Chuyên mục “Ngày này năm xưa” trên Báo Công Thương tổng hợp, giới thiệu những sự kiện trong nước và ngành Công Thương; sự kiện về Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các sự kiện quốc tế ngày 15/1.
Ngày này năm xưa 13/1: Ban hành tiêu chuẩn Giám đốc Sở Công nghiệp; khánh thành đường sắt Cát Linh-Hà Đông Ngày này năm xưa 14/1: Hiệp định CPTPP có hiệu lực với Việt Nam |
Sự kiện trong nước
Ngày 15/1/1937, Báo Nhành lúa ra số đầu tiên tại Huế. Tờ báo đánh dấu thời kỳ Mặt trận dân chủ đấu tranh trên lĩnh vực báo chí công khai. Nhành lúa xuất bản đến số 9, ngày 19/3/1937, bị Toàn quyền Đông Dương cấm xuất bản.
Báo Nhành lúa, cơ quan Xứ ủy Trung kỳ Đảng Cộng sản Đông Dương, Báo được biên tập ở Huế, phát hành tại Hà Nội, toàn quốc và Pháp. Ảnh: Tư liệu |
Ngày 15/1/1969, ngày mất của Thiếu tướng Hoàng Sâm. Ông tên thật là Trần Vǎn Kỳ sinh nǎm 1915 ở tỉnh Quảng Bình.
Cuối nǎm 1944, ông là Đội trưởng Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, chỉ huy các trận chiến thắng Phay Khắt, Nà Ngần. Nǎm 1947 ông là chỉ huy trưởng Mặt trận Tây Tiến, có nhiều công lao trong việc tiêu diệt địch, xây dựng cơ sở, phát triển chiến tranh du kích. Từ nǎm 1952 đến nǎm 1954, ông là Đại đoàn trưởng đại đoàn 304 và phái viên của Bộ Tổng tư lệnh đi các chiến dịch.
Từ cuối nǎm 1955 đến đầu nǎm 1969 là tư lệnh nhiều quân khu. Lúc qua đời ông là Bí thư quân khu quân khu uỷ và Tư lệnh Quân khu III.
Thiếu tướng Hoàng Sâm đã được Nhà nước truy tặng Huân chương Quân công hạng nhất.
- Ngày 15/1/1970, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua Pháp lệnh đặt các danh hiệu vinh dự Nhà nước: Anh hùng Lao động và Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.
Ngày 15/1/1973, Hoa Kỳ tuyên bố chấm dứt toàn bộ việc ném bom, bắn phá, thả mìn trong cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ 2 bằng máy bay, tàu chiến đối với miền Bắc Việt Nam.
Ngày 15/1/1976, Sư đoàn Phòng không 361 vinh dự được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý ''Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân''.
Ngày 15/1/2013, Ký kết các thỏa thuận liên quan của Dự án Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn.
Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam và Công ty Trách nhiệm hữu hạn Lọc hóa dầu Nghi Sơn tổ chức Lễ ký thỏa thuận bảo lãnh và cam kết của Chính phủ Việt Nam, các văn bản liên quan, thư trao thầu EPC Dự án Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn.
Dự án Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn có diện tích 400ha được xây dựng tại Khu kinh tế Nghi Sơn, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa. Tổng vốn đầu tư của dự án gần 9 tỉ USD, công suất lọc dầu dự kiến đạt 200 nghìn thùng/ngày (tương đương 10 triệu tấn/năm). Các sản phẩm chính của Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn sẽ là: Khí hóa lỏng LPG, xăng RON 92, 95, dầu diesel, dầu hỏa/nhiên liệu phản lực, nhựa Polypropylene, Para-xylene, Benzene và lưu huỳnh.
Liên hiệp Lọc hóa dầu Nghi Sơn hoạt động ổn định, hiệu quả góp phần tăng sức hút đầu tư vào tỉnh Thanh Hóa |
Ngày 15/1/2014, Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 01/2014/TT-BCT quy định về việc nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ Campuchia.
Thông tư gồm 5 điều, bãi bỏ quy định về việc cấp phép nhập khẩu, tạm nhập tái xuất gỗ nguyên liệu từ Campuchia (nêu tại điểm 3, mục IV Thông tư số 04/2006/TT-BTM ngày 6/4/2006 của Bộ Thương mại). Về thủ tục nhập khẩu: Thương nhân nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ Campuchia làm thủ tục tại cơ quan hải quan theo quy định hiện hành và không phải xin giấy phép nhập khẩu của Bộ Công Thương.
Cửa khẩu nhập khẩu gồm: 1) Các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính, cửa khẩu và các điểm thông quan khác thuộc khu kinh tế cửa khẩu do Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập; 2) Các cửa khẩu phụ, lối mở biên giới nằm ngoài các khu kinh tế cửa khẩu nhưng hiện đã có đủ các lực lượng hải quan, biên phòng, kiểm dịch và cơ sở kỹ thuật bảo đảm quản lý nhà nước theo quy định tại Thông tư số 13/2009/TT-BCT ngày 3/6/2009 của Bộ Công Thương.
Ngày 15/01/2018, Chính phủ ban hành Nghị định số 08/2018/NĐ-CP sửa đổi một số Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương.
Theo Nghị định, 675 điều kiện đầu tư kinh doanh được cắt giảm thuộc 8 lĩnh vực: xăng dầu, thuốc lá, điện lực, nhượng quyền thương mại, thương mại điện tử, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, kinh doanh thực phẩm thuộc quản lý chuyên ngành của Bộ Công Thương.
Số lượng điều kiện đầu tư kinh doanh được cắt giảm lần này tương đương 55% tổng số điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương. Đây là động thái tích cực, phản ánh nỗ lực và quyết tâm của Bộ Công Thương trong cải cách điều kiện kinh doanh, đảm bảo môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, theo thông lệ quốc tế.
Ngày 15/1/2018, Chính phủ ban hành Nghị định số 09/2018/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thương mại và Luật Quản lý ngoại thương về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Ngày 15/1/2018, Chính phủ ban hành Nghị định số 10/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương về các biện pháp phòng vệ thương mại
Ngày 15/01/2019, Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 02/2019/TT-BCT quy định thực hiện phát triển dự án điện gió và Hợp đồng mua bán điện mẫu cho các dự án điện gió.
Sự kiện thế giới
Ngày 15/1/1622, là ngày sinh của Molière, nhà viết hài kịch Pháp. Thời trẻ ông học luật nhưng lại ham mê sân khấu. Từ nǎm 1644 ông thành lập đoàn kịch. Ông là diễn viên và kiêm viết kịch bản. Các vở kịch của ông chủ yếu phê phán giai cấp quí tộc rởm đời, bọn tu hành lợi dụng tôn giáo; và luôn luôn đứng về phía nhân dân lao động. Ông nổi tiếng với các vở "Trường học làm chồng", "Trường học làm vợ", "Jac Tuyphơ", "Đông Goǎng", "Người ghét đời", "Lão hà tiện", "Trưởng giả học làm quý tộc", "Người bệnh tưởng". Ông mất vào ngày 10/8/1673.
Ngày 15/1/1759, Bảo tàng Anh (British Museum) - một trong những bảo tàng lớn nhất thế giới, bắt đầu mở cửa cho công chúng tham quan.
Ngày 15/1/1850, ngày sinh của Xôphia Vaxiliépna Cavalépxcaia - nữ bác học xuất sắc người Nga. Nǎm 1873, bà đã nghiên cứu thành công về Lý thuyết phương trình vi phân đạo hàm riêng và đưa vào giáo trình cơ bản của toán giải tích. Sau đó bà có công trình Bổ sung và nhận xét về nghiên cứu hình dáng vành sao Thổ.
Nǎm 1883 bà là người phụ nữ đầu tiên trên thế giới được phong chức phó giáo sư rồi giáo sư của Vương quốc Thụy Điển.
Ngoài nghiên cứu khoa học bà còn viết vǎn, viết kịch như tiểu thuyết Người theo chủ nghĩa hư vô (1884), vở kịch Cuộc đấu tranh vì hạnh phúc (1887). Nǎm 1888 bà hoàn thành công trình Về sự quay của một vật rắn xung quanh một điểm đứng yên và được giải thưởng của Viện Hàn lâm khoa học Pari và Thụy Điển.
Bà qua đời vào nǎm 1891 ở tuổi 41.
Ngày 15/1/1943, Khánh thành Lầu Năm Góc - trụ sở của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ. Lầu Năm Góc được khởi công xây dựng ngày 11/9/1941, là một trong những tòa nhà văn phòng lớn nhất thế giới xét về diện tích sàn.
Ngày 15/1/1944, Uỷ ban Cố vấn châu Âu quyết định chia cắt nước Đức.
Sự kiện về Chủ tịch Hồ Chí Minh
Ngày 15/1/1950, trong thư viết cho Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 5, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Xây dựng bộ máy công an nhân dân. Tức là công an phải có tinh thần phục vụ nhân dân, là bạn dân”. (Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011, tập 6, trang 312).
Trong thư, Người ghi nhận những đóng góp, hy sinh lớn lao của lực lượng công an nhân dân trong những năm qua; đồng thời căn dặn “các tổ chức công an phải giản đơn, thiết thực, tránh cái tệ quá hình thức, giấy má. Lề lối làm việc phải dân chủ… Phải hoan nghênh nhân dân phê bình công an, để đi đến hiểu công an, yêu công an, và giúp đỡ công an”.
Người mong muốn lực lượng công an cố gắng thực hiện tốt nhiệm vụ, với tinh thần vì dân, tin dân, dựa vào dân mà phục vụ nhân dân. Lời của Người đã cổ vũ, động viên cán bộ, chiến sĩ công an cố gắng ra sức thi đua lập nhiều thành tích trong bảo vệ chế độ, giữ gìn trật tự, an ninh chính trị và cuộc sống của nhân dân.
Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm một đơn vị Cảnh sát nhân dân Thủ đô Hà Nội, mùng 1 Tết Quý Mão (1963). |
Ngày 15/1/1952, chị Bùi Thị Cúc, chiến sĩ Công an tỉnh Hưng Yên được Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh truy tặng Huân chương Độc lập hạng Ba.
Chị Bùi Thị Cúc đã có công trừ gian xây dựng cơ sở kháng chiến địa phương. Chị bị địch bắt, chúng tra tấn cực kỳ dã man, chị vẫn giữ vững tinh thần, không khai báo và đã hy sinh khi mới 23 tuổi.
Tháng 8/1995, Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ra quyết định truy tặng chị Bùi Thị Cúc danh hiệu "Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân".