Ngày này năm xưa 11/12: Kết thúc đàm phán Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Anh

Ngày này năm xưa 11/12: Chính thức kết thúc đàm phán Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Vương quốc Anh, thúc đẩy quan hệ thương mại, đầu tư song phương toàn
Ngày này năm xưa 9/12: Bác Hồ ký sắc lệnh về báo chí, Bộ Công Thương ban hành văn bản quan trọng Ngày này năm xưa 10/12: Ký Biên bản thỏa thuận về Kết thúc đàm phán Hiệp định FTA - Hàn Quốc

Chuyên mục “Ngày này năm xưa” trên Báo Công Thương tổng hợp, giới thiệu những sự kiện trong nước, ngành Công Thương, quốc tế và Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 11/12.

* Sự kiện trong nước và ngành Công Thương

- Ngày 11/12/2020, Bộ Công Thương và Bộ Thương mại quốc tế Vương quốc Anh đã ký biên bản ghi nhớ kết thúc đàm phán Hiệp định Thương mại tự do (FTA) Việt Nam - Vương quốc Anh (UKVFTA). Hiệp định UKVFTA có vai trò đảm bảo thương mại song phương giữa Việt Nam và Anh không bị gián đoạn sau khi giai đoạn chuyển tiếp của tiến trình Brexit kết thúc.

Để tiến tới Hiệp định, Bộ Công Thương, các Bộ ngành liên quan của Việt Nam đã nỗ lực rất lớn để hoàn tất quá trình đàm phán FTA song phương với Vương quốc Anh trên cơ sở kế thừa FTA Việt Nam - EU (EVFTA) với những điều chỉnh phù hợp để đảm bảo việc thực hiện các cam kết tự do hóa thương mại được thông suốt. Hai bên đã tiến hành 6 phiên làm việc chính thức và 5 phiên làm việc kỹ thuật trong giai đoạn 2018 - 2020. Có thể nói, Hiệp định song phương này đã thể hiện sự khởi đầu của một giai đoạn mới trong quan hệ giữa hai nước đối với việc phát triển các lĩnh vực thương mại chủ chốt. FTA này không chỉ tự do hóa thương mại hàng hóa và dịch vụ, mà còn tích hợp nhiều yếu tố quan trọng khác, chẳng hạn như hướng tới tăng trưởng xanh và phát triển bền vững.

Hiệp định UKVFTA là động lực mới thúc đẩy quan hệ thương mại, đầu tư song phương một cách toàn diện, sâu rộng hơn nữa trong những năm tới, là cơ sở vững chắc để Việt Nam và Vương quốc Anh duy trì và củng cố quan hệ đối tác chiến lược mà hai bên vừa thiết lập.

- Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP của Chính phủ ngày 11 tháng 12 năm 2008: Về những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, đẩy mạnh xuất khẩu, kích cầu đầu tư và tiêu dùng, bảo đảm an sinh xã hội, phấn đấu tăng trưởng kinh tế năm 2009 ở mức khoảng 6,5%.

- Thực hiện Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa và Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 15 tháng 6 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, Bộ Công Thương đã có Công văn 10050/BCT-TTTN, ngày 11/12/2018 của Bộ trưởn Bộ Công Thương. Trong đó đó hướng dẫn doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia vào chuỗi phân phối sản phẩm sản xuất tại Việt Nam tại thị trường trong nước.

Ngày 11/12/2008 Chính phủ ban hành Nghị định số 124/2008/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp

- Hải Thượng Lãn Ông (tên chính là Lê Hữu Trác), người xã Liêu Xá (Hưng Yên), sinh ngày 11/12/1720. Sinh trưởng trong một gia đình khoa mục, thuở nhỏ ông đã nổi tiếng là thông minh, học giỏi, hiểu rộng, thơ hay...Trong 26 nǎm, ông biên soạn xong bộ sách Hải Thượng y đông tâm lĩnh. Cuộc đời của ông thể hiện rất rõ lòng yêu thương con người. Ông còn viết tập "Bách gia chân sàng" ghi chép 644 phương thuốc chữa bệnh thu lượm trong dân gian. "Hành gian trân nhu" ghi 2210 bài thuốc đơn giản để trị 126 loại bệnh từ nội khoa, ngoại khoa đến thượng khoa. Tập "Lĩnh nam bản thảo" có 496 vị thuốc nam...

Hải Thượng Lãn Ông là tấm gương sáng trong việc thực hiện và kế thừa y học dân tộc cổ truyền, đánh dấu một bước tiến mới của sự nghiệp y học cổ truyền Việt Nam. Sự nghiệp của ông cống hiến toàn diện cho đất nước từ y đức đến y thuật.

- Ngày 11/12/1946, thành lập Quỹ Nhi đồng của Liên hiệp quốc (UNICEF). Tổ chức này giúp các nước bảo vệ cuộc sống trẻ em trên toàn thế giới tạo mọi điều kiện có thể được để trẻ em trở thành những thành viên tích cực trong cộng đồng. Từ nǎm 1975 đến nay UNICEF đã có nhiều chương trình hợp tác và giúp đỡ Việt Nam về giáo dục tiểu học, sức khoẻ và dinh dưỡng trẻ em, cung cấp nước sạch ở nông thôn, vệ sinh môi trường…

- Ngày 11/12/1993, Uỷ ban Di sản thế giới thuộc tổ chức giáo dục, khoa học và vǎn hóa của Liên hiệp quốc đã có vǎn bản công nhận Quần thể di tích Huế là Di sản vǎn hóa của nhân loại.

Vǎn bản này đánh giá: "Quần thể di tích Huế là một thí dụ điển hình về thiết kế đô thị và xây dựng một thành phố kinh đô có phòng thủ, biểu hiện quyền lực của vương quốc phong kiến ngày xưa ở Việt Nam.

- Ngày 11/12/1950 là ngày truyền thống Trung đoàn 141, Sư đoàn 312, Quân đoàn 1. Năm 1950, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của quân và dân ta bước vào giai đoạn cam go, quyết liệt, đặt ra yêu cầu cần phải có những trung đoàn chủ lực mạnh, đột phá, tạo chỗ dựa vững chắc cho toàn dân đánh giặc. Ngày 11/12/1950, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tổng tư lệnh ra quyết định thành lập Trung đoàn 141, đây là một trong những trung đoàn chủ lực được thành lập đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam. Sau khi được thành lập, Trung đoàn và các đơn vị bạn đã có nhiều thành tích xuất sắc tạo tiền đề cho sự ra đời của Sư đoàn 312, một trong những đại đoàn chủ lực đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam.

- Ngày 11 tháng 12 năm 1964, Nghị định của Hội đồng Chính phủ số 175-CP về việc quản lý vũ khí quân dụng và vũ khí thể thao quốc phòng nhằm tăng cường việc quản lý vũ khí, đề phòng tai nạn do việc sử dụng vũ khí có thể gây ra, đồng thời ngăn ngừa những phần tử xấu sử dụng vũ khí.

- Quyết định số 2245/QĐ-TTg, ngày 11/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành Khoa học và Công nghệ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng góp phần phát triển kinh tế.

* Sự kiện quốc tế

- Ngày 11/12/1948, Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua công ước về Diệt chủng và Nhân quyền.

- Écto Bécliô (Hecto Berlioz), nhà soạn nhạc vĩ đại Pháp sinh ngày 11/12/1803. Ông theo học Nhạc viện Pari và bắt đầu nghiên cứu âm nhạc, viết phê bình âm nhạc. Bản giao hưởng “Hoang tưởng” là tác phẩm có giá trijk đầu tiên của ông. Sau đó là vở Ôpêra “Rômêô và Julliet”, “Benvumto Cellini”, “Sự đày đọa của Faust”; nhạc phẩm “Thời niên thiếu của chúa Kitô”. Ông còn là tác giả cuốn “Tổng luận về khoa học nghiên cứu nhạc khí và thuật phối dàn nhạc hiện đại”. Écto Bécliô được coi là bậc thầy về phối nhạc và là nhà soạn nhạc trữ tình táo bạo, độc đáo trong lịch sử giao hưởng.

- Anphrết Đơ Muyxê là nhà thơ, nhà viết kịch Pháp. Ông sinh ngày 11/12/1810. Năm 1830 ông xuất bản tập thơ đầu tay “Truyện Tây Ban Nha và Italia” gây tiếng vang lớn. Vở kịch lãng mạn nhất của ông là “Loorăngdaxio”. Anphrết Đơ Muyxê được coi là nhà thơ trỡ tình nổi tiếng và là nhà viết kịch lãng mạn thế kỷ XIX.

- Rôbéc Kôen (Robert Koeh) là nhà bác học vĩ đại nước Đức. ông sinh ngày 11/12/1843. Sau khi tốt nghiệp y khoa loại xuất sắc, ông trở thành bác sĩ. Năm 1881 ông bắt tay vào nghiên cứu nguyên nhân bệnh lao và đã tìm ra loại vi khuẩn gây lao. Rôbéc Kôen đã đề ra nguyên lý cơ bản xác minh nguyên nhân bệnh lao. Năm 1884, ông là viện sĩ thông tấn Viện Hàn lâm Nga. Năm 1905 ông được trao thưởng Noben về y học.

- Ngày 11/12/1963, Zanzibar trở thành một nước độc lập trong khối thịnh vượng chung. Nước này đặt dưới chế độ bảo hộ của Anh từ năm 1890.

- Raul Alfonsin lên làm Tổng thống Argentina ngày 11/12/1983. Argentina quay lại chế độ dân chủ sau bảy năm bị thống trị bởi chủ nghĩa độc tài

* Sự kiện về Bác Hồ

- Ngày 11/12/1919, báo cáo theo dõi của mật thám Pháp cho biết, Nguyễn Ái Quốc thường xuyên đến thư viện Thánh Giơnơvievơ và gặp nhiều người Việt đang sống ở Paris.

- Ngày 11/12/1920, mật thám Pháp ghi nhận Nguyễn Ái Quốc đã dự cuộc họp của Chi bộ 13 Đảng Xã hội Pháp. Ngày 11/12/1923, Nguyễn Ái Quốc đang có mặt tại Mátxcơva tạm thời được biên chế vào Ban Phương Đông của Quốc tế Cộng sản và tạm trú tại Khách sạn Lux.

- Ngày 11/12/1953, với bút danh “C.B.”, Bác Hồ viết bài báo có nhan đề “Một phút đồng hồ” đăng trên báo “Nhân Dân” nhắc nhở: Muốn tiết kiệm thời giờ, mọi người phải chuẩn bị sẵn sàng, đầy đủ và phải có tinh thần phụ trách và phải coi “Một phút đồng hồ, một nén vàng”. Tháng 12/1958, nói chuyện với “Lớp nghiên cứu khóa I và Lớp bổ túc văn hóa khóa VI Trường Công an Trung ương”, Bác căn dặn: “Công an đánh địch bên ngoài đã khó, đánh địch bên trong người còn khó khăn hơn. Vì vậy phải nâng cao kỷ luật, tính tổ chức, chống ba phải, nể nang. Công tác phải đi sâu và thiết thực. Làm việc phải có điều tra, nghiên cứu, không được tự kiêu, tự đại. Phải toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân thì khuyết điểm mới có thể khắc phục được và ưu điểm mới có thể phát huy được. Phải đi đường lối quần chúng thì nhân dân mới tin yêu, giúp công an và công an mới thành công được. Phải đoàn kết nội bộ, đoàn kết với nhân dân và với các ngành khác thì công việc mới thắng lợi”.

- Ngày 11/12/1965, Bác dự họp của Bộ Chính trị thảo luận về tính chất cuộc chiến tranh Mỹ tiến hành ở Việt Nam. Trong ý kiến trao đổi, Bác giải thích về những thuật ngữ như “chiến tranh cục bộ”, “chiến tranh đặc biệt” - đó là cách nói chữ của Mỹ. Còn ta cứ nói là “chiến tranh xâm lược”... Dù với hình thức chiến tranh nào, nhân dân ta cũng quyết đánh, quyết thắng”. Lời khẳng định của Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là sự kết tinh của truyền thống dựng nước và giữ nước từ ngàn đời của dân tộc ta, là tinh thần quyết chiến, quyết thắng của toàn dân, toàn quân ta trên con đường đấu tranh, thực hiện khát vọng hòa bình, độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.

* Sự kiện hôm nay 11/12/2022

- Hội chợ xúc tiến tiêu dùng năm 2022, kích cầu sức mua người tiêu dung với chủ đề “Sự kết nối các hình thức khuyến mại”. Đây là dịp để các doanh nghiệp kích thích sức mua, người tiêu dùng có cơ hội mua sắm hàng hóa chất lượng cao với giá cả hợp lý. Hội chợ được tổ chức từ ngày 6-11/12/2022 tại nhà thi đấu Phú Thọ, quận 11, thành phố Hồ Chí Minh.

- Đại hội thể thao toàn quốc lần IX, năm 2022 được diễn ra từ ngày 9/12 đến ngày 21/12 với lễ khai mạc, bế mạc được tổ chức tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Đại hội Thể thao toàn quốc lần thứ IX, năm 2022 sẽ tổ chức thi đấu 43 môn, trong đó địa điểm tổ chức chính là tỉnh Quảng Ninh và một số địa điểm khác tại Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hòa Bình, Vĩnh Phúc, Ninh Bình, Nam Định và Thanh Hóa.

- Tuần lễ du lịch thành phố Hồ Chí Minh lần 2 năm 2022 diễn ra từ 5-11/12/2022 với chủ đề “Bừng sắc Lễ hội - Thỏa sức khám phá”. Tuần lễ với chuỗi sự kiện du lịch, thể thao, âm nhạc hấp dẫn như: Ngày hội khinh khí cầu thành phố Hồ Chí Minh 2, giải Marathon Quốc tế thành phố Hồ Chí Minh Techcombank mùa thứ 5, không gian văn hóa sáng tạo tại di tích Cột cờ Thủ Ngữ, kết hợp lễ hội Âm nhạc Quốc tế “Hò Dô” 2022.

Phạm Tiệp
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Ngày này năm xưa

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Ngày này năm xưa 24/11: Ban hành quy chế hoạt động và tổ chức của Cục Công nghiệp địa phương

Ngày này năm xưa 24/11: Ban hành quy chế hoạt động và tổ chức của Cục Công nghiệp địa phương

Ngày này năm xưa 24/11, ban hành quy chế hoạt động và tổ chức Cục Công nghiệp địa phương nay là Cục Công Thương địa phương.
Ngày này năm xưa 23/11: Phê duyệt Đề án tái cơ cấu Tập đoàn Điện lực Việt Nam

Ngày này năm xưa 23/11: Phê duyệt Đề án tái cơ cấu Tập đoàn Điện lực Việt Nam

Ngày này năm xưa 23/11: Kỷ niệm ngày sinh của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt; Phê duyệt Đề án tái cơ cấu Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
Ngày này năm xưa 22/11: Thành lập Vụ Pháp chế; Quy định hệ thống tiêu chí chương trình thương hiệu quốc gia

Ngày này năm xưa 22/11: Thành lập Vụ Pháp chế; Quy định hệ thống tiêu chí chương trình thương hiệu quốc gia

Ngày này năm xưa 22/11, thành lập Vụ Pháp chế (Bộ Công Thương); Quy định hệ thống tiêu chí của Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam.
Ngày này năm xưa 21/11: Thông qua Luật Hoá chất; ban hành Nghị định hoạt động của Tập đoàn Hóa chất

Ngày này năm xưa 21/11: Thông qua Luật Hoá chất; ban hành Nghị định hoạt động của Tập đoàn Hóa chất

Ngày này năm xưa 21/11: Quốc hội thông qua Luật Hoá chất; Chính phủ ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam.
Ngày này năm xưa 20/11: Ngày Nhà giáo Việt Nam; khởi công xây dựng Nhà máy Thủy điện Thác Mơ

Ngày này năm xưa 20/11: Ngày Nhà giáo Việt Nam; khởi công xây dựng Nhà máy Thủy điện Thác Mơ

Ngày này năm xưa 20/11: Ngày Nhà giáo Việt Nam; khởi công xây dựng Nhà máy Thuỷ điện Thác Mơ; Phê duyệt Chương trình khuyến công quốc gia giai đoạn 2021-2025.

Tin cùng chuyên mục

Ngày này năm xưa 29/11: Ban hành quy định về phòng vệ thương mại

Ngày này năm xưa 29/11: Ban hành quy định về phòng vệ thương mại

Ngày này năm xưa 29/11, ban hành quy định về phòng vệ thương mại; ngày thành lập Thư viện Quốc gia Việt Nam.
Ngày này năm xưa 28/11: Thành lập Cục Điều tiết điện lực

Ngày này năm xưa 28/11: Thành lập Cục Điều tiết điện lực

Ngày này năm xưa 28/11 là ngày Chính phủ ra quyết định về chức năng, nhiệm vụ Cục Điều tiết điện lực thuộc Bộ Công Thương; ngày Lâm nghiệp Việt Nam.
Ngày này năm xưa 27/11: Ngày truyền thống ngành Dầu khí Việt Nam; Nghị quyết về Hội nhập kinh tế quốc tế

Ngày này năm xưa 27/11: Ngày truyền thống ngành Dầu khí Việt Nam; Nghị quyết về Hội nhập kinh tế quốc tế

Ngày này năm xưa 27/11 là Ngày truyền thống ngành Dầu khí Việt Nam; Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 07-NQ/TW về Hội nhập kinh tế quốc tế.
Ngày này năm xưa 26/11: Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh quy định tổ chức ngành Thương mại

Ngày này năm xưa 26/11: Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh quy định tổ chức ngành Thương mại

Ngày này năm xưa 26/11/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh quy định tổ chức ngành Thương mại; ngày khởi công xây dựng cầu Thăng Long (Hà Nội).
Ngày này năm xưa 25/11: Quy hoạch phát triển tổng thể ngành da giày Việt Nam

Ngày này năm xưa 25/11: Quy hoạch phát triển tổng thể ngành da giày Việt Nam

Ngày này năm xưa 25/11/2010: Bộ Công Thương phê duyệt Quy hoạch phát triển tổng thể ngành da giày Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025.
Ngày này năm xưa 19/11: Phê duyệt Quy hoạch Trung tâm điện lực; bàn giao Nhà máy Xi măng Bỉm Sơn

Ngày này năm xưa 19/11: Phê duyệt Quy hoạch Trung tâm điện lực; bàn giao Nhà máy Xi măng Bỉm Sơn

Ngày này năm xưa 19/11: Bàn giao công trình Nhà máy Xi mǎng Bỉm Sơn (Thanh Hóa) do Liên Xô viện trợ; ban hành nhiều văn bản trong lĩnh vực điện lực.
Ngày này năm xưa 18/11: Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết về kinh tế đối ngoại

Ngày này năm xưa 18/11: Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết về kinh tế đối ngoại

Ngày này năm xưa 18/11: Bộ Chính trị ra Nghị quyết về mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại giai đoạn 1996-2000; Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc.
Ngày này năm xưa 17/11: Ban hành Luật Khoáng sản, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010

Ngày này năm xưa 17/11: Ban hành Luật Khoáng sản, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010

Ngày này năm xưa 17/11: Quốc hội ban hành Luật Khoáng sản, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Ngày Truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị.
Ngày này năm xưa 16/11: Ban hành Thông tư về quản lý, phát triển cụm công nghiệp

Ngày này năm xưa 16/11: Ban hành Thông tư về quản lý, phát triển cụm công nghiệp

Ngày này năm xưa 16/11: Bộ Công Thương ban hành các chương trình điều chỉnh phụ tải điện, Ban hành Thông tư về quản lý, phát triển cụm công nghiệp.
Ngày này năm xưa 15/11: Ban hành Hợp đồng mua bán điện mẫu cho các nhà máy thủy điện nhỏ

Ngày này năm xưa 15/11: Ban hành Hợp đồng mua bán điện mẫu cho các nhà máy thủy điện nhỏ

Ngày này năm xưa 15/11: Ban hành Hợp đồng mua bán điện mẫu cho các nhà máy thủy điện nhỏ; ngày sinh nhạc sĩ Văn Cao - tác giả của bài “Tiến quân ca” bất hủ…
Ngày này năm xưa 14/11: Việt Nam trở thành thành viên chính thức của APEC

Ngày này năm xưa 14/11: Việt Nam trở thành thành viên chính thức của APEC

Ngày này năm xưa 14/11: Việt Nam trở thành thành viên chính thức của APEC; thành lập Cục Kiểm tra, giám sát kỹ thuật an toàn công nghiệp.
Ngày này năm xưa 13/11: Quy định số hiệu, thẻ kiểm tra của cán bộ quản lý thị trường

Ngày này năm xưa 13/11: Quy định số hiệu, thẻ kiểm tra của cán bộ quản lý thị trường

Ngày này năm xưa 13/11 là ngày thành lập Phòng Thí nghiệm trọng điểm Công nghệ lọc, hoá dầu; Quy định số hiệu và thẻ kiểm tra của cán bộ quản lý thị trường.
Ngày này năm xưa 12/11: Ngày truyền thống ngành Than; thành lập Cục Xuất nhập khẩu

Ngày này năm xưa 12/11: Ngày truyền thống ngành Than; thành lập Cục Xuất nhập khẩu

Ngày này năm xưa 12/11: Ngày truyền thống công nhân vùng mỏ và truyền thống ngành Than; Ngày thành lập Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương).
Ngày này năm xưa 11/11: Lễ độc thân 11/11, thành lập Trường Đại học Công nghiệp TP.Hồ Chí Minh

Ngày này năm xưa 11/11: Lễ độc thân 11/11, thành lập Trường Đại học Công nghiệp TP.Hồ Chí Minh

Ngày này năm xưa 11/11, thành lập Trường Đại học Công nghiệp TP.Hồ Chí Minh; Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Chile được ký kết; Lễ độc thân 11/11.
Ngày này năm xưa 10/11: Bộ Công Thương ban hành kế hoạch tăng cường năng lực tiếp cận CMCN 4.0

Ngày này năm xưa 10/11: Bộ Công Thương ban hành kế hoạch tăng cường năng lực tiếp cận CMCN 4.0

Ngày này năm xưa 10/11/2017, Bộ Công Thương ban hành Kế hoạch hành động triển khai Chỉ thị 16/CT-TTg về tăng cường năng lực tiếp cận cách mạng công nghiệp 4.0.
Ngày này năm xưa 9/11: Lần đầu tiên hàng hóa của Việt Nam có mặt tại Pháp

Ngày này năm xưa 9/11: Lần đầu tiên hàng hóa của Việt Nam có mặt tại Pháp

Ngày 9/11, lần đầu tiên hàng hóa của Việt Nam có mặt tại Pháp, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 114 về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế.
Ngày này năm xưa 8/11: Thành lập Vụ Chính sách thương mại đa biên; Vận hành Cửa khẩu quốc tế Kim Thành

Ngày này năm xưa 8/11: Thành lập Vụ Chính sách thương mại đa biên; Vận hành Cửa khẩu quốc tế Kim Thành

Ngày này năm xưa 8/11: Thành lập Vụ Chính sách thương mại đa biên; Cửa khẩu quốc tế đường bộ số II Kim Thành chính thức được vận hành.
Ngày này năm xưa 7/11: Việt Nam chính thức gia nhập WTO; Khánh thành Nhà máy DAP số 2 Lào Cai

Ngày này năm xưa 7/11: Việt Nam chính thức gia nhập WTO; Khánh thành Nhà máy DAP số 2 Lào Cai

Ngày này năm xưa 7/11”: Việt Nam chính thức là thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO); Khánh thành Nhà máy sản xuất phân bón DAP số 2 Lào Cai.
Ngày này năm xưa 6/11: Ban hành quy chế Khu kinh tế mở Chu Lai, khởi công thuỷ điện Hoà Bình

Ngày này năm xưa 6/11: Ban hành quy chế Khu kinh tế mở Chu Lai, khởi công thuỷ điện Hoà Bình

Ngày này năm xưa 6/11/2006, Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế hoạt động Khu kinh tế mở Chu Lai, ngày 6/11/1979 khởi công xây dựng Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình.
Ngày này năm xưa 5/11: Ban hành Thông tư quy định quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia

Ngày này năm xưa 5/11: Ban hành Thông tư quy định quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia

Ngày này năm xưa 5/11: Ban hành Nghị quyết về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và quy định mới về quy trình điều độ điện quốc gia.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động