Ngày này năm xưa 13/9: Ngày Truyền thống Tòa án nhân dân, Chiến lược phát triển công nghiệp xe máy Việt Nam Ngày này năm xưa 14/9: Ban hành quy định về đăng ký kinh doanh |
Chuyên mục “Ngày này năm xưa” trên Báo Công Thương tổng hợp, giới thiệu những sự kiện trong nước, ngành Công Thương và quốc tế; các sự kiện, kỷ niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 16/9.
Sự kiện trong nước và ngành Công Thương
Ngày 16/9/2011, Dự án Nhà máy nhiệt điện Mông Dương 2 đã chính thức được khởi công.
Ngày này năm xưa: Ngày 16/9/2011, khởi công Dự án Nhà máy Nhiệt điện Mông Dương 2 |
Ngày 16/9/1998, Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) ban hành Quyết định số 58/1998/QĐ-BCN về việc Giao kế hoạch địa chất điều chỉnh năm 1998 cho Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam.
Ngày 16/9/2005, Bộ Thương mại ban hành Quyết định số 2368/2005/QĐ-BTM về việc sửa đổi, bổ sung Quy chế cấp giấy chứng nhận xuất xứ mẫu S của Việt Nam cho hàng hoá để hưởng các ưu đãi thuế quan theo Hiệp định về Hợp tác, Kinh tế, Văn hóa, Khoa học Kỹ thuật giữa Chính phủ nước cộng hoà xã hội chủ Việt Nam và Chính phủ nước CHDCND Lào.
Ngày 16/9/2011, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 4693/QĐ-BCT đính chính Thông tư số 30/2011/TT-BCT ngày 10/8/2011 của Bộ Công Thương quy định tạm thời về giới hạn hàm lượng cho phép của một số hóa chất độc hại trong sản phẩm điện, điện tử.
Ngày 16/9/2015, Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 30/2015/TT-BCT quy định phương pháp xác định mức chi phí lập, thẩm định, công bố, điều chỉnh và quản lý Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Quy hoạch phát triển thủy điện vừa và nhỏ.
Ngày 16/9/1820, ngày mất của đại thi hào dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Du - người đã có nhiều đóng góp cho kho tàng văn học nước nhà, tiêu biểu là tác phẩm Truyện Kiều.
Ngày 16/9/1951, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã ký Quyết định số 227/QĐ “Về việc thành lập Cục Quân khí”. Theo đó, ngày 16/9/1951, Cục Quân khí chính thức bước vào hoạt động; ngày 16/9 trở thành Ngày truyền thống của ngành Quân khí Quân đội nhân dân Việt Nam.
Ngày 16/9/1969, Ngày thành lập Bệnh viện Nội tiết Trung ương.
Ngày 16/9 hàng năm được Đại hội đồng Liên hiệp quốc chọn là "Ngày quốc tế bảo vệ tầng ozone".
Ngày 16/9/1950, bộ đội ta tiêu diệt cứ điểm Đông Khê mở màn chiến dịch Biên giới và kết thúc vào ngày 14/10 năm đó.
Ngày 16/9/1972, các binh sĩ miền Bắc cuối cùng rút khỏi thành cổ Quảng Trị, kết thúc trận chiến ác liệt tại đây. Trong 81 ngày đêm lửa thép Quảng Trị, ta liên tục chiến đấu ngăn chặn các cuộc tiến công của địch, bảo vệ thị xã và Thành cổ. Quân và dân ta đã loại khỏi vòng chiến đấu 26 nghìn tên địch, phá huỷ 349 xe quân sự, hàng chục trận địa pháo của địch, bắn rơi gần 200 máy bay các loại.
Sự kiện quốc tế
Ngày 16/9/1908, ngày thành lập hãng sản xuất ô tô General Motors (GM) do William C. Durant sáng lập tại Flint, bang Michigan, Mỹ. GM là hãng sản xuất xe hơi và xe tải tại 34 quốc gia, có doanh số ô tô hàng đầu trong 77 năm liên tục, từ năm 1931 - 2007.
Ngày 16/9/1923, ngày sinh của Thủ tướng đầu tiên của Singapore Lý Quang Diệu. Lý Quang Diệu sinh ra trong một gia đình khá giả ở Singapore. Ông học luật tại Đại học Fitzwilliam, thuộc Đại học Cambridge, Anh, sau Chiến tranh thế giới lần thứ II và tốt nghiệp với kết quả xuất sắc. Ông trở thành Thủ tướng đầu tiên của Singapore vào tháng 6/1959 và giữ vị trí này cho đến năm 1990. Ông là chính khách đảm nhận cương vị thủ tướng lâu nhất thế giới.
Ngày 16/9/2016, ngày mất của cựu Tổng thống Italia Carlo Azeglio Ciampi.
Ngày 16/9/2018, Ethiopia và Eritrea đã ký kết một hiệp ước hòa bình tại Jeddah, Saudi Arabia, qua đó chính thức đánh dấu việc chấm dứt cuộc chiến kéo dài suốt 20 năm qua giữa hai quốc gia châu Phi này.
Ngày 16/9/1992, Bảng Anh bị loại ra khỏi Cơ chế tỷ giá hối đoái châu Âu trong ngày Thứ Tư Đen và bị mất giá mạnh.
Ngày 16/9/1963, Malaya, Singapore, Bắc Borneo, và Sarawak hợp nhất thành Liên bang Malaysia.
Ngày 16/9/1957, ngày mất Tề Bạch Thạch - thiên tài hội hoạ, một danh nhân văn hoá thế giới. Ông sinh ngày 22/11/1863 tại tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc.
Ngày 16/9/1941, Quốc vương Reza Pahlavi của Iran bị buộc phải thoái vị để cho con là Mohammad Reza Pahlavi lên ngôi.
Ngày 16/9/1810, Quốc khánh Mexico (1810) và Papua New Guinea (1975).
Sự kiện về Bác Hồ
Ngày 16/9/1959, Bác Hồ căn dặn thanh niên “không có việc gì khó”
Bác Hồ đã làm bài thơ 4 câu: “Không có việc gì khó/ Chỉ sợ lòng không bền/ Đào núi và lấp biển/ Quyết chí ắt làm nên”.
Qua bốn câu thơ, Bác muốn nhắn nhủ thanh niên phải chú trọng bồi dưỡng về chí khí cách mạng. Người cho rằng, thanh niên muốn thực hiện ước mơ, hoài bão cao đẹp, muốn làm được việc lớn ích nước, lợi dân thì trước hết phải tự mình nâng cao chí khí, tuyệt đối trung với nước, với Đảng, hiếu với dân.
Học tập và làm theo lời Bác dạy, lớp lớp các thế hệ thanh niên Việt Nam luôn tiếp nối truyền thống cha anh, phát huy tinh thần đoàn kết, xung kích, sáng tạo, vươn lên chinh phục các đỉnh cao trên mọi lĩnh vực công tác, góp phần vào thắng lợi trong các cuộc kháng chiến chống thực dân, đế quốc xâm lược, giải phóng đất nước.
Chủ tịch Hồ Chí Minh chụp ảnh lưu niệm với con em các gia đình có công với Cách mạng tại Pác Bó (2/1961). Ảnh: hochiminh.vn |
Trong thời kỳ đổi mới đất nước, hội nhập quốc tế, toàn cầu hóa và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, thanh niên Việt Nam tiếp tục vươn lên mạnh mẽ trên các lĩnh vực, là lực lượng quan trọng góp phần đưa đất nước hội nhập nhanh hơn, sâu hơn; thanh niên thực sự là lực lượng nòng cốt, là động lực của sự phát triển đất nước trong thời kỳ đổi mới.
Ngày 16/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp Lư Hán - người đứng đầu lực lượng Trung Hoa Quốc dân đảng đang tràn vào Bắc Việt Nam. Tại cuộc gặp đầu tiên này, Lư Hán đã ép Chính phủ Việt Nam phải chấp nhận giá hối đoái theo đồng “quan kim” đang mất giá, phải cung cấp lương thực và các phương tiện liên lạc cho quân đội Trung Hoa... Chính sau cuộc gặp này, để bảo toàn lực lượng vũ trang và tránh bị khiêu khích, Bác đã quyết định đổi tên Quân Giải phóng thành Vệ Quốc đoàn.
Ngày 16/9/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh rời Pari bằng xe lửa để đi Mácxây kết thúc chuyến đi thăm nước Pháp. Bác cảm ơn các quan khách Pháp ra tiễn và nói với bà con Việt kiều cần tin tưởng vào bản Tạm ước, để đoàn kết, kỷ luật thực hiện mệnh lệnh của Chính phủ, tranh thủ cảm tình của các bạn Pháp. Trước khi tàu chuyển bánh, Bác để lại một lời nhắn nhủ: “Tôi đi nhưng ý nghĩ của tôi bao giờ cũng vẫn gần gũi đồng bào”.
Ngày 16/9/1948, trong thư gửi nhi đồng nhân Tết Trung thu, Bác viết: “Đến ngày kháng chiến thắng lợi, thống nhất và độc lập thành công, Bác cháu ta sẽ cùng nhau ăn những Tết Trung thu tưng bừng vui vẻ. Vinh hoa bù lúc phong trần. Bác chúc các cháu vui vẻ, mạnh khoẻ và gửi các cháu nhiều cái hôn Trung thu”.