 28/8 hàng năm là Ngày truyền thống Văn phòng các Cơ quan hành chính nhà nước.
Theo đó, ngày 28/8/2023 tròn 78 năm ngày thành lập Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (28/8/1945 - 28/8/2023), sự kiện để lại nhiều dấu ấn trong lịch sử dân tộc.
Ngày 28/8/1949: Đại đoàn 308 (nay là Sư đoàn 308) - đại đoàn chủ lực đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam - được thành lập tại thị trấn Đu, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. Sự ra đời của Sư đoàn 308 là mốc son lịch sử, đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc của Quân đội ta.
Ngày 28/8/1996: Bộ Công nghiệp ban hành Quyết định 2365/1996/QĐ-BCN về việc thành lập Công ty Phát triển phụ gia và sản phẩm Dầu mỏ
Ngày 28/8/2000: Bộ Thương mại ban hành Quyết định 1211/2000/QĐ-BTM giao chức năng, nhiệm vụ của thanh tra chuyên ngành thương mại.
Ngày 28/8/2001: Bộ Công nghiệp có Thông tư liên tịch 06/2001/TTLT-BCN-BTC về hướng dẫn giao nhận và hoàn trả vốn lưới điện trung áp nông thôn.
Ngày 28/8/2002: Bộ Công nghiệp ban hành Quyết định 34/2002/QĐ-BCN về việc ban hành Quy định giao nộp báo cáo Địa chất và cung cấp tài liệu địa chất và khoáng sản.
Ngày 28/8/2003: Bộ Công nghiệp ban hành Quyết định 140/2003/QĐ-BCN về việc phê duyệt điều lệ Tổ chức và hoạt động của Viện Nghiên cứu Sành sứ - Thuỷ tinh công nghiệp.
Ngày 28/8/2006: Bộ Thương mại ban hành Quyết định 27/2006/QĐ-BTM về việc thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị thuộc Cục Quản lý cạnh tranh.
Ngày 28/8/2006: Bộ Thương mại ban hành Quyết định 1379/QĐ-BTM về việc thành lập Ban Chỉ đạo của Bộ Thương mại về thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
Ngày 28/8/2008: Bộ Công Thương ra văn bản 7614/BCT-CNNg thực hiện quy định trong hoạt động xuất khẩu than.
Ngày 28/8/2008: Bộ Công Thương ban hành Quyết định 4746/QĐ-BCT về việc thành lập Tổ Công tác liên ngành về xuất nhập khẩu.
Ngày 28/8/2008: Bộ Công Thương ban hành Quyết định 4746/QĐ-BCT về việc thành lập Tổ Công tác liên ngành về xuất nhập khẩu. |
Ngày 28/8/2012: Bộ Công Thương ban hành Quyết định 4965/QĐ-BCT về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Công Thương.
Ngày 28/8/2014: Bộ Công Thương ra Thông tư 26/2014/TT-BCT quy định về việc tổ chức bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thông tiêu biểu.
Ngày 28/8/2015: Bộ Công Thương ban hành Quyết định 9137/QĐ-BCT về Kế hoạch tổng kết 10 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng.
Ngày 28/8/2015: Bộ Công Thương ban hành Quyết định 9125/QĐ-BCT về việc điều chỉnh địa điểm cửa hàng xăng dầu dọc tuyến Quốc lộ 10 đoàn đi qua tỉnh Thanh Hóa thuộc "Quy hoạch hệ thống cửa hàng xăng dầu dọc tuyến Quốc lộ 10 đến năm 2020, định hướng đến năm 2025".
Ngày 28/8/2017: Bộ Công Thương ra Thông tư 14/2017/TT-BCT về việc bãi bỏ Thông tư số 12/2015/TT-BCT ngày 12 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định việc áp dụng chế độ cấp Giấy phép nhập khẩu tự động đối với một số sản phẩm thép.
Ngày 28/8/2018: Bộ Công Thương ra Thông tư 23/2018/TT-BCT về quản lý, thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ môi trường ngành Công Thương.
Ngày 28/8/2020: Bộ Công Thương ban hành Thông tư 20/2020/TT-BCT quy định về việc áp dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu và trứng gia cầm có xuất xứ từ các nước thành viên của Liên minh Kinh tế Á Âu năm 2020, 2021, 2022.
Sự kiện Quốc tế
Ngày 28/8/1749: Là ngày sinh Giôhan Vôngang Gớt, ông sinh ra trong một gia đình giàu có ở thành phố Phrǎng phuốc bên sông Mainơ (nước Đức) và mất vào nǎm 1832.
Lúc nhỏ ông được bố và gia sư dạy chữ, và nhiều tiếng nước ngoài. Từ nǎm 1765 đến 1768, ông học khoa Luật ở trường đại học Laixích, ông còn học thêm cả hội hoạ và vǎn học.
Gớt là nhà vǎn hào vĩ đại nhất trong lịch sử vǎn học nước Đức và là một trong những vǎn hào lỗi lạc của thế giới. Bạn đọc Việt Nam yêu mến ông qua vở kịch: Phaoxtơ, tiểu thuyết "Những nǎm học nghề của Vinhem Maixtơ", "Nỗi đau của chàng Véctơ".
Ngày 28/8/1818; Là này sinh của Tuốcghênhép- nhà vǎn hiện thực nổi tiếng nước Nga. Ông đã đem đến cho vǎn học Nga, cho tiểu thuyết Nga một phong cách trữ tình, lãng mạn và cao thượng đầy chất thơ vào những nǎm 1840-1870. Ông có cống hiến to lớn cho sự phát triển của ngôn ngữ vǎn học Nga thế kỷ XIX. Ông mất ngày 2/9/1883.
Các tác phẩm nổi tiếng của ông là: "Bút ký người đi sǎn" (1847); "Ru đin" (1855); "Mối tình đầu" (1860), "Ngày hôm trước" (1860), "Cha và con" (1862).
Ngày 28/8/1828: Là ngày sinh của Lép Nicôlaiêvich Tônxtôi, ông là nhà vǎn vĩ đại của người Nga và thế giới.
Trong hơn 60 nǎm cầm bút, ông đã để lại một di sản vǎn học đồ sộ gồm nhiều tiểu thuyết, kịch vǎn chính luận, nhật ký, thư từ, và Toàn tập Tônxtôi, gồm 90 tập.
Xuất thân từ tầng lớp đại quý tộc, đến cuối đời, Tônxtôi đã lên án sự bóc lột cùng lối sống xa hoa của giai cấp này và tự nguyện làm luật sư cho triệu triệu dân cày. Các tác phẩm chính của ông gồm: "Phục sinh", "Anna Karêninna", "Chiến tranh và hoà bình", "Đức cha Xécghi"... Ông mất năm 1910.
Ngày 28/8/1895: Ngày mất của Lui Paxtơ (Louis Pasteur), ông sinh nǎm 1822 ở Jura, nước Pháp.
Paxtơ học tập ở trường trung học Bơdǎngxông trước khi được nhận vào trường Sư phạm Pari nǎm 1843. Là tiến sĩ vật lý và hoá học, ông trở nên nổi tiếng khi công bố một báo cáo khoa học về tinh thể học. Từ nǎm 1862, ông tập trung nghiên cứu vi sinh vật. Các nghiên cứu của ông về bệnh dại đã gây nên những cuộc bút chiến mạnh mẽ và đã dẫn tới việc điều chế được vắc xin phòng ngừa bệnh dại, khiến ông càng nổi tiếng trên thế giới.
Ở thủ đô Hà Nội có một vườn hoa mang tên Paxtơ và có tượng của ông.
Nằm giữa bốn tuyến phố Tăng Bạt Hổ, Trần Thánh Tông, Yec-xanh và Nguyễn Công Trứ, vườn hoa Paxtơ và có tượng của ông |
Ngày 28/8/1979: Là ngày mất của Cônxtantin Ximônốp, ông sinh nǎm 1915 ở Bêtơrôgrát (nước Nga) và là nhà vǎn, nhà thơ, nhà viết kịch Xô Viết nổi tiếng.
Từ lâu, Ximônốp là nhà vǎn gần gũi với bạn đọc Việt Nam qua bài thơ nổi tiếng "Đợi anh về" và vở kịch "Những người Nga". Ông còn viết nhiều bài thơ thể hiện tình cảm thắm thiết với nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Đó là tập thơ "Việt Nam mùa đông nǎm bảy mươi".
Sự kiện về Chủ tịch Hồ Chí Minh
Ngày 28/8/1942: Chủ tịch Hồ Chí Minh bị lính của Trung Hoa Quốc dân đảng áp giải từ Túc Vinh đưa đến giam trong nhà lao huyện Thiên Bảo.
Ngày 28/8/1945: Tại ngôi nhà số 48 phố Hàng Ngang, Chủ tịch Hồ Chí Minh dành nhiều thời gian để soạn thảo văn kiện lịch sử “Tuyên ngôn Độc lập”. Hồi ức của đồng chí Võ Nguyên Giáp viết: Trong căn nhà nhỏ, thiếu ánh sáng của ngôi nhà sâu thẳm nằm giữa một trong ba mươi sáu phố phường cổ kính của Hà Nội, Bác ngồi làm việc, khi thì viết, khi thì đánh máy.
Những người giúp việc trong gia đình không biết ông cụ có cặp mắt sáng, chiếc áo nâu bạc thường để hở khuy ngực, hay hút thuốc lá, ngồi cặm cụi đó làm gì. Mỗi lần họ tới hỏi cụ có cần gì, cụ quay lại mỉm cười, chuyện trò đôi câu. Lần nào cụ cũng nói không có gì cần phải giúp đỡ. Họ không biết mình đang chứng kiến những giờ phút lịch sử.
Ngày 28/81963: Bác dự họp Bộ Chính trị nghe báo cáo việc thực hiện kế hoạch nhà nước. Bác phát biểu: “Từ trước nay ta nói hay nói giỏi, nhưng làm thì thế nào?... Ta chủ trương thắt lưng buộc bụng, nhưng người thi hành đã có những biện pháp thiết thực thế nào?”.
Ngày 28/8/1969: Tình hình sức khoẻ của Chủ tịch Hồ Chí Minh có dấu hiệu trầm trọng. Tuy vậy, mỗi lần tỉnh, Bác vẫn yêu cầu được nghe trả lời câu hỏi: “Miền Nam chiến sự thế nào?”. Sau đó, động viên mọi người: Hôm nay, Bác khoẻ hơn hôm qua.