Ngày này năm xưa 28/2: Thành lập Nhà máy thuỷ điện Ialy và sân bay quốc tế Nội Bài

PV

PV

Ngày này năm xưa 28/2 là ngày có quyết định thành lập Nhà máy thuỷ điện Ialy và sân bay quốc tế Nội Bài.
Ngày này năm xưa 26/2: Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật điện lực về an toàn điện Ngày này năm xưa 27/2: Ngày Thầy thuốc Việt Nam; quy định mua bán của cư dân biên giới

Chuyên mục “Ngày này năm xưa” trên Báo Công Thương tổng hợp, giới thiệu những sự kiện trong nước, ngành Công Thương, sự kiện quốc tế và các sự kiện về Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 28/2.

Sự kiện trong nước và ngành Công Thương

Ngày 28/2/2013, Chính phủ có Quyết định 370/QĐ-TTg phê duyệt Đề án thông tin, tuyên truyền về phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam đến năm 2020.

Ngày 28/2/2006, Quyết định 45/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế cấp và quản lý thẻ đi lại của doanh nhân APEC.

Ngày 28/2/2006, Quyết định 12/2006/QĐ-BTM của Bộ trưởng Bộ Thương mại về việc ban hành Quy chế làm việc của Hội đồng thẩm định Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia giai đoạn 2006-2010.

Ngày 28/2/2005, Quyết định 37/2005/QĐ-TTg về việc phê duyệt bổ sung phương án tổng thể sắp xếp đổi mới công ty nhà nước trực thuộc Bộ Công nghiệp.

Ngày 28/2/2000, Bộ Công nghiệp có Quyết định 10/2000/QĐ-BCN về việc thành lập Nhà máy thuỷ điện Ialy.

Nhà máy Thuỷ điện Ialy
Nhà máy thuỷ điện Ialy

Nhà máy thủy điện Ialy là nhà máy thủy điện trên dòng Krông B'Lah ở ranh giới huyện Sa Thầy tỉnh Kon Tum và huyện Chư Păh tỉnh Gia Lai, Việt Nam. Nhà máy thủy điện Ialy có công suất lắp máy 720 MW với 4 tổ máy, điện lượng bình quân năm là 3.650 triệu KWh. Công trình khởi công năm 1993 và khánh thành vào ngày 27/4/2002.

Ngày 28/2/1997, Bộ Công nghiệp có Quyết định 333/1997/QĐ-BCN về việc xếp hạng doanh nghiệp Nhà nước.

Ngày 28/2/1995, Bộ Thương mại có Thông tư 2402/TM-XNK quy định về điều hành nhập khẩu ô tô dưới 12 chỗ ngồi và xe 2 bánh gắn máy.

Ngày 28/2/1962, Mỹ - Ngụy mở chiến dịch lớn đánh vào vùng U Minh Hạ (Cà Mau) nhằm dồn 60 ngàn dân vào "Ấp chiến lược". Quân dân U Minh đã dùng đấu tranh vũ trang và đấu tranh chính trị để chống lại. Hàng ngày có từ 300 - 500 người kéo trụ sở tề quận, đồn bốt, tố cáo tội ác của địch. Đi đôi với đấu tranh chính trị, ta đã tấn công diệt những nơi địch sơ hở như Đầm Dơi, Cái Nước, bức rút 4 cǎn cứ khác. Tính chung, suốt thời gian chiến dịch, quân địch bị đánh 725 trận, chết 572 tên, bị thương 558 tên.

Từ ngày 28/2 - 20/3/1969, Đoàn đại biểu Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam do bác sĩ Phùng Vǎn Cung, Phó Chủ tịch Đoàn chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam dẫn đầu ra thǎm miền Bắc. Trong tình nghĩa ruột thịt Bắc Nam, nhân dân Thủ đô Hà Nội và toàn miền Bắc vô cùng sung sướng và nhiệt liệt hoan nghênh Đoàn đại biểu Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam, những đại biểu yêu quý của tiền tuyến lớn anh hùng.

Ngày 28/2/1977, Tổng cục Hàng không dân dụng Việt Nam đã ra quyết định thành lập Sân bay quốc tế Nội Bài ở huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Đến đầu nǎm 1978, sân bay chính thức mở cửa hoạt động.

Sân bay quốc tế Nội Bài thuộc huyện Sóc Sơn, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 35km theo tuyến đường bộ về phía Tây Bắc. Nhà ga hành khách T1 do chính các kiến trúc sư Việt Nam thiết kế, mang đậm bản sắc dân tộc, như một cổng trời chào đón khách thập phương đến với Thủ đô và được đánh giá cao về mặt thẩm mĩ, từng đạt giải nhất kiến trúc Việt Nam, tuy trong thực tế xây dựng chỉ thực hiện được một phần của dự án. Nhà ga hành khách T2 do Nhật Bản thiết kế và thi công, với nguồn vốn xây dựng từ nguồn vốn ODA Nhật Bản, được khánh thành vào đầu năm 2015.

Sân bay Quốc tế Nội Bài (Hà Nội)
Sân bay quốc tế Nội Bài (Hà Nội)

Hiện tại đây là sân bay lưu có lượng hành khách lớn thứ hai Việt Nam, chỉ sau sân bay Tân Sơn Nhất. Sân bay do Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), một cơ quan của Bộ Giao thông Vận tải quản lý.

Từ ngày 28/2 - 2/3/2001, Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Vladimirovich Putin thăm Việt Nam. Đây là chuyến thăm chính thức đầu tiên của người đứng đầu nhà nước Nga tới Việt Nam và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng khi quan hệ hợp tác Nga - Việt đã chuyển sang cấp độ đối tác chiến lược.

Ngày 28/2/1939, ngày sinh của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn là một trong những nhạc sĩ lớn của nền tân nhạc Việt Nam. Ông sinh tại cao nguyên Lạc Giao, thuộc xã Lạc Giao (nay là phường Thống Nhất, Ban Mê Thuột), tỉnh Đắk Lắk, nhưng lớn lên ở Huế. Trịnh Công Sơn tự học nhạc và bắt đầu sáng tác năm 1958 với tác phẩm đầu tay “Ướt mi”. Trong suốt sự nghiệp của mình, Trịnh Công Sơn đã sáng tác hơn 600 tác phẩm, có thể được phân loại dưới 3 đề mục lớn đó là: tình yêu, quê hương và thân phận. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn qua đời ngày 1/4/2001, tại TP. Hồ Chí Minh.

Sự kiện thế giới

Ngày 28/2/1901, ngày sinh của Linu Pauling. Linu Pauling là nhà hoá học vĩ đại Mỹ. Ông là một trong những nhà khoa học đầu tiên sử dụng công cụ mới đó là tinh thể học tia X để xác định cấu trúc phân tử. Công trình của ông về "bản chất của các liên kết hoá học kể cả những khái niệm về cộng hưởng và lai tạo" đã làm thay đổi tận gốc bộ môn hoá học. Với công trình về "liên kết hoá học", ông được tặng giải Noben hoá học 1954.

Ông cũng là một chiến sĩ đấu tranh cho hoà bình - cấm vũ khí hạt nhân, chống chiến tranh. Vì vậy ông được tặng giải Noben hoà bình 1962. Và ông cũng là người độc nhất từ xưa đến nay nhận 2 giải thưởng Noben mà không phải chia xẻ với ai. Ông qua đời ngày 19/8/1994.

Ngày 28/2/1960: Bế mạc Thế vận hội Mùa đông 1960 tại Squaw Valley, California, Hoa Kỳ với kết quả Liên Xô đứng nhất toàn đoàn với 21 huy chương các loại.

Ngày 28/2/1991: Chiến tranh vùng Vịnh kết thúc với kết quả là việc quân đội Iraq triệt thoái khỏi Kuwait.

Sự kiện về Bác Hồ

Ngày 28/2/1930, Nguyễn Ái Quốc viết thư gửi Văn phòng đại diện Đảng Cộng sản Anh đề nghị gửi cho mình các tờ báo cánh tả kèm theo cả mấy tờ báo cánh hữu, báo “tư sản để che mắt và ứng phó “nếu cảnh sát thấy rằng chúng tôi nhận các báo chí “lật đổ”.

Ngày 28/2/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì cuộc họp Hội đồng Chính phủ để bàn về những việc cấp bách của công cuộc xây dựng xã hội mới và buổi chiều hôm đó, dự họp liên tịch giữa các đảng phái để bàn chương trình ra mắt Chính phủ Liên hiệp tại Quốc hội.

Ngày 28/2/1959, phát biểu chào mừng tại Quốc hội Indonesia, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: Lịch sử 2 nước chúng ta chứng tỏ rằng: Đoàn kết toàn dân là yếu tố quyết định cho sự thắng lợi của chúng ta. Sự đoàn kết Á - Phi cũng là yếu tố quan trọng để chiến thắng chủ nghĩa thực dân đế quốc và nhắc lại phát biểu của Tổng thống Xucácnô khi thăm Việt Nam là: Những quan hệ hữu nghị giữa nhân dân Indonesia và nhân dân Việt Nam sẽ đời đời bất diệt nhờ những điểm giống nhau căn bản: Đó là bảo vệ hòa bình thế giới và chủ quyền dân tộc.

Ngày 28/2/1962, trong bức điện gửi Đại hội Liên hoan Thanh niên thế giới lần thứ 8 họp tại thủ đô Phần Lan Henxinki, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Cuộc Đại hội liên hoan thế giới tạo thuận lợi cho hàng ngàn thanh niên các nước khác nhau tiếp xúc hiểu biết và thương yêu nhau hơn..., Đại hội liên hoan giúp thanh niên thống nhất lại lực lượng để đấu tranh tiêu diệt chủ nghĩa thực dân vì độc lập dân tộc, vì tình hữu nghị, vì sự hợp tác và hòa bình thế giới / Mục tiêu của các bạn là cao quý / Lực lượng của các bạn là vĩ đại / Tương lai các bạn là rực rỡ”.

Ngày 28/2/1969, tiếp đoàn đại biểu Mặt trận Dân tộc Giải phóng do bác sĩ Phùng Văn Cung dẫn đầu, Bác Hồ nói: Tôi hoan nghênh phái đoàn miền Nam ruột thịt, thì nói mấy trăm câu, mấy nghìn câu, mấy vạn câu cũng không thể hết được. Tôi xin phép chỉ nói một câu thôi: “Bao giờ Nam - Bắc một nhà / Việt Nam đại thắng chúng ta vui mừng”. (Theo Sách Chủ tịch Hồ Chí Minh - Ngày này năm xưa và Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật, 2010).

Ngày 28/2/1949, Chủ tịch Hồ Chí Minh trả lời tờ “France Soir” (nước Pháp buổi chiều) về việc Bảo Đại ký Thỏa ước Hạ Long với Pháp để thiết lập chính phủ bù nhìn. Bác khẳng định: “Chỉ có độc lập thật sự và thống nhất thật sự mới có thể làm thỏa mãn nguyện vọng Việt Nam”, đồng thời bác bỏ khả năng có thỏa ước với Bảo Đại: “Trong một nước làm gì có thỏa ước giữa một tư nhân công dân với Chính phủ do toàn dân cử ra”.

Ngày 28/2/1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp đoàn đại biểu Mặt trận Dân tộc Giải phóng do bác sĩ Phùng Văn Cung làm trưởng đoàn ra thăm miền Bắc.

Ngày này năm xưa 28/2: Thành lập Nhà máy thuỷ điện Ialy và sân bay quốc tế Nội Bài
Chủ tịch Hồ Chí Minh vui mừng đón Bác sĩ Phùng Văn Cung - đại diện quân dân miền Nam ra thăm Thủ đô Hà Nội và miền Bắc

Ngày 28/2/1978, Bộ Giáo dục và Đào tạo có thông báo, nước ta căn bản hoàn thành công tác xóa nạn mù chữ. Công cuộc xóa mù chữ ở Việt Nam bắt đầu từ năm 1945, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra 6 việc cấp bách phải giải quyết, trong đó có việc chống nạn mù chữ. Sau đó, phong trào đã phát triển mạnh mẽ và giành được những thắng lợi to lớn.

Sự kiện hôm nay

Ngày 28/2, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp cùng Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam, Tổ chức Xúc tiến xuất khẩu Ấn Độ (FIEO) tổ chức Chương trình Gặp gỡ doanh nghiệp Việt Nam - Ấn Độ trong lĩnh vực nông thủy sản.

PV
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Ngày này năm xưa

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Lai Châu: Lực lượng Cảnh sát cơ động

Lai Châu: Lực lượng Cảnh sát cơ động 'Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát'

Phòng Cảnh sát cơ động (Công an tỉnh Lai Châu) đã huy động cán bộ chiến sĩ giúp đỡ hộ dân sinh sống tại huyện Nậm Nhùn khắc phục, sửa chữa nhà ở bị xuống cấp…
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nêu những nhiệm vụ trọng tâm để gỡ vướng cho các dự án lưới điện

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nêu những nhiệm vụ trọng tâm để gỡ vướng cho các dự án lưới điện

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đề nghị các bộ, ngành, địa phương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam cần chủ động gỡ vướng cho các dự án lưới điện.
Thừa Thiên Huế: Người kỹ sư điện với cách làm ‘dân vận khéo’

Thừa Thiên Huế: Người kỹ sư điện với cách làm ‘dân vận khéo’

Với phương châm “mưa dầm thấm đất” của kỹ sư Lê Trọng Phước Sơn, hiện đang công tác tại Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế, các vụ tai nạn về điện được giảm thiểu.
Ô tô điện ồ ạt ra mắt, gỡ nút thắt quy hoạch trạm sạc tại Việt Nam ra sao?

Ô tô điện ồ ạt ra mắt, gỡ nút thắt quy hoạch trạm sạc tại Việt Nam ra sao?

Trước xu thế phát triển ô tô điện, các cơ quan liên quan đang tích cực phối hợp để đồng bộ, mở rộng quy mô hệ thống trạm sạc.
Luật Điện lực (sửa đổi): Chính sách đã rõ ràng, đừng để tương lai thiếu điện

Luật Điện lực (sửa đổi): Chính sách đã rõ ràng, đừng để tương lai thiếu điện

Đại biểu Nguyễn Trúc Sơn đánh giá cao và đồng thuận với Luật Điện lực (sửa đổi), ông khẳng định chính sách đã rõ ràng, thực thi sớm sẽ đảm bảo an ninh điện.

Tin cùng chuyên mục

Luật Điện lực (sửa đổi): Những nội dung thống nhất cao đề nghị thông qua

Luật Điện lực (sửa đổi): Những nội dung thống nhất cao đề nghị thông qua

Đại biểu Nguyễn Quang Huân cho rằng, Luật Điện lực (sửa đổi) cần thông qua càng sớm càng tốt đối với những nội dung đã rõ ràng và nhận được sự đồng thuận cao.
Xuất khẩu gạo Việt Nam 2024: Bứt phá ngoạn mục vẫn cần tỉnh táo

Xuất khẩu gạo Việt Nam 2024: Bứt phá ngoạn mục vẫn cần tỉnh táo

Chưa hết năm 2024 nhưng xuất khẩu gạo của Việt Nam đã chắc chắn có một năm báo hỷ khi riêng kim ngạch 10 tháng của năm 2024 đã vượt kỷ lục của cả năm 2023.
Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) có tính liên thông, đồng bộ với các luật khác

Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) có tính liên thông, đồng bộ với các luật khác

TS. Thái Doãn Hoàng Cầu cho rằng dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) đã đáp ứng các mục đích, mục tiêu và quan điểm xây dựng luật của Đảng, Nhà nước đề ra.
Sửa đổi Luật Hóa chất: Những kỳ vọng mới

Sửa đổi Luật Hóa chất: Những kỳ vọng mới

Không chỉ đảm bảo an ninh, an toàn hóa chất, nhiều ý kiến kỳ vọng Luật Hóa chất (sửa đổi) sẽ tạo ra những thay đổi mới trong nền kinh tế Việt Nam.
Bài học nhìn từ những dự án đội vốn, chậm tiến độ

Bài học nhìn từ những dự án đội vốn, chậm tiến độ

Đã đến lúc cần phải chấm dứt, xử lý nghiêm những tập thể, cá nhân có liên quan khi để các dự án đội vốn, chậm tiến độ gây lãng phí, thất thoát nguồn ngân sách.
Đồng Nai: Minh

Đồng Nai: Minh 'râu' bán rau và hành trình tặng rau miễn phí cho công nhân

Sau 4 năm nổi tiếng trên mạng xã hội nhờ việc tặng rau miễn phí cho người lao động khó khăn, cuộc sống của anh Phạm Hồng Minh (Minh “râu”) có nhiều thay đổi.
Bộ Công Thương thực hiện chức năng chủ sở hữu nhà nước đối với Công ty NSMO

Bộ Công Thương thực hiện chức năng chủ sở hữu nhà nước đối với Công ty NSMO

Bộ Công Thương vừa ban hành Quy chế phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong bộ thực hiện chức năng chủ sở hữu nhà nước đối với Công ty NSMO.
Hơn 4.500 người tham gia đợt 2 Cuộc thi Tìm hiểu truyền thống ngành Công Thương

Hơn 4.500 người tham gia đợt 2 Cuộc thi Tìm hiểu truyền thống ngành Công Thương

Theo Ban tổ chức, kết thúc đợt 2 (tháng 10), tính đến ngày 31/10, đã có hơn 4.500 thành viên cả trong và ngoài ngành Công Thương tham gia cuộc thi.
Từ vụ

Từ vụ 'cô đồng bát nước': Cần tỉnh táo trước chiêu trò mê tín dị đoan thời 4.0

Thời gian qua, nhiều kẻ xấu đội lốt hoạt động tâm linh, dùng chiêu trò mê tín dị đoan trên mạng xã hội với mục đích lừa đảo, trục lợi bất chính.
Trốn thuế trên thương mại điện tử: Xử một người, cảnh tỉnh nhiều người

Trốn thuế trên thương mại điện tử: Xử một người, cảnh tỉnh nhiều người

Lần đầu tiên một cá nhân trốn thuế nhiều tỷ đồng khi tham gia kinh doanh thương mại điện tử đã bị cơ quan công an tiến hành lập hồ sơ truy tố.
Từ việc sửa Luật Quy hoạch đến câu chuyện phòng, chống lãng phí trong xây dựng thể chế

Từ việc sửa Luật Quy hoạch đến câu chuyện phòng, chống lãng phí trong xây dựng thể chế

Quốc hội đang thảo luận dự án 1 luật sửa 4 luật, trong đó có Luật Quy hoạch nhằm bảo đảm sự đồng bộ thực thi, tránh chồng chéo dẫn đến lãng phí các nguồn lực.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với UBND tỉnh Ninh Thuận về năng lượng

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với UBND tỉnh Ninh Thuận về năng lượng

Ngày 31/10, tại Ninh Thuận, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long đã làm việc với UBND tỉnh Ninh Thuận về tình hình triển khai các dự án năng lượng.
Gia Lai: Dự án

Gia Lai: Dự án 'Hy vọng' ươm mầm cho tương lai trẻ nghèo vùng Chư Prông

Sau 3 tháng đi vào hoạt động, dự án 'Hy vọng' của nhóm từ thiện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) hiện đang nuôi 26 trò nghèo với sự giúp đỡ của 260 mạnh thường quân.
Từ việc học sinh nhặt được của rơi trả người đánh mất: Giáo dục đạo đức cho con trẻ rất quan trọng

Từ việc học sinh nhặt được của rơi trả người đánh mất: Giáo dục đạo đức cho con trẻ rất quan trọng

Bên cạnh bồi dưỡng tri thức, việc giáo dục đạo đức cho con trẻ là việc vô cùng quan trọng, bởi đó là yếu tố căn bản hình thành nên nhân cách một con người.
Sửa 4 luật giúp gỡ vướng cho các dự án phát triển điện lực

Sửa 4 luật giúp gỡ vướng cho các dự án phát triển điện lực

Nhiều đại biểu Quốc hội đánh giá cao việc ban hành một luật, sửa đổi 4 luật sẽ góp phần tháo gỡ, vướng mắc trong phát triển các dự án điện lực hiện nay.
Nhiều độc giả bất ngờ, xúc động khi đoạt giải Cuộc thi Tìm hiểu truyền thống ngành Công Thương

Nhiều độc giả bất ngờ, xúc động khi đoạt giải Cuộc thi Tìm hiểu truyền thống ngành Công Thương

Chia sẻ với Ban tổ chức, nhiều cá nhân bất ngờ và bày tỏ xúc động khi vinh dự đoạt giải Cuộc thi Tìm hiểu truyền thống ngành Công Thương đợt 1 (tháng 9).
Ông Đỗ Cao Bảo - thành viên HĐQT Tập đoàn FPT nói gì về sàn Temu?

Ông Đỗ Cao Bảo - thành viên HĐQT Tập đoàn FPT nói gì về sàn Temu?

Ông Đỗ Cao Bảo- Thành viên HĐQT Tập đoàn FPT, cho rằng: Thực tế hàng hoá bán trên sàn Temu không có gì mới.
Bộ Công Thương bổ nhiệm ông Phạm Tuấn Anh làm Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp

Bộ Công Thương bổ nhiệm ông Phạm Tuấn Anh làm Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp

Sáng 30/10, tại Bộ Công Thương đã diễn ra lễ trao quyết định bổ nhiệm ông Phạm Tuấn Anh làm Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp.
Trao giải đợt 1 Cuộc thi Tìm hiểu truyền thống ngành Công Thương

Trao giải đợt 1 Cuộc thi Tìm hiểu truyền thống ngành Công Thương

Kết thúc cuộc thi đợt 1 (tháng 9/2024), Ban tổ chức đã chấm và lựa chọn được 9 cá nhân, đơn vị đoạt giải Cuộc thi Tìm hiểu truyền thống ngành Công Thương.
Bệnh viện vẫn thiếu thuốc, vật tư y tế cục bộ: Lỗi có phải chỉ ở công tác đấu thầu?

Bệnh viện vẫn thiếu thuốc, vật tư y tế cục bộ: Lỗi có phải chỉ ở công tác đấu thầu?

Tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế vẫn xảy ra cục bộ ở một số bệnh viện khiến dư luận đặt câu hỏi: Có phải nguyên nhân chỉ từ công tác đấu thầu?
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động