Ngày này năm xưa 13/1: Bác Hồ phong tặng Anh hùng cho Yuri Gagarin, khánh thành đường sắt Cát Linh-Hà Đông

PV

PV

Ngày này năm xưa 13/1 là ngày Bác Hồ phòng tặng danh hiệu Anh hùng lao động cho Yuri Gagarin. Đây cũng là ngày khánh thành đường sắt Cát Linh - Hà Đông
Ngày này năm xưa 12/1: Thành lập Tập đoàn xăng dầu Việt Nam và Tổng cục Hàng không dân dụng Việt Nam

Chuyên mục Ngày này năm xưa của Báo Công Thương tổng hợp, giới thiệu những sự kiện trong nước và quốc tế ngày 13/1; Các sự kiện liên quan đến Chủ tịch Hồ Chí Minh trong ngày 13/1.

Sự kiện trong nước

Ngày ngày 13/01/1941, dưới sự chỉ huy của Đội Cung, binh lính tại đồn Chợ Rạng (Nghệ An) đã nổi dậy, đánh chiếm đồn Đô Lương rồi tiến quân về Vinh, nhằm mục đích phối hợp cùng binh lính người Việt ở Vinh để khởi nghĩa.

Tuy nhiên, kế hoạch bất thành, Đội Cung bị Pháp bắt. Ông bị tra tấn dã man nhưng nhất quyết nhận trách nhiệm, không khai ra những người đồng chí. Đội Cung bị kết án tử hình và xử tử vào tháng 4 năm đó.

Ngày này năm xưa 13/1: Bác Hồ phong tặng Anh hùng cho Yuri Gagarin, khánh thành đường sắt Cát Linh-Hà Đông
Ngày này năm xưa là ngày diễn ra Binh biến Đô Lương - Trong ảnh là nơi đóng quân của Đội Cung tại Chợ Rạng, Thanh Chương, Nghệ An.

Ngày 13/01/1953: Từ ngày 13 đến ngày 28/01/1953, Bộ Tư lệnh Liên khu 5 đã tổ chức, chỉ đạo chiến dịch An Khê. Sau 15 ngày chiến đấu, ta đã diệt 6 đại đội địch, thu 900 súng, có 1 đại bác 105 ly, 15 đại liên, 39 trung liên, 30 tấn đạn và quân trang, quân dụng, nhân dân phá hai khu tập trung. Là chiến dịch phối hợp ba thứ quân, phối hợp các chiến trường toàn Liên khu, diệt nhiều đại đội địch, thu nhiều vũ khí, góp phần quan trọng làm thất bại âm mưu “bình định” của địch. Đáng chú ý, ta đã đẩy mạnh phát triển cơ sở cách mạng vào những nơi xung yếu vùng tạm bị chiếm, góp phần cùng quân dân cả nước đẩy địch càng lún sâu vào thế bị động đối phó. Thắng lợi của chiến dịch An Khê đã vượt qua phạm vi Đông Dương. Tin bại trận làm xôn xao dư luận nước Pháp.

Ngày 13/1/1955: Bộ Tổng Tham mưu ra Quyết định số 221/QĐ về việc đổi tên Tổng cục Cung cấp thành Tổng cục Hậu cần.

Ngày 13/01/1969, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra chỉ thị về việc bồi dưỡng và noi gương người tốt việc tốt. Ban chỉ thị nêu rõ: "Việc noi gương và cổ vũ người tốt việc tốt không những chỉ có ý nghĩa động viên mọi người hoàn thành các nhiệm vụ Cách mạng trước mắt mà còn là một trong những biện pháp cơ bản để xây dựng Đảng và các lực lượng nòng cốt của Cách mạng, xây dựng con người mới và cuộc sống mới". Ban Bí thư còn quyết định cho các nhà xuất bản biên soạn loại sách "Người tốt việc tốt" nhằm phổ biến rộng rãi để mọi người học tập và làm theo.

Ngày 13/01/1973: Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định thưởng huân chương cho 140 địa phương và các đơn vị có nhiều thành tích xuất sắc trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, dũng cảm cứu người, cứu tài sản của nhà nước, của nhân dân, nhanh chóng khắc phục hậu quả của chiến tranh kể từ khi giặc Mỹ đánh phá trở lại miền Bắc.

Ngày 13/01/2022, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 01/CT về việc thành lập Vườn quốc gia Cát Tiên trên cơ sở kết nối khu rừng cấm Nam Cát Tiên và khu bảo tồn thiên nhiên Tây Cát Tiên. Vườn quốc gia Cát Tiên là một khu bảo tồn thiên nhiên nằm trên địa bàn 5 huyện: Tân Phú, Vĩnh Cửu (Đồng Nai), Cát Tiên, Bảo Lâm (Lâm Đồng) và Bù Đăng (Bình Phước), cách Thành phố Hồ Chí Minh 150 km về phía bắc.

Ngày 13/01/2003: Chủ tịch nước kí quyết định phong tặng, truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động cho 6 đơn vị và 2 cán bộ quân đội có thành tích đặc biệt xuất sắc trong thời kì đổi mới.

Ngày 13/01/2016, Bộ Tài chính ban hành Thông tư Số: 05/2016/TT-BTC sửa đổi đối với mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với một số mặt hàng hóa môi trường trong Apec thuộc nhóm 84.19 và 84.21 tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi.

Ngày 13/01/2017, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 48/QĐ-CP về mức lãi suất cho vay ưu đãi của các tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định theo quyd dịnh tại Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội. Theo đó, mức lãi suất cho vay ưu đãi của các tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định áp dụng trong năm 2016 và năm 2017 đối với dư nợ của các khoản cho vay để mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội; xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở theo quy định tại Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội là 5%/năm

Cùng ngày 13/01/2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư quy định Chương trình Giáo dục quốc phòng và An ninh trong trường trung học phổ thông. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2017 và thay thế Quyết định số 79/2007/QĐ-BGDĐT ngày 24 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình giáo dục quốc phòng - an ninh cấp trung học phổ thông.

Ngày 13/01/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 77/QĐ-TTg ngày 13/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Ngày 13/01/2022, Bộ Giao thông Vận tải phối hợp với UBND thành phố Hà Nội, Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ khánh thành Dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông.

Ngày này năm xưa 13/1: Bác Hồ phong tặng Anh hùng cho Yuri Gagarin, khánh thành đường sắt Cát Linh-Hà Đông
Dự án tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông

Việc chính thức tổ chức khánh thành Dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông là sự kiện đánh dấu mốc quan trọng về việc dự án đường sắt đô thị đầu tiên tại Việt Nam và Thủ đô Hà Nội nói riêng đã được triển khai thành công, bảo đảm chất lượng; qua đây, sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm quý báu trong quá trình thực hiện đầu tư xây dựng các dự án đường sắt đô thị khác trên địa bàn Thủ đô.

Sự kiện quốc tế

Ngày 13/01/1847: Hiệp ước Cahuenga kết thúc chiến tranh Hoa Kỳ-Mexico tại California.

Ngày 13/1/1942: Henry Ford được cấp bằng sáng chế một chiếc ô tô được làm bằng nhựa, nhẹ hơn 30% so với ô tô thông thường.

Ngày 13/01/2001: Trận đầu tiên trong 2 trận động đất lớn tại El Salvador xảy ra, làm ít nhất 944 người thiệt mạng và phá hủy hơn 100.000 căn nhà.

Sự kiện về Bác Hồ

Ngày 13/01/1926, Nguyễn Ái Quốc viết thư tới Đoàn Chủ tịch Quốc tế Nông dân tha thiết đề nghị cung cấp tài liệu về nông dân để “có thể dịch sang tiếng Trung Quốc dùng cho việc tuyên truyền...” .

Ngày 13/1/ 1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh ban bố Luật hôn nhân gia đình. Trong bài nói tại Đại hội Đại biểu nhân dân Hà Nội diễn ra vào buổi tối cùng ngày ký sắc lệnh, Bác Hồ nêu rõ ý nghĩa lịch sử của đạo Luật này: “Có quan hệ mật thiết đến mọi người dân trong nước, đến cả nòi giống Việt Nam ta. Đạo luật ấy làm cho gái trai thật sự bình quyền, gia đình thật sự hạnh phúc. Toàn thể đồng bào ta đều nhiệt liệt hoan nghênh đạo luật chí tính chí lý ấy”. Cũng trong ngày này, trong bài nói tại Đại hội đại biểu nhân dân Hà Nội về thắng lợi của kỳ họp lần thứ 11 Quốc hội khóa I, Bác Hồ chỉ thị: “Đồng bào Thủ đô phải thật gương mẫu trong mọi công tác. Thủ đô phải là thành phố gương mẫu cho cả nước”. (Hồ Chí Minh toàn tập - Nxb Chính trị quốc gia-Sự thật, 2010 - t12)

Ngày 13/1/1962, trong phát biểu tại cuộc họp của Bộ Chính trị, khi bàn về ngân sách Nhà nước, Bác nhấn mạnh đến nguyên tắc “Khai nguyên tiết lưu”. “Cái gì cần tập trung thì tập trung, cái gì giảm được thì kiên quyết giảm. Làm sao cho dưới thông, dân thông... Chống lãng phí tham ô cần có biện pháp...”.

Ngày này năm xưa 13/1: Bác Hồ phong tặng Anh hùng cho Yuri Gagarin, khánh thành đường sắt Cát Linh-Hà Đông
Ngày 13/01/1967, trên trang nhất Báo Quân đội nhân dân số 2038 đăng trang trọng bài và ảnh: “Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm tỉnh Thái Bình

Cùng ngày, Người gửi điện tới Tổng thống Indonexia Xucácnô (Sukarno), lên án bọn đế quốc âm mưu ám hại Tổng thống và bày tỏ sự vui mừng khi biết tin Tổng thống được bình yên.

Ngày 13/01/1962 Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh tặng danh hiệu “Anh hùng Lao động” cho Thiếu tá Yuri Gagarin, phi công vũ trụ Liên Xô, con người đầu tiên được phóng lên vũ trụ trên con tàu “Phương Đông I” ngày 12/4/1961. (Hồ Chí Minh – Biên niên tiểu sử - tập 8)

Yuri Gagarin sinh ngày 9/3/1934 trong một gia đình thợ mộc bình dị ở Smolensk. Năm 16 tuổi, ông chuyển tới thủ đô Moscow và sau đó nhập học một trường kĩ thuật ở Saratov. Gagarin đã mơ ước về bầu trời từ thời niên thiếu. Một trong những bức ảnh đầu tiên của Gagarin mà gia đình ông còn giữ được là hình ảnh chàng thanh niên đứng bên cánh máy bay, giơ tay tỏ vẻ phấn khích.

Khi còn là sinh viên ở Saratov, Gagarin đã tình nguyện xin tham gia một câu lạc bộ hàng không. Nhờ tài năng và nỗ lực không ngừng, đến năm 1955, ở tuổi 21, Gagarin được cử tới trường đào tạo Phi công Không quân Thứ nhất Chkalov ở Orenburg và tốt nghiệp với thành tích xuất sắc sau 2 năm.

Ngày này năm xưa 13/1: Bác Hồ phong tặng Anh hùng cho Yuri Gagarin, khánh thành đường sắt Cát Linh-Hà Đông
Anh hùng Gagarin

Tháng 11/1957, ông chính thức trở thành phi công quân sự với hàm Trung úy Không quân Liên Xô. Sau gần một năm khổ luyện, Gagarin đã chứng minh những tố chất cho thấy ông chính là người phù hợp nhất, vượt qua mọi bài kiểm tra khắt khe về thể chất và tinh thần – yếu tố quan trọng hàng đầu với một phi hành gia vũ trụ.

Ngày 8/4/1961, thiếu tá phi công Gagarin chính thức được lựa chọn trở thành người đầu tiên bay vào không gian. Người dự bị ông không ai khác chính là phi hành gia Gherman Titov, người sau này bay lên không gian trên tàu vũ trụ Vostok 2 vào ngày 6/8/1961.

Lúc 9h07, ngày 12/4/1961 con tàu cùng Gagarin rời bệ phóng. Sau 10 phút, tàu đi vào quỹ đạo với tốc độ 29.000 km/giờ, đạt độ cao tối đa 327 km. Gagarin trở thành người đầu tiên thấy ngôi nhà chung của loài từ ngoài vũ trụ.

PV
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Ngày này năm xưa

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bộ Công Thương họp rà soát, điều chỉnh Quy hoạch điện VIII

Bộ Công Thương họp rà soát, điều chỉnh Quy hoạch điện VIII

Chiều 28/12, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì họp rà soát, điều chỉnh Quy hoạch điện VIII
Hệ lụy khôn lường từ việc

Hệ lụy khôn lường từ việc 'cầu may' bằng búp bê Kumanthong

Việc 'cầu may' bằng búp bê Kumanthong sẽ để lại những hệ lụy khôn lường, gây hoang mang tâm lý và ảnh hưởng trực tiếp tới hành vi, ứng xử của học sinh.
Kỳ vọng tăng trưởng nào cho nền kinh tế Việt Nam năm 2025?

Kỳ vọng tăng trưởng nào cho nền kinh tế Việt Nam năm 2025?

Tăng trưởng kinh tế 2024 phục hồi ấn tượng với nhiều điểm sáng về sản xuất công nghiệp, thương mại, xuất nhập khẩu; đây sẽ là nền tảng để nền kinh tế bứt phá.
Chùm ảnh hội thảo ‘Thị trường carbon: Cơ hội và thách thức’

Chùm ảnh hội thảo ‘Thị trường carbon: Cơ hội và thách thức’

Sáng 25/12, tại Hà Nội, Báo Công Thương tổ chức Hội thảo ‘Thị trường carbon: Cơ hội và thách thức’.
Chuyên gia nêu biện pháp giảm phát thải khí nhà kính ngành Công Thương

Chuyên gia nêu biện pháp giảm phát thải khí nhà kính ngành Công Thương

Tại Hội thảo Thị trường carbon: Cơ hội và thách thức, ông Hoàng Văn Tâm đã nêu biện pháp giảm phát thải khí nhà kính ngành Công Thương.

Tin cùng chuyên mục

Sáng mai (25/12), sẽ diễn ra Hội thảo ‘Thị trường carbon: Cơ hội và thách thức’

Sáng mai (25/12), sẽ diễn ra Hội thảo ‘Thị trường carbon: Cơ hội và thách thức’

Sáng mai (25/12), tại Hà Nội, Báo Công Thương sẽ tổ chức Hội thảo ‘Thị trường carbon: Cơ hội và thách thức’.
Quản lý nhà nước ra sao đối với hiện tượng lan truyền tà đạo trên mạng?

Quản lý nhà nước ra sao đối với hiện tượng lan truyền tà đạo trên mạng?

Về phương diện quản lý nhà nước, Ban Tôn giáo Chính phủ cho biết sẽ tăng cường phát hiện những tin xấu ảnh hưởng đến sự lành mạnh tín ngưỡng.
Ngành Công Thương nỗ lực bứt phá, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế

Ngành Công Thương nỗ lực bứt phá, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế

Ngành Công Thương tiếp tục khẳng định vai trò của một Bộ quản lý nhà nước, góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó
Chuyên gia Nguyễn Minh Phong nói về chống lãng phí tại Bộ Công Thương

Chuyên gia Nguyễn Minh Phong nói về chống lãng phí tại Bộ Công Thương

Theo chuyên gia Nguyễn Minh Phong, Bộ Công Thương đã nghiêm túc triển khai thực hiện thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và đã đạt được kết quả bước đầu.
EVN đảm bảo cung ứng điện cho phát triển kinh tế - xã hội

EVN đảm bảo cung ứng điện cho phát triển kinh tế - xã hội

Năm 2025, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) sẽ tập trung vào những nhiệm vụ chính như đảm bảo cung ứng điện cho phát triển kinh tế - xã hội…
Quản lý thị trường Hà Nội: Mailystyle là vụ điển hình trong kiểm tra dấu hiệu vi phạm thương mại điện tử

Quản lý thị trường Hà Nội: Mailystyle là vụ điển hình trong kiểm tra dấu hiệu vi phạm thương mại điện tử

Thông tin về kết quả đạt được trong năm 2024, lãnh đạo Cục Quản lý thị trường Hà Nội nêu ra nhiều vụ việc điển hình, trong đó có vụ Mailystyle.
Lớp học tình thương Ngọc Việt: Thắp lên niềm tin, soi sáng tương lai

Lớp học tình thương Ngọc Việt: Thắp lên niềm tin, soi sáng tương lai

Lớp học tình thương Ngọc Việt do vợ chồng anh Huỳnh Quang Khải thành lập đã giúp hàng chục em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn được tiếp cận với con chữ.
Tình trạng lừa đảo trên không gian mạng: Nhận diện và giải pháp đến từ chuyên gia

Tình trạng lừa đảo trên không gian mạng: Nhận diện và giải pháp đến từ chuyên gia

Mặc dù cơ quan chức năng thời gian qua đã liên tục cảnh báo chiêu thức lừa đảo qua không gian mạng, song nhiều người vẫn bị 'mắc bẫy', mất tiền tỷ.
Cải cách thể chế - trợ lực cho công cuộc chống lãng phí

Cải cách thể chế - trợ lực cho công cuộc chống lãng phí

Cải cách thể chế với những quy định phù hợp được cho là giải pháp quan trọng thúc đẩy công cuộc chống lãng phí, thực hành tiết kiệm hiệu quả.
Tinh thần chống lãng phí giúp doanh nghiệp linh hoạt hơn trong triển khai các hoạt động

Tinh thần chống lãng phí giúp doanh nghiệp linh hoạt hơn trong triển khai các hoạt động

Diễn đàn 'Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển' tổ chức đúng thời điểm, giúp doanh nghiệp ‘lên’ tinh thần trong triển khai hoạt động.
Chống lãng phí: Doanh nghiệp mong được khơi thông điểm nghẽn chính sách, có được sức bật cao hơn

Chống lãng phí: Doanh nghiệp mong được khơi thông điểm nghẽn chính sách, có được sức bật cao hơn

Tổng Giám đốc Công ty CP Vina Electric Corp chia sẻ, thực hiện chống lãng phí, doanh nghiệp mong được khơi thông điểm nghẽn chính sách để phát huy nguồn lực.
Bộ Công Thương hoà cùng ‘dòng chảy’ chống lãng phí, tạo đột phá phát triển trong kỷ nguyên mới

Bộ Công Thương hoà cùng ‘dòng chảy’ chống lãng phí, tạo đột phá phát triển trong kỷ nguyên mới

Phòng, chống lãng phí là nhiệm vụ quan trọng, chiến lược nhằm tích lũy, gia tăng tiềm lực quốc gia để chuẩn bị hành trang đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới.
Đường dây 500kV mạch 3:

Đường dây 500kV mạch 3: 'Chiến dịch' thần tốc, tiết kiệm và hiệu quả

Dự án đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối được xem là công trình quốc gia hiếm hoi được làm thần tốc, đúng tiến độ, góp phần tiết kiệm, chống lãng phí.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với đại diện Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP)

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với đại diện Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP)

Sáng 23/12, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Công thương - Nguyễn Hoàng Long đã có buổi làm việc với đại điện Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP).
Bộ Công Thương: Nhiều kết quả nổi bật trong xây dựng Chính phủ số

Bộ Công Thương: Nhiều kết quả nổi bật trong xây dựng Chính phủ số

Để xây dựng Chính phủ số, Bộ Công Thương đã đẩy mạnh phát triển các hệ thống cung cấp dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân, doanh nghiệp.
Quan điểm, giải pháp về chống lãng phí khơi thông nguồn lực phát triển

Quan điểm, giải pháp về chống lãng phí khơi thông nguồn lực phát triển

Nhận diện xu hướng phát triển của đất nước và thế giới, Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm đến công tác phòng, chống lãng phí.
Mang Tết ấm đến với mọi nhà với Chương trình Xuân tình nguyện

Mang Tết ấm đến với mọi nhà với Chương trình Xuân tình nguyện

Từ 57 người ban đầu, đến nay, Chương trình Xuân tình nguyện 2025 đã huy động sự tham gia của 70.000 sinh viên, mang Tết ấm đến những mảnh đời kém may mắn.
Chống lãng phí: Yêu cầu cấp bách để phát triển kinh tế

Chống lãng phí: Yêu cầu cấp bách để phát triển kinh tế

Chống lãng phí là một “cuộc chiến” gian nan, đòi hỏi sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.
Bộ Công Thương rà soát, đẩy mạnh công tác cải cách hành chính

Bộ Công Thương rà soát, đẩy mạnh công tác cải cách hành chính

Trên cơ sở báo cáo của đòan kiểm tra, lãnh đạo Bộ Công Thương yêu cầu các đơn vị tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính.
Gỡ

Gỡ 'nút thắt' trong xây dựng thể chế, pháp luật ngành Công Thương để bước vào kỷ nguyên vươn mình

Luật Dầu khí, Luật Điện lực sửa đổi do Bộ Công Thương xây dựng góp phần khắc phục điểm nghẽn trong thực tiễn nhằm chống lãng phí nguồn lực.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động