Báo Công Thương tổng hợp, giới thiệu những sự kiện trong nước và quốc tế ngày 26/1; Các sự kiện liên quan đến Chủ tịch Hồ Chí Minh trong ngày 26/1.
Sự kiện trong nước và ngành Công Thương
- Ngày 26/1/1914 là ngày mất của Chí sĩ Nguyễn Thần Hiến - ông sinh nǎm 1856 tại tỉnh Kiên Giang. Nǎm 1905, hưởng ứng phong trào Đông Du, ông đã góp nhiều công sức thành lập "Khuyến du học hội" nhằm vận động học sinh sang Nhật Bản học tập, đồng thời tổ chức nhiều cơ sở yêu nước tại Việt Nam. Từ nǎm 1910 đến nǎm 1913, ông thường qua lại Nhật Bản, Hồng Kông, Thượng Hải, cùng các đồng chí mua sắm vũ khí, gửi về nước cho các lực lượng vũ trang khởi nghĩa.
Nǎm 1913, ông Nguyễn Thần Hiến bị mật thám Pháp bắt ở Hồng Kông rồi chúng đưa ông về giam ở Hà Nội. Sau mấy tháng bị cực hình, ông tuyệt thực và mất tại nhà lao Hoả Lò.
Đại biểu dự Đại hội thống nhất Việt Minh – Liên Việt phấn khởi chúc mừng Chủ tịch Hồ Chí Minh được suy tôn là Chủ tịch danh dự của Mặt trận Liên Việt (3-1951). Ảnh tư liệu |
- Ngày 26/1/1941: Kết thúc lớp huấn luyện cán bộ Việt Minh do đồng chí Nguyễn Ái Quốc trực tiếp phụ trách trước khi về nước lãnh đạo cách mạng. Đây được coi là lớp huấn luyện Việt Minh đầu tiên. Lớp gồm có 40 học viên học tại bản Nậm Quang, sát biên giới Việt – Trung. Điểm độc đáo của phương pháp huấn luyện của Người tại lớp học là sự kết hợp rất chặt giữa lý luận và thực tiễn, học và hành.
Tại đây, Nguyễn Ái Quốc trực tiếp huấn luyện chính trị cho nhóm thanh niên Cao Bằng để đào tạo họ thành những hạt giống đỏ gây dựng phong trào trong đấu tranh giải phóng dân tộc. Cộng sự tổ chức lớp huấn luyện của Nguyễn Ái Quốc có Phùng Chí Kiên, Vũ Anh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp...
- Ngày 26/01/1998, Bộ Thương mại ban hành Quyết định 0089/TM-XNK về việc giao hạn ngạch xuất khẩu gạo và nhập khẩu phân bón năm 1998.
- Ngày 26/01/2005, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định 22/2005/QĐ-TTg về việc phê duyệt điều chỉnh phương án sắp xếp, đổi mới một số công ty nhà nước.
- Ngày 26/01/2005, Bộ Thương mại ra văn bản 0010/TM-DM về thành tích xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ năm 2005.
- Ngày 26/01/2006, Bộ Thương mại ban hành Quyết định 07/2006/QĐ-BTM về việc nhập khẩu hạn ngạch thuế quan đối với hàng hoá có xuất xứ từ Lào với thuế suất thuế nhập khẩu 0%
- Ngày 26/01/2006, Bộ Thương mại ban hành Quyết định 08/2006/QĐ-BTM về việc ban hành Quy chế chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong Khu kinh tế cửa khẩu trên đất liền giữa Việt Nam với các nước có chung biên giới.
Chợ biên giới - yếu tố quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội các xã vùng biên |
- Ngày 26/01/2011, Thủ tướng Chính phủ ra Chỉ thị 171/CT-TTg về việc tăng cường thực hiện tiết kiệm điện.
- Ngày 26/01/2015, Bộ Công Thương ban hành Quyết định 734/QĐ-BCT về việc chỉ định tổ chức thử nghiệm phân bón vô cơ.
- Ngày 26/01/2021, Bộ Công Thương ra Công văn 466/BCT-TTTN về việc điều hành kinh doanh xăng dầu.
Sự kiện quốc tế
- Ngày 26/1/1500: Nhà thám hiểm Tây Ban Nha Vincente Yanez Pinzon tìm thấy sông Amazon, Brasil.
- Ngày 26/1/1823, ngày mất của Êđuốt Gienơ (Edward Jenner) bác sĩ người Anh, sinh nǎm 1749 là người phát minh phương pháp chủng đậu: Chủng ở da tinh độc của bệnh đậu, tạo ra tính miễn dịch ở người đối với bệnh đậu mùa.
Edward Jenner viết nhiều sách liên quan đến các công trình nghiên cứu của ông, được người đương thời rất trọng vọng.
- Ngày 26/1/1500: Nhà thám hiểm Tây Ban Nha Vincente Yanez Pinzon tìm thấy sông Amazon, Brasil.
- Ngày 26/1/1864 ngày mất của Vuốc Xtêphanôvich Caradich (Vuk Stefanovich Karadzic) là nhà vǎn, nhà bác học lớn Serbia.
Ông sinh ngày 26/10/1787 là nhà sưu tầm, hệ thống hoá các sáng tác dân gian. Nǎm 1814 ông xuất bản tuyển tập ca dao và dân ca Secbia. Nǎm 1836 ông sưu tầm tập hợp in Tuyển tập tục ngữ phương ngôn, sưu tầm bộ Dân ca Secbia gồm 9 tập.
Vuk Stefanovich Karadzic còn là nhà phê bình vǎn học, góp phần thúc đẩy mạnh sự hình thành chủ nghĩa lãng mạn tích cực trong vǎn học Secbia.
- Ngày 26/1/1950, Ấn Độ tuyên bố là một nước Cộng hoà. Rajendra Prasad lên nắm chức vụ Tổng thống.
Sự kiện về Bác Hồ
- Ngày 26/1/1924, Nguyễn Ái Quốc tham dự phiên họp đặc biệt của Đại hội Xô viết toàn Nga lần thứ XI làm Lễ truy điệu V.I.Lenin tại Nhà Hát lớn Moscow. Tại đây, Nguyễn Ái Quốc được nghe những nhà lãnh đạo cao nhất của Liên Xô như Kalinin và Stalin đọc lời điếu và lời tuyên thệ vĩnh biệt V.I.Lenin.
- Ngày 26/1/1931, Hội đồng Cơ mật của Hoàng gia Anh đã nhận được đơn kháng án của “nhà yêu nước người An Nam”, mở đầu cho hơn một năm đấu tranh pháp lý để cuối cùng Nguyễn Ái Quốc thoát hiểm với sự giúp đỡ của những luật sư tiến bộ của nước Anh.
- Ngày 26/1/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký một văn kiện quan trọng. Đó là Quốc lệnh quy định những trường hợp thưởng và phạt.
- Ngày 26/1/1961 tại Hội nghị Công nghiệp toàn miền Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh phát biểu: "Cán bộ và công nhân ngành công nghiệp phải có quyết tâm hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch…”.
Hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, khắp miền Bắc bừng bừng khí thế sản xuất. Ảnh tư liệu |
Bài phát biểu đăng trên Báo Nhân dân, số 2505, ngày 27/1/1961 diễn ra trong thời điểm, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân miền Bắc đang năm đầu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm lần thứ nhất, theo tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ III.
Chủ tịch Hồ Chí Minh mong muốn phải xây dựng được một đội ngũ cán bộ, công nhân công nghiệp có phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng trong sáng, có năng lực sáng tạo, ý chí quyết tâm vượt mọi khó khăn, vươn lên hoàn thành tốt chỉ tiêu, kế hoạch công nghiệp hóa đã đề ra.
Lời của Người năm ấy được các đại biểu dự hội nghị tiếp thu nghiêm túc và nhanh chóng phổ biến, tuyên truyền rộng rãi đến mọi ngành, mọi lĩnh lao động sản xuất; đặc biệt ngành công nghiệp đã chỉ đạo đẩy mạnh phong trào thi đua, tập trung đào tạo, bồi dưỡng phẩm chất chính trị, nâng cao trình độ, năng lực tổ chức, quản lý, tạo nguồn lực xây dựng, phát triển ngành công nghiệp, đóng góp quan trọng vào thực hiện thắng lợi kế hoạch 5 năm lần thứ nhất.
Hiện nay, lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh năm ấy vẫn đang được cán bộ, công nhân Việt Nam nghiên cứu học tập, vận dụng, phù hợp với yêu cầu phát triển ngành công nghiệp trong điều kiện mới; tập trung cơ cấu lại ngành công nghiệp theo hướng hiện đại; chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực công nghiệp có kỹ năng, có kỷ luật và năng lực sáng tạo, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong tình hình mới.
Quán triệt chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng ngành công nghiệp, công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, các doanh nghiệp quân đội đã và đang tập trung củng cố nâng cao chất lượng, hiệu quả lao động sản xuất; chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ, công nhân vững vàng về chính trị, tư tưởng, giỏi về khoa học kỹ thuật; tâm huyết, chủ động, sáng tạo, tích cực nghiên cứu, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật; làm cơ sở bảo đảm nguồn lực mạnh phục vụ ngành công nghiệp quốc phòng giữ vững vị thế xứng đáng trong nền kinh tế quốc dân và sự phát triển chung của đất nước.
(Hồ Chí Minh - Toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia-Sự thật, Hà Nội 2011).