Ngày này năm xưa 1/7: Phê duyệt Chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam

Ngày này năm xưa 1/7, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam.
Ngày này năm xưa 30/6: Phê duyệt Đề án phát triển xuất khẩu giai đoạn 2006 - 2010 Ngày này năm xưa 2/7: Thành phố Sài Gòn - Gia Định vinh dự mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh

Chuyên mục “Ngày này năm xưa” trên Báo Công Thương tổng hợp, giới thiệu những sự kiện trong nước, ngành Công Thương, sự kiện quốc tế và các sự kiện về Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 1/7.

Sự kiện trong nước và ngành Công Thương

Ngày 01/7/1955, Bộ Công Thương ra quyết định thành lập Ban phục hồi Nhà máy sợi Nam Định, sáp nhập Nhà máy tơ thành một phân xưởng của Nhà máy sợi và đổi tên là Nhà máy dệt Nam Định. Ngày 25/12 nhà máy chính thức đi vào hoạt động.

Ngày này năm xưa 1/7: Phê duyệt Chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam
Hoạt động sản xuất tại Nhà máy sợi Nam Định

Ngày 1/7/2013, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam – Nhật Bản hướng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Ngày 1/7/2008, Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 3721/QĐ-BCT về thành lập Tổ công tác thực hiện Đề án 30 về đơn giản hóa thủ tục hành chính của Bộ Công Thương.

Ngày 1/7/2003, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) ban hành Quyết định số 111/2003/QĐ-BCN về việc chuyển Nhà máy Sứ Đông Hải thuộc Công ty Sứ Hải Dương thành Công ty Cổ phần Sứ Đông Hải.

Ngày 1/7/1996 (28/6-1/7/1996), Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII xác định “mục tiêu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa là xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất”.

Ngày 1/7/1948, Nha Bình dân học vụ đã phát động một chiến dịch diệt dốt mới. Chiến dịch này được triển khai đều khắp từ căn cứ Việt Bắc đến đồng bằng Liên khu 3, từ Bình Trị Thiên, Liên khu 5 đến các căn cứ Đồng Tháp (Nam bộ). Tính đến đầu năm 1949, hơn 10 triệu người từ 8 tuổi trở lên ở nước ta đã thoát nạn mù chữ. Lúc này dân số nước ta có khoảng 26 triệu người.

Ngày 1/7/1971, tại Phiên họp toàn thể lần thứ 119 Hội nghị Pari về Việt Nam, Đoàn thể đại biểu Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hoà miền Nam Việt Nam đưa ra sáng kiến gồm 7 điểm nhằm giải quyết hoà bình về vấn đề Việt Nam. Đó là các vấn đề: Thời hạn rút hết quân Mỹ; Chính quyền ở miền Nam Việt Nam; Các lực lượng vũ trang; Hoà bình thống nhất Việt Nam và quan hệ hai miền; Chính sách đối ngoại hoà bình trung lập ở miền Nam Việt Nam; Những thiệt hại do Mỹ gây ra; Tôn trọng và bảo quản quốc tế các hiệp nghị sẽ ký kết. Sáng kiến hoà bình 7 điểm của Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hoà miền Nam Việt Nam được nhân dân trong nước và thế giới hoan nghênh ủng hộ.

Ngày 1/7/1973, đại biểu Đoàn thanh niên nhân dân Cách mạng miền Nam Việt Nam lần thứ hai được tổ chức trong vùng giải phóng miền Nam. Có 200 đại biểu về dự đại hội đã nêu bật sự đóng góp to lớn của hàng triệu bạn trẻ trên tiền tuyến lớn anh hùng, và nêu lên nhiệm vụ của Đoàn và phong trào thanh niên miền Nam trong giai đoạn mới.

Đại hội cũng quyết định tên gọi thống nhất của lực lượng thanh thiếu niên là Đoàn Thanh niên nhân dân cách mạng Hồ Chí Minh và đội mang tên Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.

Sự kiện quốc tế

Ngày 1/7/1967, Cộng đồng châu Âu chính thức được thành lập khi hợp nhất các cộng đồng Than – Thép, Năng lượng nguyên tử và Kinh tế châu Âu.

Ngày 1/7/1994, sau 27 năm sống lưu vong, Yasser Arafat trở về quê hương của người Palestine và đẩy mạnh phong trào thành lập quốc gia độc lập của dân tộc mình.

Ngày 1/7/1997, Vương quốc Anh chuyển giao chủ quyền Hồng Kông cho Trung Quốc, kết thúc 150 năm thống trị của người Anh tại lãnh thổ này.

Sự kiện về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ngày 1/7/1946, tại Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh đón tiếp nhiều Việt kiều đến thăm. Hoạ sĩ Vũ Cao Đàm xin vẽ và nặn tượng Bác. Cùng ngày, nhiều nhà văn, trí thức tiến bộ Pháp đến chào Bác như Lui Aragông (Louis Aragon), Giăng Risác Blốc (Jean Richard Bloch), Pierơ Emmanuen (Pierre Emmanuel)...

Ngày 1/7/1947, Bác viết thư gửi một số vị nhân sĩ họ Đinh ở Hòa Bình đã vận động đồng bào Mường ở địa phương tham gia kháng chiến. Cùng ngày, Bác viết thư động viên nhà thơ Huyền Kiêu đã viết bản trường ca “Hồ Chí Minh - Tinh hoa dân tộc”. Bản trường ca có đoạn: “...Tôi mong chú và anh chị em văn nghệ sĩ trong Hội Văn hóa cứu quốc đi sâu hơn nữa vào cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc, sáng tác được nhiều tác phẩm phục vụ cuộc kháng chiến lâu dài gian khổ nhưng nhất định thắng lợi của nhân dân ta”.

Ngày 1/7/1954, viết trên báo Nhân Dân trong bài “Những việc vô lý”, Bác bình luận về những bài viết trên báo chí Pháp đề cập tội ác của quân viễn chinh Pháp để đi đến nhận định với nước Pháp và binh sĩ Pháp: “Cuộc chiến tranh này thật là vô nghĩa... nó đã đưa thực dân Pháp đến Điện Biên Phủ và sẽ đưa chúng đến nhiều Điện Biên Phủ khác nữa”.

Ngày 1/7/1958, báo Nhân Dân đăng bài viết “Mấy kinh nghiệm Trung Quốc mà chúng ta nên học” nhưng trong lời kết, Bác lại lưu ý: “…Chúng ta phải học những kinh nghiệm quý báu của các nước anh em... Cố nhiên, phải áp dụng những kinh nghiệm ấy một cách sáng tạo, hợp với hoàn cảnh thực tế của nước ta, chứ không nên học một cách máy móc”.

Ngày 1/7/1960, nói chuyện tại Đại hội Đảng bộ và các cơ quan dân, chính, đảng Trung ương, Bác vạch rõ: “Tuy cuộc kháng chiến chống ngoại xâm đã xong, nhưng chúng ta còn phải tiếp tục kháng chiến chống một giặc khác, đó là giặc nghèo nàn, lạc hậu... Cho nên đảng viên ta cũng phải có thêm tinh thần như thanh niên: “Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”.

Thu Hường
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Ngày này năm xưa

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Liên tiếp xảy ra tai nạn thương vong, đừng để công tác an toàn lao động chỉ là khẩu hiệu

Liên tiếp xảy ra tai nạn thương vong, đừng để công tác an toàn lao động chỉ là khẩu hiệu

Những vụ việc tai nạn lao động gần đây cho thấy công tác đảm bảo an toàn lao động đang tồn tại nhiều bất cập, thậm chí bị buông lỏng, hình thức, phong trào.
Nỗi oan bà bán dứa và hệ luỵ từ những thông tin

Nỗi oan bà bán dứa và hệ luỵ từ những thông tin ''một nửa sự thật''

Vụ việc “500 nghìn đồng 3 quả dứa” đã khép lại với kết luận từ cơ quan công an: “Bà bán dứa bị oan”.
Ai sẽ hưởng lợi khi cổ xuý trào lưu xuyên tạc ‘điện mặt trời 0 đồng’?

Ai sẽ hưởng lợi khi cổ xuý trào lưu xuyên tạc ‘điện mặt trời 0 đồng’?

Nhiều người không tìm hiểu kỹ những chính sách về điện, đã “múa phím như đúng rồi" về việc quản lý, định hướng phát triển ngành điện nước ta.
Ai đứng sau luận điệu xuyên tạc về điện mặt trời dư thừa nhưng sai quy hoạch?

Ai đứng sau luận điệu xuyên tạc về điện mặt trời dư thừa nhưng sai quy hoạch?

Nhiều luận điệu xuyên tạc, quy chụp về điện mặt trời dư thừa nhưng sai qui hoachđể dắt mũi dư luận nhằm phục vụ lợi ích nhóm.
Đâu là “chìa khóa” để chuyển đổi số thành công?

Đâu là “chìa khóa” để chuyển đổi số thành công?

Nhân lực số giữ vị trí then chốt để thực hiện chuyển đổi số thành công bởi đây là nhân tố có khả năng làm chủ, nắm bắt các công nghệ mới…

Tin cùng chuyên mục

Điện mặt trời áp mái nối lưới càng nhiều, chi phí hệ thống càng lớn

Điện mặt trời áp mái nối lưới càng nhiều, chi phí hệ thống càng lớn

Đầu tư điện mặt trời mái nhà nếu có kết nối lưới điện thì chi phí duy trì hệ thống càng cao, từ đó, có thể sẽ ảnh hưởng tới giá điện.
Vụ “chặt chém” du khách 3 quả dứa 500 nghìn đồng: Đừng để “con sâu làm rầu nồi canh”

Vụ “chặt chém” du khách 3 quả dứa 500 nghìn đồng: Đừng để “con sâu làm rầu nồi canh”

Vụ “chặt chém” du khách 3 quả dứa 500 nghìn đồng tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội khiến dư luận trong nước bức xúc vì làm ảnh hưởng đến uy tín của du lịch Việt Nam.
Thiếu hụt nước sinh hoạt mùa hạn mặn: Đã đến lúc người dân cần chủ động ứng phó

Thiếu hụt nước sinh hoạt mùa hạn mặn: Đã đến lúc người dân cần chủ động ứng phó

Thiếu hụt nước sinh hoạt là một trong những hệ lụy của hạn hán, xâm nhập mặn mà người dân khu vực ven biển miền Tây Nam Bộ đã, đang và phải tiếp tục đối mặt.
Dệt may Việt Nam đang phải chịu áp lực kép

Dệt may Việt Nam đang phải chịu áp lực kép

Xuất khẩu dệt may đang phải chịu áp lực kép bởi chi phí tăng, khách hàng yêu cầu sản phẩm phải “xanh - sạch” nhưng giá lại không được tăng.
Quy hoạch năng lượng rất quan trọng trong phát triển kinh tế của Bà Rịa- Vũng Tàu

Quy hoạch năng lượng rất quan trọng trong phát triển kinh tế của Bà Rịa- Vũng Tàu

Sở hữu tiềm năng lớn về dầu khí, điện…, quy hoạch năng lượng quốc gia được đánh giá rất quan trọng trong phát triển kinh tế của Bà Rịa - Vũng Tàu.
Làm rõ sự thật xung quanh đơn Trung Nam ‘kêu cứu’ Thủ tướng

Làm rõ sự thật xung quanh đơn Trung Nam ‘kêu cứu’ Thủ tướng

Khó khăn về doanh thu và những vướng mắc trong vận hành đường dây 500kV, Trung Nam đã gửi đơn kêu cứu Thủ tướng, vậy thực hư việc này ra sao?
Xuất khẩu gạo và bài toán nâng cao chuỗi giá trị

Xuất khẩu gạo và bài toán nâng cao chuỗi giá trị

Việc xây dựng một nền sản xuất lớn, ứng dụng công nghệ tốt hơn và quản lý phù hợp, kết hợp chế biến sâu sẽ giúp nâng cao chuỗi giá trị cho xuất khẩu gạo.
6 tháng đầu năm xuất khẩu gạo có thể đạt khoảng 4,5 triệu tấn

6 tháng đầu năm xuất khẩu gạo có thể đạt khoảng 4,5 triệu tấn

Nhu cầu gạo ở các thị trường trên thế giới rất lớn song để tận dụng và đẩy mạnh xuất khẩu gạo các doanh nghiệp phải tăng cường thông tin.
Vì sao cơ quan soạn thảo đề xuất điện dư phát lên lưới giá 0 đồng?

Vì sao cơ quan soạn thảo đề xuất điện dư phát lên lưới giá 0 đồng?

Cơ chế điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu, nếu dư phát lên lưới với giá 0 đồng, được cho là nhằm bảo đảm an ninh, an toàn hệ thống điện, hỗ trợ nhà đầu tư.
Báo Công Thương tổ chức Tọa đàm

Báo Công Thương tổ chức Tọa đàm ''Đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm ngành năng lượng''

Lúc 9h30 ngày 26/4, Báo Công Thương tổ chức Tọa đàm ''Đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm ngành năng lượng''.
Xuất khẩu gạo kỳ vọng tiếp tục bứt phá trong năm 2024

Xuất khẩu gạo kỳ vọng tiếp tục bứt phá trong năm 2024

Dần khẳng định thương hiệu và uy tín trên thị trường quốc tế, xuất khẩu gạo được kỳ vọng sẽ tiếp tục bứt phá trong năm 2024 này.
Báo Công Thương đoạt giải Cuộc thi

Báo Công Thương đoạt giải Cuộc thi ''Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới''

Tối ngày 24/4, Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới” lần thứ ba (2023-2024) diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội.
Xử lý thông tin xấu độc trên TikTok, phải làm nghiêm từ gốc!

Xử lý thông tin xấu độc trên TikTok, phải làm nghiêm từ gốc!

TikTok phải ủy quyền cho pháp nhân ở Việt Nam quản lý nội dung, có như vậy mới xử lý triệt để các tồn tại, mối nguy cho an ninh quốc gia.
Bộ Công Thương triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo

Bộ Công Thương triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo

Triển khai nhiều giải pháp, Bộ Công Thương đã, đang và sẽ tiếp tục đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu gạo nói riêng và ngành lúa gạo Việt Nam nói chung.
Ngày 26/4 sẽ diễn ra Hội nghị triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo

Ngày 26/4 sẽ diễn ra Hội nghị triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo

Ngày 26/4, sẽ diễn ra Hội nghị đánh giá kết quả xuất khẩu gạo năm 2023, quý I/2024 và triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo trong thời gian tới.
Bộ Công Thương đẩy mạnh công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

Bộ Công Thương đẩy mạnh công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

Theo Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân, năm 2023 công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của ngành Công Thương đạt được những kết quả rất tích cực.
Vụ tai nạn lao động nghiêm trọng tại Yên Bái: Bài học đắt giá về kỷ luật an toàn lao động

Vụ tai nạn lao động nghiêm trọng tại Yên Bái: Bài học đắt giá về kỷ luật an toàn lao động

Vụ tai nạn lao động đau lòng khiến 7 công nhân tử vong tại Công ty CP Xi măng và Khoáng sản Yên Bái thực sự là bài học đắt giá về kỷ luật an toàn lao động.
Cần nghiêm khắc hơn nữa đối với các hành vi lợi dụng mạng xã hội tung tin bịa đặt về lãnh đạo Đảng, Nhà nước

Cần nghiêm khắc hơn nữa đối với các hành vi lợi dụng mạng xã hội tung tin bịa đặt về lãnh đạo Đảng, Nhà nước

Những hành vi phát tán tin giả, sai sự thật, vu khống, nói xấu, kích động, gieo rắc hoài nghi về lãnh đạo Đảng, Nhà nước... cần phải xử lý nghiêm khắc hơn nữa.
Ai vén màn sự thật về cái chết của 3 cây Sao đen trên phố Lò Đúc?

Ai vén màn sự thật về cái chết của 3 cây Sao đen trên phố Lò Đúc?

Ba cây Sao đen trên phố Lò Đúc, Hà Nội bỗng chốc "chết đứng" vào cuối năm 2023, để lại những nghi vấn, day dứt trong lòng dư luận.
Xung đột chính trị căng thẳng và nỗi lo đơn hàng của doanh nghiệp Việt

Xung đột chính trị căng thẳng và nỗi lo đơn hàng của doanh nghiệp Việt

Trong bối cảnh căng thẳng chính trị tiếp tục leo thang, các doanh nghiệp xuất khẩu lại một lần nữa đứng trước nguy cơ đứt gãy đơn hàng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động