Ngày này năm xưa 28/4: Khởi công xây dựng Nhà máy thuỷ điện Trị An Ngày này năm xưa 29/4: Bác Hồ ký sắc lệnh công nhân được hưởng lương ngày Quốc tế lao động |
Chuyên mục Ngày này năm xưa trên Báo Công Thương tổng hợp, giới thiệu những sự kiện trong nước, ngành Công Thương, quốc tế và các sự kiện về Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 1/5.
* Sự kiện trong nước
Ngày 1/5/1904, ngày sinh của đồng chí Trần Phú, Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ngày 1/5/1904, ngày sinh của đồng chí Trần Phú, Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam. |
Tổng Bí thư Trần Phú nguyên quán tại xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh. Năm 1925, đồng chí tham gia Hội Phục Viện tại Vinh. Năm 1926, đồng chí sang Quảng Châu (Trung Quốc) bàn việc hợp nhất Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Năm 1927, đồng chí học tại Đại học Lao động Cộng sản Phương Đông của Quốc tế Cộng sản ở Moscow. Năm 1928, đồng chí dự đại hội VI Quốc tế Cộng sản. Tháng 4/1930 đồng chí về nước. Tháng 7/1930, đồng chí được bổ sung vào Ban Chấp hành Trung ương lâm thời của Đảng, được giao soạn thảo “Luận cương chính trị”.
Tháng 10/1930 Hội nghị lần thứ nhất Ban chấp hành Trung ương Đảng đã thông qua “Luận cương Chính trị”, bầu ra Ban chấp hành Trung ương chính thức. Đồng chí Trần Phú được bầu làm Tổng Bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam. Tháng 3/1931, đồng chí chủ trì Hội nghị Trung ương lần thứ 2. Ngày 18/4/1931 đồng chí bị thực dân Pháp bắt. Ngày 6/9/1931, đồng chí trút hơi thở cuối cùng tại Nhà thương Chợ Quán, Sài Gòn, với lời nhắn nhủ các đồng chí của mình “Hãy giữ vững chí khí chiến đấu”.
Ngày 1/5/1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh 47-SL về tổ chức Bộ Quốc phòng - Tổng chỉ huy gồm: Bộ Tổng Tham mưu, Cục Chính trị, Cục Tình báo, Văn phòng, Cục Quân huấn, Cục Thanh tra, Cục Dân quân.
Ngày 1/5/1947, ngày thành lập Cục Dân vận, Tổng cục Chính trị.
Cục Dân vận là cơ quan tham mưu giúp Thủ trưởng Tổng cục Chính trị về công tác dân vận cấp chiến lược trong toàn quân.
Ngày 1/5/1951, Chủ tịch Hồ Chủ tịch ra lời kêu gọi cả nước đẩy mạnh phong trào thi đua ái quốc nhân Ngày Quốc tế Lao động.
Ngày 1/5/1959, thành lập Trung đoàn 919, Trung đoàn Không quân Vận tải đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Hơn sáu nǎm sau, vào đêm 15/12/1965, Nguyễn Vǎn Ba và Lê Tiến Phước đều là chiến sĩ lái máy bay của Đoàn 919, đã bắn rơi chiếc C23 chở biệt kích Mỹ - Nguỵ trên vùng trời Tây Bắc.
Ngày 1/5/1964, mặt trận Tây Nguyên được thành lập dưới sự lãnh đạo và chỉ huy trực tiếp của Quân uỷ Trung ương và Bộ Quốc phòng. Tổng tư lệnh, đồng thời chịu sự lãnh đạo của khu ủy 5. Nhiệm vụ của Mặt trận là xây dựng Tây Nguyên thành chiến trường đánh và tiêu diệt địch, có quân chủ lực mạnh làm nòng cốt thúc đẩy lực lượng vũ trang trong ba thứ quân, tiêu diệt tiêu hao nhiều sinh lực địch, thu hút giam chân quân chủ lực địch, tạo điều kiện cho đồng bằng và thành phố nổi dậy. Phối hợp với vũ trang Trị Thiên, Khu 5, Đông Nam Bộ tiến công địch trong thời điểm chiến lược, Tư lệnh Mặt trận là Đại tá Nguyễn Chánh, Chính uỷ Mặt trận là Đại tá Đoàn Khuê.
Sáng ngày 1/5/1975, các chiến sĩ Cách mạng bị giam cầm tại nhà tù Côn Đảo đã nổi dậy phá các nhà giam, làm chủ toàn bộ nhà tù Côn Đảo và chuẩn bị đón lực lượng của ta từ trong đất liền ra giải phóng huyện Côn Đảo.
Hàng trǎm chiến sĩ Cách mạng bị giam cầm ở nhà tù Côn Đảo đã được giải phóng; xoá bỏ chế độ hà khắc của nhà tù.
Nhà tù Côn Đảo được Pháp xây dựng từ cuối thế kỷ 19 đến ngày giải phóng là 115 nǎm. Đây là nơi giam cầm nhiều lãnh tụ Cách mạng của Đảng ta, nhưng cũng là nơi đào tạo các cán bộ Cách mạng của Đảng.
Ngày 1/5/1994, Tổng cục địa Chính Việt Nam bắt đầu hoạt động. Tổng cục được thành lập trên cơ sở hợp nhất và tổ chức lại Tổng cục Quản lý ruộng đất và Cục Đo đạc và bản đồ Nhà nước. Tổng cục Địa Chính là cơ quan thuộc Chính phủ, thực hiện chức nǎng Nhà nước về đất đai và đo đạc bản đồ.
* Sự kiện quốc tế
Ngày 1/5/1886, Ngày Quốc tế Lao động. Ngày này, công nhân thành phố Chicago và các thành phố khác ở Mỹ xuống đường biểu tình đòi làm việc 8 giờ 1 ngày. Tuy các cuộc biểu tình bị cảnh sát đàn áp nặng nề làm hàng trăm người chết và bị thương nhưng cuối cùng giới chủ phải chấp nhận yêu sách của công nhân. Để ghi nhớ sự kiện này, ngày 1/5 hằng năm đã được chọn làm ngày biểu dương lực lượng của giai cấp công nhân toàn thế giới.
Ngày Quốc tế lao động 1/5 |
Ngày 1/5/2004, 10 nước Trung và Đông Âu (gồm: Ba Lan, Hungary, Cộng hòa Séc, Estonia, Latvia, Litva, Malta, Síp, Slovakia, Slovenia) gia nhập mái nhà chung châu Âu - Liên minh EU.
Sự kiện về Chủ tịch Hồ Chí Minh
Ngày 1/5/1920, báo cáo của mật thám Pháp ghi nhận, Nguyễn Ái Quốc tham dự mít tinh kỷ niệm Ngày Lao động Quốc tế cùng Nhóm đảng viên Xã hội và tham luận trên diễn đàn đòi ngưng gửi người sang thuộc địa.
Ngày 1/5/1924, Nguyễn Ái Quốc có mặt trong Ngày Quốc tế Lao động diễn ra trên Hồng trường theo lời mời của Thành uỷ Moskva và Ban Thư ký của Quốc tế Cộng sản.
Ngày 1/5/1943, trên Báo Việt Nam Độc lập xuất bản tại Cao Bằng đăng bài “Kỷ niệm Trần Hưng Đạo” của Bác với lời kết: Chuyện Trần Hưng Đạo để lại cho ta một bài học: Muốn đánh quân xâm lấn nước ta cần 2 điều: Một là toàn dân đoàn kết, hai là khéo dùng lối du kích.
Ngày 1/5/1938, hơn 25.000 nhân dân Hà Nội đã tổ chức mít tinh, tuần hành kỷ niệm Ngày Quốc tế Lao động và đòi quyền tự do, dân chủ. Ảnh: TTXVN |
Ngày 1/5/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi: “Ở nước ta lần này là lần đầu mà đồng bào ta, anh chị em lao động ta, được tự do đón tiếp ngày 1 tháng 5... Đối với chúng ta nó là một ngày để tỏ cho thế giới biết rằng ngày này chẳng những là Ngày Tết lao động, mà nó còn là ngày toàn dân đoàn kết. Đoàn kết để giữ vững tự do dân chủ. Đoàn kết để kiến thiết nước nhà. Đoàn kết để xây dựng một đời sống mới”.
Ngày 1/5/1948, Bác ra “Lời kêu gọi thi đua yêu nước”, trong đó có đoạn: “Nước ta kinh tế lạc hậu, nhưng lòng yêu nước và chí quật cường chẳng kém ai. Nay muốn tự cấp, tự túc, đi kịp người ta, thì chúng ta phải đi mau. Vì vậy, sĩ, nông, công, thương, binh, gái trai già trẻ, toàn thể quốc dân ta, vô luận ở địa vị nào, làm công việc gì, phải ra sức tham gia cuộc Thi đua yêu nước, tức là tăng gia sản xuất”.