Ngày này năm xưa 2/2: Sáp nhập Công ty Hoá chất và Phân bón Hải Dương vào Supe Lâm Thao

Ngày này năm xưa 2/2, sáp nhập Công ty Hoá chất và Phân bón Hải Dương vào Supe Lâm Thao, thành lập Đoàn 275, Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Ngày này năm xưa 31/1: Bổ sung quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn đập thuỷ điện Ngày này năm xưa 1/2: Chuyển đổi mô hình hoạt động của Tổng công ty Giấy, Tổng công ty Xăng dầu

Chuyên mục “Ngày này năm xưa” trên Báo Công Thương tổng hợp, giới thiệu những sự kiện trong nước, ngành Công Thương, quốc tế và Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 2/2.

Sự kiện trong nước và ngành Công Thương

-Ngày 2/2/2005: Bộ Thương mại ban hành Thông báo 0193/TM-DM chuyển đổi giữa các chủng loại hàng hạn ngạch dệt may xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ...

-Ngày 2/2/2006: Bộ Công nghiệp ban hành Quyết định 01/2006/QĐ-BCN về việc sửa đổi khoản 2 Điều 20 Điều lệ Tổ chức và Hoạt động của Công ty Dệt-May Hà Nội.

-Ngày 2/2/1998: Bộ Công nghiệp ban hành Quyết định 06/1998/QĐ-BCN về việc sáp nhập Công ty Hoá chất và Phân bón Hải Dương vào Công ty Supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao thuộc Tổng Công ty Hóa chất Việt Nam.

-Ngày 2/2/1998: Bộ Công nghiệp ban hành Quyết định 07/1998/QĐ-BCN về việc ban hành “Quy định về thẩm định, phê chuẩn và quản lý thực hiện Cơ cấu Hợp tác Công nghiệp ASEAN (AICO)”.

-Ngày 2/2/2007: Bộ Thương mại ban hành Thông tư 02/2007/TT-BTM phân loại nguyên liệu sản xuất, vật tư, linh kiện được miễn thuế nhập khẩu theo quy định tại khoản 15 Điều 16 Nghị định 149/2005/NĐ-CP ngày 8/12/2005 của Chính phủ.

Ngày này năm xưa 2/2: Sáp nhập Công ty Hoá chất và Phân bón Hải Dương vào Supe Lâm Thao
Ngày 2/2/1998, sáp nhập Công ty Hoá chất và Phân bón Hải Dương vào Công ty Supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao thuộc Tổng Công ty Hóa chất Việt Nam

- Ngày 2/2/1973: Phiên họp đầu tiên của các trưởng đoàn đại biểu quân sự bốn bên trong ban liên hợp quân sự Trung ương, họp tại Sài Gòn đã thảo luận các vấn đề thực hiện ngừng bắn tại chỗ, rút quân đội Mỹ và nước ngoài ra khỏi miền Nam Việt Nam...

Ngày này năm xưa 2/2: Sáp nhập Công ty Hoá chất và Phân bón Hải Dương vào Supe Lâm Thao
Ngày 2/2/1975 là ngày thành lập Đoàn 275, Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

- Ngày 2/2/1975 là ngày thành lập Đoàn 275, Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đoàn 275 được thành lập trên cơ sở một đại đội của Trung đoàn 144, Bộ Tổng Tham mưu, có nhiệm vụ bảo vệ một số vị trí của Công trình Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh trong giai đoạn hoàn thiện, bảo vệ trạm nước Bách Thảo và kho vật tư tập kết thiết bị lắp đặt tại Quảng trường Ba Đình. Trải qua hơn 40 năm xây dựng và trưởng thành từ một đại đội, Đoàn 275 đã phát triển thành Đoàn Bảo vệ và Nghi lễ. Cán bộ, nhân viên, chiến sĩ Đoàn 275 qua các thời kỳ đã luôn chủ động khắc phục mọi khó khăn, thử thách, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh, đơn vị vững mạnh toàn diện.

Sự kiện quốc tế

-Ngày 2/2/1943: Trận Stalingrad chính thức khép lại, chấm dứt hơn nửa năm bao vây của Đức quốc xã. Kết thúc chiến dịch, Hồng quân Liên Xô đã tiêu diệt 30 sư đoàn tinh nhuệ, bắt 90 nghìn lính và 2.500 sĩ quan của Đức Quốc xã. Đây là trận chiến có tính bước ngoặt, đóng vai trò quan trọng trong xoay đổi cục diện chiến trường, buộc phát xít Đức phải chuyển từ tấn công sang phòng ngự trên khắp các mặt trận và đi đến sụp đổ vào ngày 9/5/1945.

-Ngày 2/2/1971: Tại Iran, Công ước Ramsar được thông qua, cung cấp khuôn khổ pháp lý cho các quốc gia hành động và hợp tác với nhau trong việc bảo tồn và sử dụng hiệu quả các vùng đất ngập nước và tài nguyên ở đó. Hiện có 169 thành viên tham gia Công ước Ramsar, bao gồm 2.260 khu vực, chiếm diện tích hơn 215 triệu ha.

-Ngày 30/8/2021, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua nghị quyết lấy ngày 2/2 hàng năm là Ngày Đất ngập nước thế giới và mời tất cả 193 quốc gia thành viên Liên hợp quốc tham gia tổ chức hưởng ứng, mở đầu tầm nhìn toàn cầu lớn hơn cho các vùng đất ngập nước.

Sự kiện về Chủ tịch Hồ Chí Minh

-Ngày 2/2/1947: Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 11-SLb, sáp nhập các sở, ty địa chính vào Bộ Canh nông.

-Ngày 2/2/1949: Qua Báo Cứu quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Thư chúc Tết đồng bào trong vùng tạm bị địch chiếm; Thư chúc tết các cháu nhi đồng toàn quốc. Trong thư chúc Tết, Người chúc sức khỏe đồng bào và trịnh trọng hứa rằng Chính phủ và quân đội sẽ kiên quyết kháng chiến đến cùng để giành lại độc lập cho Tổ quốc, giải phóng đồng bào khỏi cảnh lầm than.

-Ngày 2/2/1965: Bác thăm tỉnh Quảng Ninh, nơi diễn ra chiến công đánh thắng trận đầu của Hải quân nhân dân Việt Nam trong chiến tranh phá hoại của không quân Mỹ ở miền Bắc, góp phần bắn rơi 2 máy bay phản lực và bắt sống phi công Mỹ đầu tiên vào ngày 5/8/1964. Bác Hồ căn dặn “phải luôn luôn nâng cao cảnh giác, luôn luôn sẵn sàng chiến đấu và sẵn sàng chiến thắng”.

-Ngày 2/2/1960: Chủ tịch Hồ Chí Minh tới nói chuyện với cán bộ, công nhân Nhà máy cơ khí Hà Nội. Trong buổi nói chuyện, Bác biểu dương thành tích của nhà máy trong năm 1959, đã tiến bộ khá, hoàn thành vượt mức kế hoạch Nhà nước giao, tiết kiệm được hơn 31 vạn giờ, đúc được hơn 200 tấn máy móc từ sắt vụn, tăng quỹ phúc lợi chi cho bảo hiểm lao động.

Ngày này năm xưa 2/2: Sáp nhập Công ty Hoá chất và Phân bón Hải Dương vào Supe Lâm Thao
Ngày 2/2/1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh tới nói chuyện với cán bộ, công nhân Nhà máy cơ khí Hà Nội

Sự kiện hôm nay 2/2/2023

- Lễ ra mắt cuốn sách "Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh" của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng - Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tại Hà Nội. Cuốn sách do Ban Nội chính Trung ương và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp xuất bản. Cuốn sách hệ thống hóa sự chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trên cương vị người đứng đầu Đảng Cộng sản và trên cương vị Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, thể hiện tư tưởng xuyên suốt, nhất quán của Đảng về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, xây dựng, chỉnh đốn Đảng, rèn luyện đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên, để cán bộ, đảng viên, nhân dân hiểu rõ, quán triệt sâu rộng và thực hiện có hiệu quả công tác này.

-Ngày 2/2/2023 khai hội chùa Tam Chúc (Hà Nam). Đây là sự kiện văn hóa, tôn giáo quan trọng mỗi dịp Tết đến, Xuân về nhằm giới thiệu, quảng bá với du khách những giá trị văn hóa, truyền thống của dân tộc, nét đẹp độc đáo tại lễ hội, cũng như bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của địa phương.

Ngày này năm xưa 2/2: Sáp nhập Công ty Hoá chất và Phân bón Hải Dương vào Supe Lâm Thao
Lễ hội chùa Tam Chúc (Hà Nam)

-Ngày 2/2/2023 (tức ngày 12 tháng Giêng năm Quý Mão), tại Khu du lịch tâm linh, sinh thái Tây Yên Tử, huyện Sơn Động (Bắc Giang), UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức khai hội xuân Tây Yên Tử và khai mạc Tuần Văn hóa - Du lịch năm 2023. Sự kiện nhằm quảng bá các giá trị văn hóa đặc sắc, nổi bật và tiềm năng du lịch của tỉnh Bắc Giang, đặc biệt là không gian văn hóa Phật giáo Trúc Lâm vùng Tây Yên Tử với con đường Hoằng dương Phật pháp của các Phật tổ Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử; xây dựng, phát triển thương hiệu du lịch “Về miền đất thiêng Tây Yên Tử”.

-Lễ hội Đền Trần 2023 sẽ diễn ra từ ngày 1-6/2/2023 (tức ngày 11-16 tháng Giêng năm Quý Mão). Lễ hội có nhiều hoạt động như, ngày 1/2/2023, (tức ngày 11 tháng Giêng) sẽ diễn ra Lễ rước Kiệu Ngọc Lộ từ chùa Phổ Minh sang Đền Trần; ngày 2/2/2023 (tức 12 tháng Giêng) diễn ra Lễ rước Nước, tế Cá tại Đền Cố Trạch; ngày 4/2 (tức 14 tháng Giêng) sẽ diễn ra các hoạt động dâng hương, rước Kiệu từ Đền Cố Trạch về Đền Thiên Trường. Từ 23 giờ 15 phút ngày 14 tháng Giêng sẽ diễn ra nghi thức Khai Ấn.

Bảo Thoa
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Ngày này năm xưa

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Khi ông Cù Huy Hà Vũ lợi dụng mạng xã hội TikTok để “đánh bóng” hình ảnh

Khi ông Cù Huy Hà Vũ lợi dụng mạng xã hội TikTok để “đánh bóng” hình ảnh

Trong một clip 1 phút 48 giây được đăng tải trên mạng xã hội TikTok, Cù Huy Hà Vũ phát biểu rằng, mục tiêu của ông ta là 'phụng sự lợi ích của quốc gia'.
Bài 2: Giữ vững đà xuất khẩu và uy tín cho hàng hoá Việt Nam trên sân chơi kinh tế toàn cầu

Bài 2: Giữ vững đà xuất khẩu và uy tín cho hàng hoá Việt Nam trên sân chơi kinh tế toàn cầu

Để giữ vững đà xuất khẩu hàng hoá, công tác đấu tranh ngăn chặn các hành vi gian lận xuất xứ, lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại sẽ được đẩy mạnh.
Cần nghiêm khắc xử lý việc TikTok thả nổi thông tin xuyên tạc về lãnh đạo Việt Nam

Cần nghiêm khắc xử lý việc TikTok thả nổi thông tin xuyên tạc về lãnh đạo Việt Nam

Cứ mỗi dịp Việt Nam có các ngày kỷ niệm lớn, mạng xã hội như Facebook, YouTube rồi TikTok lại xuất hiện những tài khoản “dự đoán, phân tích” về nhân sự A, B.
Bài 1: Khẳng định vai trò chiến lược, bảo đảm môi trường cạnh tranh bình đẳng

Bài 1: Khẳng định vai trò chiến lược, bảo đảm môi trường cạnh tranh bình đẳng

Trong những năm qua, công tác phòng vệ thương mại đã từng bước được đẩy mạnh cả về phạm vi, mức độ, góp phần nâng cao hiệu quả của hội nhập kinh tế quốc tế.
Không thể lợi dụng dân chủ xuyên tạc về quản lý giá xăng dầu ở Việt Nam

Không thể lợi dụng dân chủ xuyên tạc về quản lý giá xăng dầu ở Việt Nam

Những hành động xuyên tạc các chủ trương điều hành kinh tế, trong đó có quản lý giá xăng dầu luôn nằm trong tâm điểm chống phá của các thế lực thù địch.

Tin cùng chuyên mục

Sức mạnh chiến tranh nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Sức mạnh chiến tranh nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ lẫy lừng.
Điện khí hoá thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới

Điện khí hoá thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới

Việc phát triển hệ thống lưới điện nông thôn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, được xem là động thực thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới.
Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Công Thương theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng

Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Công Thương theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng

Những năm gần đây, các cơ sở giáo dục ngành Công Thương luôn chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho ngành theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng.
Ngành Công Thương góp phần tô thắm lý luận, khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng

Ngành Công Thương góp phần tô thắm lý luận, khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng

Những thành tựu trong gần 40 năm đổi mới là minh chứng, luận cứ đanh thép phản bác mọi xuyên tạc về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Ngành Công Thương góp phần tô thắm lý luận, khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng

Ngành Công Thương góp phần tô thắm lý luận, khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng

Mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là đột phá cơ bản về lý luận và được minh chứng tính đúng đắn bằng thành tựu đổi mới...
Bài cuối: Hoàn thiện chính sách xây dựng thương hiệu nông sản hướng đến xuất khẩu

Bài cuối: Hoàn thiện chính sách xây dựng thương hiệu nông sản hướng đến xuất khẩu

Khẳng định việc xây dựng và bảo hộ thương hiệu nông sản Việt “muộn còn hơn không”, do đó, hoàn thiện chính sách pháp luật là việc cần phải làm.
Bài 3: Nghị định 32 và những thay đổi mang tính bước ngoặt cho phát triển cụm công nghiệp

Bài 3: Nghị định 32 và những thay đổi mang tính bước ngoặt cho phát triển cụm công nghiệp

Nghị định 32/2024/NĐ-CP do Bộ Công Thương chủ trì soạn thảo đã đưa ra nhiều điểm mới, tạo không gian thoáng hơn cho cụm công nghiệp phát triển.
Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Chiều 17/4, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo 35 Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương tổ chức Hội nghị giao ban quý 2/2024.
Kỳ cuối:

Kỳ cuối: 'Rút ngắn' khoảng cách thương mại xuyên biên giới

Để hiện thực hoá giấc mơ đưa hàng Việt xuyên biên giới cần bản lĩnh "dám mơ lớn" của chính doanh nghiệp và sự hỗ trợ từ cơ quan quản lý Nhà nước và Chính phủ.
Bài 3: Xây dựng thương hiệu: Kinh nghiệm của các nước và bài học cho Việt Nam

Bài 3: Xây dựng thương hiệu: Kinh nghiệm của các nước và bài học cho Việt Nam

Cà phê Colombia, THAI’S RICE;… là những thương hiệu được nhiều người tiêu dùng trên thế giới biến đến. Kinh nghiệm của các nước cũng là bài học cho Việt Nam.
Bài 2: Bộ Công Thương nỗ lực "xây nền chính sách" cho phát triển cụm công nghiệp

Bài 2: Bộ Công Thương nỗ lực "xây nền chính sách" cho phát triển cụm công nghiệp

Trên cơ sở chủ trương, Nghị quyết của Đảng, là đơn vị trực tiếp quản lý, Bộ Công Thương kịp thời điều chỉnh, ban hành chính sách cho phát triển cụm công nghiệp.
Cục QLTT Thanh Hóa phát huy vai trò của cán bộ đảng viên trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Cục QLTT Thanh Hóa phát huy vai trò của cán bộ đảng viên trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Phát huy vai trò của cán bộ đảng viên trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng đã được Cục QLTT tỉnh Thanh Hóa triển khai có hiệu quả trong thời gian qua.
Bài 1: Phát triển cụm công nghiệp: Từ chủ trương đúng đắn của Đảng đến quyết liệt trong triển khai thực hiện

Bài 1: Phát triển cụm công nghiệp: Từ chủ trương đúng đắn của Đảng đến quyết liệt trong triển khai thực hiện

Từ Nghị quyết của Đảng đến sự quyết liệt triển khai trong thực tế, cụm công nghiệp đã và đang góp sức vào công cuộc công nghiệp hóa nông thôn.
Kỳ 3: Hành trình đưa sản phẩm Việt ra thế giới

Kỳ 3: Hành trình đưa sản phẩm Việt ra thế giới

Từ doanh thu tăng trưởng vượt mong đợi, doanh nghiệp cho rằng, sàn thương mại điện tử đóng vai trò quan trọng trong hành trình đưa sản phẩm Việt ra quốc tế.
Bài 2 - Tăng năng suất lao động: Yếu tố quan trọng để phát triển bền vững

Bài 2 - Tăng năng suất lao động: Yếu tố quan trọng để phát triển bền vững

Việt Nam từng có tốc độ tăng GDP nhanh nhất thế giới, để duy trì kỳ tích này, chìa khóa cần nắm chắc là tăng năng suất lao động.
Bài 2: Xây dựng thương hiệu: Nút thắt do đâu?

Bài 2: Xây dựng thương hiệu: Nút thắt do đâu?

Xây dựng thương hiệu nông sản có 3 cấp độ gồm: doanh nghiệp; ngành hàng/địa phương; quốc gia. Tuy nhiên, ở cả 3 cấp độ này đều đang rất vướng.
Bài 1: Khoảng lặng của hạt gạo Việt

Bài 1: Khoảng lặng của hạt gạo Việt

Dù Việt Nam đang là quốc gia xuất khẩu nằm trong Top 3 về sản lượng, nhưng tên tuổi hay sự nhận diện thương hiệu gạo Việt vẫn còn khá mờ nhạt.
Bài 1: Năng suất lao động của Việt Nam đứng ở đâu?

Bài 1: Năng suất lao động của Việt Nam đứng ở đâu?

Nâng cao năng suất lao động là con đường ngắn nhất để đưa nền kinh tế phát triển nhanh, bền vững với tất cả các quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Kỳ 2: "Giai đoạn vàng" để xuất khẩu trực tuyến tăng tốc

Kỳ 2: "Giai đoạn vàng" để xuất khẩu trực tuyến tăng tốc

Xuất khẩu trực tuyến-thương mại điện tử xuyên biên giới đang mở ra cơ hội cho doanh nghiệp tiếp cận thị trường toàn cầu, là thời cơ 'vàng' để hàng Việt vươn xa.
Kỳ 1: Bệ đỡ cho hàng Việt vươn xa toàn cầu

Kỳ 1: Bệ đỡ cho hàng Việt vươn xa toàn cầu

Nhờ tận dụng thành quả của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, từ một ngành non trẻ, thương mại điện tử đã trở thành 'trợ thủ' dẫn dắt nền kinh tế số Việt Nam.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động