Ngày này năm xưa 14/02: Ban hành công tác quản lý an toàn trong ngành Công Thương

Ngày này năm xưa Bộ Công Thương ban hành Thông tư quy định công tác quản lý an toàn trong ngành Công Thương; sự kiện Ngày lễ tình nhân...
Ngày này năm xưa 12/2: Bác Hồ thăm, chúc Tết công nhân nhà máy Cao su Sao Vàng, Thuốc lá Thăng Long Ngày này năm xưa 13/2: Bộ Công Thương có văn bản hợp nhất Nghị định về kinh doanh xăng dầu

*Sự kiện ngành Công Thương

- Ngày 14/02/1997, Bộ Công nghiệp ban hành quyết định số 249/1997/QĐ-BCN về việc xếp hạng doanh nghiệp Nhà nước.

- Ngày 14/02/1998, Bộ Công nghiệp ban hành quyết định 08/1998/QĐ-BCN về việc quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và tổ chức biên chế của Vụ Pháp chế thuộc Bộ Công nghiệp.

- Ngày 14/-2/2007, Bộ Công nghiệp ban hành quyết định số 11/2007/QĐ-BCN về việc phê duyệt quy hoạch phát triển Công nghiệp dọc tuyến đường Hồ Chí Minh đến năm 2010, định hướng đến năm 2020.

- Ngày 14/2/2008, Bộ Công Thương ban hành quyết định số 03/2008/QĐ-BCT của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc đính chính Quyết định phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển mạng lưới chợ trên phạm vi toàn quốc đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 do Bộ Công thương ban hành.

- Ngày 14/02/2014, Bộ Công Thương ban hành thông tư số 07/2014/TT-BCT quy định về quản lý sử dụng trang phục, phù hiệu, cờ hiệu, cấp hiệu, biển hiệu và thẻ kiểm tra thị trường của Quản lý thị trường.

Ngày này năm xưa 14/02: Ban hành công tác quản lý an toàn trong ngành Công Thương
Bộ Công Thương ban hành thông tư số 43/2010/TT-BCT quy định công tác quản lý an toàn trong ngành Công Thương.

- Ngày 14/02/2011, Bộ Công Thương ban hành thông tư số 43/2010/TT-BCT quy định công tác quản lý an toàn trong ngành Công Thương.

Thông tư này quy định công tác quản lý an toàn áp dụng đối với doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong các lĩnh vực: cơ khí, luyện kim, điện, năng lượng mới, năng lượng tái tạo, dầu khí, xăng dầu, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản, công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm và công nghiệp chế biến khác (sau đây gọi tắt là các doanh nghiệp ngành Công Thương) và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến công tác an toàn trong ngành Công Thương.

*Sự kiện trong nước

- Ngày 14/02: Ngày lễ tình nhân.

Một truyền thuyết khá phổ biến về nguồn gốc ngày lễ Tình yêu là câu chuyện kể về một đức cha tên là Valentine. Năm 250, Hoàng đế Decius ra chỉ dụ trừng phạt tất cả những ai không tôn thờ Hoàng đế. Chỉ dụ này nhắm vào những tín đồ Kitô giáo (đạo Cơ Đốc) vì họ chỉ thờ Thượng đế. Do đó, nhiều người Kitô giáo đã bị bắt bỏ tù và xử tử hình. Trong số những người bị bắt có linh mục Valentine, ông bị bắt vào năm 268.

Ông Valentine là người thông thái, đức độ nên được người La Mã tin yêu. Vì vậy, Hoàng đế Claudius tìm cách chất vấn ông để tìm hiểu và chiêu dụ ông nhằm răn đe những người khác, song không thành.

Tức giận, Hoàng đế đã ra lệnh tống giam ông Valentine. Bị nhốt trong ngục, linh mục Valentine đã cảm hóa được quan coi ngục tên là Asterius, bằng cách chữa lành bệnh cho con gái viên coi ngục này. Cảm kích trước tấm lòng của linh mục Valentine, Asterius cùng toàn gia đình 46 người xin rửa tội theo đạo Kitô. Lo sợ việc này sẽ đe dọa vương quốc, Hoàng đế La Mã truyền lệnh chém đầu linh mục Valentine vào ngày 14 tháng 2 năm 270 trên đường Flaminius.

Cái chết của linh mục Valentine đã gây xúc động và mến phục trong dân chúng và những người Kitô giáo. Từ đó, cái tên Valentine trở thành biểu tượng cho tình yêu thương cao cả.

Người ta tin rằng, nguồn gốc của ngày lễ tình nhân 14/02 là để tưởng nhớ đến cái chết của Vị thánh xuất hiện trong câu chuyện. Và vì vậy ngày lễ Valentine truyền thống này được duy trì từ năm 270 sau Công nguyên - tưởng nhớ đến Cái chết của linh mục Valentine.

Ngày này năm xưa 14/02: Ban hành công tác quản lý an toàn trong ngành Công Thương
Ngày 14/02: Ngày lễ tình nhân.

- Ngày 14/2/1947, trận đánh chợ Đồng Xuân diễn ra, lớn nhất ở Liên khu I. Trong điều kiện so sánh lực lượng địch - ta rất chênh lệch, nó tiêu biểu cho khí phách anh hùng và sự kết hợp giữa lòng quả cảm và trí thông minh sáng tạo của các chiến sĩ cảm tử của Thủ đô trong những ngày đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. Ta đã loại khỏi vòng chiến đấu 200 tên địch. Tại đây các chiến sĩ tự vệ đã sử dụng cả những vũ khí thô sơ nhất để tiêu diệt địch. Nhiều khi để diệt một tên địch, chiến sĩ ta phải đổi cả tính mạng của mình.

- Ngày 14/2/1996, ngành giao thông vận tải Việt Nam và Trung Quốc đã mở lại tuyến đường sắt Hà Nội - Bắc Kinh để đáp ứng nhu cầu về vận chuyển hành khách và hàng hoá giữa hai nước.

- Nhà thơ Nguyễn Đình sinh nǎm 1918, quê ở tỉnh Quảng Nam, mất ngày 14/2/1975.

Trong những nǎm kháng chiến chống Pháp, ông vừa làm công tác giáo dục, vừa sáng tác ca dao phục vụ sản vuất và chiến đấu. Từ nǎm 1954, tập kết ra miền Bắc, ông làm biên tập viên ở các báo Độc lập, Vǎn học, Vǎn nghệvà chuyên làm thơ trào phúng, đả kích Mỹ - Ngụy, phục vụ sự nghiệp đấu tranh thống nhất đất nước.

Tác phẩm chính của Nguyễn Đình có: Đánh mấy vần (in chung với Lê Kim, Phú Sơn), Những mũi tên nhọn, Ngọn lửa mới nhen

Trong 20 nǎm làm thơ trào phúng, ông luôn bám sát thời sự chính trị, khai thác mọi sơ hở, mâu thuẫn, thủ đoạn nham hiểm, tội ác man rợ của địch và đánh chúng kịp thời, ráo riết.

*Sự kiện về Bác Hồ

- Ngày 14/2/1957: Trong Báo cáo trước Hội nghị Đại biểu nhân dân Thủ đô về thành công của Kỳ họp thứ sáu, Quốc hội khóa I, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu: “Chế độ ta là chế độ dân chủ nhân dân; chúng ta cần mở rộng dân chủ với nhân dân, đồng thời cần phải tăng cường chuyên chính với kẻ địch của nhân dân. Có tăng cường chuyên chính với kẻ địch thì mới bảo vệ được tự do và dân chủ của nhân dân ta”.

Qua đây, Hồ Chí Minh vừa trình bày những nội dung cơ bản của kỳ họp, vừa thể hiện rõ tinh thần, bản chất của một chế độ mới mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đang phấn đấu xây dựng.

Lời dạy của Người thể hiện rõ nét bản chất tốt đẹp của chế độ dân chủ nhân dân là không ngừng mở rộng dân chủ với các tầng lớp nhân dân, không phân biệt giai cấp, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo. Tức là, bảo đảm cho nhân dân được làm chủ trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, mà trước hết là làm chủ về chính trị, có điều kiện và khả năng tham gia vào các quá trình chính trị của đất nước. Thực hiện quan điểm đó, trong Hiến pháp năm 1959 do Hồ Chí Minh làm Trưởng ban soạn thảo đã ghi rõ: Điều 4 “Tất cả quyền lực trong nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đều thuộc về nhân dân. Nhân dân sử dụng quyền lực của mình thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân...” và Điều 7 “Nhà nước nghiêm cấm và trừng trị mọi hành động phản quốc, chống lại chế độ dân chủ nhân dân, chống lại sự nghiệp thống nhất Tổ quốc”.

Lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã góp phần quan trọng giúp đồng bào ta hiểu được bản chất của chế độ mới, qua đó mà tin tưởng, hăng hái phấn đấu, đóng góp sức mình vào xây dựng và bảo vệ nước nhà, ủng hộ đường lối của Đảng, chính sách, luật pháp của Nhà nước. Mặt khác, lời dạy của Người còn cho thấy mối quan hệ biện chứng giữa dân chủ và chuyên chính, định hướng cho sự nghiệp xây dựng nền chính trị của dân, do dân, vì dân ở nước ta.

Quán triệt lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, từ khi ra đời đến nay, Quân đội nhân dân Việt Nam luôn tỏ rõ là một quân đội của dân, do dân, vì dân, tuyệt đối trung thành với lợi ích của nhân dân, luôn sẵn sàng chiến đấu, hy sinh, vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội. Ngày nay, trong giai đoạn cách mạng mới, Quân đội cần phải phát huy cao độ dân chủ trong nội bộ, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở. Mặt khác, phải không ngừng xây dựng đơn vị vững mạnh, thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ Đảng, Nhà nước, Nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa, đập tan mọi âm mưu và hành động phá hoại nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.

Ngọc Linh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Công Thương

Tin mới nhất

Bài 1: Khoảng lặng của hạt gạo Việt

Bài 1: Khoảng lặng của hạt gạo Việt

Dù Việt Nam đang là quốc gia xuất khẩu nằm trong Top 3 về sản lượng, nhưng tên tuổi hay sự nhận diện thương hiệu gạo Việt vẫn còn khá mờ nhạt.
Bài 1: Năng suất lao động của Việt Nam đứng ở đâu?

Bài 1: Năng suất lao động của Việt Nam đứng ở đâu?

Nâng cao năng suất lao động là con đường ngắn nhất để đưa nền kinh tế phát triển nhanh, bền vững với tất cả các quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Kỳ 2: "Giai đoạn vàng" để xuất khẩu trực tuyến tăng tốc

Kỳ 2: "Giai đoạn vàng" để xuất khẩu trực tuyến tăng tốc

Xuất khẩu trực tuyến-thương mại điện tử xuyên biên giới đang mở ra cơ hội cho doanh nghiệp tiếp cận thị trường toàn cầu, là thời cơ 'vàng' để hàng Việt vươn xa.
Kỳ 1: Bệ đỡ cho hàng Việt vươn xa toàn cầu

Kỳ 1: Bệ đỡ cho hàng Việt vươn xa toàn cầu

Nhờ tận dụng thành quả của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, từ một ngành non trẻ, thương mại điện tử đã trở thành 'trợ thủ' dẫn dắt nền kinh tế số Việt Nam.
Nhiều đóng góp có giá trị vào Đề cương chi tiết Báo cáo Tổng kết 40 năm đổi mới

Nhiều đóng góp có giá trị vào Đề cương chi tiết Báo cáo Tổng kết 40 năm đổi mới

Phiên họp thứ hai Ban Chỉ đạo Tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công cuộc đổi mới theo định hướng XHCN trong 40 năm qua ở Việt Nam đã diễn ra.

Tin cùng chuyên mục

Longform | Bài 3: Để doanh nghiệp dân tộc có vị thế quan trọng trong chuỗi cung ứng

Longform | Bài 3: Để doanh nghiệp dân tộc có vị thế quan trọng trong chuỗi cung ứng

Làm sao để phát triển doanh nghiệp dân tộc, có quy mô lớn, đóng vai trò dẫn dắt một số ngành trọng yếu và có vị thế quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu?
Bài 4: Tạo bệ phóng cho khoa học và công nghệ tăng tốc

Bài 4: Tạo bệ phóng cho khoa học và công nghệ tăng tốc

Để khoa học và công nghệ thực sự là động lực cho phát triển kinh tế, nhiều ý kiến nhận định, cần tiếp tục khơi thông những vướng mắc về cơ chế, chính sách.
Longform |Bài 2: Doanh nghiệp “chung vai” chia sẻ khó khăn cùng đất nước

Longform |Bài 2: Doanh nghiệp “chung vai” chia sẻ khó khăn cùng đất nước

Không chỉ lớn mạnh về lượng và chất, những năm qua, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đã khẳng định vai trò trong việc “chung vai” chia sẻ khó khăn cùng đất nước.
Bài 3: Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, Nhà nước trong cung cấp điện, xây dựng cơ chế giá điện

Bài 3: Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, Nhà nước trong cung cấp điện, xây dựng cơ chế giá điện

Đảm bảo cung ứng điện, giữ vững an ninh năng lượng quốc gia đóng vai trò quyết định thành công của quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
Bài 3: Hướng đến sản xuất thông minh, làm chủ công nghệ 4.0

Bài 3: Hướng đến sản xuất thông minh, làm chủ công nghệ 4.0

Việc nghiên cứu, ứng dụng công nghệ 4.0 đã được ngành Công Thương triển khai một cách mạnh mẽ, trở thành giải pháp cấp bách, có tính sống còn.
Bài 2: Minh bạch, kịp thời - không để xảy ra khoảng trống thông tin

Bài 2: Minh bạch, kịp thời - không để xảy ra khoảng trống thông tin

Dự báo đúng nên ngay từ đầu năm 2023, Bộ Công Thương đã chỉ đạo EVN, các cục, vụ kịp thời cung cấp thông tin đến người dân và xã hội về tình hình sản xuất điện.
Bài 2: Gieo nỗ lực, gặt thành công trong nghiên cứu khoa học

Bài 2: Gieo nỗ lực, gặt thành công trong nghiên cứu khoa học

Với nỗ lực cống hiến không ngừng nghỉ của các nhà khoa học, đơn vị nghiên cứu, hoạt động khoa học và công nghệ ngành Công Thương đang cho những “trái ngọt”.
Bài 1: Bài học từ câu chuyện thiếu điện mùa khô 2023, giá điện và các luận điệu xuyên tạc, kích động

Bài 1: Bài học từ câu chuyện thiếu điện mùa khô 2023, giá điện và các luận điệu xuyên tạc, kích động

Việc giữ nước ở các hồ thủy điện để đảm bảo cung ứng điện cho mùa khô năm 2024 là bài học được rút ra từ điều hành cung ứng điện năm 2023.
Bài 1: Những quyết sách tạo động lực phát triển khoa học và công nghệ

Bài 1: Những quyết sách tạo động lực phát triển khoa học và công nghệ

Phát triển khoa học và công nghệ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và đòi hỏi tiên quyết, tạo nền tảng thúc đẩy sự phát triển của ngành Công Thương.
Đảng uỷ Khối các cơ quan Trung ương quán triệt các chuyên đề thông tin

Đảng uỷ Khối các cơ quan Trung ương quán triệt các chuyên đề thông tin

Ngày 10/4/2024, Đảng uỷ Khối các cơ quan Trung ương đã tổ chức hội nghị thông tin chuyên đề quý I/2024 cho các đảng bộ trực thuộc Đảng uỷ Khối.
Đường dây 500kV mạch 3 – đường Trường Sơn công nghiệp thời bình - Bài 5: Con đường đi giữa lòng dân

Đường dây 500kV mạch 3 – đường Trường Sơn công nghiệp thời bình - Bài 5: Con đường đi giữa lòng dân

“Dễ trăm lần không dân cũng chịu/Khó vạn lần dân liệu cũng xong” – chân lý ấy một lần nữa toả sáng trên con đường năng lượng chiến lược quốc gia.
Chuyện về hai tấm ảnh và cuốn sách của Tổng Bí thư

Chuyện về hai tấm ảnh và cuốn sách của Tổng Bí thư

Cuốn sách của Tổng bí thư là công trình có tầm khái quát cao về lý luận, tổng kết thực tiễn sâu sắc về những phát triển sáng tạo riêng, đặc sắc của Đảng ta.
Trung thành với lý tưởng cách mạng là con đường duy nhất của đảng viên

Trung thành với lý tưởng cách mạng là con đường duy nhất của đảng viên

Đảng ta luôn xứng đáng là đội tiên phong của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Đường dây 500 kV mạch 3 – đường Trường Sơn công nghiệp thời bình - Bài 4: Nơi ấy không có ban đêm

Đường dây 500 kV mạch 3 – đường Trường Sơn công nghiệp thời bình - Bài 4: Nơi ấy không có ban đêm

Công trường đường dây 500 kV không có ban đêm, tất cả chạy đua cùng thời gian để nỗ lực cao nhất cho công trình về đích sớm, vì mạch máu năng lượng quốc gia.
Đường dây 500 kV mạch 3 - đường Trường Sơn công nghiệp thời bình - Bài 3: Đảng viên đi trước trên công trình lịch sử

Đường dây 500 kV mạch 3 - đường Trường Sơn công nghiệp thời bình - Bài 3: Đảng viên đi trước trên công trình lịch sử

'Đảng viên đi trước, làng nước theo sau', câu thành ngữ ấy không chỉ từng được minh chứng trong chiến tranh trên con đường Trường Sơn huyền thoại...
Đường dây 500 kV mạch 3 - đường Trường Sơn công nghiệp hóa thời bình - Bài 2: Lòng quyết tâm còn cao hơn núi

Đường dây 500 kV mạch 3 - đường Trường Sơn công nghiệp hóa thời bình - Bài 2: Lòng quyết tâm còn cao hơn núi

Từ đường dây 500 kV mạch 1, mạch 2, đến nay chúng ta đang gấp rút hoàn thành mạch 3 bằng quyết tâm cao, nỗ lực lớn của cả hệ thống chính trị...
Đường dây 500 kV mạch 3 - đường Trường Sơn công nghiệp hóa thời bình - Bài 1: Con đường lịch sử

Đường dây 500 kV mạch 3 - đường Trường Sơn công nghiệp hóa thời bình - Bài 1: Con đường lịch sử

Dự án đường dây 500 KV mạch 3 đang chạy đua cùng thời gian về đích để sớm giải bài toán năng lượng, tạo mạch máu cho nền kinh tế đất nước.
Bài 2: Tổ chức Đảng mạnh, doanh nghiệp phát triển vững

Bài 2: Tổ chức Đảng mạnh, doanh nghiệp phát triển vững

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, vai trò lãnh đạo của tổ chức Đảng tại các doanh nghiệp hết sức quan trọng.
Bài 1: Thuận lợi và thách thức đan xen

Bài 1: Thuận lợi và thách thức đan xen

Công tác xây dựng Đảng ở các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tại TP. Hồ Chí Minh có nhiều thuận lợi và thách thức đan xen.
Chủ thể của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Chủ thể của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

"Tự hào và tin tưởng dưới lá cờ vẻ vang của Ðảng, quyết tâm xây dựng một nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh, văn minh, văn hiến và anh hùng".
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động