Ngày này năm xưa 22/11: Thành lập Vụ Pháp chế; Quy định hệ thống tiêu chí chương trình thương hiệu quốc gia

Ngày này năm xưa 22/11, thành lập Vụ Pháp chế (Bộ Công Thương); Quy định hệ thống tiêu chí của Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam.
Ngày này năm xưa 21/11: Thông qua Luật Hoá chất; ban hành Nghị định hoạt động của Tập đoàn Hóa chất Ngày này năm xưa 19/11: Phê duyệt Quy hoạch Trung tâm điện lực; bàn giao Nhà máy Xi măng Bỉm Sơn Ngày này năm xưa 20/11: Ngày Nhà giáo Việt Nam; khởi công xây dựng Nhà máy Thủy điện Thác Mơ

Chuyên mục “Ngày này năm xưa” Báo Công Thương tổng hợp, giới thiệu những sự kiện ngày 22/11 trong nước và ngành Công Thương; các sự kiện quốc tế và sự kiện về Chủ tịch Hồ Chí Minh.

* Sự kiện trong nước và ngành Công Thương

Ngày 22/11/1916, ngày sinh của Giáo sư Phạm Huy Thông. Ông là một tác giả đáng chú ý trong phong trào Thơ Mới với các tập thơ và kịch thơ: Yêu đương, Anh Nga, Tần Ngọc, Tiếng địch sông Ô...

Ngày 22/11/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính các cấp. Sắc lệnh quy định cách thức tổ chức chính quyền dân chủ nhân dân trong cả nước.

Chính quyền ở mỗi địa phương sẽ có hai cơ quan: Thay mặt cho dân là Hội đồng nhân dân, do phổ thông đầu phiếu bầu ra, và vừa thay mặt cho dân, vừa đại diện cho Chính phủ là Uỷ ban hành chính, do Hội đồng nhân dân đề cử. Sắc lệnh quy định nhiệm vụ quyền hạn của Hội đồng nhân dân và ủy ban hành chính mỗi cấp.

Ngày này năm xưa 22/11:
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên trao tặng Bằng khen cho tập thể Vụ Pháp chế

Ngày 22/11/1982, thành lập Vụ Pháp chế, Bộ Công Thương. Trong 41 năm qua, với sự chỉ đạo sát sao của Ban Cán sự đảng, Đảng ủy và lãnh đạo Bộ Công Thương, sự hỗ trợ và phối hợp chặt chẽ, hiệu quả của các cơ quan trong và ngoài Bộ, sự nỗ lực, cố gắng không ngừng của lãnh đạo, công chức Vụ Pháp chế qua các thời kỳ, Vụ Pháp chế đã từng bước phát triển và trưởng thành, thực hiện nhiệm vụ chuyên môn ngày càng hiệu quả, chất lượng.

Vụ Pháp chế luôn giữ vai trò nòng cốt là cơ quan tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương trong công tác xây dựng và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật đảm bảo tính thống nhất, khả thi, minh bạch trước khi được ban hành và đi vào thực tiễn cuộc sống.

Ngày 22/11/1997, Bộ Công nghiệp ban hành Quyết định 08/1997/QĐ-BCN về việc chuyển giao Viện Điều dưỡng Vũng Tàu trực thuộc Tổng Công ty Dệt-May Việt Nam về trực thuộc Trung tâm Y tế - Môi trường lao động công nghiệp.

Ngày 22/11/2004, Bộ Công Thương ban hành Quyết định 137/2004/QĐ-BCN về việc chuyển Công ty Dệt Đông Nam thành Công ty cổ phần Dệt Đông Nam; Quyết định 141/2004/QĐ-BCN về việc chuyển Công ty Dệt lụa Nam Định thành Công ty cổ phần Dệt lụa Nam Định; Quyết định 140/2004/QĐ-BCN về việc chuyển Công ty Sản xuất thiết bị điện thành Công ty cổ phần Chế tạo thiết bị điện; Quyết định 138/2004/QĐ-BCN về việc chuyển Công ty Khoáng chất công nghiệp và Cơ khí mỏ thành Công ty cổ phần Khoáng sản và Cơ khí.

Ngày 22/11/2005, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 302/2005/QĐ-TTg về việc thành lập Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Cà Mau; Quyết định 303/2005/QĐ-TTg về việc thành lập Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Gia Lai.

Cùng ngày, Bộ Thương mại ban hành Quyết định 2776/2005/QĐ-BTM uỷ quyền cho ban quản lý khu kinh tế Nhơn Hội quản lý hoạt động xuất nhập khẩu và hoạt động thương mại của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Ngày 22/11/2006, Quyết định 39/2006/QĐ-BCN của Bộ Công nghiệp về việc ban hành Quy chế Tổ chức và hoạt động của Trường Cao đẳng Công nghiệp Thực phẩm.

Ngày 22/11/2012, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 53/2012/QĐ-TTg về việc ban hành lộ trình áp dụng tỷ lệ phối trộn nhiên liệu sinh học với nhiên liệu truyền thống.

Ngày 22/11/2012, Bộ Công Thương ban hành Quyết định 7082/QĐ-BCT về việc ban hành Quy chế hoạt động Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương.

Ngày 22/11/2014, Bộ Công Thương ban hành Công văn số 11747/BCT-TTTN về việc điều hành kinh doanh xăng dầu.

Ngày 22/11/2019, Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 33/2019/TT-BCT quy định Hệ thống tiêu chí của Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam.

Theo Thông tư, tiêu chí đối với sản phẩm đăng ký xét chọn gồm: Là sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam theo quy định của pháp luật; sản phẩm, hàng hóa được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam.

Về tiêu chí đối với doanh nghiệp có sản phẩm đăng ký xét chọn: Là doanh nghiệp được thành lập theo pháp luật Việt Nam; là chủ sở hữu văn bằng bảo hộ sở hữu trí tuệ của sản phẩm đăng ký xét chọn; có thời gian hoạt động tối thiểu từ 2 năm liên tiếp trước năm xét chọn; tuân thủ các quy định của pháp luật về hoạt động sản xuất, đầu tư, kinh doanh, bảo vệ môi trường, lao động, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ về tài chính, thuế và các nghĩa vụ khác đối với ngân sách nhà nước.

Các tiêu chí xét chọn sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam bao gồm: Chất lượng; đổi mới sáng tạo; năng lực tiên phong.

* Sự kiện quốc tế

Ngày 22/11/1916: Nhà văn người Mỹ Jack London qua đời. Ông là một trong những tác giả rất được yêu thích trên toàn thế giới. Có nhiều tác phẩm nổi tiếng đã được dịch ra tiếng Việt như: "Tình yêu cuộc sống", "Tiếng gọi nơi hoang dã", "Nanh trắng", "Martin Eden"…

Ngày 22/11/1943, Lebanon chính thức tuyên bố độc lập. Tuy nhiên, sau khi giành độc lập, những bất ổn chính trị đẩy quốc gia này tới những cuộc nội chiến và khủng hoảng kéo dài hàng chục năm. Mãi đến năm 2016, đất nước Lebanon mới chính thức được bình yên.

Ngày 22/11/1963, Tổng thống Mỹ John F. Kennedy bị ám sát tại thành phố Dallas, bang Texas. Ông Kennedy được xác định bị Lee Harvey Oswald bắn trọng thương khi đang tham gia diễu hành vận động bầu cử.

Ngày 22/11/2005, Angela Merkel trở thành nữ Thủ tướng đầu tiên của Đức. Sau 4 nhiệm kỳ lãnh đạo nước Đức, Angela Merkel đã rời khỏi cương vị người đứng đầu chính phủ vào năm 2021. Bà đã để lại những di sản chính trị có ảnh hưởng sâu sắc đến nước Đức nói riêng và Liên minh châu Âu (EU) nói chung.

Angela Merkel được người dân Đức xem như một vị lãnh đạo vĩ đại. Bà cũng liên tục góp mặt trong danh sách 100 phụ nữ quyền lực nhất thế giới do Tạp chí Forbes bình chọn.

* Sự kiện về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ngày 22/11/1956, 7 giờ 30 phút, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch Hồ Chí Minh dự và chứng kiến lễ Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc, nhân chuyến thăm hữu nghị Việt Nam của Đoàn đại biểu Đảng và Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa do Thủ tướng Chu Ân Lai dẫn đầu.

Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm cán bộ, công nhân Nhà máy in Tiến Bộ, Hà Nội (năm 1959)
Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm cán bộ, công nhân Nhà máy in Tiến Bộ, Hà Nội (năm 1959)

Cùng ngày, Bác Hồ họp Hội nghị Ban Bí thư Trung ương Đảng nghe báo cáo về Hội nghị cán bộ tỉnh và Hội nghị Tỉnh ủy Phú Thọ; tình hình ở Vĩnh Phúc; kế hoạch công tác của các đoàn thể quần chúng; việc điều động cán bộ bổ sung cho các khu ủy, tỉnh ủy; công tác sửa sai và một số vấn đề khác.

Ngày 22/11/1957, Bác Hồ dừng chân nghỉ tại Irkutsk. Tại đây, Người gửi điện cảm ơn các vị lãnh đạo Đảng Cộng sản, Chính phủ và nhân dân Liên Xô đã dành tình cảm nồng nhiệt cho Đoàn đại biểu Đảng Lao động Việt Nam và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong thời gian Đoàn dự lễ kỷ niệm 40 năm Cách mạng Tháng Mười.

Cũng cùng ngày, Bác Hồ rời Irkutsk đi Trung Quốc và dừng chân nghỉ ở đây (từ ngày 23/11 đến ngày 24/12/1957) theo lời mời của Đảng Cộng sản Trung Quốc và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.

Ngày 22/11/1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục dự Hội nghị 81 Đảng Cộng sản và công nhân quốc tế. Trong ngày, Người gửi điện mừng tới Tổng thống nước Cộng hoà Lebanon Fuad Chehab, nhân dịp kỷ niệm ngày Cộng hoà Lebanon tuyên bố độc lập.

Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Ngày này năm xưa

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hãy yêu nước bằng những việc làm nhỏ nhất như đừng xả rác khi dự đại lễ

Hãy yêu nước bằng những việc làm nhỏ nhất như đừng xả rác khi dự đại lễ

Tình yêu đất nước trỗi dậy những ngày này khi những đoàn quân tham gia tổng duyệt diễu binh mừng thống nhất đất nước đi giữa đông đảo người dân TP. Hồ Chí Minh.
Tin Công Thương 28/4: Nông sản Việt vào hệ thống bán lẻ quốc tế

Tin Công Thương 28/4: Nông sản Việt vào hệ thống bán lẻ quốc tế

Ngày 28/4, báo chí đã đưa nhiều thông tin liên quan đến ngành Công Thương. Báo Công Thương xin điểm lại một số thông tin đáng chú ý.
Chất chứa tự hào qua màn pháo hoa rực sáng bầu trời Hà Nội

Chất chứa tự hào qua màn pháo hoa rực sáng bầu trời Hà Nội

Tối 27/4, Hà Nội tưng bừng trong sắc màu pháo hoa, hòa chung không khí cả nước hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Ý nghĩa chính trị to lớn của các cuộc duyệt binh lịch sử

Ý nghĩa chính trị to lớn của các cuộc duyệt binh lịch sử

Các cuộc duyệt binh lịch sử có ý nghĩa chính trị to lớn đã được Đảng, Nhà nước duy trì từ thời Bác Hồ đến nay và luôn có sức cổ vũ mạnh mẽ.
Nguyên Phó Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam chia sẻ câu chuyện ủng hộ Việt Nam thống nhất đất nước

Nguyên Phó Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam chia sẻ câu chuyện ủng hộ Việt Nam thống nhất đất nước

Trong cuộc chiến bảo vệ đất nước, nhân dân Việt Nam luôn có bạn bè quốc tế sát cánh, trong đó có người dân Thụy Điển.

Tin cùng chuyên mục

Từ tầm nhìn của Tổng Bí thư: Việt Nam - một dân tộc, một tương lai

Từ tầm nhìn của Tổng Bí thư: Việt Nam - một dân tộc, một tương lai

Kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh tinh thần hòa hợp dân tộc, vì mục tiêu chung xây dựng một nước Việt Nam phồn vinh, hùng cường.
Người dùng gặp hoạ vì hàng giả

Người dùng gặp hoạ vì hàng giả 'núp bóng' thương hiệu ngoại

Việc đặt tên doanh nghiệp gây nhầm lẫn với thương hiệu nước ngoài có thể để lại nhiều hệ lụy, ảnh hưởng tới quyền lợi của người tiêu dùng.
Tự hào tầm vóc, khí thế mới từ thế hệ trẻ trong hợp luyện duyệt binh đại lễ 30/4

Tự hào tầm vóc, khí thế mới từ thế hệ trẻ trong hợp luyện duyệt binh đại lễ 30/4

Hình ảnh thế hệ trẻ Việt Nam mạnh mẽ sải bước trong lễ duyệt binh của đại lễ 30/4 đã thắp lên niềm tin về một thế hệ trẻ đầy khát vọng, vươn xa...
Tin Công Thương 26/4: Siêu thị tăng nguồn cung hàng hóa

Tin Công Thương 26/4: Siêu thị tăng nguồn cung hàng hóa

Ngày 26/4, báo chí đã đưa nhiều thông tin liên quan đến ngành Công Thương. Báo Công Thương xin điểm lại một số thông tin đáng chú ý.
Việt Nam - Nga tăng cường hợp tác về năng lượng

Việt Nam - Nga tăng cường hợp tác về năng lượng

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long đã có buổi việc với các tập đoàn năng lượng lớn của Nga, trong đó nhấn mạnh tăng cường hợp tác dầu khí, điện hạt nhân.
Trục lợi trên sức khỏe cộng đồng: Xử lý nghiêm, không khoan nhượng!

Trục lợi trên sức khỏe cộng đồng: Xử lý nghiêm, không khoan nhượng!

Thực phẩm chức năng, thuốc giả tràn lan trên thị trường, ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe người dân, cần xử lý nghiêm và bịt lỗ hổng quản lý.
Cần hiểu đúng về

Cần hiểu đúng về 'chứng nhận FDA', tránh lợi dụng quảng cáo sai

Nhiều doanh nghiệp đã sử dụng chứng nhận FDA như một ‘bức bình phong’ để che đi chất lượng thực sự của sản phẩm.
Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam: Tự hào và xúc động trào dâng

Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam: Tự hào và xúc động trào dâng

Những hình ảnh về hợp luyện lễ diễu binh, hình ảnh bình dị gắn với Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam... khiến mỗi người xem trào dâng cảm xúc, tự hào.
Đại tá Nguyễn Khắc Nguyệt và ký ức của những năm tháng hào hùng

Đại tá Nguyễn Khắc Nguyệt và ký ức của những năm tháng hào hùng

Đại tá Nguyễn Khắc Nguyệt xúc động khi nhớ về giây phút thiêng liêng ngày 30/4/1975.
Chùm ảnh: Đại hội Đảng bộ Báo Công Thương lần thứ III, nhiệm kỳ 2025 - 2030

Chùm ảnh: Đại hội Đảng bộ Báo Công Thương lần thứ III, nhiệm kỳ 2025 - 2030

Chiều 25/4, tại Hà Nội, Báo Công Thương đã tổ chức Đại hội Đảng bộ lần thứ III, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Hai câu chuyện về thuế và góc nhìn đa chiều

Hai câu chuyện về thuế và góc nhìn đa chiều

Trong bối cảnh kinh tế còn nhiều thách thức, chính sách thuế cần phát huy vai trò vừa hỗ trợ doanh nghiệp, vừa kích cầu tiêu dùng nội địa, thúc đẩy tăng trưởng.
Đảng ủy Báo Công Thương: Người dẫn dắt tờ báo vượt lên chính mình

Đảng ủy Báo Công Thương: Người dẫn dắt tờ báo vượt lên chính mình

Đảng ủy Báo Công Thương nhiệm kỳ 2020-2025 đã lãnh đạo tờ báo bứt phá thành công chính nhờ những nghị quyết đột phá thẳng vào khâu yếu, mặt hạn chế
Việt Nam – Indonesia thúc đẩy hợp tác trong khuôn khổ Đối tác chiến lược toàn diện

Việt Nam – Indonesia thúc đẩy hợp tác trong khuôn khổ Đối tác chiến lược toàn diện

Trong buổi tiếp Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Indonesia, Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân đề xuất nhiều giải pháp thúc đẩy quan hệ hợp tác hai nước.
Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân tiếp, làm việc với Chủ tịch nhóm Nghị sỹ hữu nghị Algeria - Việt Nam

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân tiếp, làm việc với Chủ tịch nhóm Nghị sỹ hữu nghị Algeria - Việt Nam

Buổi làm việc giữa Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân và Chủ tịch Nhóm Nghị sỹ hữu nghị Algeria – Việt Nam đã mở ra nhiều tiềm năng phát triển quan hệ thương mại.
Phụ trương Báo Nhân Dân kỷ niệm ngày 30/4 thành món quà

Phụ trương Báo Nhân Dân kỷ niệm ngày 30/4 thành món quà 'hot'

Phát hành miễn phí đúng dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, phụ trương 30/4 của Báo Nhân Dân được đông đảo người dân đón nhận.
Tin Công Thương 24/4: Giá xuất khẩu gạo của Việt Nam cao hơn Thái Lan và Ấn Độ

Tin Công Thương 24/4: Giá xuất khẩu gạo của Việt Nam cao hơn Thái Lan và Ấn Độ

Ngày 24/4, báo chí đã đưa nhiều thông tin liên quan đến ngành Công Thương. Báo Công Thương xin điểm lại một số thông tin đáng chú ý.
Bí thư Hầu A Lềnh kỳ vọng Báo Công Thương tiếp tục lan tỏa mô hình đổi mới của Hà Giang

Bí thư Hầu A Lềnh kỳ vọng Báo Công Thương tiếp tục lan tỏa mô hình đổi mới của Hà Giang

Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Hầu A Lềnh bày tỏ mong muốn Báo Công Thương tiếp tục đồng hành, thúc đẩy phát triển vùng cao, vùng biên, kinh tế biên mậu.
Sắp xếp Đà Nẵng, Quảng Nam: Đổi mới tư duy từ việc lắng nghe dân nói

Sắp xếp Đà Nẵng, Quảng Nam: Đổi mới tư duy từ việc lắng nghe dân nói

“Vừa chạy, vừa xếp hàng” sắp xếp xã, phường, TP. Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam luôn lắng nghe ý kiến của người dân - minh chứng sinh động của việc được lòng dân.
Phòng, chống lãng phí: Mệnh lệnh phát triển trong kỷ nguyên mới

Phòng, chống lãng phí: Mệnh lệnh phát triển trong kỷ nguyên mới

Phòng, chống lãng phí không còn là khẩu hiệu tuyên truyền, mà là mệnh lệnh phát triển mang tính sống còn để đưa đất nước vững vàng bước vào kỷ nguyên mới.
Thanh Hoá: Lắng nghe lòng dân từ việc

Thanh Hoá: Lắng nghe lòng dân từ việc 'số hóa' tên phường, xã sau sáp nhập

Tên gọi mới của xã, phường sau sáp nhập không nhất thiết phải 'số hóa', đánh số thứ tự 1, 2 3..., nên lắng nghe ý dân, ưu tiên yếu tố lịch sử - văn hóa.
Mobile VerionPhiên bản di động