Ngày này năm xưa 16/7: Khánh thành Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1

Ngày này năm xưa 16/7: Khánh thành Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1; Thành lập Ban biên tập Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương.
Ngày này năm xưa 13/7: Quy hoạch phát triển công nghiệp, thương mại dọc tuyến đường Hồ Chí Minh Ngày này năm xưa 14/7: Phát hiện dầu tại giếng khoan ĐH-1X mỏ Đại Hùng Ngày này năm xưa 15/7: Bộ Công Thương ban hành nhiều Chỉ thị, Quyết định quan trọng

Chuyên mục “Ngày này năm xưa” trên Báo Công Thương tổng hợp, giới thiệu những sự kiện trong nước, ngành Công Thương, sự kiện quốc tế và các sự kiện về Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 16/7.

Sự kiện trong nước và ngành Công Thương

Ngày 16/7/2022, tại tỉnh Hậu Giang, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1 do Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) làm chủ đầu tư.

Ngày này năm xưa 16/7: Khánh thành Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng đoàn công tác xem quy trình vận hành Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1 tại trung tâm điều hành. Ảnh: Cấn Dũng

Nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 1 đặt tại thị trấn Mái Dầm, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang, thuộc Trung tâm điện lực Sông Hậu. Nhà máy gồm 2 tổ máy, tổng công suất 1.200 MW, tổng thầu EPC là Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam (LILAMA), sử dụng công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại.

Ngày này năm xưa 16/7: Khánh thành Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cắt băng khánh thành Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1. Ảnh: Cấn Dũng

Nhà máy có tổng mức đầu tư hơn 43.000 tỷ đồng (tương đương khoảng 2 tỷ USD), khởi công tháng 5/2015, đã hoàn thiện thủ tục liên quan, được công nhận và đưa vào vận hành thương mại từ ngày 6/5/2022; đến nay đã phát điện, cung cấp cho hệ thống điện quốc gia trên 2 tỷ kWh (bao gồm cả sản lượng điện trong giai đoạn chạy thử nghiệm thu). Nhà máy sẽ đóng góp cho lưới điện quốc gia khoảng 7,3 tỷ kWh/năm, góp phần đáp ứng nhu cầu của phụ tải của khu vực Tây Nam Bộ và cả nước.

Ngày 16/7/1996, Bộ Công nghiệp ban hành Quyết định số 1953/1996/QĐ-BCN chuyển Trường đào tạo bồi dưỡng công nhân, cán bộ cơ khí mỏ về Tổng công ty Cơ khí Năng lượng và Mỏ.

Ngày 16/7/1997, Bộ Công nghiệp ban hành Quyết định số 1052/1997/QĐ-BCN về việc đổi tên Trường Công nhân kỹ thuật điện Sóc Sơn thành Trường Đào tạo nghề điện.

Ngày 16/7/1997, Bộ Công nghiệp ban hành Quyết định số 1051/1997/QĐ-BCN về việc đổi tên Trường Công nhân cơ khí điện lực Yên Viên thành Trường Đào tạo nghề cơ điện điện lực.

Ngày 16/7/1997, Bộ Công nghiệp ban hành Quyết định số 1050/1997/QĐ-BCN về việc nâng cấp và đổi tên Trường Kỹ thuật điện Hội An thành Trường Trung học điện 3.

Ngày 16/7/1997, Bộ Công nghiệp ban hành Quyết định số 1052/1997/QĐ-BCN về việc đổi tên Trường Công nhân kỹ thuật điện Sóc Sơn thành Trường Đào tạo nghề điện

Ngày 16/7/1999, Bộ Công nghiệp ban hành Quyết định số 42/1999/QĐ-BCN về việc chuyển Xí nghiệp Than Cẩm Phả thuộc Công ty Than Quảng Ninh thành Công ty cổ phần Than Tây Nam Đá mài.

Ngày 16/7/2002, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 93/2002/QĐ-TTg về việc phê duyệt quy hoạch phát triển hệ thống kho xăng dầu trên phạm vi cả nước đến năm 2010.

Ngày 16/7/2004, Bộ Công nghiệp ban hanh Quyết định số 61/2004/QĐ-BCN về việc sửa đổi khoản 1, khoản 3 Điều 1 Quyết định số 229/2003/QĐ-BCN ngày 24 tháng 12 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp về việc chuyển Công ty Điện tử Biên Hoà thành Công ty cổ phần Điện tử Biên Hoà.

Ngày 16/7/2012, Bộ Công Thương ra quyết định số 4030/QĐ-BCT về việc thành lập Ban biên tập Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương.

Ngày 16/7/2014, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 268/TB-BCT thông báo kết luận của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng Bộ Công Thương.

Ngày 16/7/1930, ngày truyền thống đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân tỉnh Khánh Hòa. Thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng và Xứ ủy Nam Kỳ, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh ủy lâm thời Khánh Hòa. Ngày 16-7-1930, Đảng bộ huyện Tân Định (nay là thị xã Ninh Hòa) đã vận động quần chúng nhân dân, tiến hành cuộc biểu tình chống lại thực dân Pháp và bọn tay sai phong kiến.

Ngày 16/7/1948, Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ hai chính thức khai mạc tại xã Đào Giã, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ. Tại Hội nghị, đồng chí Tổng Bí thư Trường Chinh đã đọc bản báo cáo quan trọng “Chủ nghĩa Mác và văn hóa Việt Nam”, chỉ rõ lập trường văn hóa cách mạng trên thế giới và ở nước ta.

Ngày 16/7/1964, ngày truyền thống Học viện Phòng không - Không quân. Ngày 16/7/1964, Bộ Quốc phòng ra Quyết định số 79/QĐ-QP tách Hệ Cao xạ của Trường Sĩ quan Pháo binh, thành lập Trường Sĩ quan Cao xạ - đơn vị tiền thân của Học viện Phòng không - Không quân trực thuộc Quân chủng Phòng không - Không quân, có nhiệm vụ huấn luyện, bổ túc, đào tạo cán bộ cho Binh chủng Pháo cao xạ.

Ngày 16/7/1980, Tổng cục Bưu điện tổ chức khánh thành công trình Đài thông tin vệ tinh mặt đất Hoa Sen. Công trình được hoàn thành với sự giúp đỡ của các chuyên gia Liên Xô, là sự kiện khởi đầu đối với Việt Nam khi có được tuyến thông tin quốc tế chất lượng cao. Công trình đã được đưa vào sử dụng đúng dịp kỷ niệm lần thứ 25 ngày ký Hiệp định về hợp tác kinh tế khoa học - kỹ thuật, thương mại giữa Việt Nam và Liên Xô, và khai mạc Thế vận hội mùa hè Olympic Moscow 1980.

Sự kiện quốc tế

Ngày 16/7/1945, Hoa Kỳ đã thử bom nguyên tử (bom A) lần đầu tiên. Vụ thử có mật danh Trinity diễn ra tại sa mạc Jornada del Muerto, New Mexico.

Sau đó, bốn cường quốc khác cũng đã thử bom A lần đầu tiên của họ.

Liên Xô: Ngày 29/8/1949.

Anh: Ngày 3/10/1952.

Pháp: Ngày 14/2/1960.

Trung Quốc: Ngày 16/10/1964.

Ngày 16/7/1969, Tàu vũ trụ Apollo 11 được phóng lên không gian bằng tên lửa đẩy Saturn V từ Trung tâm vũ trụ Kennedy tại đảo Merritt (bang Florida), đưa 3 phi hành gia người Mỹ là Neil Armstrong, Michael Collins và Buzz Aldrin bay vào quỹ đạo Mặt Trăng. Apollo 11 là chuyến bay có người lái thứ 5 của chương trình Apollo và là chuyến bay đầu tiên đưa con người lên bề mặt Mặt Trăng.

Sự kiện về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ngày 16/7/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm ngôi nhà cũ ở số 7 ngõ Compoint và thăm người bạn cũ là Luật sư M.C Bloncourt, trả lời phỏng vấn tờ “L’ Action” (Hành động) và chiêu đãi những người tham gia bảo vệ và phục vụ Chủ tịch trong thời gian ở Pháp.

Ngày 16/7/1947, Bác viết thư gửi các phụ lão, các vị thân hào và toàn thể đồng bào tỉnh Phúc Yên, cảm ơn các tầng lớp nhân dân trong tỉnh đã hăng hái ủng hộ kháng chiến. Thư viết: “Đời xưa, nhờ sự kêu gọi của phụ lão, sự cố gắng của thân hào, lòng nhiệt thành của quốc dân, mà tổ tiên ta: Trần Hưng Đạo, Lê Thái Tổ, Nguyễn Quang Trung đã dẹp nạn ngoại xâm, giữ vững đất nước... Chúng ta kiên quyết noi theo lịch sử vẻ vang của tổ tiên, tranh lại thống nhất và độc lập cho dân tộc và xây dựng nền tự do và hạnh phúc cho con cháu muôn đời”.

Ngày 16/7/1953, Bác viết bài “Ra sức giữ đê phòng lụt” (dưới bút danh C.B) đăng trên Báo Nhân Dân chỉ rõ: “Giặc lụt là tiền phong của giặc đói. Nó là đồng minh của giặc ngoại xâm. Nó mong làm dân ta đói kém để giảm bớt sức kháng chiến của chúng ta”. Vì vậy, việc “đắp đê, giữ đê là để chống giặc lụt và giặc đói, cho nên cũng như một chiến dịch”.

Ngày 16/7/1960, Chủ tịch Hồ chí Minh đã đi thǎm Trại thí nghiệm giống lúa của Sở Nông lâm Hà Nội ở thôn Phú Mỹ, xã Mỹ Đình, nay thuộc huyện Từ Liêm. Tại đây Người đã cấy thử máy cấy lúa và Người nói "Người nông dân nước ta làm việc vất vả, nhất là việc cấy, cứ phải cúi gập lưng xuống... Cần phải đẩy mạnh việc cải tiến nông cụ, không những giảm bớt được sức lao động mà còn nâng cao nǎng suất. Cả hai đều nhằm nâng cao đời sống cho mọi người..."

Lê Minh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Ngày này năm xưa

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Vì sao Gen Z ngày càng hờ hững với hẹn hò online?

Vì sao Gen Z ngày càng hờ hững với hẹn hò online?

Các ứng dụng hẹn hò trực tuyến được ví như "bà mối" thời kỳ công nghệ số. Tuy nhiên, chỉ mang tới những mối tình thoáng qua, thiếu chiều sâu và sự bền chặt.
Sở Công Thương Gia Lai trao tặng 5 căn nhà tình thương

Sở Công Thương Gia Lai trao tặng 5 căn nhà tình thương

Sở Công Thương tỉnh Gia Lai trao tặng 5 nhà tình thương cho các hộ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại thôn Buôn Ma Giai (xã Đất Bằng, huyện Krông Pa).
Từ Công ước Hà Nội đến một không gian mạng lành mạnh

Từ Công ước Hà Nội đến một không gian mạng lành mạnh

Lần đầu tiên một Công ước của Liên hợp quốc sẽ được mở ký tại Hà Nội khẳng định thêm quyết tâm hành động vì không gian mạng lành mạnh của Việt Nam.
Bộ Công Thương họp rà soát, điều chỉnh Quy hoạch điện VIII

Bộ Công Thương họp rà soát, điều chỉnh Quy hoạch điện VIII

Chiều 28/12, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì họp rà soát, điều chỉnh Quy hoạch điện VIII.
Hệ lụy khôn lường từ việc

Hệ lụy khôn lường từ việc 'cầu may' bằng búp bê Kumanthong

Việc 'cầu may' bằng búp bê Kumanthong sẽ để lại những hệ lụy khôn lường, gây hoang mang tâm lý và ảnh hưởng trực tiếp tới hành vi, ứng xử của học sinh.

Tin cùng chuyên mục

Kỳ vọng tăng trưởng nào cho nền kinh tế Việt Nam năm 2025?

Kỳ vọng tăng trưởng nào cho nền kinh tế Việt Nam năm 2025?

Tăng trưởng kinh tế 2024 phục hồi ấn tượng với nhiều điểm sáng về sản xuất công nghiệp, thương mại, xuất nhập khẩu; đây sẽ là nền tảng để nền kinh tế bứt phá.
Chùm ảnh hội thảo ‘Thị trường carbon: Cơ hội và thách thức’

Chùm ảnh hội thảo ‘Thị trường carbon: Cơ hội và thách thức’

Sáng 25/12, tại Hà Nội, Báo Công Thương tổ chức Hội thảo ‘Thị trường carbon: Cơ hội và thách thức’.
Chuyên gia nêu biện pháp giảm phát thải khí nhà kính ngành Công Thương

Chuyên gia nêu biện pháp giảm phát thải khí nhà kính ngành Công Thương

Tại Hội thảo Thị trường carbon: Cơ hội và thách thức, ông Hoàng Văn Tâm đã nêu biện pháp giảm phát thải khí nhà kính ngành Công Thương.
Sáng mai (25/12), sẽ diễn ra Hội thảo ‘Thị trường carbon: Cơ hội và thách thức’

Sáng mai (25/12), sẽ diễn ra Hội thảo ‘Thị trường carbon: Cơ hội và thách thức’

Sáng mai (25/12), tại Hà Nội, Báo Công Thương sẽ tổ chức Hội thảo ‘Thị trường carbon: Cơ hội và thách thức’.
Quản lý nhà nước ra sao đối với hiện tượng lan truyền tà đạo trên mạng?

Quản lý nhà nước ra sao đối với hiện tượng lan truyền tà đạo trên mạng?

Về phương diện quản lý nhà nước, Ban Tôn giáo Chính phủ cho biết sẽ tăng cường phát hiện những tin xấu ảnh hưởng đến sự lành mạnh tín ngưỡng.
Ngành Công Thương nỗ lực bứt phá, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế

Ngành Công Thương nỗ lực bứt phá, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế

Ngành Công Thương tiếp tục khẳng định vai trò của một Bộ quản lý nhà nước, góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó
Chuyên gia Nguyễn Minh Phong nói về chống lãng phí tại Bộ Công Thương

Chuyên gia Nguyễn Minh Phong nói về chống lãng phí tại Bộ Công Thương

Theo chuyên gia Nguyễn Minh Phong, Bộ Công Thương đã nghiêm túc triển khai thực hiện thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và đã đạt được kết quả bước đầu.
EVN đảm bảo cung ứng điện cho phát triển kinh tế - xã hội

EVN đảm bảo cung ứng điện cho phát triển kinh tế - xã hội

Năm 2025, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) sẽ tập trung vào những nhiệm vụ chính như đảm bảo cung ứng điện cho phát triển kinh tế - xã hội…
Quản lý thị trường Hà Nội: Mailystyle là vụ điển hình trong kiểm tra dấu hiệu vi phạm thương mại điện tử

Quản lý thị trường Hà Nội: Mailystyle là vụ điển hình trong kiểm tra dấu hiệu vi phạm thương mại điện tử

Thông tin về kết quả đạt được trong năm 2024, lãnh đạo Cục Quản lý thị trường Hà Nội nêu ra nhiều vụ việc điển hình, trong đó có vụ Mailystyle.
Lớp học tình thương Ngọc Việt: Thắp lên niềm tin, soi sáng tương lai

Lớp học tình thương Ngọc Việt: Thắp lên niềm tin, soi sáng tương lai

Lớp học tình thương Ngọc Việt do vợ chồng anh Huỳnh Quang Khải thành lập đã giúp hàng chục em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn được tiếp cận với con chữ.
Tình trạng lừa đảo trên không gian mạng: Nhận diện và giải pháp đến từ chuyên gia

Tình trạng lừa đảo trên không gian mạng: Nhận diện và giải pháp đến từ chuyên gia

Mặc dù cơ quan chức năng thời gian qua đã liên tục cảnh báo chiêu thức lừa đảo qua không gian mạng, song nhiều người vẫn bị 'mắc bẫy', mất tiền tỷ.
Cải cách thể chế - trợ lực cho công cuộc chống lãng phí

Cải cách thể chế - trợ lực cho công cuộc chống lãng phí

Cải cách thể chế với những quy định phù hợp được cho là giải pháp quan trọng thúc đẩy công cuộc chống lãng phí, thực hành tiết kiệm hiệu quả.
Tinh thần chống lãng phí giúp doanh nghiệp linh hoạt hơn trong triển khai các hoạt động

Tinh thần chống lãng phí giúp doanh nghiệp linh hoạt hơn trong triển khai các hoạt động

Diễn đàn 'Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển' tổ chức đúng thời điểm, giúp doanh nghiệp ‘lên’ tinh thần trong triển khai hoạt động.
Chống lãng phí: Doanh nghiệp mong được khơi thông điểm nghẽn chính sách, có được sức bật cao hơn

Chống lãng phí: Doanh nghiệp mong được khơi thông điểm nghẽn chính sách, có được sức bật cao hơn

Tổng Giám đốc Công ty CP Vina Electric Corp chia sẻ, thực hiện chống lãng phí, doanh nghiệp mong được khơi thông điểm nghẽn chính sách để phát huy nguồn lực.
Bộ Công Thương hoà cùng ‘dòng chảy’ chống lãng phí, tạo đột phá phát triển trong kỷ nguyên mới

Bộ Công Thương hoà cùng ‘dòng chảy’ chống lãng phí, tạo đột phá phát triển trong kỷ nguyên mới

Phòng, chống lãng phí là nhiệm vụ quan trọng, chiến lược nhằm tích lũy, gia tăng tiềm lực quốc gia để chuẩn bị hành trang đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới.
Đường dây 500kV mạch 3:

Đường dây 500kV mạch 3: 'Chiến dịch' thần tốc, tiết kiệm và hiệu quả

Dự án đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối được xem là công trình quốc gia hiếm hoi được làm thần tốc, đúng tiến độ, góp phần tiết kiệm, chống lãng phí.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với đại diện Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP)

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với đại diện Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP)

Sáng 23/12, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Công thương - Nguyễn Hoàng Long đã có buổi làm việc với đại điện Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP).
Bộ Công Thương: Nhiều kết quả nổi bật trong xây dựng Chính phủ số

Bộ Công Thương: Nhiều kết quả nổi bật trong xây dựng Chính phủ số

Để xây dựng Chính phủ số, Bộ Công Thương đã đẩy mạnh phát triển các hệ thống cung cấp dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân, doanh nghiệp.
Quan điểm, giải pháp về chống lãng phí khơi thông nguồn lực phát triển

Quan điểm, giải pháp về chống lãng phí khơi thông nguồn lực phát triển

Nhận diện xu hướng phát triển của đất nước và thế giới, Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm đến công tác phòng, chống lãng phí.
Mang Tết ấm đến với mọi nhà với Chương trình Xuân tình nguyện

Mang Tết ấm đến với mọi nhà với Chương trình Xuân tình nguyện

Từ 57 người ban đầu, đến nay, Chương trình Xuân tình nguyện 2025 đã huy động sự tham gia của 70.000 sinh viên, mang Tết ấm đến những mảnh đời kém may mắn.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động