Ngày này năm xưa 11/5: Quy định về hỗ trợ kinh phí hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại

Ngày này năm xưa 11/5 là ngày Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định hỗ trợ kinh phí cho hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả...
Ngày này năm xưa 9/5: Quyết định phê duyệt quy hoạch hệ thống cửa hàng xăng dầu dọc tuyến Quốc lộ 6 Ngày này năm xưa 10/5: Bộ Công Thương quy định về kinh doanh khí; ngày truyền thống Hải đoàn 38

Chuyên mục Ngày này năm xưa trên Báo Công Thương tổng hợp, giới thiệu những sự kiện trong nước, ngành Công Thương, quốc tế và các sự kiện, kỷ niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 11/5.

Sự kiện trong nước và ngành Công Thương

Ngày 11/5/1946, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Nghị định số 27/NĐ-QP về tổ chức Chính trị Cục để chỉ đạo và tiến hành công tác chính trị trong Quân đội quốc gia và Dân quân Việt Nam. Về tổ chức của Chính trị Cục gồm có: Văn phòng, Phòng Tuyên huấn, Phòng Huấn luyện và Ban Thanh tra.

Từ ngày 11 đến 15/5/1945, Hội nghị Xứ uỷ Bắc Kỳ Đảng Cộng sản Đông Dương được triệu tập. Hội nghị tiến hành nhằm xúc tiến phát động tổng khởi nghĩa. Hội nghị đã khẳng định lại những tinh thần cơ bản của "Chỉ thị Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta", đồng thời vạch ra sách lược đối với quân đồng minh và lực lượng của Pháp Đờ-Gôn. Hội nghị cũng đã bầu ra Ban Xứ ủy mới nhằm tăng cường sức lãnh đạo cho Đảng trong giai đoạn có tính chất quyết định lịch sử.

Ngày này năm xưa 11/5: Quy định về hỗ trợ kinh phí hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại

Đội du kích Ba Tơ tuyên thệ tại căn cứ địa, tháng 3/1945 - (Ảnh tư liệu: Bảo tàng Lịch sử quốc gia)

Trong Đông - Xuân 1964-1965, ta giành thắng lợi lớn và cần tranh thủ đánh nhanh, đánh mạnh để không cho địch kịp hồi phục. Quân ủy miền chủ trương mở đợt hoạt động Xuân - Hè 1965, tiến hành chiến dịch tiến công của chủ lực nhằm mục đích tiêu diệt sinh lực địch , đây là lần đầu tiên ta tập trung lực lượng chủ lực tương đối lớn (4 trung đoàn và 2 tiểu đoàn đặc công) phối hợp với các lực lượng địa phương tiến hành tác chiến trên một khu vực rộng: Hướng chính gồm 2 tỉnh Bình Long và Phước Long; Hướng phối hợp gồm 5 tỉnh Lâm Đồng, Bình Tuy, Long Khánh, Biên Hoà, Bà Rịa.

Trong thời gian từ 11/5 đến 22/7/1965, quân ta đã tiến công vào khu vực phòng thủ khá kiên cố của địch với một lực lượng tương đối lớn. Kết quả ta đã diệt 4 chi khu quân sự của địch, loại khỏi vòng chiến đấu 4.459 tên, thu 1652 súng các loại, phá huỷ 390 súng, và 60 xe các loại, 60 đầu máy và 1 toa xe lửa, bắn rơi 34 máy bay. Chiến thắng Đồng Xoài đã đẩy quân ngụy thêm một bước vào nguy cơ sụp đổ và tan rã. Nó cũng chứng minh sự đúng đắn của nhận định chiến trường rừng núi là chiến trường có khả năng đánh tiêu diệt và tiêu diệt lớn; có điều kiện hạn chế được chỗ mạnh, khoét sâu được nhược điểm của địch.

Ngày 11/5/2016, Bộ Y tế ban hành Thông tư số 11/2016/TT-BYT ngày 11/5/2016 quy định việc đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế công lập.

Ngày 11/5/2016, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 798/QĐ-TTg, về việc ban hành Kế hoạch thực hiện chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Mục tiêu của chiến lược nhằm hiểu rõ hơn về tiềm năng, lợi thế của biển, các tác động bất lợi từ biển trên các vùng biển Việt Nam và vùng biển quốc tế liền kề; xây dựng, hoàn chỉnh cơ sở dữ liệu về tài nguyên và môi trường biển làm cơ sở cho các Bộ, ngành, địa phương ven biển lập kế hoạch khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên biển và ứng phó với biến đổi khí hậu; đạt được các chỉ tiêu đề ra trong Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Ngày 11/5/2016, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 795/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch thực hiện các phụ lục III, IV, V và VI của Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu gây ra.

Ngày 11/5/2016, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 20/2016/QĐ-TTg quy định hỗ trợ kinh phí cho hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và thanh toán chi phí quản lý, xử lý tài sản bị tịch thu theo quy định của pháp luật trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả.

Ngày này năm xưa 11/5: Quy định về hỗ trợ kinh phí hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại
Ngày 11/5/2016, Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định hỗ trợ kinh phí cho hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại

Quyết định này quy định về việc hỗ trợ kinh phí cho hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả; thanh toán chi phí quản lý, xử lý tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu và vật chứng vụ án, một phần hoặc toàn bộ tài sản thuộc sở hữu của người bị kết án bị tịch thu theo quy định của pháp luật về hình sự và tố tụng hình sự trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Ngày 11/5/2018, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 520/QĐ-TTg công nhận huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An đạt chuẩn nông thôn mới năm 2017.

Ngày 11/5/2020, Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư số 10/2020/TT-BGTVT quy định việc đặt hàng, đấu thầu cung cấp dịch vụ sự nghiệp công quản lý, bảo trì đường thủy nội địa quốc gia sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên.

Ngày 11/5/2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 628/QĐ-TTg về Kế hoạch thực hiện Kết luận số 51-KL/TW ngày 30/5/2019 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

Ngày 11/5/2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 569/QĐ-TTg về Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030.

Mục tiêu tổng quát của chiến lược, đến năm 2030, khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo được phát triển vững chắc, thực sự trở thành động lực tăng trưởng, góp phần quyết định đưa Việt Nam trở thành nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; góp phần phát triển toàn diện văn hóa, xã hội, con người, bảo đảm quốc phòng - an ninh, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, nâng cao vị thế và uy tín quốc tế của Việt Nam; tiềm lực, trình độ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đạt mức tiên tiến ở nhiều lĩnh vực quan trọng, thuộc nhóm dẫn đầu trong các nước có thu nhập trung bình cao; trình độ, năng lực công nghệ, đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp đạt mức trên trung bình của thế giới; một số lĩnh vực khoa học và công nghệ đạt trình độ quốc tế.

Sự kiện quốc tế

Ngày 11/5/1686, Ốtthô Vôn Guêrích (Otto Von Guericke) qua đời. Ông sinh ngày 20-6-1602 tại nước Đức. Ông là nhà vật lý kỹ sư, sáng chế máy hút khí, nghiên cứu chân không và vai trò không khí trong sự cháy và hô hấp, chứng minh được là có áp suất trong không khí (năm 1654). Guêrích còn là người đầu tiên tạo ra tĩnh điện và thấy sự phát sáng bằng điện (năm 1672), và tiên đoán mỗi sao chổi vận hành theo chu kỳ nhất định.

Từ ngày 9 đến ngày 11/5/1996 tại Seoul, Thủ đô Hàn Quốc đã diễn ra Hội nghị toàn thể lần thứ 7 của Hội châu Á với sự tham gia của hơn 500 đại biểu chính phủ và giới kinh doanh của các nước thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Trong diễn văn khai mạc, Tổng thống Hàn Quốc nói: "Chủ đề của Hội nghị châu Á phát triển ra toàn cầu được nêu rất đúng lúc và kịp thời vì nó phản ánh không những xu hướng phát triển mà cả mối quan tâm chính gần đây ở châu Á".

Bộ trưởng Công nghiệp nước ta Đặng Vũ Chư đã phát biểu tại hội nghị. Bộ trưởng giới thiệu công cuộc đổi mới thành công ở Việt Nam trong 10 năm qua và tình hình kinh tế Việt Nam đang phát triển theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá, mở cửa tăng cường hợp tác với các nước trong khu vực và trên toàn thế giới.

Sự kiện về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ngày 11/5/1945, lãnh tụ Hồ Chí Minh tiếp tục hành trình từ biên giới Cao Bằng xuống vùng đồng bằng chờ đón thời cơ. Dừng lại tại xã Minh Khai, huyện Ngân Sơn (Bắc Kạn), Bác ghé thăm lớp học bình dân và kể tiểu sử liệt sĩ Nguyễn Thị Minh Khai cho đồng bào của xã mang tên nhà hoạt động cách mạng nổi tiếng của Đảng.

Ngày này năm xưa 11/5: Quy định về hỗ trợ kinh phí hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại
Bác Hồ họp tại Chiến khu Việt Bắc - Ảnh tư liệu

Ngày 11/5/1947, trong cuộc gặp Pômúyt đại diện của cao ủy Pháp Bôla, trước những điều kiện ngang ngược do phái Pháp đưa ra, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: "Lịch sử Việt Nam chúng tôi có những vị anh hùng như Trần Hưng Đạo 3 lần đánh thắng quân Nguyên, Vua Lê Lợi 10 năm chiến đấu chống quân Minh xâm lược. Dân tộc Việt Nam chúng tôi có thể chiến đấu 5 năm, 10 năm hoặc lâu hơn nữa để đi tới thắng lợi. Dân tộc Việt Nam kiên quyết không bôi nhọ lịch sử của mình".

Ngày 11/5/1949, Bác gửi thư thân mật khen ngợi và động viên “các đơn vị bộ đội và dân quân vừa mới thắng địch trên mặt trận Lạng Sơn: tiêu diệt đồn Kỳ Cùng, Đèo Khách, Ba Sơn, phá cầu Bản Trại, tiêu hủy đoàn vận tải của địch trong trận Thất Khê. Trong công việc đẩy mạnh cuộc cầm cự, chuẩn bị tổng phản công, các chú bắt đầu như thế là rất tốt, các chú cố gắng cứ theo đà này mà tiến lên, để tranh lấy thắng lợi to hơn nữa”.

Ngày 11/5/1952, Bác đến dự lớp chỉnh huấn đầu tiên của Trung ương. Trả lời vấn đề: “Vì sao ta phải chỉnh Đảng?”, Bác xác định: “Là một Đảng lãnh đạo, Đảng ta cần phải mạnh mẽ, trong sạch, kiểu mẫu. Toàn Đảng phải tư tưởng nhất trí, hành động nhất trí, đoàn kết nhất trí mới làm trọn nhiệm vụ của Đảng... Cán bộ quyết định mọi việc. Các đồng chí đều là cán bộ cao cấp, đều giữ những trách nhiệm quan trọng. Công việc thành hay là bại một phần lớn là do nơi tư tưởng đạo đức, thái độ và lề lối làm việc của các đồng chí”.

Ngày này năm xưa 11/5: Quy định về hỗ trợ kinh phí hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại
Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đoàn Chủ tịch Đại hội III của Đảng. Ảnh tư liệu tháng 9/1960

Ngày 11/5/1968, Bác tiếp tục đem Di chúc ra sửa chữa và hoàn chỉnh đoạn viết về công tác chỉnh đốn Đảng: “Theo ý tôi, việc cần phải làm trước tiên là chỉnh đốn lại Đảng, làm cho mỗi đảng viên, mỗi đoàn viên, mỗi chi bộ đều ra sức làm tròn nhiệm vụ Đảng giao phó cho mình...”.

Ngày 11/5/1969, tại Hà Nội, Hồ Chủ tịch đã gặp gỡ và nói chuyện thân mật với các cán bộ cấp cao toàn quân. Người căn dặn phải làm tốt hơn nữa nhiệm vụ của hậu phương đối với tiền tuyến, chú ý xây dựng lực lượng tốt, chất lượng cao, chấp hành các chính sách đối với thương binh, bệnh binh và gia đình có công với kháng chiến.

Thụy Anh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Chống buôn lậu, gian lận thương mại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Quản lý thị trường Hà Nội: Mailystyle là vụ điển hình trong kiểm tra dấu hiệu vi phạm thương mại điện tử

Quản lý thị trường Hà Nội: Mailystyle là vụ điển hình trong kiểm tra dấu hiệu vi phạm thương mại điện tử

Thông tin về kết quả đạt được trong năm 2024, lãnh đạo Cục Quản lý thị trường Hà Nội nêu ra nhiều vụ việc điển hình, trong đó có vụ Mailystyle.
Cải cách thể chế - trợ lực cho công cuộc chống lãng phí

Cải cách thể chế - trợ lực cho công cuộc chống lãng phí

Cải cách thể chế với những quy định phù hợp được cho là giải pháp quan trọng thúc đẩy công cuộc chống lãng phí, thực hành tiết kiệm hiệu quả.
Tinh thần chống lãng phí giúp doanh nghiệp linh hoạt hơn trong triển khai các hoạt động

Tinh thần chống lãng phí giúp doanh nghiệp linh hoạt hơn trong triển khai các hoạt động

Diễn đàn 'Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển' tổ chức đúng thời điểm, giúp doanh nghiệp ‘lên’ tinh thần trong triển khai hoạt động.
Chống lãng phí: Doanh nghiệp mong được khơi thông điểm nghẽn chính sách, có được sức bật cao hơn

Chống lãng phí: Doanh nghiệp mong được khơi thông điểm nghẽn chính sách, có được sức bật cao hơn

Tổng Giám đốc Công ty CP Vina Electric Corp chia sẻ, thực hiện chống lãng phí, doanh nghiệp mong được khơi thông điểm nghẽn chính sách để phát huy nguồn lực.
Ngày mai (23/12) sẽ diễn ra Diễn đàn

Ngày mai (23/12) sẽ diễn ra Diễn đàn 'Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển'

Sáng ngày mai (23/12), tại Hà Nội, Báo Công Thương sẽ tổ chức Diễn đàn ‘Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển’.

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương tích cực thực hiện Chiến lược phát triển ngành công nghiệp hoá chất

Bộ Công Thương tích cực thực hiện Chiến lược phát triển ngành công nghiệp hoá chất

Bộ Công Thương tích cực thực hiện Chiến lược Phát triển ngành công nghiệp hoá chất Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2040 của Thủ tướng Chính phủ.
Bộ Công Thương: Hoàn thành vượt các chỉ tiêu được giao nhờ thực hiện tốt Nghị quyết 01

Bộ Công Thương: Hoàn thành vượt các chỉ tiêu được giao nhờ thực hiện tốt Nghị quyết 01

Nhờ thực hiện tốt Nghị quyết 01/NQ-CP của Chính phủ, Bộ Công Thương dự kiến, năm 2024, sẽ hoàn thành vượt các chỉ tiêu kế hoạch được giao.
Bộ Công Thương đạt nhiều kết quả tích cực trong thực hiện Nghị quyết 02/NQ-CP

Bộ Công Thương đạt nhiều kết quả tích cực trong thực hiện Nghị quyết 02/NQ-CP

Một trong những kết quả mà Bộ Công Thương đạt được trong thực hiện Nghị quyết 02 là nâng cao chất lượng cải cách danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Việc triển khai Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận đã đạt đồng thuận cao

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Việc triển khai Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận đã đạt đồng thuận cao

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân nhấn mạnh, việc triển khai Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận đã đạt đồng thuận cao; hành lang pháp lý thực hiện cơ bản đầy đủ.
Luật Điện lực (sửa đổi) có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội

Luật Điện lực (sửa đổi) có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội

Ông Nguyễn Đình Thanh - Tổng Giám đốc điều hành Công ty CP Hóa chất Sơn Hà Nội: Luật Điện lực (sửa đổi) có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội.
Sửa đổi Luật Hóa chất: Những kỳ vọng mới

Sửa đổi Luật Hóa chất: Những kỳ vọng mới

Không chỉ đảm bảo an ninh, an toàn hóa chất, nhiều ý kiến kỳ vọng Luật Hóa chất (sửa đổi) sẽ tạo ra những thay đổi mới trong nền kinh tế Việt Nam.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 73): Các chiến lược trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn (Phần 8)

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 73): Các chiến lược trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn (Phần 8)

Báo Công Thương sẽ mang đến cho bạn đọc cái nhìn về một chiến lược đầu tư hấp dẫn, được nhiều nhà đầu tư lựa chọn khi giao dịch Hợp đồng quyền chọn.
Để lĩnh vực hóa chất trở thành ngành công nghiệp nền tảng

Để lĩnh vực hóa chất trở thành ngành công nghiệp nền tảng

Liên quan đến mọi lĩnh vực của nền kinh tế, nhưng ngành hóa chất Việt Nam đang phát triển dưới tiềm năng.
Ông Đỗ Cao Bảo - thành viên HĐQT Tập đoàn FPT nói gì về sàn Temu?

Ông Đỗ Cao Bảo - thành viên HĐQT Tập đoàn FPT nói gì về sàn Temu?

Ông Đỗ Cao Bảo- Thành viên HĐQT Tập đoàn FPT, cho rằng: Thực tế hàng hoá bán trên sàn Temu không có gì mới.
Hoá chất là ngành công nghiệp nền tảng, đóng vai trò quan trọng với nền kinh tế

Hoá chất là ngành công nghiệp nền tảng, đóng vai trò quan trọng với nền kinh tế

Hoá chất là ngành công nghiệp nền tảng, có mặt trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội và đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế.
Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị tập huấn chuyên sâu về truyền thông, cung cấp thông tin báo chí

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị tập huấn chuyên sâu về truyền thông, cung cấp thông tin báo chí

Sáng ngày 17/10/2024, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị tập huấn chuyên sâu công tác truyền thông, công tác phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí 2024.
Luật sư Bùi Văn Thành: Bộ Công Thương rất nỗ lực trong xây dựng Nghị định kinh doanh xăng dầu

Luật sư Bùi Văn Thành: Bộ Công Thương rất nỗ lực trong xây dựng Nghị định kinh doanh xăng dầu

Luật sư Bùi Văn Thành đánh giá, Bộ Công Thương đã rất nỗ lực và cầu thị trong xây dựng Nghị định kinh doanh xăng dầu.
Luật sư Bùi Văn Thành: Xăng dầu là mặt hàng chiến lược, cần sự kiểm soát của nhà nước

Luật sư Bùi Văn Thành: Xăng dầu là mặt hàng chiến lược, cần sự kiểm soát của nhà nước

Điều hành giá xăng dầu theo cơ chế thị trường nhưng đảm bảo có sự quản lý của nhà nước thay vì thả nổi hoàn toàn cho doanh nghiệp là một sự cân nhắc kỹ lưỡng.
Các Bộ, ngành góp ý hoàn thiện Dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu

Các Bộ, ngành góp ý hoàn thiện Dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu

Các Bộ, ngành đã đóng góp nhiều ý kiến nhằm hoàn thiện Dự thảo Nghị định thay thế các Nghị định về kinh doanh xăng dầu.
Giữ lửa nghề từ chiến khu Việt Bắc

Giữ lửa nghề từ chiến khu Việt Bắc

Nhiệt huyết, bản lĩnh, dấn thân của lớp báo chí đầu tiên từ mái trường ở chiến khu Việt Bắc tiếp tục là ngọn lửa soi đường dẫn dắt những người làm báo...
Báo Công Thương cần đi sâu, phản ánh những khó khăn của cộng đồng doanh nghiệp

Báo Công Thương cần đi sâu, phản ánh những khó khăn của cộng đồng doanh nghiệp

Báo Công Thương tiếp tục có những bài viết đi sâu, đi sát hơn với cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam, hỗ trợ doanh nghiệp trong qúa trình hoạt động.
Báo Công Thương là tờ báo uy tín, tin cậy của cộng đồng doanh nghiệp

Báo Công Thương là tờ báo uy tín, tin cậy của cộng đồng doanh nghiệp

Báo Công Thương là kênh thông tin hữu ích cho cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước tham khảo.
PGS.TS. Ngô Trí Long: Báo Công Thương đã tạo ra mạng lưới kết nối giữa chuyên gia và độc giả

PGS.TS. Ngô Trí Long: Báo Công Thương đã tạo ra mạng lưới kết nối giữa chuyên gia và độc giả

Theo PGS.TS. Ngô Trí Long - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu giá, Bộ Tài chính, Báo Công Thương đã tạo ra mạng lưới kết nối giữa chuyên gia và độc giả.
TS. Võ Trí Thành: Báo Công Thương là một tờ báo đặc biệt!

TS. Võ Trí Thành: Báo Công Thương là một tờ báo đặc biệt!

TS. Võ Trí Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh khẳng định, Báo Công Thương là một tờ báo đặc biệt!
TRỰC TIẾP: Tọa đàm

TRỰC TIẾP: Tọa đàm 'Xây dựng hệ sinh thái cho ngành quế - những vấn đề cần lưu ý'

16h chiều ngày 27/9/2024, tại trụ sở Hà Nội, Báo Công Thương sẽ tổ chức Tọa đàm "Xây dựng hệ sinh thái cho ngành quế - Những vấn đề cần lưu ý".
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động